Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Quý vị không rõ bộ luật nào đã ghi mà sao bàn luận chính xác vậy


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

TTLL có ý kiến cá nhân thế này: khi xưa Đức Phật có thể xét soi tâm ý xuất gia và nhiều đời nhiều kiếp mà có thể chấp nhận hay từ chối một người gia nhập tăng đoàn hay tu tại gia, kể cả người khuyết tật.
Trong thời buổi xã hội nhiễu nhương thì có thêm quy định để tránh xuất gia bừa bãi cho những ai xuất gia vì mục đích cá nhân khác mục đích giải thoát


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Theo tôi thì những người tại gia sao có thể thấu hiểu hết những khó khăn, phức tạp của Tăng đoàn. Hiện nay còn có nhiều người thế tục chưa hiểu rõ về đạo Phật và Tăng đoàn nên họ có những suy nghĩ chủ quan, những định kiến sâu sắc không phải ngày một ngày hai mà bỏ được. Họ vẫn luôn nghĩ rằng đạo Phật là bi quan, yếm thế, cạo đầu đi tu chỉ là vì chán đời, thất tình... và đi tu chỉ để trốn tránh sự đời thôi chứ họ đâu có hiểu thế nào là giác ngộ giải thoát. Như tôi nói rằng mình muốn xuất gia thì ai cũng bảo tôi bị dở hơi rồi đoán già đoán non chứ có hiểu gì về giải thoát đâu. Và còn có những con sâu làm rầu nồi canh nên khiến nhiều người mất niềm tin vào Tăng đoàn. Chính vì vậy mà càng phải hạn chế tối đa những luồng dư luận xấu, gìn giữ sự trang nghiêm, thanh tịnh nơi cửa Phật. Không cho những người khuyết tật xuất gia cũng vì lẽ đó. Hơn nữa, những người khuyết tật sẽ gặp phải rất nhiều bất tiện và trở ngại trong đời sống hàng ngày. Nếu họ xuất gia ở trong Tăng đoàn thì sẽ làm mất nhiều thời gian của Tăng đoàn để hướng dẫn, giúp đỡ, chăm lo cho họ mà ảnh hưởng đến việc hoằng pháp và các Phật sự khác. Ví dụ người câm không thể giao tiếp bằng lời nói mà phải dùng ngôn ngữ ký hiệu, chẳng lẽ lại bắt buộc tất cả các vị Tăng phải học ngôn ngữ ký hiệu hay sao? Càng nhiều người khuyết tật xuất gia thì càng mất thời gian của Tăng đoàn.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

detuphat đã viết:Trường hợp một đại đức nào đó đã xuất gia mà không may bị tai nạn như đuôi mù, gảy chân gảy tay xin hỏi còn được trong tăng đoàn không hay bị đuổi ra ? Xin Thánh Tri hướng dẫn thêm.
Đã thọ giới làm tăng rồi thì dù bị tai nạn gảy tay chân cũng vẫn là tăng.

Nhưng có lẽ bị bẩm xin, trước khi xuất gia thọ giới xin phép thì không được.

Như đạo hữu TTLL nói, tôi không phải là người xuất gia, không có học luật, nên không rành về những điều kiện để xuất gia và thọ giới sa di và tỳ kheo. Bởi chỉ khi nào tôi xuất gia thọ sa di và tỳ kheo giới thì mới biết được giới và luật của bậc xuất gia.

Tôi chỉ kể lại những gì mà vị Thầy của tôi đã nói cho tôi biết với những điều kiện nào mới được xuất gia và thọ giới.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
116 đã viết:Thánh Tri và pucaquynhnga22 trình bày đã làm tôi hiểu- cảm ơn các vị.
Này Hiền hữu! như thế nào là sự hiểu của Hiền hữu về lời nói của chư vị ấy? Hiền hữu có thọ trì có chấp nhận 2 vị ấy là người xuất gia, có học tập và hành trì đầy đủ Giới bổn mà chư Phật giáo dạy ?

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Huyền Bạch đã viết:Theo tôi thì những người tại gia sao có thể thấu hiểu hết những khó khăn, phức tạp của Tăng đoàn. Hiện nay còn có nhiều người thế tục chưa hiểu rõ về đạo Phật và Tăng đoàn nên họ có những suy nghĩ chủ quan, những định kiến sâu sắc không phải ngày một ngày hai mà bỏ được. Họ vẫn luôn nghĩ rằng đạo Phật là bi quan, yếm thế, cạo đầu đi tu chỉ là vì chán đời, thất tình... và đi tu chỉ để trốn tránh sự đời thôi chứ họ đâu có hiểu thế nào là giác ngộ giải thoát. Như tôi nói rằng mình muốn xuất gia thì ai cũng bảo tôi bị dở hơi rồi đoán già đoán non chứ có hiểu gì về giải thoát đâu. Và còn có những con sâu làm rầu nồi canh nên khiến nhiều người mất niềm tin vào Tăng đoàn. Chính vì vậy mà càng phải hạn chế tối đa những luồng dư luận xấu, gìn giữ sự trang nghiêm, thanh tịnh nơi cửa Phật. Không cho những người khuyết tật xuất gia cũng vì lẽ đó. Hơn nữa, những người khuyết tật sẽ gặp phải rất nhiều bất tiện và trở ngại trong đời sống hàng ngày. Nếu họ xuất gia ở trong Tăng đoàn thì sẽ làm mất nhiều thời gian của Tăng đoàn để hướng dẫn, giúp đỡ, chăm lo cho họ mà ảnh hưởng đến việc hoằng pháp và các Phật sự khác. Ví dụ người câm không thể giao tiếp bằng lời nói mà phải dùng ngôn ngữ ký hiệu, chẳng lẽ lại bắt buộc tất cả các vị Tăng phải học ngôn ngữ ký hiệu hay sao? Càng nhiều người khuyết tật xuất gia thì càng mất thời gian của Tăng đoàn.
Đã là trong cùng 1 Tăng Đoàn thì làm sao lại có chuyện ngại mất thời gian giúp đỡ nhau vậy bác ? Đã cùng bạn tu với nhau mà còn ngại mất thời gian giúp đỡ nhau thì đối với chúng sanh sẽ như thế nào ? Làm sao hành Bồ Tát Đạo ? Đâu phải thành Bồ Tát rồi mới tu Bồ Tát Đạo đâu ?

