"Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Du_Sĩ_Ngoại_Đạo
Bài viết: 12
Ngày: 12/09/14 21:39
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Cõi Cực Lạc Độ Con Nhang

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Du_Sĩ_Ngoại_Đạo »

yen-phuong đã viết:
hlich đã viết:tangbong

nếu không chỉ ra ý căn là đâu thì đó là yếu điểm để "linh hồn" thao túng vậy, thật là đáng buồn cho vi diệu pháp

kinhle
Chân đế dạy không có linh hồn, không có thân, cũng chẳng có tâm . Chỉ có nghiệp và quả !

Chính vì không tường tận sự thật trên, chúng ta mới luẩn quẩn trong vòng luân hồi của Tam Giới.
:D hahahah , bạn yp vẫn như ngày nào, quá chú trọng kinh điển , bám sát từng lời một, vẫn là mọt kinh thôi, ngày nào yp và zelda sóng đôi tưng bừng nay zelda thì bặt tăm chỉ còn mỗi yp lâu lâu thảo luận nhưng vẫn như xưa , vẫn như zelda ngày nào, không dùng tuệ để thực nghiệm mà chỉ y chỉ kinh để nói và phán xét, xa rời thực tại, biết chừng nào mới đặt chân ngay ngưỡng cửa niết bàn đây :D

Nào yp hiền hữu, nay lão phu hỏi hiền hữu thật lòng, hiền hữu hiểu thế nào là nghiệp ? Nếu hiểu được căn bản về nghiệp do kinh nghiệm , do tu hành, do học giáo lý thì hãy trình bày cho đại chúng tham khảo hầu nhận được nhiều lợi lạc trong trong hành :D nào:

1./Thế nào là nghiệp của 1 chúng sinh ? Cho ví dụ

2./Phật khi chứng đạo xong có tạo nghiệp không ?

3./Nghiệp của chúng sinh này có ảnh hưởng đến chúng sinh khác không ?

tất cả những ai theo PGNT lão phu thấy hầu hết đều là mọt kinh không hơn kém, chỉ biết y kinh mà diễn giải như con vẹt ngoài ra không dùng 1 chút nào tuệ giác để tham khảo, để quán xét vấn đề kinh nêu, ngay cả hiền hữu cục đất cũng không ngoại lệ. :D và lão phu chắc rằng tất cả các người mà lão phu biết như yp,zelda,cđ đến hiện nay ngoài sự khiêm tốn hòa nhã ra , các hiền hữu vẫn chưa bao giờ đạt được 1 chút gì gọi là tiến bộ trong bước đường giải thoát, cũng chưa bao giờ nhập 1 trong tứ thiền, tất cả chỉ là những chuỗi ngày trông ngóng, mong mỏi VÀ TỰ AN ỦI MÌNH SAU KHI CHẾT CÓ 1 KẾT CỤC TỐT ĐẸP NẾU CÓ CỐ GẮNG :D hãy thành thật với chính mình sẽ có nhiều lợi lạc :D hahhahahha


ĐỘNG NÃO là tiềm năng vô hạn của con người. Vấn đề là khi học giáo lý Phật Đà, làm sao có thể giúp CON NHANG đánh thức được tiềm năng ấy. Thật là việc khó làm, vô cùng khó thay....
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Thức là gì?
Thức là thần thức, dân gian gọi là linh hồn hoặc còn gọi vong linh, hương linh.
Nếu ai đã từng xuất thần thức (xuất hồn) ra khỏi thân mới biết là thân thể này là giả. Ta tu để chuyển hóa cái Thức này thành Trí. Trí tức là cái dụng của Phật tánh dung thông vô ngại.

Vô minh -> Hành ->Thức -> Danh Sắc -> Lục Căn....

Do tâm Mê (vô minh) nên có Thức.
Do tâm Giác (hết vô minh) nên không có Thức.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Thức là gì?
Thức là thần thức, dân gian gọi là linh hồn hoặc còn gọi vong linh, hương linh.
Nếu ai đã từng xuất thần thức (xuất hồn) ra khỏi thân mới biết là thân thể này là giả. Ta tu để chuyển hóa cái Thức này thành Trí. Trí tức là cái dụng của Phật tánh dung thông vô ngại.

