Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết: tangbong

Nội cái tên "Tứ Diệu Đế" hay "Tứ Đế" trong kinh nói là do đức Phật thuyết, Không biết bản gốc nói là Tứ Đế, hay Tứ Diệu Đế. Mình nghĩ Phật là bậc đã giác ngộ, nói ra lời nào cũng khế cơ, khế lý hợp với mọi căn cơ, không có thể thay đổi được, nên mới gọi là "Diệu" hay là "tuyệt diệu", nên nghĩ rằng "Tứ Diệu Đế" có thể là do Phật đặt cho pháp môn này. Cũng có nơi gọi là "Tứ Thánh Đế" nữa, có lẽ là do lúc Phật thuyết cho năm anh em Kiều Trần Như, lúc đó còn là ngoại đạo, đắc pháp này rồi lên bậc Thánh (A La Hán) mà ra.

Thứ tự của Tứ Diệu Đế do Phật sắp xếp rất hợp lý như trong bài giảng của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, không thể thay đổi được.
:D
Thầy Thiện Hoa có nói cái bố cục hay nhưng không nói là "không thể thay đổi được". Đạo hữu có thể giảng giải thêm là vì sao mà "không thể thay đổi được" không? Alpha thực sự muốn nghe thêm kiến giải của đạo hữu


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
Không biết sao hôm nay tôi cũng suy nghĩ về bố cục này trùng hợp với đạo hữu:
- Mình đã thử nghĩ có thể xếp DIỆT ĐẾ ngay sau KHỔ ĐẾ hay không, vì khi biết thực tại khổ đau, cái cấp bách nhất vẫn là có diệt được khổ hay không? Ví dụ như nôm na thế này: vậy thì khổ, tôi biết rồi, tôi biết khổ mới xuất gia cầu đạo mà, nhưng mà quan trọng là có DIỆT khổ được không?
- Nhưng nghĩ kỹ lại thì chẳng thể nào xếp DIỆT ĐẾ ngay sau khổ đế, mà bắt buột ngay sau KHỔ đế phải là TẬP ĐẾ.

Hay nói cách khác, TỨ ĐẾ sắp xếp như vậy là hay nhất, không còn cách nào hay hơn.

Mong tiếp tục được các đạo hữu quan tâm thảo luận!
Chỗ tô đậm trong đoạn trích dẫn bạn cũng đồng ý rồi. Nói rõ ra là Tứ Diệu Đế sắp xếp hợp lý như vậy cũng dựa vào lý Duyên sinh "Cái này sanh ra thì cái kia sanh..." Chẳng hạn nói "Tôi nhức đầu" (Khổ) vì phải suy nghĩ nhiều để trả lời cho bạn :D (nhân hay nguyên nhân, tức là Tập). Vậy muốn hết nhức đầu thì phải uống thuốc hay nghỉ ngơi (Diệt). Uống thuốc "Tylenol" (Đạo) và nghỉ ngơi thì hết nhức đầu, hoặc ngồi thiền buông bỏ hết tất cả thì tâm trí được an tịnh, hết nhức đầu. :D .


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Quí Đạo hữu kính

Tứ Diệu Đế hay là Bốn Chân Lý Cao Thượng (Cattari Ariyasaccani. Ariya là cao thượng; sacca là chân lý) cũng như muôn pháp là có nhân & có quả. Khổ là quả, Tập là nhân; Diệt là quả, Đạo là nhân. Bt nghỉ, sở dĩ Đức Phật nói quả trước nhân sau vì hợp với tâm phàm phu của chúng sinh chỉ thấy "ta" Khổ do những hiện tượng bên ngoài mà không thấy tự nội tâm, và cũng hợp lẽ vì tâm tham chấp mà chúng sinh muốn hết khổ (Diệt) trước khi nghỉ ra phương cách làm hết khổ. Bồ Tát thì sợ nhân nên tạo nhân, còn chúng sanh thì sợ quả nên chỉ lo nhìn quả, cách nói này muốn nói lên tâm tham sân của thế gian cũng tương tự như ví dụ của ĐH Alphatran thử cho Khổ đi với Diệt, Tập đi với Đạo.