Về việc Đức Phật đã ra giới luật chỉ cho phép những người có ngũ quan đầy đủ, lành lặn mới được xuất gia chắc chắn là có lý do sâu xa. Chúng ta nội cái vọng tâm còn không quản được nó thì làm sao hiểu nổi ý của Đức Phật ? Chúing ta chỉ thấy được cái bề nổi là Tăng là bộ mặt của Tăng Đoàn, là bộ mặt của Chánh Pháp, chúng ta chưa hiểu hết ý sâu xa của Đức Phật khi ra giới luật đó. Lấy chuẩn mực đạo đức của thế gian mà quy cho những việc làm của Đức Phật thì chẳng khác nào lấy gáo nước mà tát biển !

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Kính Tudragon76! Tôi nói mất thời gian là chỉ thời gian tu hành, hoằng pháp lợi sinh của Tăng đoàn chứ có nói là mất thời gian vì lòng ích kỷ đâu. Nếu Tăng đoàn cứ chú tâm vào việc giúp đỡ những vị khuyết tật thì tất nhiên là mất đi thời gian hoằng pháp rồi. Mà hoằng pháp là vô cùng quan trọng. Mọi người sao có thể lường hết những bất tiện và trở ngại trong Tăng đoàn. Những gì tôi nói là vì tôi đã từng đọc được lời chia sẻ của thầy Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp ( không nhớ rõ nguồn đăng tin ) chứ không phải là suy luận của cá nhân tôi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »



Các bạn nghĩ sao...!? :D

Và các bạn xem qua...!? - Chưa thì vào đây. ÁC GIÀ NẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TuDragon76 đã viết:
Đã là trong cùng 1 Tăng Đoàn thì làm sao lại có chuyện ngại mất thời gian giúp đỡ nhau vậy bác ? Đã cùng bạn tu với nhau mà còn ngại mất thời gian giúp đỡ nhau thì đối với chúng sanh sẽ như thế nào ? Làm sao hành Bồ Tát Đạo ? Đâu phải thành Bồ Tát rồi mới tu Bồ Tát Đạo đâu ?!
[quote="Sách "Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật""]Triều nhà Tấn phụng chỉ (vâng lệnh vua) đào thải Tăng chúng, vua kính mộ đức của Viễn Công ở Lô Sơn nên sắc lệnh trừ Lô Sơn ra, Tăng sĩ các nơi bắt hoàn tục hết. Thời có hai vị Tăng, một bị chột mắt, một thọt chân, đây đều là quả báo nghiệp chướng sâu nặng, sợ bị thải nên hai vị trốn vào Lô Sơn, khẩn thiết xin Viễn Công thâu nạp, y giáo tu hành cho trọn đến già. Viễn Công dạy phát nguyện rộng, tu trì pháp môn niệm Phật để tiêu trừ nghiệp chướng. Tăng chột mắt phát nguyện đời sau sinh làm đại thiện tri thức, để hoằng dương tông Tịnh độ. Tăng thọt chân phát nguyện đời sau sẽ làm vua để hưng long Phật pháp. Hai vị Tăng này chỉ nhờ vào công đức niệm Phật mà được tiêu trừ nghiệp chướng, đời sau mỗi người đều được như sở nguyện. Thân sau của Tăng chột mắt là Ðại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, một đại cao Tăng, lấy Vạn thiện (Vạn thiện là gọi tắt của các tập sách Vạn Thiện Tiên Tứ tập, Vạn Thiện Ðồng Quy tập, Vạn Thiện Ðồng Quy giáo của Ðại sư Diên Thọ trước thuật) trang nghiêm Tịnh độ. Thân sau của Tăng thọt chân là vua nước Cao Ly, một đời tin sâu Tam bảo, hết mình hộ trì Phật pháp, sau đến Trung Quốc hộ trì pháp của Ðại sư Vĩnh Minh, pháp môn Tịnh độ thịnh hành một thời vậy.[/quote]

Bổ sung đoạn trích dẫn trên để chứng minh cho lời bác Tú Rồng nói. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Thien Nhan đã viết:

Các bạn nghĩ sao...!? :D

Và các bạn xem qua...!? - Chưa thì vào đây. ÁC GIÀ NẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA
mềnh mà bị thảm thế này thì chỉ con nước theo chân Nhà sư Đại Thủ Ấn Caurangipa

Caurangipa, đứa trẻ lạc loài

Sư Caurangipa nguyên là hoàng tử con vua Devapala. Khi ngài được 12 tuổi thì hoàng hậu qua đời vì một chứng bệnh nan y . Trước khi nhắm mắt lìa đời , bà gọi ngài đến trối trăn : “ Này con , tất cả niềm vui hay nỗi buồn đều có căn nguyên. Mỗi mỗi đều lưu xuất từ các nghiệp thiện ác . Con hãy nhớ lời mẹ dạy , dù phải gặp nguy nan . Con chớ làm những điều xấu ác ” . Nói xong bà trút hơi thở cuối cùng .

Sau lễ an táng hoàng hậu , triều đình thúc dục vua lập hoàng hậu khác theo tục lệ bà-la-môn . Nhà vua vẫn còn thương tiếc người vợ yêu . Nên chỉ ít hôm sau ngày tái giá đức vua đi vào rừng sâu để xua đuổi nỗi buồn trong lòng .

Một ngày kia , sau khi vua rời hoàng cung . Hoàng hậu mới trèo lên mái cung điện để ngắm cảnh . Trong tầm mắt bà hiện ra hình bóng của một thanh niên khôi ngô tuấn tú . Đó là hoàng tử Caurangipa . Bà hoàng lập tức say mê hình ảnh người con trai của chồng và lệnh cho hoàng tử vào hầu . Nhưng ngài từ chối . Điều này khiến bà tức giận điên cuồng bèn nghĩ đến chuyện trả thù : “ Hắn đã khinh thường ta . Hắn là kẻ thù của ta . Ta cần phải loại trừ hắn ” .

Bà liền ra lệnh cho lính canh ám sát hoàng tử . Họ không đồng tình với bà : “ Tâu lệnh bà ! . Hoàng tử không đáng tội chết . Ngài vô tư như trẻ con . Chúng tôi không thể ra tay sát hại trẻ con ” . Vì vậy , bà nghĩ ra một mưu kế . Đến khi đức vua trở lại cung điện . Ngài bắt gặp vợ mình áo quần tơi tả và thân thể đầy vết cào xước . Vua kêu lên : “ Chuyện gì đã xảy ra với nàng ? ” . Hoàng hậu khóc lóc : “ Hoàng tử đã lợi dụng lúc đại vương đi vắng để làm nhục thiếp ” . Đức vua nổi cơn thịnh nộ lôi đình : “ Nếu vậy , nó phải chết để đền tội ” . Vua lập tức ra lệnh cho thị vệ mang hoàng tử vào rừng chặt bỏ tay chân để trừng phạt .

