Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: @bình

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ma Ba Tuần đã viết:Bát nhã thì mình đọc nhiều rồi.....đảm bảo không có " Pháp là huyễn "

ví dụ : pháp là huyễn bạn không chỉ rõ dc nhưng nếu bạn cần mình cho bạn 10 trích dẫn trong kinh có nói " Pháp như huyễn'
Bạn đố mọi người tìm được một câu kinh, bài kệ có nói "pháp như huyển" thì bạn sẽ cho mọi người 10 trích dẫn trong kinh có nói về "pháp như huyễn".

Tôi đang sẵn sàng chờ đọc 10 trích dẫn của bạn.
Ma Ba Tuần đã viết:Tìm được 1 câu " pháp là huyễn ' hay "pháp là mộng , ảnh...." trong kinh phật .....mình xin nhận người đó là sư phụ.
Tôi tìm trên mạng, trong cuốn kinh Niệm Phật Ba La Mật do cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch, có đoạn một đoạn kinh "Phản văn, văn tự tánh" của Bồ tát Quán Thế Âm, có nói về "pháp như huyễn":
  • Khi xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ Giác Không tánh....

    ... Nhờ vậy, hành giả biết các pháp như huyễn, thời tự nhiên xa lìa các huyễn hóa, sinh diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên Giác Tánh. Đó gọi là tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhất thiết chư pháp
Giai tòng tâm sanh
Tâm vô sở sanh
Pháp vô sở trụ.

Nghĩa

Hết thảy các pháp
Đều do tâm sanh
Nếu tâm không sanh
Pháp không chỗ trụ.

Như vậy thì biết
Nếu tâm có sanh, tức vọng tâm.
Nếu vọng tâm không sanh
thì pháp cũng không có.

Điều này chứng tỏ các pháp đều là huyễn,
đều do vọng tâm mà hiện.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Ma Ba Tuần đã viết:Tìm được 1 câu " pháp là huyễn ' hay "pháp là mộng , ảnh...." trong kinh phật .....mình xin nhận người đó là sư phụ.
Bắt lỗi chữ nghĩa làm chi nhỉ? Mà xin nhận làm sư phụ để làm chi, nếu như người đó chỉ là một người tìm được câu kinh cho bạn.
Quan trọng là thấu rõ bản tánh của các pháp.

Pháp là tên gọi chung nhằm để sự vật, hiện tượng nào đó.

Bạn nên nhận người chứng nhập bản tánh tất cả các pháp làm sư phụ thì hay hơn.

BẢN TÁNH các pháp là gì? Là huyễn hay là vô ngã,...? Nên xoáy vào đó mới thiết thực.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BATKHONG1985 đã viết:
Bạn nên nhận người chứng nhập bản tánh tất cả các pháp làm sư phụ thì hay hơn.
Thôi mà bạn! Trong đây chẳng có ai tự xưng mình đã chứng nhập bản tánh tất cả pháp, nên cũng không dám nhận làm sư phụ cho mọi người.

Chúng mình hằng ngày sống chung đụng với ma, ăn ngủ, làm việc với ma mà chẳng thấy bóng dáng ma ra sao? Nay có ma thật hiện hình người nữ để cũng làm bạn chung học Phật pháp thì càng vui chứ! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

:D Tại BK thấy DH binh và battinh dí bắt con ma, hai người mà bắt trói một người, thấy tội nghiệp người ấy quá nên BK khuyên đừng thách đố nữa. :D

Hai vị kiên quyết bắt ma thì BK xin phép tránh sang một bên.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có gì đâu, tôi đã ngưng rồi, mà Ma cố nói vớt, nên tôi đọc lại bài kệ trả lời cho mọi người cùng hiểu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: @bình

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

battinh đã viết:
Ma Ba Tuần đã viết:Bát nhã thì mình đọc nhiều rồi.....đảm bảo không có " Pháp là huyễn "

ví dụ : pháp là huyễn bạn không chỉ rõ dc nhưng nếu bạn cần mình cho bạn 10 trích dẫn trong kinh có nói " Pháp như huyễn'
Bạn đố mọi người tìm được một câu kinh, bài kệ có nói "pháp như huyển" thì bạn sẽ cho mọi người 10 trích dẫn trong kinh có nói về "pháp như huyễn".

Tôi đang sẵn sàng chờ đọc 10 trích dẫn của bạn.