Vô minh -> Hành ->Thức -> Danh Sắc -> Lục Căn....

Do tâm Mê (vô minh) nên có Thức.
Do tâm Giác (hết vô minh) nên không có Thức.
Lành thay, thật lành thay thưa thiện hữu Hoa Sen Cõi Tịnh

Này thiện hữu, tùy theo duyên và căn cơ nên ngu tui mới có vài dòng chia sẻ thế này

Này thiện hữu, thức là 1 trong 5 uẫn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), 5 thứ này được cho là căn bản cấu tạo nên con người. Khái niệm "thần thức" chỉ xuất hiện sau này. Khi Phật giáo được truyền vào Trung Hoa khoảng đầu thế kỷ thứ 2, do 2 sư Ca-Diếp Ma-Đằng và Trúc Pháp Lan. Tuy nhiên, thần thức theo cách hiểu của dân bản xứ nơi đây hoàn toàn khác với Ấn Độ. Người Trung Hoa vốn theo đạo Trường Lão Tu Tiên, thờ phượng các bậc tiên nhân, như Thái Ất, Chân Nhân...Xem trong thân người có 2 thứ là "Hồn" và "Phách", tương ứng với nó có hai khái niệm là "Nguyên Thần" và "Thức Thần". Nguyên thần là phần khí do thừa hưởng của cha và mẹ, là thứ nguyên thủy nhất trong vũ trụ, không gắn liền với các đặc tính của giống loài, giới tính, nam nữ, lão ấu...Không có khả năng nhận biết hoặc suy luận. Nếu không có nguyên thần thì một sinh vật không thể sống được, nên còn được gọi là nguyên tính. Thức thần(sau này, bị đổi thành thần thức) là một năng lực để nhận biết sự vật, để suy luận, phán đoán, trái ngược với Nguyên Thần vốn không có khả năng nhận biết sự vật

Này thiện hữu, do "thần thức" của đạo Lão, có cách thức hoạt động, có khái niệm tương ưng, có ý tưởng tương đồng nên khi chính sách Tam Giáo Quy Nguyên của Trung Hoa được áp dụng, người ta cho rằng thần thức cũng là thức.Thật ra, hai khái niệm này hoàn toàn không giống nhau, ở 2 điểm:

-Thứ nhất, theo Đức Thế Tôn, thức là khả năng nhận biết và là 1 trong 5 uẫn căn bản để cấu tạo chúng sanh. Trong khi đó, thần thức lại mang ý nghĩa là "hồn" và "thể phách", thuộc về trạng thái siêu nhiên, không là yếu tố căn bản để cấu tạo nên chúng sanh. Trong Phật Giáo, khái niệm "thân trung ấm" được xem là giai đoạn trung gian của thân và tâm nhưng lại bị bóp méo thành "Nguyên thần". Thật chất, nguyên thần chỉ là một phần của thân trung ấm, bởi lẽ thân trung ấm còn có cảm nhận về cái biết siêu nhiên, sự hiểu biết này mang tính kế thừa, thừa tự những cái biết trước lúc chết và ở dạng thô sơ, không trọn vẹn, được tiếp thu và nuôi dưỡng cho đến lúc hình thành một thân người mới. Trong gian đoạn làm thân trung ấm, chúng sanh có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới, do đó chúng sanh diệt liên tục, thay đổi hình dạng liên tục, đổi mới bản chất liên tục cho đến lúc tái sanh

-Thứ hai, Phật giáo bác bỏ khái niệm linh hồn thông qua kinh phạm võng, mà chỉ công nhận thân trung ấm-một dạng hình thái vật chất đặc biệt giữa thân và tâm. Thân trung ấm không phải chết đi rồi mới có, mà ngay lúc sống nó vẫn tồn tại


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Trên tinh thần Đại Thừa thì không phân biệt tôn giáo, ngoại đạo, thiện ác. Tất cả đều là chúng sanh.
Kinh điển chỉ là phương tiện không nên quá chấp trước, nên y nghĩa bất y ngữ.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Đăng Nhiên đã viết:
Không biết đã viết:
bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)
Là đệ tử phật thì không nên phân biệt là Tỳ kheo hay không phải tỳ kheo. Việc này mang nặng tính chủ quan và thành kiến, cũng như không nên phật biệt người tu xuất gia hay tại gia, mà chỉ nên công nhận những mặt hạn chế của nhau mà thôi!