Nhưng những người thị vệ ấy vốn kính trọng và thương yêu hoàng tử bèn nghĩ cách cứu chàng .

Họ quyết định hy sinh một trong những đứa con của họ. Nhưng khi họ đề nghị cách này với hoàng tử thì ngài quyết liệt từ chối : “ Không thể như thế được . Ta đã hứa với mẫu hậu dù nguy biến đến đâu cũng không làm điều xấu ác . Các ngươi phải thi hành mệnh lệnh của phụ vương” . Thấy chàng quá cương quyết , họ buộc lòng mang chàng vào rừng chặt bỏ tay chân đem về trình đức vua .

Ngay lúc ấy sư Minapa xuất hiện hỏi han . Hoàng tử đem nỗi oan tình kể cho nhà sư nghe . Ngài thương xót chàng nên truyền cho phương pháp thở bụng . ( Pot-bellied breathing ) . Sư nói : “ Nếu con cố gắng tu luyện . Không bao lâu tay chân của con sẽ trở lại đầy đủ ” . Kế đó , nhà sư đến chỗ bọn trẻ chăn trâu nhờ chúng chăm sóc hoàng tử ( Một đứa trong bọn trẻ ấy là sư Goraksa trong truyện trước ) . Y theo pháp hoàng tử tu tập thiền định suốt 12 năm

Vào một đêm tối , có đám thương nhân đi gần đến chỗ hoàng tử trú ngụ . Để tránh sự dòm ngó của kẻ cướp . Họ mang vàng bạc châu báu chôn giấu trong rừng rồi mới ngủ nghỉ . Tình cờ đi ngang qua chỗ của hoàng tử . Chàng nghe tiếng chân đi bèn lên tiếng hỏi : “ Ai vậy ? ” . Bọn thương nhân nghe tiếng kêu lớn , ngại gặp phải kẻ cướp bèn đồng thanh trả lời : “ Vâng ! . Chúng tôi là dân làm than đi đốn củi ” . Hoàng tử nói : “ Than à ! ” . Bọn thương nhân quay lại chỗ nghỉ . Nhưng đến khi đào lấy của cải cất giấu dưới đất thấy tất cả chỉ toàn là than và than .

Cả bọn kinh sợ, hỏi nhau : “ Cớ sao lại thế này ? ” . Một người có vẻ thông thái nhất trong bọn đoán rằng : “ Khi nãy có người kêu hỏi bọn ta . Chắc chắn đó là bậc thánh nên mỗi lời nói ra đều có khả năng biến thành hiện thực . Tốt nhất , chúng ta nên đến chỗ ấy xem thử ” . Họ dò dẫm từng bước chân trong đêm tối dưới ngọn đuốc bập bùng để đến chỗ hoàng tử . Khi đến nơi , họ nhìn thấy một thân người không có tay chân đang tựa vào một gốc cây to. Bọn họ kể cho hoàng tử nghe chuyện lạ và khẩn cầu ngài thu lại pháp thuật .

Caurangipa bảo với họ : “ Ta thực không biết điều ấy . Nếu quả thực như thế xin than trở lại thành vàng bạc như cũ ” . Bọn thương nhân quay về lại thấy vàng bạc như cũ họ vui mừng nhảy nhót . Sau đó , cả bọn quay lại cúng dường cho Caurangipa và tôn thờ ngài như một bậc thánh . Qua sự kiện này , Caurangipa nhớ lại lời thầy . Ngài chú nguyện cho tay chân lành lại như cũ . Lập tức điều lạ xảy ra và buổi sáng hôm sau Goraksa chứng kiến sự bình phục của ngài .

Sau khi đắc pháp ngài nói : “ Nếu đất là mẹ của muôn loài thảo mộc thì hư không là chất làm nên tứ chi ta ” . Đoạn ngài bay lượn giữa hư không . Tương truyền rằng đại sư Caurangipa là một nhà sư khó tính và không hề truyền pháp cho ai . Và người ta nói rằng cây đại thụ chứng kiến sự tu hành giác ngộ của ngài vẫn còn sống đến hôm nay .


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Thấy bóng cây kơ-nia.
Bài viết: 20
Ngày: 03/09/12 23:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: viet nam

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thấy bóng cây kơ-nia. »