ĐÂM LAO THÌ THEO LAO
10 ví dụ
1
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
(Tất cả các pháp hữu vi
Như bóng, bọt nước có gì khác đâu
Như sương, như điện lóe mau
Hãy xem như giấc chiêm bao mơ màng).
2

Tòa sen báu này lại có vô số bảo châu như ý kết hợp trang nghiêm: Mười ức bảo châu Quang minh ma ni chiếu sáng, mười ức bảo châu Tịnh phước ma ni xinh đẹp, mười ức bảo châu Biến chiếu ma ni trong sạch, mười ức bảo châu Diệu quang ma ni chõi rỡ, mười ức bảo châu Tạp sắc ma ni chiếu khắp, mười ức bảo châu Diêm phù tràng ma ni vững vàng, mười ức bảo châu Kim cương sư tử ma ni trang nghiêm, mười ức bảo châu Nhựt tạng ma ni rộng lớn, mười ức bảo châu Bất tư nghị ma ni ánh đủ màu, mười ức bảo châu Như ý trang nghiêm vô tận.

Bảo tòa liên hoa này có ra là từ nơi thiện căn vô thượng của đức Như Lai. Là chỗ mà chí ý của Bồ Tát ái mộ khắp hiện các nơi.

Bảo tòa này cũng là từ pháp như huyễn mà có, cũng là từ thiện nghiệp, từ pháp tánh vô tránh, .pháp tánh như mộng mà có Pháp vô hành dùng để ấn. Thuận với lý vô trước, nên cùng khắp mười phương tất cả pháp giới. Do công đức thuận với cảnh giới Phật mà tạo nên

http://tangthuphathoc.net/kinh/kinhdaibuutich-1.1.htm

3

Các pháp như huyễn hóa
Ðều do phân biệt khởi

Trong ấy có sở hữu
Tất cả pháp đều không
Ðiên đảo hư vọng tưởng
Ngu si lòng chấp ngã
Nhớ tội xưa của tôi
Quá ác trong ác nghiệp
Quá khứ tạo đại nghịch
Giết cha mẹ thánh nhơn
Phá tháp chùa phá Tăng
Ðó là cực ác nghịch
Do ác nghiệp trước ấy
Tôi sẽ thọ khổ lớn
Chúng tôi ngập lưới nghi
Nghe pháp trừ nghi hối
Thế Tôn nhổ tên độc
Phá tan lòng tôi nghi
Tôi giác ngộ pháp giới
Tội ác vô sở hữu
Chư Phật phương tiện khéo
Giỏi biết ý chúng tôi
Phương tiện độ chúng sanh
Giải trừ lưới nghi họ
Chỗ nào có chư Phật
Pháp Tăng cũng đều không
Cha mẹ vốn tự không
A La Hán không tịch
Chỗ ấy không có giết
Sao lại có nghiệp quả
Như huyễn không có sanh
Các pháp tánh như vậy
Người Ðại Trí Văn Thù
Sâu đạt pháp nguyên để
Tự tay cầm gươm bén
Ðến bức hại thân Phật
Như gươm Phật cũng vậy
Nhứt tướng không có hai
Vô tướng cũng vô sanh
Trong ấy sao lại giết
http://tangthuphathoc.net/kinh/kinhdaibuutich-6.23.htm
4

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với chư Bồ Tát : “Nay các Ngài nên lắng nghe đây, như nhà ảo thuật đã học tập giỏi rồi chẳng rời chỗ mình ngồi mà hay ảo thuật ra các thứ hình sắc. Cũng vậy, đại Bồ Tát đã hay học giỏi pháp như huyễn Bát Nhã Ba la mật rồi liền ở trong các pháp như huyễn, nơi những Phật độ mười phương tùy ý hiện các hình tượng để làm Phật sự. Tại sao ? Vì tất cả các pháp đều như huyễn hóa, do đó mà chỗ làm đều theo như ý muốn. Như vầng nhựt nguyệt kia ở hư không chẳng hề xuống vào trong các đồ vật mà ánh sáng của nó chiếu khắp mọi nơi. Cũng vậy, Bồ Tát, an trụ bất động mà tùy tâm hiện thân khắp trước chư Phật mười phương hoặc hiện các thân Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc hiện các tượng Phạm Vương, Ðế Thích, hoặc hiện các sự Tứ Thiên Ðại Vương, Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc hiện Quốc chủ Ðại thần chánh hóa, nhẫn đến hoặc hiện tất cả
5
Hoa Nghiêm kinh

