Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thánh_Tri đã viết:1. Tôi từng nói Vô Sanh A La Hán nghĩa là A La Hán không còn sanh đi sanh lại nữa (Tu Đà Hoàn thì còn 7 lần sanh, Tư Đà Hàm thì còn 1 lần sanh, A Na Hàm thì không còn sanh vào nhân gian nhưng sanh lên cõi Trời Tịnh Cư rồi mới thành A La Hán, còn A La Hán thì gọi là Vô Sanh thì không còn sanh đi sanh lại trong nhân gian và trời, thoát tam giới, thoát luân hồi, vào Niết Bàn Hóa Thành).

Đây là nói về Tướng, không còn hiện sanh đây sanh kia nữa.


....
Đây là quá trình Thanh Văn, Duyên giác thì tự khám phá quá trình chứng vô sanh, và nghĩa vô sanh này chỉ về tính bất đáo của Quả chứng, nhưng ở đây nói về tính vô sanh của căn bản trí (tich diệt trí phân biệt để nhập định ngăn Thọ Tưởng sinh trưởng), Duyên giác còn có nghĩa tự giác ngộ, tự giác ngộ nơi duyên cảnh và tâm, con đường nào cũng được. Duyên giác không có tứ quả, chỉ có một quả duy nhất đó là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật.

Bên cạnh đó là nói về chứng nhập Diệt Tận Định chỉ là một phần của quả chứng Thanh Văn, ngày xưa có vị chỉ nghe bài kệ liền chứng Alahán, cũng có vị dùng thiền định chứng Alahán. Nên định nghĩa Alahán rất nhiều nghĩa về con đường chứng quả.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Ma Ha Bát Nhã"] Duyên giác còn có nghĩa tự giác ngộ, tự giác ngộ nơi duyên cảnh và tâm, con đường nào cũng được. Duyên giác không có tứ quả, chỉ có một quả duy nhất đó là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật.
1. Bích Chi Phật có hai:

a. Duyên Giác: Duyên là nương vào lời dạy của Phật mà Giác ngộ. Tức Phật dạy về 12 Nhân Duyên, theo đó tu Tập mà Giác Ngộ chứng quả Bích Chi Phật hay Duyên Giác.

b. Độc Giác: Là vị sanh vào thời Không có Phật, nhưng tự ngộ giáo lý 12 nhân duyên, tự tu tự chứng, nên gọi là Độc Giác.


2. Không nên bàn những cái gì Diệt Tưởng Định gì gì đó mình chưa tới, càng vọng tưởng quá xa thôi.

3. Căn Bản Trí cũng gọi là Vô Phân Biệt Trí, là cái trí không do phân biệt của năng sở mà có, mà sẵn có của Tánh Giác. Không do tu chứng mà được.

Hậu Đắc Trí cũng gọi là Phân Biệt Trí, cái Trí có được do tu tập, có thể Phân Biệt chánh tà thiện ác. Giống như hồi xưa chúng ta mê muội chư học Phật, tu hành Phật Pháp nên sát sanh trộm cướp tà dâm nói dối uống rượu tạo bao điều ác. Nay chúng ta Quy Y Tam Bảo giữ năm giới, tu tập Giới Định Tuệ, nên chúng ta có một chút Chánh Kiến, tức là có được một chút Hậu Đắc Trí rồi đó.

Nhưng mà sở dĩ gọi là Phân Biệt Trí, là vì còn Phân Biệt. Còn nằm trong đối đãi. Như Thiện đối với Ác. Bỏ Ác Làm Lành. Cái Trí đó gọi là Phân Biệt Trí. Khi tu tập dày lâu miên mật thì từ từ Hậu Đắc Trí sẽ trở về Căn Bản Trí, gặp nhau, thành một.

Cho nên Hậu Đắc Trí và Căn Bản Trí không hai.

Kinh Duy Ma Cật, ngài Văn Thù tượng trưng cho Căn Bản Trí. Ngài Duy Ma tượng trưng cho Hậu Đắc Trí. Hai Trí gặp nhau hiệp một, ngài Duy Ma chứng Pháp Môn Bất Nhị, đạt Vô Sanh Nhẫn, tức là trở về được với Tánh Giác của mình sẵn có hay là Căn Bản Trí.

Ngài Văn Thù hứa khả vui mừng, tức là trở về đồng nhau một Tánh Giác, Căn Bản Trí, sở chứng sở ngộ ngang nhau.