Xuất gia là gì ?
Chúng sanh bị kiến thủ làm ngu Họ chẳng giải thoát như chim lồng
không thể phân biệt được Tại gia khac xuất gia , ngoài điểm này.
O thế gian rất đáng sợ. Tâm luôn luôn bị kẻ giặc vào tàn phá cướp bóc. Bởi các giác quan luôn tiêp xúc. Nên Phật dậy :
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất thiên cung có mười công việc :
Vì chư Thiên Tử cõi Dục mà nói pháp nhàm lìa. Bảo rằng tất cả tự tại đều là vô thường, tất cả khoái lạc đều sẽ suy mất, khuyên chư Thiên Tử phát tâm Bồ đề. Ðây là công việc thứ nhứt.
Vì chư Thiên cõi Sắc mà nói nhập xuất các thiền tam muội giải thoát. Nếu ở trong đây mà sanh lòng ái trước thời nhơn nơi ái lại phát khởi thân kiến, tà kiến, vô minh v. v… Vì họ mà nói trí huệ như thiệt. Nếu họ đối với những pháp sắc, phi sắc phát khởi tưởng điên đảo cho là thanh tịnh, thời vì họ mà nói bất tịnh đều là vô thường. Khuyên họ phát tâm Bồ đề. Ðây là công việc thứ hai.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung nhập tam muội tên là quang minh trang nghiêm. Thân phóng quang minh chiếu khắp Ðại Thiên thế giới. Tùy tâm chúng sanh mà dùng các thứ âm thanh để thuyết pháp. Chúng sanh nghe pháp xong, tín tâm thanh tịnh, sau khi chết sanh về cung trời Ðâu Suất. Bồ Tát lại khuyên họ phát tâm Bồ đề. Ðây là công việc thứ ba.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung dùng vô ngại nhãn thấy khắp tất cả Bồ Tát trong cung trời Ðâu Suất ở mười phương. Chư Bồ Tát kia cũng đều thấy đây. Ðã thấy nhau, chư Bồ Tát cùng luận nói diệu pháp : những là giáng thần, nhập thai, sơ sanh, xuất gia, qua đến đạo tràng, đủ đại trang nghiêm. Và lại thị hiện những công hạnh đã làm từ xưa đến nay. Do công hạnh đó mà thành đại trí này và tất cả công đức. Chẳng rời bổn xứ mà có thể thị hiện những sự như vậy. Ðây là công việc thứ tư.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung, chúng Bồ Tát ở tất cả cung trời Ðâu Suất mười phương đều vân tập đến vây quanh cung kính. Bấy giờ Ðại Bồ Tát muốn cho chư Bồ Tát đó đều được thỏa mãn tâm nguyện sanh lòng hoan hỷ, nên tùy theo chư Bồ Tát đáng ở bực nào, tùy theo sở hành, sở đoạn, sở tu, sở chứng mà diễn thuyết pháp môn. Chư Bồ Tát đó nghe pháp xong đều rất hoan hỷ được chưa từng có đều trở về bổn độ. Ðây là công việc thứ năm.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung. Bấy giờ chúa cõi Dục, Thiên ma Ba Tuần vì muốn phá hoại công nghiệp của Bồ Tát nên cùng quyến thuộc đến chỗ Bồ Tát. Bồ Tát vì hàng phục ma quân nên trụ kim cang đạo nhiếp Bát nhã Ba la mật phương tiện thiện xảo trí huệ môn, dùng hai lời nói nhu nhuyến và thô bạo mà thuyết pháp cho họ, làm cho Ma Vương Ba Tuần không hại được. Ma quân thấy oai lực tự tại của Bồ Tát nên đều phát tâm Bồ đề Vô thượng. Ðây là công việc thứ sáu.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung biết chư Thiên Tử cõi Dục chẳng thích nghe pháp. Bây giờ Bồ Tát phát tiếng to bảo họ rằng : ngày nay Bồ Tát ở trong Thiên cung sẽ hiện sự hy hữu, nếu muốn được thấy thời phải mau đến. Chư Thiên Tử nghe lời này xong đều vân tập đến cung Ðâu Suất. Bồ Tát vì họ mà hiện sự hy hữu. Chư Thiên Tử được thấy nghe đều rất hoan hỷ say sưa. Trong âm nhạc lại có tiếng bảo rằng : này các Ngài ! Tất cả hành pháp đều vô thường, đều là khổ. Tất cả pháp đều vô ngã, là Niết bàn tịch diệt. Rồi lại bảo rằng : các Ngài đều phải tu hạnh Bồ Tát, đều phải viên mãn nhứt thiết chủng trí. Chư Thiên Tử nghe xong, lo buồn than thở đều sanh lòng yểm ly, tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Ðây là công việc thứ bảy.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung, chẳng rời bỏ bổn xứ mà đều có thể qua đến mười phương vô lượng tất cả chỗ chư Phật, thấy chư Như Lai thân cận lễ bái cung kính nghe pháp. Bấy giờ chư Phật muốn cho Bồ Tát được pháp tối thượng quán đảnh nên nói Bồ Tát địa tên là nhứt thiết thần thông, dùng một niệm tương ưng huệ đầy đủ tất cả công đức tối thắng nhập vị nhứt thiết chủng trí. Ðây là công việc thứ tám.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung vì muốn cúng dường chư Phật Như Lai nên dùng đại thần lực hiện khởi những đồ cúng dường tên là thù thắng khả lạc, khắp tất cả thế giới trong pháp giới hư không giới để cúng dường chư Phật. Trong các thế giới ấy, vô lượng chúng sanh thấy sự cúng dường này đều phát tâm vô thượng Bồ đề. Ðây là công việc thứ chín.
Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung xuất sanh vô lượng vô biên như huyễn như ảnh pháp môn cùng khắp mười phương tất cả thế giới, thị hiện những sắc, những tướng, những hình thể, những oai nghi, những sự nghiệp, những phương tiện, những ví dụ, những ngôn thuyết, tùy tâm chúng sanh đều làm cho họ hoan hỷ. Ðây là công việc thứ mười.
Nếu chư Bồ Tát thành tựu pháp này thời có thể sau này sanh xuống thế gian.

KINH HOA NGHIÊM

Hán Dịch: Ðại-Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
nên rằng :
Lầu cao vòi vọi gối lên thành,
Thuyền dưới thành buông lướt Động Đình.
Hồ nước vành gương loà ánh bạc,
Non Quân chiếc ốc nhuộm mầu xanh.
Bá đồ rộng lớn chia Ngô Sở,
Nguyên khí đầm đìa thắm nhật tinh.
Sao được cành nam giành thuận lợi,
Cánh bằng muôn dặm vượt Nam minh.

Lầu Nhạc Dương kỳ 2


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Đức Phật và sự chọn lựa đệ tử xuất gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Đức Phật không cho hạng người khuyết tật- thiếu chi xuất gia vì muốn sự hoàn chỉnh và nguyên vẹn trong hàng tăng chúng. Vậy tại sao lại cho những người như cướp giết người (Vô não), Upali - thợ hớt tóc thuộc dòng Thủ Đà La hạ tiện, hoặc Liên Hoa Sắc.
Liên Hoa Sắc là gái điếm, Upali là thợ hớt tóc, 6 căn đầy đủ được xuất gia nhưng ý con muốn hỏi là Đức Phật không phân biệt giai cấp sang hèn thì tại sao lại không cho người khuyết tật "cạo đầu" sợ người ảnh hưỏng đến tăng chúng?
Chư Hiền hữu! Thật là có nhiều bất Thiện, thật là có nhiều nguy hại trong vấn đề này. Ví như có một đoàn người mù, nghe nói Rajagaha (Vương Xá) là một thành hội tốt đẹp hưng thịnh; các vị ấy muốn đi từ nơi đang trú ngụ là Savatthi (Xá Vệ) đến Rajagaha, nhưng trong các vị ấy dầu cho mình không thấy không biết vẫn nói rằng mình thấy mình biết, các vị ấy nối đuôi nhau thành từng đoàn với ước muốn rằng chúng ta sẽ đi đến Rajagaha; như vậy là đoàn người mù ấy, người đi trước không thấy, người đi giữa không thấy, người đi sau cũng không thấy; kết quả là họ chỉ nối đuôi nhau để đi lẩn quẩn vòng quanh, rồi phân ly, tán loạn, chẳng thể đi đến được nơi mà mình muốn.
Cũng vậy, sự thảo luận sự học tập của chúng ta trong vấn đề này giống như hội người mù. Người vấn hỏi không thấy, người trả lời câu hỏi không thấy, người chấp nhận câu hỏi và câu trả lời cũng không thấy. Như vậy, thời chờ đợi là sự tổn giảm trong Pháp và Luật này, chờ đợi là sự méo mó sai lệch, sự hoen ố trong Pháp và Luật thanh tịnh viên mãn của Thế Tôn.