Lại lấy đầu sợi lông khắp lường pháp-giới, nơi chỗ đầu một sợi lông trọn bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp giáo-hóa điều-phục tất cả chúng-sanh. Như nơi đầu một sợi lông, nơi tất cả đầu sợi lông đều như vậy. Chẳng chấp trước ngã, chẳng khởi tưởng ngã, ngã-sở. Nơi mỗi đầu sợi lông thành-tựu bồ-tát-hạnh tận vị-lai kiếp, chẳng chấp-trước nơi thân, nơi pháp, nơi niệm, nơi nguyện, nơi tam-muội, nơi quán-sát, nơi tịch-định, nơi cảnh-giới, nơi sự giáo-hóa điều-phục chúng-sanh. Cũng chẳng chấp-trước, nơi sự nhập pháp-giới.

Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát này nghĩ rằng : Tôi phải quán-sát tất cả pháp như huyễn, chư Phật như bóng, bồ-tát-hạnh như giấc mơ, Phật thuyết-pháp như vang, tất cả thế-gian như hóa, vì do nghiệp-báo chấp trì, thân sai-biệt như huyễn, vì do hành-lực khởi ra. Tất cả chúng-sanh như tâm, vì các thứ tạp-nhiễm, tất cả pháp như thiệt-tế, vì chẳng thể đổi khác.
Sửa lần cuối bởi Ma Ba Tuần vào ngày 21/10/14 23:43 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

6
Lại nữa, lúc tu Bát Nhã Ba la mật, chẳng thấy phược chẳng thấy giải, với phàm phu nhẫn đến tam thừa chẳng thấy tướng sai biệt. Ðây là tu Bát Nhã Ba la mật”.

Ðức Phật hỏi: “Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ông đã cúng dường ở chỗ bao nhiêu chư Phật?”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch: “Tôi và chư Phật như tướng huyễn hóa, chẳng thấy tướng cúng dường, chẳng thấy người nhận”.

Ðức Phật hỏi: “Nay ông có thể chẳng đã an trụ Phật thừa ư?”

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch: “Như chỗ tôi tư duy chẳng thấy có một pháp, thì thế nào sẽ được an trụ nơi Phật thừa”.
http://tangthuphathoc.net/kinh/kinhdaibuutich-7.12.htm
Kinh Hoa nghiêm
7
Những thân đã thị hiện đây chẳng phải một, chẳng phải nhiều. Nhập định và xuất định không bị lầm loạn.

Chư Phật tử! Như Lai Hầu A Tu La Vương, bổn thân cao bảy trăm do tuần, hóa hình cao mười sáu vạn tám ngàn do tuần, đứng giữa đại hải lộ nửa thân cao ngang đỉnh núi Tu Di. Dầu hóa thân cao mười sáu vạn tám ngàn do tuần, nhưng bổn thân của A Tu La Vương vẫn không hư hoại, các uẩn xừ giới đều như cũ, tâm không lầm loạn, nơi thân biến hóa không nghĩ là thân khác, cũng không nghĩ bổn thân là chẳng phải mình. Bổn thân luôn hưởng thọ các sự vui, mà thân biến hóa thường hiện các thứ tự tại thần thông oai lực.

Chư Phật tử! A Tu La Vương có tham sân si, còn đủ tánh kiêu mạn còn có thể biến hiện thân mình như vậy, huống là đại Bồ Tát đã thân liễu đạt tâm pháp như huyễn, thế gian đều như mộng, chư Phật xuất thế đều như bóng hình, tất cả thế giới dường như biến hóa, ngôn ngữ âm thanh đều như vang, đã thấy pháp chơn thiệt, dùng pháp như thiệt làm thân mình, biết tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh, rõ biết thân tâm không có thiệt thể, thân mình ở khắp vô lượng cảnh giới, dùng Phật trí quang minh quảng đại để tịnh tu tất cả hạnh bồ đề.

8
Này Thiện Nam Tử! Ta được Bồ Tát giải thoát tên là "Tịch tịnh thiền định lạc phổ du bộ" thấy khắp tất cả chư Phật tam thế, cũng thấy chư Phật: quốc độ thanh tịnh đạo tràng, chúng hội thần thông, danh hiệu, thuyết pháp, thọ mạng, ngôn âm, thân tướng nhiều loại chẳng đồng, thảy đều thấy rõ mà không chấp lấy.