Theo Thiền Tông dùng từ thì gọi là ngài Duy Ma đã phá vở Vô Thủy Vô Minh, thấy được Tánh Văn Thù Căn Bản Trí nơi chính mình, hay cũng gọi là Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thánh_Tri đã viết:
"Ma Ha Bát Nhã"] Duyên giác còn có nghĩa tự giác ngộ, tự giác ngộ nơi duyên cảnh và tâm, con đường nào cũng được. Duyên giác không có tứ quả, chỉ có một quả duy nhất đó là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật.
1. Bích Chi Phật có hai:

a. Duyên Giác: Duyên là nương vào lời dạy của Phật mà Giác ngộ. Tức Phật dạy về 12 Nhân Duyên, theo đó tu Tập mà Giác Ngộ chứng quả Bích Chi Phật hay Duyên Giác.

b. Độc Giác: Là vị sanh vào thời Không có Phật, nhưng tự ngộ giáo lý 12 nhân duyên, tự tu tự chứng, nên gọi là Độc Giác.

Chỗ này bài này chắc của Thầy KC! (bên diễn đàn Giác Ngộ)

"Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới Đức Phật Giảng Cho Ngài Thiện Sanh Hiểu Sự Khác Biệt Giữa Phật, Duyên Giác, Thanh Văn Như Sau:

Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Phẩm Ba Loại Bồ Đề

Thiện Sinh bạch Phật: “Kính bạch Đức Thế Tôn! Như Đức Thế Tôn đã nói, Bồ tát có hai hạng: một là tại gia, hai là xuất gia. Bồ Đề có ba loại: Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, và Phật Bồ Đề.

Nếu thành tựu Bồ Đề gọi là Phật, tại sao Thanh Văn, Duyên Giác không được gọi là Phật? Nếu người giác ngộ pháp tính được gọi là Phật.

Thanh Văn, Duyên Giác cũng giác ngộ pháp tính, tại sao không được gọi là Phật? Nếu người chứng được Nhất Thiết Trí được gọi là Phật, Thanh Văn, Duyên Giác cũng chứng được Nhất Thiết Trí, tại sao không được gọi là Phật?

Thiện nam tử! Bồ Đề có ba loại: một là từ sự nghe Pháp mà chứng ngộ; hai là từ sự suy tư mà chứng ngộ, ba là từ sự tu hành mà chứng ngộ.
Thanh văn từ sự nghe Pháp mà chứng ngộ, nên không gọi là Phật.

Duyên Giác từ sự suy tư mà chứng ngộ ít phần, nên gọi là Duyên Giác.

Chư Phật là bậc không thầy, cũng không nhờ nghe Pháp, hoặc suy tư, mà chỉ do sự tu hành mà giác ngộ tất cả, thế nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Vì thấu rõ pháp tính, nên gọi là Phật. Pháp tính có hai loại: một là tổng tướng, hai là biệt tướng. Hàng Thanh văn chỉ biết tổng tướng, nên không gọi là Phật. Duyên Giác, tuy đồng với Thanh Văn biết tổng tướng, nhưng chẳng phải do sự nghe Pháp, nên gọi là Duyên Giác.

Đức Như Lai Thế Tôn, thấu rõ tất cả tổng tướng, biệt tướng. Không do sự nghe Pháp, suy tư, không nương vào thầy, chỉ nương vào sự tu hành mà được giác ngộ.

Thiện nam tử! Đức Như Lai Thế Tôn trí tuệ viên mãn, biết tất cả các pháp. Thanh Văn, Duyên Giác tuy biết rõ bốn Thánh Đế, nhưng trí tuệ chưa viên mãn, do nghĩa nầy nên không gọi là Phật.

Đức Như Lai Thế Tôn trí tuệ viên mãn, biết tất cả các pháp, nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Như ba con thú: thỏ, ngựa và hương tượng, lội qua sông Hằng. Chân thỏ không chạm đến đáy sông, nổi trên mặt nước mà bơi qua. Chân ngựa thì có lúc chạm đến đáy sông, có lúc không chạm. Chân hương tượng thì lúc nào cũng chạm đến đáy sông. Ở đây, sông Hằng tượng trưng dòng sông mười hai nhân duyên.

Khi hàng Thanh Văn vượt qua dòng sông Mười Hai Nhân Duyên, cũng giống như thỏ qua sông; khi hàng Duyên Giác vượt qua, cũng giống như ngựa qua sông; khi Đức Như Lai vượt qua, cũng giống như loài hương tượng qua sông.