Tâm của bạn còn nhiều phân biệt, đối đãi nhị nguyên như thế thì khó lòng chứng ngộ giải thoát
kinhle kinhle kinhle
Bạn lại bất lịch sự giống như những người khác. Tôi nói chuyện với LaughingHaHa để Bạn ấy suy nghĩ và xem xét lại cách học tập và hành trì của Bạn ấy, các Bạn lại chen vào câu chuyện của chúng tôi. Dám ăn cắp lời Phật mà truyền bá lung tung, không đúng người đúng việc Bạn có biết là tội gì không?
Tôi không đủ tư cách để trích dẫn giới Luật, nhưng nếu có người dám "ăn trộm Pháp" của Phật thì tôi cũng sẽ làm vì lòng tôn trọng Chánh pháp.

Bạn học Phật hay học theo cái ngã của Bạn. Chủ quan đánh giá người khác như thế thì bạn đã giải thoát chưa ?

Thân ái !
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 23/09/14 09:45 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Đạo Phật là đạo chân lý tuyệt đối.
Các đạo khác có cái đúng có cái sai.
Nhưng chúng ta luôn cho ta là đúng, phủ nhận hoàn toàn cái đúng của họ thì không nên.
Có các danh từ tuy khác nhau nhưng có ý nghĩa giống nhau.
Chúng ta cho Đạo Phật là đúng nhất bác bỏ tất cả tôn giáo khác thì bị dính vào Chấp Kiến.
Chúng ta lúc nào cũng dùng kinh điển ra nói nhưng tôi thấy một số đạo hữu tâm chẳng có Từ Bi vì sao? chửi mắng người khác vô cớ, làm nhục người khác bằng ngôn từ chợ búa.
Thử hỏi ai là ngoại đạo.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Du_Sĩ_Ngoại_Đạo đã viết:
Không biết đã viết:
bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)
Này không biết bạn hiền, lão phu đã cảnh báo bạn không nên dùng kinh sách hay kiến thức nông cạn của bạn về PGNT mà chém gió ở đây :D Làm gì có chuyện dựa vào câu "Này tỷ kheo" mà phán rằng chỉ dạy cho các tỷ kheo hả bạn ? Vậy lão phu cũng dựa vào bài kinh trong tương ưng bộ để nói ra sự nông cạn của bạn hiền về sự hiều biết giáo lý Phật đà, đây là bài kinh của Thánh Tăng Anan dạy cho Sirivaddha, 1 người bình thường chưa xuất gia, hãy lắng nghe hỡi thần gió không biết:

4) Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị ấy thưa với Tôn giả Ananda:

-- Thưa Tôn giả Ananda, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn".

Tôn giả Ananda im lặng nhận lời.

5) Rồi Tôn giả Ananda đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda nói với gia chủ Sirivaddha:

6) -- Này Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?

-- Thưa Tôn giả, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Các khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu; có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu.

7) -- Vậy, này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: "Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm thọ... Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm... Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.

8) -- Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ... Con trú, quán tâm trên tâm... Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.


Và quan trọng hơn ở 1 đoạn khác trong tương ưng bộ, lần này đích thân Phật tổ truyền pháp cho cư sĩ Dìghàvu đang lâm trọng bệnh:



8) Ở đây, này Dìghàvu, Ông hãy trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Như vậy, này Dìghàvu, Ông cần phải học tập.

-- Bạch Thế Tôn, đối với sáu minh phần pháp được Thế Tôn thuyết giảng này, chúng đều có ở trong con và con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt.


