Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Tushita
Bài viết: 47
Ngày: 29/03/13 03:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: the void

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tushita »

Thánh_Tri đã viết:Mặt dù tôi công nhận trong kinh Nikaya đôi lúc cũng có tư tưởng Đại Thừa, song không thể đem toàn bộ Nikaya mà so sánh với Kinh Đại Thừa như Kinh Kim Cang được. Hai tư tưởng, đối tượng giáo hóa và cách tu tập hoàn toàn khác nhau.
Đh Thánh_tri nói vậy là chưa hoàn toàn đúng rồi!

Trừ Thiền Tổ Sư ra thì cả Thanh Văn thưa, Đại thừa Hiển tông lẫn Mật tông đều dựa nên cơ sở pháp tu chỉ +quán(Minh sát).Từ thiền quán mới phát sinh trí tuệ về Tính Không.Đây là dạng tiệm ngộ.

Còn riêng Tổ sư thiền là thuộc dạng "mật truyền" rồi,nó chỉ được biết đến rộng rãi sau khi được tổ Bodhidarma truyền vào Trung Quốc.
Phải hiểu pháp Nhị Thừa rồi mới tiến lên mà hiểu pháp Đại Thừa.
Thực sự là vậy,nếu không hiểu pháp nền tảng thì rất tai hại,làm cản trở pháp học.Giáo lý Đại thừa khai triển đến mức cùng tột lý duyên khởi và tánh Không(Vô ngã) của tất cả các pháp.Vì Bồ tát thừa hướng tới Nhất Thiết Chủng Trí,tức là trí Phật.


Phân biệt là Thức,vô phân biệt là Trí. Y theo thức thì bị nhiễm ô,y theo trí thì được thanh tịnh. Vì nhiễm ô nên có sanh tử,vì thanh tịnh nên được Niết bàn.

---Di lặc bồ-tát---
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Ok, tham thoại đầu thì sẽ:

...Tham từ từ và từ từ, từ đa tâm đến thiểu tâm, từ thiểu tâm đến nhứt tâm, từ nhứt tâm đến vô tâm

Còn

từ vô tâm vượt đầu sào trăm thước thì minh tâm kiến tánh.

1. Đầu sào trăm thước làm sao mà vượt?

2. Tất cả các hữu tâm đều cách xa như trời với đất. Vô tâm, Minh tâm vẫn cách xa như trời với đất.

~x(

--> chưa từng thực đến điền địa đó thì đừng mở miệng đoán mò nhé.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Cảm ơn Hiền hữu onebiglove đã có lời trợ duyên ! kinhle

Kính Hiền hữu LN! kinhle
Trong đoạn kinh mà cđ trích dẫn, Thế Tôn đã giảng rõ:
"thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh.
..............
thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung12.htm

Này Hiền hữu!
"những loài chúng sanh phá màn da mỏng che chỗ kín" <= cái này thì dễ hiểu dễ thấy; có nhiều loài sinh vật mang thai sanh con, trong đó có Con Người ("màn da mỏng che chỗ kín" là dụ cho màn trinh của con cái), nhưng này Hiền hữu!
"một số thuộc loài người là Hóa sanh <= ai có thể tin được điều này khi họ tự thân mình không thấy không biết.

Này Hiền hữu!
Đoạn 10 trong kinh Khởi Thế Nhân Bổn mà Hiền hữu onebiglove đã trích là giải thích sự Hóa sanh của phần lớn các loài hữu tình qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên) trong kiếp Hoại, và sự Hóa sanh của các Chư thiên ấy trở lại thế này trong giai đoạn kiếp Thành. Đoạn 11 trở đi là giải thích sự hình thành khởi nguyên của Thế giới, nếu so sánh đối chiếu với "vụ nổ Big Bang" của Khoa học ngày nay thì có nét tương đồng nhưng phần này thiên nặng về Thế Giới Luận, không liên hệ nhiều đến việc thực hành thoát Khổ.
(nếu Hiền hữu hoan hỷ với phần này thì có thể tham khảo chủ đề "Nikaya và Khoa học": http://ykinhyluat.blogspot.com/2011/06/ ... a-hoc.html; trong này có đi sâu về các hiện tượng Thế giới quan như: cấu trúc của Vũ Trụ, sự xuất hiện Mặt Trăng,Mặt Trời, Quỹ đạo tròn và tự xoay quanh trục của Trái Đất, Núi, Đại dương... theo tạng Nikaya).

như vậy, này Hiền hữu! như lời Thế Tôn tuyên giảng về các loại Tà kiến:
"Không có kết quả của bố thí, không có kết quả của lễ hy sinh, không có kết quả của tế tự, không có kết quả,quả báo của các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; trên đời không có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thành tựu, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đã chứng ngộ với thắng trí" - http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung60.htm,

thời ở đời này, người ta không có tà kiến về các loài Noãn Sanh, không có tà kiến về các loài Thấp Sanh, không có tà kiến về các loài Thai Sanh; nhưng này Hiền hữu! phần đông người ta có Tà kiến về các loài Hóa sanh. Vì sao vậy? vì tự thân mình không thấy lại cho rằng không có.