Dù sao thì 2 cặp nhân quả Khổ-Tập & Diệt-Đạo ở vào hai thế giới khác xa nhau:

Khổ-Tập: nơi cặp Nhân Quả thế gian này chúng ta chỉ thấy Khổ nơi sự lãnh thọ bất an từ hiện tượng bên ngoài (như khổ vì chiến tranh, thiên tai, cướp bóc, chia lìa, nghèo nàn, bịnh hoạn…..…..) – Diệu là làm sao để thấy được „Khổ Lớn Nhất Của Đời Người Là Sự Tái Sinh“ – chính là bản chất Khổ mà Đức Phật muốn nói đến.
Chấp nhận được bản chất khổ thì mới đi tìm nguyên nhân sinh khổ Tập khởi từ lửa nội tâm, chứ không phải do hiện tượng thế giới bên ngoài đem đến. Khi nhìn ra nguyên nhân thì cũng hiểu được bản chất Khổ.
Ai thấy ra được Khổ bản chất gọi là có chánh kiến hay Tu Tuệ của Khổ-Tập, người ấy có thể bước vào con đường Diệt-Đạo.

Diệt-Đạo : đây là cặp Nhân Quả xuất thế gian từ tuệ tri có phương thuốc diệt khổ. Có được niềm tin vào sự diệt khổ là thêm một diệu kỳ vì bấy giờ tâm chúng sinh ấy đã tiến sâu hơn vào nguồn mạch của thế giới tập khởi trên tấm thân này (do quan sát nguyên nhân sinh khổ)
Và không còn diệu kỳ nào so sánh hơn được nữa khi mà chúng sinh ấy sau cùng trở về với thế giới hoại diệt cũng trên tấm thân và trong sâu thẳm nội tâm này, qua sự trực ngộ từng giai đoạn rằng:
*Tu Giới là để canh giữ cái tâm ý không cho phiền não sanh khởi.
*Tu Định để đè nén phiền não bên trong không cho bộc phát ra ngoài thân & khẩu.
*Tu Tuệ là để diệt trừ tất cả mọi phiền não tùy miên trong tâm đã từ muôn kiếp.

(Tuy chia ra làm 2 cặp nhân quả, nhưng trong pháp hành thì Trung Đạo ở khắp 4 đế) .

Hai cặp nhân quả Khổ-Tập & Diệt-Đạo vì vậy không thể tách rời nhau.

Kính chúc Quí Vị an lành tangbong
kính,bt


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thiệt là hay quá, càng thảo luận càng thấy cái hay của bản Kinh Tứ Diệu Đế này,

Alpha thực sự may mắn để có được những chia sẻ từ đạo hiểm Biển Tâm, Bất Tịnh...

Qua lý giải của đạo hữu Biển Tâm chúng ta thấy được thêm một lý do nữa để nói rằng Tứ Đế như thế là không thể thay đổi thứ tự được: vì hai cặp KHỔ - TẬP và DIỆT - ĐẠO có quan hệ nhân quả khăng khít, và hai cặp phạm trù này ở hai thế giới khác xa nhau. Điểm mà alpha thực sự bất ngờ và thấy lý thú và đạo hữu Biển Tâm lý giải nguyên nhân mà Phật nói KHỔ ĐẾ trước rằng là do nói với chúng sinh, mà chúng sinh thì sợ quả (bồ tát thì sợ nhân) nên nói quả (KHỔ) trước.

Kính gửi đạo hữu BatTinh,

Ví dụ mà đạo hữu đưa ra chẳng biết do bất cẩn hay do nguyên nhân gì mà chẳng hợp với Tứ Đế, hãy đọc kỹ lại bản kinh, suy ngẫm kỹ lưỡng để phân biệt DIỆT và ĐẠO.