Chư Hiền hữu! Phàm có Pháp nào được Thế Tôn nói đến, Thế Tôn nói đến với đầy đủ nhân duyên, không phải là phi nhân phi duyên; phàm có điều học nào được Thế Tôn chế đặt, Thế Tôn chế đặt là có nhân có duyên, không phải là phi nhân phi duyên.
ở đây, trong thời gian đầu Thế Tôn đi giáo hóa, những vị Tỷ-kheo đầu tiên được xuất gia trước mặt Thế Tôn là những người có căn cơ tu hành (trước đó có 5 anh em Kiều Trần Như cùng xuất gia với Thế Tôn nhưng khi ấy, Thế Tôn còn là vị đệ tử, đang tìm thầy tu học nên chưa được xem là bậc Đạo sư);
những vị ấy bao gồm:

- 5 anh em Kiều Trần Như;
- Yasa (con nhà đại phú) cùng 4 người bạn và 50 người thân hữu của những vị ấy,
- 3 vị đạo sĩ bện tóc gồm Uruvelakassapa (lãnh đạo 500 vị đệ tử), Nadīkassapa (lãnh đạo 300 vị), Gayākassapa (lãnh đạo 200 vị), như vậy là 3 hội chúng lên đến 1000 vị;
- 2 người bạn thân là Sārīputta (Xá Lợi Phất) và Moggallāna (Mục Kiền Liên) cùng 250 vị du sĩ đang cùng tu học với họ.

đến lúc này, Tăng già đã được hình thành và đi đến hưng thịnh với Đức Phật là vị dẫn đầu, kế đến Ngài Sārīputta và Moggallāna là 2 vị thủ lĩnh (có thể thay Phật giải quyết những chuyện trong ngoài liên quan đến Tăng già khi Phật đang ở xa). Và chính Ngài Sārīputta đã cầu thỉnh Thế Tôn chế đặt Giới bổn để hộ trì chư Tăng và Chánh pháp (sau khi Ngài đã Thiền tư về thọ mạng Chánh pháp của chư Phật quá khứ):
[7] Khi ấy, đại đức Sāriputta (Xá Lợi Phất) trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã sanh khởi: “Phạm hạnh thời chư Phật Thế Tôn nào đã không tồn tại lâu dài? Phạm hạnh thời chư Phật Thế Tôn nào đã tồn tại lâu dài?” Sau đó vào lúc chiều tối, đại đức Sāriputta khi xuất khỏi thiền tịnh đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Sāriputta đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, trường hợp con trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã sanh khởi: “Phạm hạnh thời chư Phật Thế Tôn nào đã không tồn tại lâu dài? Phạm hạnh thời chư Phật Thế Tôn nào đã tồn tại lâu dài?”
- Này Sāriputta, Phạm hạnh thời đức Thế Tôn Vipassī, thời đức Thế Tôn Sikhī, và thời đức Thế Tôn Vessabhū đã không tồn tại lâu dài. Này Sāriputta, Phạm hạnh thời đức Thế Tôn Kakusandha, thời đức Thế Tôn Konāgamana, và thời đức Thế Tôn Kassapa đã tồn tại lâu dài.
- Bạch ngài, vậy do nhân gì, do duyên gì khiến Phạm hạnh thời đức Thế Tôn Vipassī, thời đức Thế Tôn Sikhī, và thời đức Thế Tôn Vessabhū đã không tồn tại lâu dài?
- Này Sāriputta, đức Thế Tôn Vipassī, đức Thế Tôn Sikhī, và đức Thế Tôn Vessabhū đã không nỗ lực để thuyết giảng Giáo Pháp một cách chi tiết đến các đệ tử và các vị ấy đã có ít suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthā, udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhūtadhammaṃ, vedallaṃ.[7] Điều học cho các đệ tử đã không được (các vị ấy) quy định và giới bổn Pātimokkha đã không được công bố. Với sự tịch diệt của chư Phật Thế Tôn ấy, với sự tịch diệt của các Thinh Văn đã được giác ngộ theo chư Phật (ấy), các vị đệ tử về sau này có tên khác nhau, có dòng họ khác nhau, có giai cấp khác nhau, từ gia tộc khác nhau đã xuất gia, các vị ấy đã khiến cho Phạm hạnh ấy biến mất thật nhanh chóng. Này Sāriputta, cũng giống như nhiều bông hoa khác nhau được đặt xuống ở trên tấm ván sàn và không được kết lại với nhau bằng sợi chỉ, cơn gió (sẽ) làm phân tán, làm tung toé, và hủy hoại chúng. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Này Sāriputta, giống như việc (các bông hoa) không được kết lại với nhau bằng sợi chỉ; này Sāriputta, tương tợ như thế với sự tịch diệt của chư Phật Thế Tôn ấy, với sự tịch diệt của các Thinh Văn đã được giác ngộ theo chư Phật (ấy), các vị đệ tử về sau này có tên khác nhau, có dòng họ khác nhau, có giai cấp khác nhau, từ gia tộc khác nhau đã xuất gia, các vị ấy đã khiến cho Phạm hạnh ấy biến mất thật nhanh chóng. Và chư Phật Thế Tôn ấy (chỉ) nỗ lực dùng tâm biết được tâm để giáo huấn các đệ tử. Này Sāriputta, trong thời quá khứ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Vessabhū, ở trong khu rừng ghê rợn nọ, dùng tâm biết được tâm rồi giáo huấn và chỉ dạy hội chúng tỳ khưu một ngàn vị rằng: “Hãy suy tầm như vầy.[8] Chớ suy tầm như thế.[9] Hãy tác ý như vầy.[10] Chớ tác ý như thế.[11] Hãy từ bỏ điều này.[12] Hãy thành tựu rồi an trú điều này.”[13] Này Sāriputta, khi ấy trong lúc được đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Vessabhū giáo huấn như thế chỉ dạy như thế, các tâm của một ngàn vị tỳ khưu ấy đã không còn chấp thủ và đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc. Này Sāriputta, vào trường hợp ấy trong khi đã bị kinh sợ đối với khu rừng ghê rợn, người nào chưa dứt bỏ ái dục đi vào khu rừng ấy thì hầu hết các sợi lông sẽ dựng đứng lên. Này Sāriputta, đây là nhân đây là duyên khiến Phạm hạnh thời đức Thế Tôn Vipassī, thời đức Thế Tôn Sikhī, và thời đức Thế Tôn Vessabhū đã không tồn tại lâu dài.
- Bạch ngài, vậy do nhân gì, do duyên gì khiến Phạm hạnh thời đức Thế Tôn Kakusandha, thời đức Thế Tôn Konāgamana, và thời đức Thế Tôn Kassapa đã tồn tại lâu dài?
- Này Sāriputta, đức Thế Tôn Kakusandha, đức Thế Tôn Konāgamana, và đức Thế Tôn Kassapa đã nỗ lực để thuyết giảng Giáo Pháp một cách chi tiết đến các đệ tử và các vị ấy đã có nhiều suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthā, udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhūtadhammaṃ, vedallaṃ. Điều học cho các Thinh Văn đã được (các vị ấy) quy định và giới bổn Pātimokkha đã được công bố. Với sự tịch diệt của chư Phật Thế Tôn ấy, với sự tịch diệt của các Thinh Văn đã được giác ngộ theo chư Phật (ấy), các vị đệ tử về sau này có tên khác nhau, có dòng họ khác nhau, có giai cấp khác nhau, từ gia tộc khác nhau đã xuất gia, các vị ấy đã duy trì Phạm hạnh ấy lâu dài và trường cửu. Này Sāriputta, cũng giống như nhiều bông hoa khác nhau được đặt xuống ở trên tấm ván sàn và được kết lại với nhau bằng sợi chỉ, cơn gió (sẽ) không làm phân tán, không làm tung toé, và không hủy hoại chúng. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Này Sāriputta, giống như việc (các bông hoa) được kết lại với nhau bằng sợi chỉ; này Sāriputta, tương tợ như thế với sự tịch diệt của chư Phật Thế Tôn ấy, với sự tịch diệt của các Thinh Văn đã được giác ngộ theo chư Phật (ấy), các vị đệ tử về sau này có tên khác nhau, có dòng họ khác nhau, có giai cấp khác nhau, từ gia tộc khác nhau đã xuất gia, các vị ấy đã duy trì Phạm hạnh ấy lâu dài và trường cửu. Này Sāriputta, đây là nhân, đây là duyên khiến Phạm hạnh thời đức Thế Tôn Kakusandha, thời đức Thế Tôn Konāgamana, và thời đức Thế Tôn Kassapa đã tồn tại lâu dài.
[8] Sau đó, đại đức Sāriputta đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch Thế Tôn, nay là thời điểm của việc ấy. Bạch Thiện Thệ, nay là thời điểm của việc ấy, (tức là thời điểm) đức Thế Tôn nên quy định điều học cho các đệ tử, nên công bố giới bổn Pātimokkha; như thế Phạm hạnh này có thể được tiếp tục và tồn tại lâu dài.