(P/s: phần liên hệ đến Thế Giới quan, Hiền hữu nên dành thời gian tham khảo ở một mức vừa chừng, để dành thời gian cho việc học và thực hành thoát Khổ; như vậy, thời chờ đợi là sự lợi ích, sự an lạc lâu dài đem đến cho Hiền hữu kinhle )

Kính chúc Hiền hữu cùng các Chư hiền an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Hieule đã viết:
cục đất đã viết:Chư Hiền nào chuyên sâu về Nam Truyền thì hãy tham khảo Kinh Phạm Võng-Trường Bộ I để hiểu ý nghĩa 62 Tà kiến về Quá Khứ-Vị Lai, tham khảo Kinh Trạm Xe-Trung Bộ I để hiểu ý nghĩa "Vô thủ trước Hiện tại Niết-bàn"
Kính gởi Đạo Hửu Cục Đất tangbong

Không biết Đạo Hửu có thể giảng rộng ra ý nghĩa của câu "Vô thủ trước hiện tại Niết Bàn." cho mọi người cùng hiểu có được không? kinhle kinhle kinhle
Lành thay, lành thay, này Hiền hữu! khi Hiền hữu đã khéo léo tác ý và khéo nêu câu hỏi liên hệ đến Pháp và Luật của Thế Tôn. kinhle

Nhưng ở đây, này Hiền hữu! cđ là ai mà có thể giảng rộng cho Hiền hữu về Chánh Pháp vi diệu này. Này Hiền hữu! thuở xưa, khi các vị Hữu học có điều thắc mắc về Chánh Pháp mà không hỏi trực tiếp Thế Tôn, chư vị ấy thường tìm đến các Đại Đệ tử thời danh của Thế Tôn như: Ngài Ananda, ngài Maha Kaccana (Đại Ca-chiên-diên)... để nêu lên câu hỏi. Và sự kiền này đã xảy ra, các vị Đại Đệ tử ấy đã nói với đồng Phạm hạnh của mình như sau:
"-- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn giả... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.

-- Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai.. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.

-- Vậy này chư hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.

.............."


http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung133.htm
như vậy, này Hiền hữu! các bậc Đại Đệ Tử tôn kính Thế Tôn và sách tấn Đồng Phạm hạnh tôn kính Thế Tôn, xem Thế Tôn là lõi cây và hướng dẫn người khác tìm lõi cây.

Cũng vậy, này Hiền hữu! tuy nay Thế Tôn không còn tại thế, nhưng Giới Pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền ở thế gian, thời không có sự kiện cđ vượt qua Giới Pháp ấy để giảng giải cho các Đồng Phạm hạnh. Này Hiền hữu! Hãy tìm trong tạng Pháp và tạng Luật những điều đã được dạy. Khi Hiền hữu đã tìm học mà vẫn không tỏ rõ được ý nghĩa; khi ấy phải thời để Hiền hữu nêu câu hỏi trong "chuyên mục Nam Truyền", sẽ có các Đồng Phạm hạnh chuyên sâu về Nam Truyền đến giảng giải và chia sẻ ý nghĩa cùng Hiền hữu. kinhle

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh là để phá các bệnh chấp. Nay mình cứ ôm kinh thì trở lại thành bệnh chấp kinh. Đó là trái ngược mục đích thuyết kinh của Phật Thích Ca. Cẩn thận! Trân trọng!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Phần lớn lời Phật dạy đều có ý Thiền không luận Tiểu hay Đại thừa , chỉ tiếc là người học không lãnh ngộ được trọng vẹn , thành ra mới có Tiểu và Đại Thừa , vì do người ngộ mà chia Tiểu Đại chứ kinh sách không có lỗi , kinh sách vô tri vô giác còn chúng ta có tri có giác thành ra phải ngẫm nghĩ lại mình .
Các ông thấy đó các Tổ chỉ vấn đáp vậy thôi mà đệ tử được đại triệt ngộ , có chia Tiểu Thừa hay Đại Thừa đâu .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]281 khách