Nay alpha sẽ nói cái ý kiến của mình, rằng tại sao 4 đế không thể thay đổi thứ tự, cái hiểu của alpha thì khác cũng xin góp ý cùng tất cả quý đạo hũu:

- Các đế KHỔ & ĐẠO ở hai vị trí như thế thì các vị đã giải thích rồi nên alpha không nói lại.
- Alpha chỉ nói tại sao TẬP VÀ DIỆT không thể thay đổi cho nhau. Để làm rõ vấn đề này, xin mượn ví dụ của đạo hữu Biển Tâm để làm rõ:

----KHỔ ĐẾ ví như bác sĩ định bịnh cho 1 bịnh nhân
----TẬP ĐẾ ví như chứng bịnh đã được khám phá nguồn gốc
----DIỆT ĐẾ ví như sự xác nhận của bác sĩ bịnh này sẽ được chữa lành & có 1 loại thuốc trị nó.
----ĐẠO ĐẾ Đế thứ tư ví như toa thuốc mà người bịnh phải uống theo lời căn dặn của vị lương y.

Hãy cứ hình dung một bệnh nhân đi khám vì bị bịnh (KHỔ), bác sĩ sau khi khám liền nói với anh ta rằng bệnh này không có gì nghiêm trọng - bệnh này có thể chữa được dễ dàng (DIỆT). Vì từng có kinh nghiệm về bệnh tật, anh ra liền hỏi bác sĩ rằng, liệu sau này tôi có BỊ LẠI căn bịnh này không bác sĩ? Lúc này bác sĩ mới bảo, có thể bị lại, nếu loại virus này nhiễm vào người anh (TẬP) thì anh sẽ bị lại bệnh này. Bác sĩ gửi anh ta toa thuốc (ĐẠO) rồi anh ta ra về.

Như ở trên, thứ tự là: KHỔ - DIỆT - TẬP - ĐẠO. Nếu như vị bác sĩ này nói nguyên nhân gây bệnh (TẬP) trước, sau đó nói rằng bịnh có thể được chữa dễ dàng (DIỆT) thì anh bệnh nhân này chẳng cần lo lắng mà hỏi cái câu ấy.

Như vậy cái điểm quan trọng không chỉ là có DIỆT được hay không, mà điều quan trọng không kém nữa là có diệt được triệt để hay không (tức là diệt cả nguyên nhân gây khổ - TẬP).

Tôi nghĩ đó là một nguyên nhân khiến Phật sau khi nói KHỔ, liền nói TẬP rồi sau mới nói trong DIỆT ĐẾ rằng: "Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổnhững nguyên nhân dẫn đến đau khổ". Tức là Phật khẳng định trong DIỆT ĐẾ, cả KHỔ và NGUYÊN NHÂN KHỔ đều được diệt và hoàn toàn yên tâm rằng sẽ không có chuyện "tái phát" nữa.

Dù sao thì đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của alpha

Chân thành cảm ơn quý đạo hữu đã trích chút thời giờ quý báu cùng tham gia thảo luận với alpha.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào các bạn Tứ diệu đế là một nguyên lý hiển nhiên đúng. Bạn muốn làm việc gì cũng theo nguyên lý đó. Chẳng hạn việc khám bệnh cũng theo nguyên lý đó.
Tứ diệu đế diệu ở tính liên hệ tương trợ lẫn nhau giữa các đế nếu thiếu 1 trong bốn đế thì các đế còn lại không tồn tại (hoặc sai):
Vì có Khổ thì mới biết rõ về Tập, vì Tập lên mới có Khổ, muốn bỏ Khổ thì cần Diệt và Đạo, muốn tiến tới Diệt thì cần Đạo, muốn Đạo đúng thì phải bám sát Khổ, Tập.
Nếu không hiểu rõ nguyên nhân gây Khổ thì Tập sai, Tập sai thì bỏ Khổ cũng sai, bỏ Khổ sai(Đạo sai) thì Diệt sai


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle Kính Bạn Vandao kinhle Kính bạn Bui van Hai kinhle Kính bạn tqh009 kinhle Kính bạn Thong minh Hon kinhle Kính bạn Mahabatnha kinhle

Kính Đh Alphatran kinhle cho phép tôi cùng chia sẻ. NHÂN những chia sẻ nơi Bạn trên diển đàn:
Thật An Lạc với chủ đề:TỨ DIỆU ĐẾ - Diệu ở đâu ?