Do vậy này thần gió không biết , hãy lắng nghe kinh điển trước khi chém gió về nó :D
Haha :D tào lao thiên địa gì vậy bạn Du_Sĩ_Ngoại_Đạo? hay là khả năng đọc hiểu của bạn có vấn đề, rồi chạy đi moi rác lên đây quăng tùm lum :D

tôi đã trích rõ là: "Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức."

thì muốn phản biện ý này, bạn phải trích được kinh văn ghi rõ như sau: "này Gia chủ, này cư sĩ... thế nào là thức?..."

đằng này Bạn đi moi cái gì lên đây vậy, kaka :D

Đề nghị bạn Du_Sĩ_Ngoại_Dạo đọc lại phần tôi đối thoại với LaughingHaHa, sau đó đọc lại phần "quăng rác" của Bạn xem có ăn nhập gì không? Hahaha...

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Du_Sĩ_Ngoại_Đạo đã viết: tất cả những ai theo PGNT lão phu thấy hầu hết đều là mọt kinh không hơn kém, chỉ biết y kinh mà diễn giải như con vẹt ngoài ra không dùng 1 chút nào tuệ giác để tham khảo, để quán xét vấn đề kinh nêu, ngay cả hiền hữu cục đất cũng không ngoại lệ. :D và lão phu chắc rằng tất cả các người mà lão phu biết như yp,zelda,cđ đến hiện nay ngoài sự khiêm tốn hòa nhã ra , các hiền hữu vẫn chưa bao giờ đạt được 1 chút gì gọi là tiến bộ trong bước đường giải thoát, cũng chưa bao giờ nhập 1 trong tứ thiền, tất cả chỉ là những chuỗi ngày trông ngóng, mong mỏi VÀ TỰ AN ỦI MÌNH SAU KHI CHẾT CÓ 1 KẾT CỤC TỐT ĐẸP NẾU CÓ CỐ GẮNG :D hãy thành thật với chính mình sẽ có nhiều lợi lạc :D hahhahahha
hahaha, bửa nay có bạn để "chém" rồi, vậy thì mình làm nhiệt tình luôn nhé :D

"tất cả những ai theo PGNT" <= câu này mắc lỗi tam đoạn luận nghiệm trọng vì tiên đề quá lớn. Bạn đâu có đi hết vòng quanh thế giới để biết được những ai theo PGNT đúng không nè, vậy thì đừng có "nổ" to quá người ta cười cho đấy :D

"mọt kinh" <= mọt kinh cũng là 1 cái dở nhưng mà nó còn đở hơn là mọt rác bạn nhỉ, nói vậy là hiểu rồi hen :D

"tất cả các người mà lão phu biết" <= câu dưới này thì giới hạn lại trong phạm vi kinh nghiệm của bản thân. Được, xem như là có chút thật lòng nhưng mà nó chỏi với câu trên nhiều quá. Một đoạn ngắn mà văn cú lộn xộn, câu trước đá câu sau, câu sau chỏi câu trước thì đáng cho vào sót rác lắm bạn nhé :D

phần dưới đây thì cho rác nó trở về với cái đống rác nè:

''-- Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?

-- Thưa Tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu con đã từng gần gũi các vị Tỷ-kheo tu tập ý lực, con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

-- Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy KHÔNG nói cho các hàng Cư Sĩ Mặc Áo Trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy NÓI cho các hàng Xuất Gia."
(Trung Bộ - Tập III)

ngài Ananda mà bạn trích dẫn ở trên đã từng nói ra như thế đấy. Coi chừng là mấy ổng đang nói hai lời, còn không thì bạn đang ôm rác mà không biết mình ôm rác :D

@Đăng Nhiên: đó là lời của Thánh Tăng đệ nhất đa văn trùng tuyên tạng Kinh cho Thánh chúng trong lần kết tập đầu tiên đấy. Coi chừng bạn đang chửi mấy ổng tâm còn nhiều phân biệt. Đó là chưa kể tới lời của ngài Upali được ghi trong tạng Luật, chẳng những phân biệt Tại gia/Xuất gia mà con phân biệt Giới tính nữa đấy. Hihi :)

Thân ái !