Tại sao vậy?

Vì biết Ðức Như Lai chẳng phải đi vì đã diệt hẳn thời gian không gian.

Vì biết Ðức Như Lai chẳng phải đến, vì thể tánh vô sanh.

Ðức Như Lai chẳng phải sanh, vì pháp thân bình đẳng.

Ðức Như Lai chẳng phải diệt, vì không có tướng sanh.

Ðức Như Lai chẳng phải thiệt, vì an trụ pháp như huyễn.

Ðức Như Lai chẳng phải vọng, vì lợi ích chúng sanh.

Ðức Như Lai chẳng phải dời đổi, vì vượt khỏi sanh tử.

Ðức Như Lai chẳng phải hư hoại, vì tánh thường chẳng biến đổi.

Ðức Như Lai một tướng, vì đều rời ngôn ngữ.

Ðức Như Lai vô tướng, vì tánh tướng vốn không.
9
Hiện thân sắc tướng hải rộng lớn vô biên. Hiện thân khắp tất cả oai nghi. Hiện thân thị hiện khắp mười phương. Hiện thân đều phục khắp tất cả chúng sanh. Hiện thân vận thần thông

quảng đại nhanh chóng. Hiện thân lợi ích chúng sanh chẳng dứt. Hiện thân thường đi trên hư không để làm lợi ích. Hiện thân đảnh lễ tại chỗ tất cả Phật. Hiện thân tu tập tất cả thiện căn. Hiện thân thọ trì Phật pháp chẳng quên. Hiện thân thành mãn đại nguyện bồ tát. Hiện thân quang minh sung mãn mười phương. Hiện thân pháp đăng khắp dứt tối tăm thế gian. Hiện thân tịnh trí biết pháp như huyễn. Hiện thân pháp tánh xa lìa trần nhiễm. Hiện thân phổ trí chiếu pháp rõ ràng. Hiện thân rốt ráo không khổ không nóng. Hiện thân kiên cố chẳng bị ngăn trở phá hoại. Hiện thân Phật lực vô sở trụ. Hiện thân vô phân biệt ly nhiễm. Hiện thân pháp tánh bổn
thanh tịnh.

10

Tại sao vậy?

Vì thiện căn chẳng đồng. Vì vốn không tu tập thiện căn thấy Phật tự tại. Vì vốn chẳng khen nói công đức thanh tịnh của tất cả Phật độ ở mười phương. Vì vốn chẳng ca ngợi những thần biến của chư Phật Thế Tôn. Vì vốn chẳng ở trong sanh tử phát tâm Vô thượng Bồ đề. Vì vốn chẳng làm cho kẻ khác phát tâm Bồ đề. Vì vốn chẳng có thể làm cho chủng tánh Như Lai không đoạn tuyệt. Vì vốn chẳng nhiếp thọ chúng sanh. Vì vốn chẳng khuyên kẻ khác tu hạnh Ba La mật của Bồ Tát. Vì lúc ở trong sanh tử lưu chuyển, vốn chẳng khuyên bảo chúng sanh cầu đại trí nhãn tối thắng. Vì vốn chẳng tu tập thiện căn phát sanh Nhứt thiết trí. Vì vốn chẳng thành tựu thiện căn xuất thế của Như Lai. Vì vốn chẳng được trí thần thông nghiêm tịnh Phật độ. Vì vốn chẳng được cảnh sở tri của Bồ Tát nhãn. Vì vốn chẳng cầu những thiện căn siêu xuất thế gian bất cộng Bồ đề. Vì vốn chẳng phát Bồ Tát đại nguyện. Vì sanh ra vốn chẳng từ sự gia bị của Ðức Như Lai. Vì vốn chẳng biết tất cả pháp như huyễn, chư Bồ Tát như mộng. Vì vốn chẳng được sự hoan hỷ quảng đại của chư đại Bồ Tát. Những điều trên đây đều là cảnh giới trí nhãn Phổ Hiền Bồ Tát chẳng cùng chung với tất cả hàng Nhị thừa. Do cớ này, nên chư đại Thanh Văn không thấy được, chẳng biết được, chẳng nghe được, chẳng nhập được, chẳng chứng được, chẳng niệm được, chẳng quán sát được, chẳng tính lường được, chẳng tư duy được, chẳng phân biệt được. Thế nên dầu cũng ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy được những đại thần biến của Như Lai.
11
Thiện Tài thấy vườn Nhựt Quang có số lượng công đức, vô lượng trang nghiêm. Ðâu là do công hạnh của Bồ Tất cảm thành, căn lành xuất thế phát khởi, cúng dường chư Phật sanh ra, tất cả thế gian không đâu sánh bằng.