Vì thế Đức Như Lai được gọi là Phật. Thanh Văn, Duyên Giác tuy đoạn phiền não, nhưng chưa đoạn tập khí. Còn Đức Như Lai đã nhổ tận gốc của tất cả phiền não và tập khí, nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Sự nghi có hai loại: một là phiền não nghi, hai là vô ký nghi. Hàng Nhị thừa tuy đoạn được phiền não nghi, nhưng chưa đoạn được vô ký nghi.

Như Lai đoạn hết cả hai sự nghi, nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Thanh Văn chán sự nghe nhiều, Duyên Giác nhàm sự nghĩ sâu, chỉ có Đức Phật, đối với hai việc nầy, tâm không nhàm chán, bởi thế nên gọi là Phật. Ví như vật sạch để trong đồ đựng sạch, trong ngoài đều sạch.

Thanh Văn, Duyên Giác, trí tuệ tuy thanh tịnh, nhưng thân tâm không thanh tịnh. Như Lai không phải thế, trí tuệ và thân tâm đều thanh tịnh, thế nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Sự thanh tịnh có hai loại: một là trí tuệ thanh tịnh, hai là đức hạnh thanh tịnh. Thanh Văn, Duyên Giác tuy có trí tuệ thanh tịnh, nhưng đức hạnh không thanh tịnh. Đức Như Lai Thế Tôn trí tuệ, đức hạnh đều thanh tịnh, thế nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Công hạnh của Thanh Văn, Duyên Giác có giới hạn, còn công hạnh của Đức Như Lai Thế Tôn thì không có giới hạn, thế nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Đức Như Lai Thế Tôn, trong một niệm trừ diệt hai chướng: một là Trí Chướng, hai là Giải Thoát Chướng, thế nên gọi là Phật.

Đức Như Lai đầy đủ trí nhân và trí quả, thế nên gọi là Phật.

Thiện nam tử! Như Lai nói Pháp, không có hai lời, cũng không lầm lẫn, trí tuệ vô ngại, biện tài vô ngại, đầy đủ nhân trí, thời trí, tướng trí. Như Lai không có che dấu, không cần ai che chở, cũng không ai có thể nói lỗi. Như Lai biết hết phiền não của chúng sinh, nhân duyên khởi phiền não, cùng nhân duyên diệt phiền não. Như Lai không bị tám pháp thế gian làm ô nhiễm, và có lòng thương thấm thiết, cứu vớt chúng sinh khổ não. Như Lai đầy đủ mười Lực, bốn pháp Vô Úy, tâm Đại bi, ba Niệm, cùng sức lực của thân tâm thảy đều viên mãn. "


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

TT nên sửa lại Duyên Giác và Thanh Văn, Bích Chi Phật chính là Độc Giác Phật, cũng chính là Duyên giác chứng thành.

Bích-chi Phật (辟支佛), còn được gọi là Độc Giác Phật (獨覺佛), có gốc từ chữ pratyeka trong tiếng Phạn (hay paccekabuddha trong tiếng Pali). Đôi khi còn được biết với tên Duyên Giác Phật.

Vị Phật là người đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ. Người ta cho rằng Độc giác Phật không đạt được các năng lực như Nhất thiết trí (sarvajñatā) hay Mười lực (daśabala) của một vị Tam-miệu Tam-phật-đà (samyak-sam). Độc giác Phật được xem như bậc ở quả vị giữa A-la-hán và Phật. Có khi Độc giác Phật là danh hiệu chỉ người đạt giác ngộ trong thời không có vị Phật nào xuất hiện trên Trái Đất. Độc giác thừa là một trong ba cỗ xe để đạt Niết Bàn.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Đây là quá trình Thanh Văn, Duyên giác thì tự khám phá quá trình chứng vô sanh, và nghĩa vô sanh này chỉ về tính bất đáo của Quả chứng, nhưng ở đây nói về tính vô sanh của căn bản trí (tich diệt trí phân biệt để nhập định ngăn Thọ Tưởng sinh trưởng), Duyên giác còn có nghĩa tự giác ngộ, tự giác ngộ nơi duyên cảnh và tâm, con đường nào cũng được. Duyên giác không có tứ quả, chỉ có một quả duy nhất đó là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật.
Chỉ trong 1 đoạn văn ngắn trên thôi đã .... làm dct khó hiểu.
Dct ngu dốt không hiểu những chỗ này nên nêu lên cho đại chúng.