Với tôi. Bạn luôn tìm cầu cái thiệt tế, luôn tìm cầu cái tỏ rỏ VỀ MỘT CON ĐƯỜNG. Và Bạn đả dày công và khó nhọc trên con đường đó. Tại sao Bạn Không CHỨNG lấy cái SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC nơi Chính Bạn vì đó Là NHÂN: SANH, LẢO, BỆNH, TỬ ( KHỔ ) .

Chúc Bạn An Lạc, An Ổn kinhle

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Hi hi, tôi đã khuyên bác alphatran xả vì đến lúc đúng thời, duyên đến sẽ giúp bác ấy hiểu

Tôi có dạo trên web và có xem được một cuộc vấn đáp khá hay, hy vọng bác alphatran có thêm thông tin :
Khái niệm căn bản của đạo Phật

Hỏi: Lời dạy chính yếu của Ðức Phật là gì?

Ðáp: Tất cả lời dạy chính yếu của Ðức Phật tập trung vào giáo lý Tứ Diệu Ðế, như một bánh xe nối các căm, niền và trục. Ðược gọi là "Bốn" vì tất cả có bốn điều. Gọi là "Diệu" vì người ta biết ngay đến sự sự quý báu và gọi là "Ðế" vì phù hợp với hiện thực và chân thật.

Hỏi: Chân lý thứ nhất là gì?

Ðáp: Chân lý thứ nhất đề cập đến đời sống là khổ. Ðể sống bạn phải đau khổ. Không thể nào sống mà thiếu kinh nghiệm về khổ. Chúng ta phải chịu đựng cái khổ về thể xác như bệnh hoạn, mỏi mệt, chấn thương, già yếu và cuối cùng là chết. Chúng ta lại chịu đựng cái đau đớn về tâm lý như cô đơn, thất vọng, sợ hãi, chán nản, giận dữ, điên tiết....

Hỏi: Ðiều ấy có bi quan không?

Ðáp: Từ điển định nghĩa chữ bi quan là "một thói quen suy nghĩ về bất cứ việc gì xảy ra đều là xấu cả", hay "tin tưởng rằng cái xấu lúc nào cũng mạnh hơn cái tốt". Phật giáo không truyền dạy tư tưởng đó và cũng không bác bỏ sự hiện hữu của hạnh phúc.Một cách đơn giản Phật giáo cho rằng sống là phải trải qua khổ đau về thể xác và tâm lý, lời tuyên bố này rõ ràng không thể chối cãi được. Còn quan điểm của hầu hết các tôn giáo là hoang đường, một truyền thuyết hay một niềm tin khó có thể minh chứng được. Phật giáo bắt đầu bằng kinh nghiệm trên các sự kiện không thể phủ nhận , được mọi người cùng biết và tất cả những kinh nghiệm ấy, từng trải ấy phải cố gắng phấn đấu để vượt qua. Như vậy, Phật giáo đích thựcĩ là một tôn giáo phổ quát cho mọi người, bởi vì Phật giáo đã nhắm đúng vào mối quan tâm của mỗi cá nhân con người, khổ đau và làm sao để loại bỏ.

Hỏi: Chân lý thứ hai là gì?

Ðáp: Chân lý thứ hai là tất cả khổ mọi đau đều có nguyên nhân của ái dục. Khi chúng ta quan sát về khổ đau của tâm lý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân của ái dục tạo ra. Khi ta muốn một điều gì đó mà ta không được toại nguyện thì ta cảm thấy thất vọng. Khi ta mong muốn một ai đó sống theo sự mong đợi của ta, nhưng họ không làm được, ta cảm thấy chán nản và thất vọng. Khi ta muốn mọi người giống mình mà họ lại không thì ta cảm thấy bị tổn thương. Thậm chí khi ta muốn một cái gì đó và có thể đạt được, nhưng nó cũng không luôn mang lại hạnh phúc vì không lâu sau đó chúng ta cảm thấy chán ngán, mất đi sự thích thú với nó và bắt đầu ham muốn cái khác. Nói chung, chân lý thứ hai đề cập đến những gì bạn muốn không đảm bảo được hạnh phúc. Thay vì liên tục nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn, tốt nhất bạn nên cố gắng làm giảm bớt lòng ham muốn của bạn. Ham muốn ấy đã tước mất đi sự niềm an lạc và hạnh phúc của chúng ta.