Chương Verañja, Tập I, Phân Giới Tỳ-Khưu thuộc Luật tạng Pali - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-luat- ... tm#veranja

ghi chú :

Thế Tôn Vipassì : Tỳ-bà-thi,
Thế Tôn Sikhì : Thi-khí,
Thế Tôn Vessabhù : Tỳ-xá-bà,
Thế Tôn Kakusandha : Câu-lâu-tôn,
Thế Tôn Konàgamana : Câu-na-hàm,
Thế Tôn Kassapa : Ca-diếp,
* tham khảo Kinh Đại Bổn - Kinh 14 Trường Bộ Kinh, Cố Hòa Thượng Minh Châu có Việt dịch tên các bậc Thế Tôn ấy: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... uong14.htm


"sutta, geyya, veyyākaraṇa, gāthā, udāna, itivuttaka, jātaka, abbhūtadhamma, vedalla" : được dịch là "Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng"

và có thể do duyên thời Pháp này, người đời sau có câu: “Giới luật chính là thọ mạng của Chánh pháp”
khi ấy, Đức Phật đã bác bỏ lời cầu thỉnh của Ngài Sāriputta với lời giáo dạy :
- Này Sāriputta, chớ có nóng vội! Này Sāriputta, chớ có nóng vội! Trong trường hợp này, chỉ có Như Lai mới biết đúng thời điểm.
Này Sāriputta, cho đến khi nào một số pháp đưa đến lậu hoặc chưa xuất hiện trong hội chúng này thì cho đến khi ấy bậc Đạo Sư chưa quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử. Này Sāriputta, chính bởi vì một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.
Này Sāriputta, cho đến khi nào hội chúng chưa đạt đến sự lớn mạnh về số lượng thì cho đến khi ấy một số pháp đưa đến lậu hoặc chưa xuất hiện trong hội chúng này. Này Sāriputta, chính bởi vì hội chúng đạt đến sự đông đảo về số lượng nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.
Này Sāriputta, cho đến khi nào hội chúng chưa đạt đến sự lớn mạnh về việc phát triển thì cho đến khi ấy một số pháp đưa đến lậu hoặc chưa xuất hiện trong hội chúng này. Này Sāriputta, chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc phát triển nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.
Này Sāriputta, cho đến khi nào hội chúng chưa đạt đến sự dồi dào về lợi lộc thì cho đến khi ấy một số pháp đưa đến lậu hoặc chưa xuất hiện trong hội chúng này. Này Sāriputta, chính bởi vì hội chúng đạt đến sự dồi dào về lợi lộc nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.
Này Sāriputta, cho đến khi nào hội chúng chưa đạt đến sự lớn mạnh về việc học nhiều thì cho đến khi ấy một số pháp đưa đến lậu hoặc chưa xuất hiện trong hội chúng này. Này Sāriputta, chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc học nhiều nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.[14]
Này Sāriputta, bởi vì hội chúng tỳ khưu không có ô nhiễm, không có tội lỗi, có ác pháp đã lìa, được thanh tịnh, trong sạch, đã an trú vào mục đích.[15] Này Sāriputta, bởi vì trong số năm trăm tỳ khưu này, vị tỳ khưu thấp nhất (đã) là vị Nhập Lưu, không còn pháp bị đọa, được bền vững, và hướng đến sự giác ngộ.
- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-luat- ... tm#veranja

* đoạn này tương ưng với lời Thế Tôn trả lời Tôn giả Bhaddali trong Kinh 65, Kinh Trung Bộ - http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungb ... bo065.html với một số danh tự sai khác (nguyên nhân có lẻ do người dịch sai khác): hữu lậu pháp (Asavatthaniyadhamma), quyền lợi tối thượng, danh xưng tối thượng, đa văn, địa vị kỳ cựu

lời bàn: đoạn này Thế Tôn trả lời rõ là Thế Tôn không muốn gây nên nhiều nhiễu sự, không muốn ràng buộc các đệ tử với những điều luật phức tạp rối rắm; nhưng vì sự trang nghiêm thanh tịnh, sự trường tồn lâu dài của Chánh pháp, khi phải thời Thế Tôn sẽ chế đặt Giới học cho đệ tử. Còn trong khi Tăng chúng đang thanh tịnh, không phải thời để Thế Tôn không ban bố điều luật nào.