MHBN
..vô sanh này chỉ về tính bất đáo của Quả chứng...
MHBN:
Phật nói rõ vô sanh là tính thường trụ, chẳng bị sanh ra chẳng bị diệt đi nên bảo vô sanh. Như Tánh Thấy, là chỉ cho sự thấy chưa từng thay đổi...
Vô Sanh là tính thường trụ, chẳng bị sanh chẳng bị diệt sao gọi nó là BẤT ĐÁO QUẢ CHỨNG ??? Nếu nó thường trụ thì tại sao phải tu mới có "chứng quả" Vô Sanh này??? Nếu không tu thì cái quả chứng này ở mỗi chúng sanh không có ư???
... nhưng ở đây nói về tính vô sanh của căn bản trí (tich diệt trí phân biệt để nhập định ngăn Thọ Tưởng sinh trưởng)...
Căn bản trí là tịch diệt trí phân biệt để nhập định ngăn thọ tưởng sinh trưởng ???? Đã phân biệt ....thì làm sao ngăn thọ tưởng ???????????????!!!!!!!!!!!!!!!! Căn bản trí là thể thì không nên nói nó phân biệt hay nhập định!
Ngăn thọ tưởng của A La Hán là chấp vào cái KHÔNG vô phân biệt (là cái gì cũng không hết, cho nên cái vô phân biệt cũng không luôn, thì làm gì khởi phân biệt mà ngăn Thọ Tưởng, muốn ngăn Thọ Tưởng thì phải không cái Vô Phân Biệt mới ngăn được Thọ Tưởng.)
..........Duyên giác còn có nghĩa tự giác ngộ, tự giác ngộ nơi duyên cảnh và tâm, con đường nào cũng được.....
Duyên Giác tự ("được Phật khai thị 12 nhân duyên") mới giác ngộ nơi duyên cảnh và tâm. Như trong kinh dct chỉ nhớ có nói do con đường 12 nhân duyên. Còn nói "con đường nào cũng được" thì hơi khó hiểu....vì chư Đại Bồ Tát cũng tự giác ngộ con đường duyên cảnh và tâm thiếu gì nhưng khi thành tựu đạo quả thì gọi là Bồ Tát chứ có gọi là Duyên Giác đâu ???
...Duyên giác không có tứ quả, chỉ có một quả duy nhất đó là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật...
Phần này Thánh Tri có viết bài rồi...cũng nói rất rõ ràng...dct xin không dám nói thêm.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Không có thời gian trả lời ĐH DCT! Thôi vắn tắt một chút. Vô sanh có nhiều nghĩa, nghĩa chưa giải thích được hay chẳng phải ai cũng hiểu thì chỉ có đồng sở nhập sẽ hiểu nói ra sẽ hiểu đôi khi chẳng dính dáng gì đến văn tự... Cả.

Còn vô sanh trên văn tự đôi khi làm phương tiện gần để nói về quả vị chứng, vì thế trên phương tiện cũng phải giảng nghĩa như vậy.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thì dct hiểu Vô Sanh có nhiều nghĩa, dct hiểu ý MHBN trên phương tiện phải giảng nghĩa như vậy...........

Chúc MHBN an lạc.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Ma Ha Bát Nhã"]TT nên sửa lại Duyên Giác và Thanh Văn, Bích Chi Phật chính là Độc Giác Phật, cũng chính là Duyên giác chứng thành.
Cả Ba danh từ là đồng một nghĩa thôi Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật.

Sở dĩ Phân Biệt Duyên Giác và Độc Giác vì như đã nói (nghe theo các vị tiền bối đi trước dạy):

Duyên Giác là các vị sanh vào thời có Phật, nghe Phật giảng 12 Nhân Duyên, tu tập mà giác ngộ giải thoát.

Độc Giác là các vị sanh vào thời không có Phật, nhưng họ tự quán xét 12 Nhân Duyên rồi tu tập mà giác ngộ.

Nhưng không cần phân biệt làm gì, cứ dùng cả Ba Danh Từ như nhau, từ nào cũng được. Phân biệt nhiều quá cũng mệt.