Hỏi: Nhưng làm thế nào niềm mong muốn và tham ái lại có thể đưa đến khổ đau về thể xác?

Ðáp: Trong đời người ta luôn muốn cái này, ham thích cái nọ và đặc biệt cái khát vọng liên tục đã tạo ra một hấp lực mạnh mẽ để rồi cuối cùng dẫn đến việc tái sinh. Khi chúng ta đã đầu thai thì chúng ta có thân thể và như đã nói ở trên, thân thể này dễ bị chấn thương, bệnh hoạn, già yếu và tử vong. Như vậy ái dục đã dẫn đến sự khổ cho thể xác, vì nó là nguyên nhân chính dẫn dắt ta vào trong vòng luân hồi.

Hỏi: Ðiều đó rất hay, nhưng nếu ta gạt bỏ sự ham muốn thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được cái gì cả.

Ðáp: Ðúng vậy, tuy nhiên Ðức Phật muốn nói rằng khi sự ham muốn và tham ái, không thoả mãn những gì ta có và sự tham muốn không ngừng đó sẽ liên tục tạo ra nguyên nhân khổ đau. Do đó, ta nên loại bỏ sự tham muốn. Ðức Phật khuyên chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa cái chúng ta cần và cái chúng ta thèm khát và hãy cố gắng vì nhu cầu giảm bớt sự ham muốn. Ðức Phật dạy rằng nhu cầu của chúng ta có thể hoàn thiện nhưng lòng ham muốn của chúng ta thì vô cùng tận - như hố sấu không đáy. Có nhiều nhu cầu chính đáng, cơ bản, ta có thể đạt được và điều này khiến ta hướng tới. Vượt qua sự tham muốn bằng cách giảm đi lòng ham muốn ấy. Cuối cùng, mục đích của cuộc sống là gì? Hãy hài lòng và hạnh phúc với những mình có.

Hỏi: Ở Bạn có nói đến vấn đề tái sinh, nhưng có bằng chứng nào về việc này không?

Ðáp: Tất nhiên là có rất nhiều bằng chứng về điều này, nhưng chúng ta sẽ trở lại vấn đề này chi tiết ở chương sau.

Hỏi: Chân lý thứ ba là gì?

Ðáp: Chân lý thứ ba nói về khổ đau có thể bị loại bỏ và đạt được hạnh phúc. Ðây là điểm tối quan trọng trong Bốn Chân lý này, vì trong đó Ðức Phật đã quả quyết rằng sự thỏa mãn và hạnh phúc thật sự sẽ có thể đạt được. Một khi chúng ta từ bỏ những ham muốn vô ích và học cách sống mới mỗi ngày một giờ, thưởng thức những kinh nghiệm cuộc sống đã cống hiến cho ta mà không bị những nhục dục quấy nhiễu và phá rối. Chúng ta kham nhẫn trước những rắc rối của cuộc đời mà không sợ hãi, sân hận, thù hằn, vì thế chúng ta được hạnh phúc và tự do. Như vậy và chỉ như vậy chúng ta mới sống trọn vẹn. Vì chúng ta không còn bị ám ảnh bởi việc thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình, nên chúng ta sẽ có nhiều thời gian để giúp đỡ người khác với những nhu cầu bức thiết của họ. Trạng thái này gọi là Niết-bàn. Chúng ta cũng không còn khổ đau về tâm lý. Ðây là Niết-bàn tối hậu.

Hỏi: Niết-bàn là gì và ở đâu?