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Không biết đã viết:
LaughingHaHa đã viết:
Chào các bạn,

1. Trong chủ đề "Ngã là gì ? Vô Ngã là gì ?" KKT có viết rằng KKT chưa tìm được trong các Kinh Nikaya một lời giải nghĩa TRỰC TIẾP của Phật Thích Ca cho chữ Ngã . Giải nghĩa trực tiếp tức là giải nghĩa theo "cung cách" của tự điển . Bạn không hiểu một chữ nào thì bạn mở tự điển ra tra cứu: tự điển sẽ có một cách diễn tả khiến cho bạn hình dung ra được chữ đó tượng trưng cho cái gì . Riêng chữ Thức thì may mắn hơn, có một chỗ Phật Thích Ca giải nghĩa trực tiếp Thức là gì . Đây là một trường hợp ĐỘC NHẤT được tìm thấy mà trong đó Phật Thích Ca giải nghĩa chữ Thức một cách trực tiếp! Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập 3, chương 1: Tương Ưng Uẩn:
Tương Ưng Bộ Kinh đã viết:
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.
2. Bây giờ bạn hãy so sánh lời giải nghĩa của Phật Thích Ca về chữ Thức với sự hiểu biết của bạn về chữ Thức . Nếu thấy khác nhau thì có nghĩa là: hoặc là sự hiểu về chữ Thức của bạn là cách hiểu của riêng bạn hoặc là sự hiểu biết về chữ Thức của bạn là do đọc được hay nghe được từ ai đó (nhưng "ai đó" này không phải là Phật Thích Ca!) :)

Còn nếu sự hiểu biết về chữ Thức của bạn giống với lời giải nghĩa bên trên của Phật Thích Ca thì lại có một sự khó khăn mới xuất hiện . Đó là bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa Tưởng và Thức theo như Phật Thích Ca giải nghĩa ở bên trên không ? ;) Cá nhân KKT thì khi đọc 2 lời giải thích này KKT thấy rất khó mà phân biệt được sự khác nhau! :) Mà Tưởng và Thức thì đương nhiên là phải khác nhau chứ! Nếu giống nhau thì gom chung lại làm một uẩn chứ liệt kê ra làm 2 uẩn làm chi ?


3. .....

Bạn ĐangCườiHaHa chuyên gia nhận định và bình luận Phật pháp theo cái ý chủ quan của mình, ai nói với Bạn đó cách định nghĩa Trực Tiếp ĐỘC NHẤT mà Phật Thích Ca giải nghĩa về chữ Thức trong kinh Nikaya vậy. Bạn đọc thử cái này coi có phải là định nghĩa TRỰC TIẾP theo đúng như cách Bạn nói ở trên không nhé ?

"13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức." (Tương ưng Nhân Duyên - Tương Ưng Bộ)

hay chi tiết đầy đủ hơn thì ở đây:

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến … chánh định." (Tương Ưng Uẩn - Tương Ưng Bộ)

vậy mà Bạn dám nói đó là cách định nghĩa Trực Tiếp ĐỘC NHẤT mà Phật Thích Ca giải nghĩa trong kinh tạng Nikaya. Bạn toàn lựa kèo khó để đánh lừa đọc giả, mà hơn hết là bạn tự lừa gạt chính mình :D
Tôi rất tiếc cho những người ôm đồm nhiều kinh điển như bạn, đó là lý do vì sao tôi không reply những người khác mà chuyên gia lựa mấy "quyển kinh sống" như bạn để thảo luận. Có phải bạn nhìn nhận Phật pháp theo "ngã kiến" chủ quan của bạn không và chuyên gia dùng câu trước đá câu sau; lần trước là khái niệm về Ngã, lần này là vấn đề về Thức.
Có lẻ Bạn nên nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, ôm đồm kinh điển theo kiểu đó chỉ trở thành Luận sự chứ chẳng thể trở thành người giải thoát. Ý tôi là người tại gia thì được giải thoát khỏi những bất thiện của tại gia, người xuất gia thì được giải thoát hoàn toàn như những bậc xuất gia.

bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)

Không tụng làm nhớp kinh,
Không đừng dậy nhớp nhà :D
Biếng nhác làm nhớp sắc

Phóng dật uế người canh.


Thân ái !