Theo Tự Điện Phật Học Thiện Phúc:
Độc Giác Phật: Pratyeka-buddha (skt)—Bích Chi Phật—Trong thời không có Phật, người tự quán sát mười hai nhân duyên mà tu hành giác ngộ thì gọi là Độc Giác Phật, tuy nhiên chỉ giải thoát và giác ngộ cho cá nhân mình mà thôi


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Hậu Đắc Trí xem như dụng của Căn Bản Trí. Hậu Đắc Trí có được là từ Căn Bản Trí (nghĩa là phải nhập vào thể (căn bản) trước rồi mới khởi tác dụng (hậu đắc)).
Nếu nói nhập vào Căn Bản Trí rồi mà còn phân biệt, còn đối đãi thì người này chưa nhập vào Căn Bản Trí, chưa nhập vào Căn Bản Trí thì không thể khởi dụng Hậu Đắc mà phân biệt hay đối đãi ???

A Di Đà Phật


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Hậu Đắc Trí xem như dụng của Căn Bản Trí
vâng, còn phân biệt hay không thì tùy cảnh sở duyên

chơn như vô vi bất khả tư nghì, do căn bản trí mà có sự chứng chơn như, duyên chơn như; cho nên căn bản trí thực tánh cũng bất khả tư nghì, và vì bất khả tư nghì nên được cho là vô phân biệt

sau khi chứng chơn như thì căn bản trí đó trở lại duyên thế gian hữu vi và có phân biệt, lúc đó gọi là hậu đắc trí

cùng một thể tánh mà khi duyên chơn như thì vô phân biệt và khi duyên thế gian thì phân biệt
:)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

dct87 đã viết:Hậu Đắc Trí xem như dụng của Căn Bản Trí. Hậu Đắc Trí có được là từ Căn Bản Trí (nghĩa là phải nhập vào thể (căn bản) trước rồi mới khởi tác dụng (hậu đắc)).
Nếu nói nhập vào Căn Bản Trí rồi mà còn phân biệt, còn đối đãi thì người này chưa nhập vào Căn Bản Trí, chưa nhập vào Căn Bản Trí thì không thể khởi dụng Hậu Đắc mà phân biệt hay đối đãi ???

A Di Đà Phật
Nhìn nhận lại một chút, vì ngay phân biệt đã có đầy đủ căn bản trí, thêm nữa căn bản trí là dụng căn bản không nên gọi căn bản trí là bản thể, ngay ngôn từ rất rõ "TRÍ " này nói đến sự dụng chứ không cho căn bản trí là thể được, vì sao gọi là dụng vì đó là sự biết thường hằng vô phân biệt, còn thể chính là thực thể cả cản bản trí và hậu đắc trí.

Vô phân biêt của căn bản trí khác với nghĩa vô phân biệt bản thể. Vô phân biệt trí là một trí không khởi thức phân biệt, nó là tịch diệt hoàn toàn. Nói chung gần giống là gỗ đá vậy, nhưng chỉ khác gỗ đá là trí này hằng tri, còn gỗ đá vô tri. Nhưng vô phân biệt hoàn toàn. Do sự vô phân biệt này nên xuyên qua thức phân biệt, chứng được chánh tri tuệ giác vô sanh. Căn bản trí này nhập hoàn toàn chứng rõ đầy đủ thì chính là Nhất Thiết Chủng Trí của Phật.

Còn vô phân biệt bản thể là chẳng phân biệt trong thật tướng vô tướng các pháp, tướng các pháp đều chẳng có tướng nên chẳng phân biệt đâu là pháp này hay pháp kia, hay người này hay người kia. Bậc giác ngộ thấy được sự vô phân biệt vô tướng là chơn tướng nên không phân biệt năng sở. Khi chẳng năng sở thì đối duyên thì dùng, hết duyên tịch lặng trong tâm vô phân biệt nơi căn bản trí.

Định nghĩa thì nêu hết ra chứ nếu nói một bên ròi tranh luận hoài.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 26/05/11 13:19 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kiến tánh dành cho người sơ cơ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Còn thêm nữa quên nói ra, con đường Alahán thông thường có 2 cách đến đó là dùng trí tuệ để chứng Vô Sanh và dùng thiền định chứng nhập vô sanh (trên đây MHBN nói là con đường Thiền định). Cho nên gọi là pháp chỉ & pháp quán, pháp chỉ là dùng tuệ tri, pháp quán dùng thiền định.

Muốn hiểu phải hiểu rõ hết. Chứ nói một bên người ta không hiểu sanh ra chẳng đúng pháp.

Chỗ ĐH TT nói về Vô Sanh ALahán là đang nói tuệ tri giải thoát Alahan đoạn phiền não bằng tuệ tri, còn con đường thứ 2 dùng Thiền định.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.233 khách