Ðáp: Ðây là một chiều kích vượt thời gian và không gian nên khó thể luận bàn hay cả đến suy tưởng. Những danh từ và tư tưởng chỉ thích hợp để mô tả chiều kích của thời gian và không gian. Nhưng vì Niết-bàn vượt thời gian, không chuyển vận và vì thế không già hoặc không chết. Vì thế Niết-bàn là bất diệt. Vì vượt không gian nên không có sự tạo tác, không có ranh giới, không có khái niệm của ngã và vô ngã và do đó Niết-bàn là vô hạn. Ðức Phật cũng quả quyết cho chúng biết rằng Niết-bàn là kinh nghiệm của một niềm hạnh phúc cao cả. Ngài tuyên bố:
"Niết-bàn là hạnh phúc tối thượng" -- Kinh Pháp Cú, 204

Hỏi: Nhưng có chứng cớ gì cho chiều kích hiện hữu đó chăng?

Ðáp: Không, không có. Tuy nhiên sự hiện hữu của Niết-bàn có thể suy luận ra được. Nếu có sự đo lường được về sự vận hành của thời gian và không gian thì đó mới chính là thật là sự đo lường. Thế gian mà chúng ta đang sống, chúng ta có thể suy lường mà không thể đo đạt được sự vận hành của không gian và thời gian.

Trở lại, dù chúng ta không thể chứng minh Niết-bàn là hiện hữu, nhưng theo lời Ðức Phật dạy Niết-bàn hiện hữu.

Phật dạy: "Có vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp. Nếu nói không như vậy thì cái vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp này cũng không thể tạo thành bất cứ hành động nào từ cái gì được sanh, trở thành. Nhưng bởi có vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp cho nên được làm ra để biết cái gì sinh ra, trở thành và hòa hợp". -- Ud 80.

Chúng ta sẽ biết được Niết-bàn chỉ khi nào chúng ta thực hành và đạt được nó.

Hỏi: Chân lý thứ tư là gì?

Ðáp: Chân lý thứ tư là con đường đưa tới sự chấm dứt khổ đau. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo, bao gồm: kiến thức chân chánh, suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, mạng sống chân chánh, siêng năng chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh và tu tập thiền định chân chánh. Người Phật tử thực hành theo tám pháp này thì sẽ thành tựu được phúc lạc một cách viên mãn. Bạn sẽ thấy mỗi bước trong Bát chánh đạo này bao hàm mọi lĩnh vực trong cuộc sống: tri thức, đạo đức, xã hội, kinh tế, tâm lý và do đó nó tiềm tàng mọi nhu cầu mà con người cần hướng đến một cuộc sống yên bình hạnh phúc và thăng hoa đời sống tâm linh.
Nguồn : http://www.thienvienphuocson.net/home/i ... &Itemid=87

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

TuDragon76 đã viết:Hi hi, tôi đã khuyên bác alphatran xả vì đến lúc đúng thời, duyên đến sẽ giúp bác ấy hiểu

Tôi có dạo trên web và có xem được một cuộc vấn đáp khá hay, hy vọng bác alphatran có thêm thông tin :

Nguồn : http://www.thienvienphuocson.net/home/i ... &Itemid=87

Nam Mô A Di Đà Phật !
Cảm ơn hiền hữu đã quan tâm khuyên nhủ alpha,

Trước đây mình có duyên mượn qua cuốn đó và có đọc rồi. Giờ đọc lại cũng như thế, trơn trợt như đi trên dầu loang. Chi bằng rà soát lại bản kinh, cố gắng hiểu cho hết bản kinh ấy. Diệu từ trong ấy. Như một số bài ở trên, càng thảo luận Diệu càng rõ hơn. Chẳng hay hơn sao.

Nếu như tôi buông cái chủ đề này ngay lúc hiền hữu khuyên thì tôi tiếp tục chịu u tối, vừa phụ lòng của Phật lại vừa không giữ được chánh pháp càng chẳng biết tu.