Chào bạn Không biết,
Hai đoạn Kinh mà bạn trích dẫn không giải nghĩa chữ Thức theo tiêu chuẩn "tự điển" mà KKT đưa ra:
LaughingHaHa đã viết: Giải nghĩa trực tiếp tức là giải nghĩa theo "cung cách" của tự điển . Bạn không hiểu một chữ nào thì bạn mở tự điển ra tra cứu: tự điển sẽ có một cách diễn tả khiến cho bạn hình dung ra được chữ đó tượng trưng cho cái gì .
Hai đoạn Kinh đó không "giải nghĩa" chữ Thức là gì mà chỉ "liệt kê" ra 6 Thức . Nếu một người chưa từng nghe biết đến chữ Thức mà đọc được hai đoạn Kinh đó thì họ vẫn không "hình dung" ra được Thức là cái gì . Thay vào đó họ lại còn gặp thêm ... 6 chữ Thức khác nữa! Còn đoạn Kinh mà KKT trích dẫn thì rất rõ ràng:
Tương Ưng Bộ Kinh đã viết:
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.
Ai đọc đoạn Kinh trên cũng có thể "hình dung" ra được Thức là cái gì . Vậy Thức là cái gì ? Thức là cái rõ biết ở nơi mỗi người . Vấn đề là đoạn Kinh trên cũng giải nghĩa Tưởng là cái gì . Tưởng là cái nhận rõ ở nơi mỗi người . Rõ biết hay nhận rõ thì cũng như nhau, cùng một nghĩa . Cho nên đoạn Kinh trên tuy giải nghĩa Tưởng và Thức nhưng lại không cho thấy được sự khác nhau giữa Tưởng và Thức! Vấn đề là nằm ở đó! :) cafene


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

LaughingHaHa đã viết:
Không biết đã viết:
LaughingHaHa đã viết:
Chào các bạn,

1. Trong chủ đề "Ngã là gì ? Vô Ngã là gì ?" KKT có viết rằng KKT chưa tìm được trong các Kinh Nikaya một lời giải nghĩa TRỰC TIẾP của Phật Thích Ca cho chữ Ngã . Giải nghĩa trực tiếp tức là giải nghĩa theo "cung cách" của tự điển . Bạn không hiểu một chữ nào thì bạn mở tự điển ra tra cứu: tự điển sẽ có một cách diễn tả khiến cho bạn hình dung ra được chữ đó tượng trưng cho cái gì . Riêng chữ Thức thì may mắn hơn, có một chỗ Phật Thích Ca giải nghĩa trực tiếp Thức là gì . Đây là một trường hợp ĐỘC NHẤT được tìm thấy mà trong đó Phật Thích Ca giải nghĩa chữ Thức một cách trực tiếp! Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập 3, chương 1: Tương Ưng Uẩn:
Tương Ưng Bộ Kinh đã viết:
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.
2. Bây giờ bạn hãy so sánh lời giải nghĩa của Phật Thích Ca về chữ Thức với sự hiểu biết của bạn về chữ Thức . Nếu thấy khác nhau thì có nghĩa là: hoặc là sự hiểu về chữ Thức của bạn là cách hiểu của riêng bạn hoặc là sự hiểu biết về chữ Thức của bạn là do đọc được hay nghe được từ ai đó (nhưng "ai đó" này không phải là Phật Thích Ca!) :)

Còn nếu sự hiểu biết về chữ Thức của bạn giống với lời giải nghĩa bên trên của Phật Thích Ca thì lại có một sự khó khăn mới xuất hiện . Đó là bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa Tưởng và Thức theo như Phật Thích Ca giải nghĩa ở bên trên không ? ;) Cá nhân KKT thì khi đọc 2 lời giải thích này KKT thấy rất khó mà phân biệt được sự khác nhau! :) Mà Tưởng và Thức thì đương nhiên là phải khác nhau chứ! Nếu giống nhau thì gom chung lại làm một uẩn chứ liệt kê ra làm 2 uẩn làm chi ?


3. .....

