- Nếu BK cho rằng như thế thì có thể kiếm cho Chú Tiểu một ví dụ nào nói về vô mình mà không tạo nghiệp không ?BATKHONG1985 đã viết:A> Giải thích chưa thuyết phục: Không phải hễ vô minh thì tạo nghiệp. Vì tất cả những ai chưa giải thoát đều còn Vô Minh, và nói như DH thì bất kì hành động nào của họ cũng tạo nghiệp. Câu thứ hai cũng không nói lên được điều gì.Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết: . Một sự vô minh khủng khiếp.
. Một sự không thể kiểm soát nỗi tâm trí mình
=> DH chưa nêu rõ định nghĩa 'thế nào là tạo nghiệp'? mà luận hay trả lời thì rõ ràng không có cơ sở! Học kiến thức ngoài đời phải cẩn thận có bài bản thì học Phật cũng chí ít phải như thế! Sau đây, BK trả lời cho trường hợp người điên.
- Và có thể cho thêm 1 ví dụ về một hành động mà không tạo nghiệp không đối với một chúng sanh vô minh?
- Và có thể định nghĩa thế nào là tạo nghiệp cho Chú Tiểu hiểu biết thêm được không ?
- Vì Chú Tiểu thấy rằng còn là chúng sanh thì vô mình nhưng xét ở chúng sanh có đủ các cảm thọ, đủ nhận thức thì việc tinh tấn tu tập sẽ không phải là vô minh tuyệt đối mà là sẽ dần thoát xa vô minh. Cho nên không thể quy kết chung còn là chúng sanh thì vô minh cả. Có lẻ ở đây phân chia cấp độ sẽ ổn hơn khi quy kết chung còn là chúng sanh thì vô minh.
- Nói về người điên thì để xét rõ hơn ta phải xem coi tại sao họ điên.BATKHONG1985 đã viết: B> Bây giờ BK xin phép luận một chút xíu về "nghiệp".
((Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara-nikaya)"Này các tỳ kheo, Ta bảo rằng tác ý (cetana) đấy là nghiệp (kamma). Với ý muốn (chủ đích trong tâm thức) người ta hành động bằng thân xác, bằng ngôn từ và bằng cơ quan tâm thần của mình"
Tức là tác ý lên một đối tượng nào đó, có thể có hại hoặc có lợi cho đối tượng, hoặc không phải lợi hay hại (vô ký). Nếu tác ý đó mà hành động đã ảnh hưởng tới đối tượng thì là tạo nghiệp - lưu vết (NHÂN), tương ứng có nhân: ác, thiện, vô ký. Và khi lưu chuyển đến một điều kiện thích hợp thì người đó sẽ nhận lại những gì đã làm (QUẢ BÁO).
Trường hợp của người điên vẫn có tác ý nhưng không tác ý trực tiếp vào người bị hại, thuộc về hậu quả thứ cấp, cũng là tạo nghiệp nhưng so với một người cố ý thì nhẹ hơn và so với một cành cây rơi trúng người đi đường thì nó nặng hơn, tuy nhiên ta chưa thể nói cành cây tạo nghiệp vì trong định nghĩa chỉ mới đề cập đến hữu tình, chưa nói đến vô tình chúng sanh. Tuy nhiên, việc cành cây rơi trúng người thì cũng là nhân duyên cho các sự kiện trong quá trình tiến hóa của nó (nghe vô lí nhưng điều đó là không có cơ sở nào bác bỏ, và được khẳng định theo lý thuyết Phật Tánh).
- Điên vì làm ăn thua lỗ, uất ức, tình cảm, sự nghiệp... mà trạng thái điên diễn ra.
- Như Chú Tiểu thấy nhiều trường hợp vì có đi thăm phát quà tại một trại điên, kể một chút thấy chợt vui: bữa đó đi vào cổng, gặp một người ăn mặc lịch sự đi ra chào và nói chuyện. Sau khi nói một lúc chuyện này nọ kia(Chú Tiểu thường im lặng để nghe họ nói). Thì bổng nghe thấy: chú kia vào xếp hàng. Hoá ra nãy giờ CT đang nghe một người bệnh nhân nói chuyện.
- Rồi dạo một vòng thấy đủ kiểu thể hiện. Được biết dạng hung dử gây hại đã được cách ly riêng.
Vậy xét ở câu hỏi một người điên gây hại rõ là quá khứ họ đã làm gì đó cũng tương ứng với cách hành xử sau này. Cho nên nói vô mình là vô mình do khi tỉnh không tu tập rồi nhân quả báo ứng tạo nên một kiếp sống khốn khổ như vậy.
Tác ý: nếu xét tác ý hay không tác ý thì sự đau khổ gây cho người khác đã là có. Thế thì tạo nghiệp là chắc rồi còn gì. Bài viết hồi đáp trên của CT đã trả lời theo câu hỏi là có tạo nghiệp hay không. Ở đây BK phân tích tạo nghiệp nặng nhẹ nữa thì.....BK đã tự nói ra trước vậy
Nhân đây xin trải lòng với bác battinh. Bên kia bác làm thơ cho rằng Chú Tiểu chê bác già, bác sai rồi, Chú Tiểu hay nói về cái già là tự nhắc mình đó bác. Nhìn bác chính là tương lai của CT nếu CT đủ phước để sống đến già... Và theo nhiều khía cạnh từ khoa học đến tâm linh cũng như thông qua các lời dạy thì thấy là còn trẻ không lo tu, về già thì tu sẽ khó muôn phần. Mong bác hiểu cho.