Và học Giới đầu tiên được tuyên bố chính là “tà hạnh trong các dục”, học Giới thứ 3 trong 5 giới căn bản của cư sĩ tại gia (trong Tạng này, Ngài Indacanda dịch là "thực hiện việc đôi lứa"), do sự vi phạm của Tôn giả Sudinna Kalandaputta. Và trước khi tuyên bố điều học nào, Thế Tôn triệu tập đông đủ chúng Tỷ-kheo, quở trách người vi phạm với những lời quở trách sai khác: “điều này là bất Thiện, điều này là có tội, điều này là không tốt đẹp,..”; và Ngài tuyên bố Giới học vì 10 điều lợi ích:

- Này các tỳ khưu, như thế thì Ta sẽ quy định điều học cho các tỳ khưu vì mười điều lợi ích:

1. Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng,
2. nhằm sự an lạc cho hội chúng,
3. nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu,
4. nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện,
5. nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại,
6. nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai,
7. nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin,
8. nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin,
9. nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp,[8]
10.và nhằm sự hỗ trợ Luật.


- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-luat-ptg/tk1-01.htm


Hiền hữu 116! Hiền hữu có được lóng nghe, có được học tập đầy đủ các ý nghĩa này không?
Này Hiền hữu! thật là khó cho những người chỉ chủ xướng tu tâm, không nghiêm trì Giới luật, lại có thể trả lời đầy đủ cho Hiền hữu về Pháp và Luật vi diệu này.
Nếu như được học tập những điều này, hiểu rõ đầy đủ các nghĩa này, thời Hiền hữu đã có thể tỏ rõ về nghi vấn của bản thân. Câu hỏi của Hiền hữu đi ra ngoài Giới luật của Thế Tôn. Thế Tôn ban bố Giới luật không phải vì những bất tiện ở đời, không phải vì giải quyết những chuyện của Thế gian (người tàn tật, người nghéo khó, người phạm tôi, người mắc nợ,...). Thế Tôn ban bố Giới luật vì sự trang nghiêm thanh tịnh, vì sự chuyên tu và trường tồn cho Chánh pháp.
ở đây, một số người chưa thành tựu lòng từ lại có thể nghĩ mình có nhiều lòng từ hơn Thế Tôn; một số người chưa thành tựu Phạm hạnh lại có thể nghĩ mình thiện xảo về Phạm hạnh hơn Thế Tôn. Đó chính là sự đa đoan, vượt ra ngoài giới vức của vị ấy.

ở đây, này Hiền hữu! người xuất gia là người vô sản, bản thân họ còn phải đi ăn xin để nuôi lấy thân mạng (Chánh mạng của hàng Sa-môn với ý nghĩa là ‘người ăn xin cao thượng’Bhikhu: Tỳ kheo/Tỳ khưu), họ sống và hành trì Phạm hạnh ở những nơi xa vắng (nơi không có nhiều phương tiện để cưu mang cho người khác), có khi họ trú ngụ ở những vùng hẻo lánh như ở rừng, ở núi.. để tinh tấn chuyên tu (đây là những môi trường bất tiện, có khi là nguy hiểm cho những người không tự vệ được chính mình). Sự tình là như vậy, thời thật không hợp lẻ khi có người quá thiếu phước muốn đến học tập và hành trì Phạm hạnh này.

Hiền hữu nghĩ thế nào, một người với lòng tự trọng, với lòng Tàm lòng Quý có thể hoan hỷ để cho người khác vất vả cưu mang phụng sự cho mình không (nhất là khi người ấy cũng có nhiều vất vả) ? :)
(tối hôm kia, cđ đang ngồi uống nước với bạn ở một quán vỉa hè, có một Cụ bà bán vé số đến mời mua vé số, bạn cđ đã không mua vé số và muốn 'kính' cho bà Cụ 5.000 đồng. Cụ bà đã tỏ ra không hoan hỷ và muốn bạn cđ mua vé số hơn là cho Bà tiền: "Bà bán vé số chứ Bà không có đi xin, cháu thương Bà thì hãy mua vé số giúp cho Bà". Nhưng bạn cđ không có chơi vé số (sợ tăng trưởng lòng tham hay sao ấy) và vẫn muốn giúp đỡ Bà cụ nên đã lựa lời nói khéo và chỉ 'kính' Bà tiền chứ không mua vé số. Bà Cụ đồng ý nhận lấy tiền, nói lời cảm ơn rồi bỏ đi mà nét mặt có vẽ không hoàn toàn hoan hỷ. Một lúc sau, lại có một bà cụ khác đến mời mua vé số; lần này đến lượt cđ móc tiền 'kính' cho Bà (không rõ là bao nhiêu tiền nhưng chỉ gồm tiền giấy mệnh giá 1.000đ và 2.000đ). May thay, Bà cụ hoan hỷ nhận lấy tiền, nói lời cảm ơn rồi khập khiểng bước đi :) )

đối với những người quá thiếu phước ở đời (thiếu chi, khuyết căn, bệnh nan y, tâm thần,...); chúng ta vì lòng từ, lòng thương đối với họ, có thể san sẻ giúp đỡ cho họ bằng nhiều cách; nhưng không thể cho họ dự vào hàng Thánh chúng, vì sẽ gây nên nhiều bất Thiện, gây nên nhiều tổn đức đối với họ. (Hiền hữu tham khảo thêm trong Đại Phẩm thuộc Tạng Luật, phần tụng phẩm thứ Támtụng phẩm thứ Chín để biết rõ có bao nhiêu trường hợp bất Thiện đã xảy ra).
ở đây, cđ chỉ xin nói thêm một chút về sự tổn đức đối với những người như vậy