Bạn ĐangCườiHaHa chuyên gia nhận định và bình luận Phật pháp theo cái ý chủ quan của mình, ai nói với Bạn đó cách định nghĩa Trực Tiếp ĐỘC NHẤT mà Phật Thích Ca giải nghĩa về chữ Thức trong kinh Nikaya vậy. Bạn đọc thử cái này coi có phải là định nghĩa TRỰC TIẾP theo đúng như cách Bạn nói ở trên không nhé ?

"13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức." (Tương ưng Nhân Duyên - Tương Ưng Bộ)

hay chi tiết đầy đủ hơn thì ở đây:

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến … chánh định." (Tương Ưng Uẩn - Tương Ưng Bộ)

vậy mà Bạn dám nói đó là cách định nghĩa Trực Tiếp ĐỘC NHẤT mà Phật Thích Ca giải nghĩa trong kinh tạng Nikaya. Bạn toàn lựa kèo khó để đánh lừa đọc giả, mà hơn hết là bạn tự lừa gạt chính mình :D
Tôi rất tiếc cho những người ôm đồm nhiều kinh điển như bạn, đó là lý do vì sao tôi không reply những người khác mà chuyên gia lựa mấy "quyển kinh sống" như bạn để thảo luận. Có phải bạn nhìn nhận Phật pháp theo "ngã kiến" chủ quan của bạn không và chuyên gia dùng câu trước đá câu sau; lần trước là khái niệm về Ngã, lần này là vấn đề về Thức.
Có lẻ Bạn nên nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, ôm đồm kinh điển theo kiểu đó chỉ trở thành Luận sự chứ chẳng thể trở thành người giải thoát. Ý tôi là người tại gia thì được giải thoát khỏi những bất thiện của tại gia, người xuất gia thì được giải thoát hoàn toàn như những bậc xuất gia.

bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)

Không tụng làm nhớp kinh,
Không đừng dậy nhớp nhà :D
Biếng nhác làm nhớp sắc

Phóng dật uế người canh.


Thân ái !

Chào bạn Không biết,
Hai đoạn Kinh mà bạn trích dẫn không giải nghĩa chữ Thức theo tiêu chuẩn "tự điển" mà KKT đưa ra:
LaughingHaHa đã viết: Giải nghĩa trực tiếp tức là giải nghĩa theo "cung cách" của tự điển . Bạn không hiểu một chữ nào thì bạn mở tự điển ra tra cứu: tự điển sẽ có một cách diễn tả khiến cho bạn hình dung ra được chữ đó tượng trưng cho cái gì .
Hai đoạn Kinh đó không "giải nghĩa" chữ Thức là gì mà chỉ "liệt kê" ra 6 Thức . Nếu một người chưa từng nghe biết đến chữ Thức mà đọc được hai đoạn Kinh đó thì họ vẫn không "hình dung" ra được Thức là cái gì . Thay vào đó họ lại còn gặp thêm ... 6 chữ Thức khác nữa! Còn đoạn Kinh mà KKT trích dẫn thì rất rõ ràng:
Tương Ưng Bộ Kinh đã viết:
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.
Ai đọc đoạn Kinh trên cũng có thể "hình dung" ra được Thức là cái gì . Vậy Thức là cái gì ? Thức là cái rõ biết ở nơi mỗi người . Vấn đề là đoạn Kinh trên cũng giải nghĩa Tưởng là cái gì . Tưởng là cái nhận rõ ở nơi mỗi người . Rõ biết hay nhận rõ thì cũng như nhau, cùng một nghĩa . Cho nên đoạn Kinh trên tuy giải nghĩa Tưởng và Thức nhưng lại không cho thấy được sự khác nhau giữa Tưởng và Thức! Vấn đề là nằm ở đó! :) cafene
Hihi, một đoạn việt ngắn của tôi mà được cắt xẻo ra tùm lum. :D người thì cắt khúc đầu, người thì bỏ khúc đuôi nghĩ cũng vui thật đấy :D

bới vậy tôi mới nói bạn KTT học, hiểu Phật pháp theo kiểu gượng gạo và dẫn dắt mọi chuyện theo cái ý chủ quan của mình. Hai đoạn kinh tôi trích là giải thích ngữ nghĩa theo đúng quy cách của từ điển: chữ đó nghĩa là gì, chữ đó nên hiểu như thế nào... Nếu nói như bạn thì đoạn kinh bạn trích cũng mang tính cách "liệt kê": "rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt,.." và bản thân bạn cũng chưa hiểu rõ về nó. Vậy có phải là bạn đang chơi khó đọc giả và cũng lừa gạt luôn bản thân mình? :)

bên dưới đây tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy là kẻ Vô minh không thể hiểu hết những gì bậc Tam minh nói nè:

“Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

8) – Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ Thức, không biết rõ Thức tập khởi, không biết rõ Thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến Thức đoạn diệt.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh."


phần giải nghĩa đã trích ở trên:
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thức?

- Có sáu thức thân này, này các Tỷ -kheo, (tức là) nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thức.

Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi.

Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định."


Bạn có thấy rõ là từng khái niệm Phật học như "Vô minh, Thức, Thức tập khởi, Thức đoạn diệt" được giải nghĩa theo đúng quy cách của từ điển (đối tượng, ngữ cảnh) không bạn? đừng gượng gạo, cưỡng ép Phật pháp theo cái ý chủ quan của mình nữa nhé! :)

nếu chưa rõ thì có thể tham khảo thêm phần giải nghĩa chi tiết như sau:

"Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi. Không có duyên, thức không hiện khởi.

Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy.
Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức.
Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức.
Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức.
Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức.
Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức.
Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.
Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy:
duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi. :D
Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào. ;)
Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. ;;)
Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. khungbo
Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. =((
Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. ~x(
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức."
(Trung Bộ - Tập I)

mọi chuyện đến đây có gì khó hiểu không bạn? nó trả lời luôn cho câu hỏi của chủ đề "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?" rồi đó. Bạn đừng chơi khó bản thân và người khác nữa nhé! :)

Bình thường bạn KKT hay viết dài sòng sọc, đến đây có lẻ hơi "yếu pin" nên viết ngắn lại rồi bạn nhỉ; cũng có nghĩa là bạn "hụt hơi" trong lý luận của mình rồi đó. Hihi, dù sao tôi cũng rất vui vì bạn có tâm tìm cầu và biết Tôn Kính Phật Pháp, không có ý "ăn cắp" lời Phật đem xả bậy lung tung như những người khác. Nếu bạn "không thông" những đoạn kinh tôi trích ở trên cũng không sao, hãy bỏ qua đi vì nó được dạy cho "các Tỷ-kheo"; sa lầy trong khu rừng kinh điển cũng có nhiều cái hại lắm :D Bạn hãy nên biết vai trò và phận sự của mình trong hoàn cảnh hiện tại, làm những việc nên làm để lợi ích cho bản thân và những người xung quanh. Mến chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc. Hihi :)

Thân ái !


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Du_Si_ngoai_đao đã viết :
tất cả những ai theo PGNT lão phu thấy hầu hết đều là mọt kinh không hơn kém, chỉ biết y kinh mà diễn giải như con vẹt ngoài ra không dùng 1 chút nào tuệ giác để tham khảo, để quán xét vấn đề kinh nêu, ngay cả hiền hữu cục đất cũng không ngoại lệ. :D và lão phu chắc rằng tất cả các người mà lão phu biết như yp,zelda,cđ đến hiện nay ngoài sự khiêm tốn hòa nhã ra , các hiền hữu vẫn chưa bao giờ đạt được 1 chút gì gọi là tiến bộ trong bước đường giải thoát, cũng chưa bao giờ nhập 1 trong tứ thiền, tất cả chỉ là những chuỗi ngày trông ngóng, mong mỏi VÀ TỰ AN ỦI MÌNH SAU KHI CHẾT CÓ 1 KẾT CỤC TỐT ĐẸP NẾU CÓ CỐ GẮNG
Cảnh cáo nick Du_Si_ngoai_đao.
Vào diễn đàn để trao đổi ý tưởng, không phải để chê bai, sỉ vả người khác.
nick Du_Si_ngoai_đao đã phỉ báng các đ/h Nam Tông.
Vi phạm nội qui.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Không phân biệt được đâu là tưởng, đâu là thức thì...tàn đời.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.215 khách