Còn những lời khuyên như thế này: "tôi đã khuyên bác alphatran xả vì đến lúc đúng thời, duyên đến sẽ giúp bác ấy hiểu", đối với alpha đó là những lời khuyên quá mơ hồ. Nói như thể chẳng khác nào bảo alpha cứ ngồi đó mà chờ chết đi.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Tôi muốn nói rõ ý của tôi nhưng tôi không biết cách nói sao cho mềm dẻo, dễ nghe, hi hi. Nếu bác kham nhẫn được thì tôi sẽ nói rõ ra ý của tôi

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

TuDragon76 đã viết:Tôi muốn nói rõ ý của tôi nhưng tôi không biết cách nói sao cho mềm dẻo, dễ nghe, hi hi. Nếu bác kham nhẫn được thì tôi sẽ nói rõ ra ý của tôi

Nam Mô A Di Đà Phật !
Xin hiền hữu cứ nói đừng ngại,

Alpha thẳng tánh nói ngay chứ chẳng chấp gì! Cũng mong hiền hữu cứ thẳng thẳng mà nói, chúng ta đang học đạo, chẳng phải xã giao đối đãi, ngại gì chuyện mềm dẽo dễ nghe!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
Chỗ tô đậm trong đoạn trích dẫn bạn cũng đồng ý rồi. Nói rõ ra là Tứ Diệu Đế sắp xếp hợp lý như vậy cũng dựa vào lý Duyên sinh "Cái này sanh ra thì cái kia sanh..." Chẳng hạn nói "Tôi nhức đầu" (Khổ) vì phải suy nghĩ nhiều để trả lời cho bạn :D (nhân hay nguyên nhân, tức là Tập). Vậy muốn hết nhức đầu thì phải uống thuốc hay nghỉ ngơi (Diệt). Uống thuốc "Tylenol" (Đạo) và nghỉ ngơi thì hết nhức đầu, hoặc ngồi thiền buông bỏ hết tất cả thì tâm trí được an tịnh, hết nhức đầu. :D .
Bạn đọc lại bài của Hòa thượng Thích Thiện Hoa nói về cách bố cục kỳ diệu của Tứ Diệu Đế, rồi đọc bài của tôi ở trên, thử tìm xem chỗ nào ám chỉ "Diệu"?

Bạn chấp vào lý thuyết nhiều quá, hễ thấy ai đưa ra một trích dẫn nào hay thì bám vào mà khen lấy khen để, chứ không hiểu chỗ tôi chỉ chữ "Diệu" qua thực hành.

Ở trên tôi nói muốn hết "nhức đầu", điều này có thật, vì tôi đã làm rồi, nay kể lại cho nghe chứ không phải khoe khang và cũng chưa ngộ được điều gì đâu. Như trên đã nói tôi bị nhức đầu vì suy nghĩ nhiều, nên sáng sớm này (4 giờ sáng), tôi ngồi thiền theo thế kiết già với cái đầu nóng trong thời gian một tiếng, thở vào thở ra nhiếp tâm nơi vùng bụng dưới. Được chừng 15 phút thì cả châu thân cảm thấy mát lạnh kể cả trên đầu, cái nóng "nhức đầu" bị đẩy ra ngoài. Biết rằng công phu có hiệu quả, tôi không chấp vào điều đó, cứ ngồi định tâm vào hơi thở mặc cho nó làm gì thì làm vì biết rằng nó sanh thì nó sễ diệt. Khoảng 30 phút sau cảm thấy ấm mát cả châu thân và trên đầu thì biết vậy, cứ tiếp tục ngồi thiền với cái đầu nhẹ tâng cho đến hết giờ.

Xả thiền xong, ngồi hồi tưởng lại những điều xảy ra trong thân tâm (tức là tôi trình cái thấy của mình cho ông chủ tâm của tôi), thì biết mình đã trải qua giây phút sinh tử.

Như vậy rõ ràng, Khổ là điều thật xảy ra chung quanh ta và trong thân tâm ta như trong bài viết của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nhận rõ nguyên nhân, biết cách diệt trừ thì phải thực hành thì cái khổ "nhức đầu" mới bị tiêu trừ hoàn toàn tận gốc rễ, chứ không phải nói "có thể" như bác Tú Rồng đã nói. Và kết luận chữ "Diệu" trong Tứ Diệu Đế là thực hành để khám phá ra chỗ vi diệu của nó, chứ không phải nói lý thuyết suông rồi cho là "Diệu".

Rất hổ thẹn khi phải nói điều này!
kinhle kinhle kinhle


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

A Di Đà Phật!

Nếu có kiến giải nào về Tứ Diệu Đế kính mong được các đạo hữu cùng thảo luận!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.231 khách