ở đây, này Hiền hữu! giáo Pháp chư Thế Tôn truyền dạy là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết. Con người do Thế Tôn đào tạo thành là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết; những vị ấy là những bậc Thánh siêu xuất thế gian với công đức vô lượng khó nghĩ bàn. Đối với chư vị ấy, chúng sanh nhìn từ xa thì thấy thân tướng trang nghiêm thanh tịnh nên sanh tâm hoan hỷ sanh lòng quý kính, khi đến gần hỏi chuyện thì thấy rõ phẩm hạnh cao vời, trí tuệ biện tài vô ngại. Chư vị ấy thật sự là những bậc Thánh phi phàm, xứng đáng cho các hàng Trời Người cúng dường đảnh lễ.
Còn đối với những vị kém phước ở đời (thiếu chi, khuyết căn, bệnh nan y, tâm thần,...); chúng sanh nhìn vào (nếu có lòng) thì thấy xót thấy thương chứ chưa thể đem lòng tôn kính và đảnh lễ. Không thể lấy những vị đó làm hình ảnh một vị Thầy mô phạm, bắt Vua Quan triều thần (những vị có nhiều phước ở đời) đến học tập đảnh lễ chư vị ấy đã là điều thất lý, còn nói gì đến việc chư Thiên đến đảnh lễ, cúng dường. Sự kiện như vậy mà xảy ra, thời là vô cùng tổn đức đối với chư vị ấy. (Nếu như là Hiền hữu, Hiền hữu nhận nổi không? :) )

(Hiền hữu 116 thân mến! phần này nói nhiều về những người thế gian (tức người khuyết căn, tật nguyền,..), không liện trực tiếp đến Tăng già và Giới bổn; nhưng vì phần thâm nhập Kinh Tạng cổ là vô cùng khô khan khó hiểu, phải mất nhiều công phu và kham nhẫn để cho người học có thể phần nào lãnh hội được; cho nên sẽ rất khó cho Hiền hữu nếu như có người vấn hỏi mà Hiền hữu có thể trả lời đúng Pháp hay có thể chỉ dẫn vào Kinh Điển. Do vậy, cđ tạm mượn phương tiện này (những dòng chữ in đậm) để nếu như có người vấn hỏi, Hiền hữu có thể tạm mượn phương tiện này để dẫn đạo cho đời; đặc điểm của phần này là dễ nghe dễ hiểu mà cũng không đi ngược với Chánh pháp; còn Thế Tôn thì không có nói nhiều như cđ; Hiền hữu chớ nên xem những lời này là lời dạy của chư Phật kinhle )

Sự kiện là như vậy, thời này Hiền hữu! không phải thời cho các loài hữu tình thiếu phước kém duyên có thể đến học tập và hành trì Phạm hạnh này:
" (IX) (29) Không Phải Thời
Này các Tỷ-kheo, có tám phi thời, phi thời tiết * cho đời sống Phạm hạnh. Thế nào là tám?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Và pháp được giảng đưa đến an tịnh, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ, được bậc Thiện Thệ tuyên bố. Và người này lại bị sanh vào địa ngục (1). Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời, phi thời tiết thứ nhất cho đời sống Phạm hạnh.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ... Phật, Thế Tôn và pháp được giảng đưa đến an tịnh, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ, được bậc Thiện Thệ tuyên bố. Và người này lại bị sanh vào loại bàng sanh (2) ... người này lại bị sanh vào cõi ngạ quỷ (3) ... người này lại bị sanh vào giữa chư Thiên giới có thọ mạng lâu dài (4) ... người này lại bị sanh vào các biên địa, giữa những kẻ vô trí mọi rợ, tại đây, không có hướng đi cho các Tỷ-kheo, cho các Tỷ-kheo -Ni, cho nam cư sĩ, nữ cư sĩ (5) ... và người này được sanh vào chánh địa, nhưng lại có tà kiến, có tri kiến đảo ngược: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những Sa-môn, những Bà-la-môn chánh hướng chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ và truyền dạy lại đời này, đời khác ..." (6) và người này được sanh vào đây chánh địa, nhưng người ấy lại ác tuệ, si mê, câm điếc, không có thể hiểu rõ ý nghĩa của một lời nói khéo, nói hay, nói dở (7). Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời, phi thời tiết thứ tám cho đời sống Phạm hạnh.

4. Này các Tỷ-kheo, có tám phi thời, phi thời tiết này cho đời sống Phạm hạnh."

- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 8-0103.htm

, phần đánh số (1) đến (7) là không có trong Tạng dịch; ở đây là Chương Tám Pháp thuộc Tăng Chi Bộ nhưng đếm ra chỉ thấy có 7 Pháp, không biết có thiếu sót Pháp nào trong quá trình lưu truyền và phiên dịch?

* ở đây dùng chữ "phi thời" là hoàn toàn đủ nghĩa, không hiểu sao xuất hiện thêm danh tự "phi thời tiết" làm cho ý nghĩa không rõ ràng (một ví dụ về sự khô khan, khó thâm nhập vào Kinh Luật) :)

lời bàn: Thế Tôn là bậc Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân chứ không phải là Tùm Lum Sư; người đời sau không biết học và hành như thế nào mà hay nghĩ Thế Tôn là Tùm Lum Sư lắm ! :)

Vấn đề chọn người đủ duyên xuất gia và có căn cơ tu hành thật sự không đơn giản, cđ xin mượn lời của Thầy Thích Phước Sơn để kết thúc câu trả lời :
"Do thế, khi chọn người xuất gia, thiết nghĩ chúng ta không thể làm một cách tuỳ tiện mà phải cân nhắc cẩn thận. Vì người xuất gia vốn là biểu tượng của Thánh chúng, trưởng tử của Như Lai, Đạo sư của trời người, là tượng trưng cho đạo đức và giải thoát. Nếu vị thầy bất cẩn, cho những người thiếu phẩm chất đạo đức và thân thể khiếm khuyết xuất gia, thì không những vi phạm những điều Phật chế mà còn làm cho thanh danh của Giáo hội bị tổn thương, uy tín của Tăng đoàn bị hoen ố, và khó tránh khỏi sự hủy nhục của người đời." - http://www.quangduc.com/coban-2/348acgianan.html

đến đây, cũng là tạm đủ cho phần nghi vấn của Hiền hữu! Hiền hữu có còn nghi hối điều gì không? Nếu còn có điều gì nghi hối, kính mong Hiền hữu hoan hỷ nêu lên câu hỏi! khi phải thời, cđ hay các Thiện Tri thức sẽ giúp đỡ cho Hiền hữu !

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh trong Chánh pháp của Thế Tôn !

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.263 khách