Ðây là do Tỳ Kheo Ni Sư Tử Tần Thân thấu rõ pháp như huyễn, chứa nhóm phước đức lành thanh tịnh quảng đại mà thành tựu cảnh vườn trang nghiêm này.

Thiên, Long, Bát Bộ vô lượng chúng sanh trong Ðại Thiên thế giới đều vào vườn này vẫn không chật hẹp.

12
Nếu chúng sanh nào đến chỗ của ta, thời ta vì họ mà giảng nói Bát Nhã Ba la mật.

Này Thiện Nam Tử! Ta thấy tất cả chúng sanh, vì trí nhãn thấy rõ nên ta chẳng phân biệt chúng sanh tướng. Nghe tất cả ngữ ngôn, vì tâm không chấp trước nên ta chẳng phân biệt ngữ ngôn tướng.Thấy tất cả Như Lai, vì thấu rõ pháp thân nên ta chẳng phân biệt Như Lai tướng. Trụ trì tất cả pháp luân, vì ngộ pháp tự tánh nên ta chẳng phân biệt pháp luân tướng. Một niệm biết khắp tất cả pháp, vì biết pháp như huyễn nên ta chẳng phân biệt pháp tướng.

Kinh Đại Bửu Tích
13
Pháp vốn không có sanh, vì sanh pháp vô sở hữu. Pháp vốn không có pháp mà vì vọng phân biệt chấp trước. Pháp vốn không có khởi, vì không tự tại. Pháp không có quán đãi vì hoàn toàn xả. Pháp không có tác dụng vì không có khứ lai. Pháp không có tự tánh vì siêu quá tất cả tự tánh. Pháp vốn bình đẳng không sai khác vì không hí luận. Tùy thật hành pháp gì, phát nuyện thù thắng đều thành tựu cả, nhưng trong đây không có tác giả nhẫn đến không có chút pháp bị được, vì đều quy về nơi không.

Do những nghĩa trên đây, nên Như Lai nói tất cả pháp như huyễn, như mộng, không có cao hạ.

Chính đương lúc Phật dùng hoằng thệ để nhiếp hóa chúng sanh đây, cũng thiệt không có chút pháp gì có thể chấp lấy được cả.
14
Chư Bồ Tát do nhãn căn thấy sắc trần rồi, vì trí lực và niệm lực biết rõ sắc là vô thường sanh diệt chẳng dừng, do đây chẳng chấp ngã và chẳng phải ngã, chẳng phan duyên nơi sắc nên nhãn căn thanh tịnh, không hí luận, không vọng niệm, không huân tập, không hệ phược nơi nhãn căn và nhãn thức, không phân biệt đối với các pháp. Vì thấy biết thanh tịnh như thật nên rõ biết các pháp như huyễn, được trí rộng lớn không đồng với thế gian !

Nói lược như vậy, nhẫn đến chư Bồ Tát dùng ý căn rõ biết pháp trần rồi, do trí lực và niệm lực biết rõ các pháp là vô thường sanh diệt chẳng dừng, chẳng chấp ngã và chẳng phải ngã, ý căn thanh tịnh chẳng chấp lấy pháp trần, chẳng phân biệt, chẳng hí luận, chẳng vọng niệm,chẳng huân tập, chẳng hệ phược nơi ý thức và pháp trần, vì ý căn thanh tịnh như thật rõ biết nên rõ biết các pháp như huyễn được phước huệ thù thắng chẳng đồng với thế gian. Bồ Tát nầy lại có thể đối với tất cả pháp không có kiến chấp là vô nhơn, cũng chẳng ở nơi nhơn thấy có duyên, chẳng ở nơi duyên thấy có nhơn, rõ biết tất cả pháp đều chẳng tương ưng nhau mà chứng nhập bổn tánh thanh tịnh tịch diệt, chẳng sanh chẳng khởi, chẳng lưu chuyển, cũng chẳng phải dùng ngôn thuyết mà nói đến được. Tất cả pháp nghĩa chẳng phải đồng phận, chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Vì tất cả pháp không có tác giả. Vì không tác giả nên không thọ giả, không chúng sanh, không ngã.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re:@BAT KHONG 1985

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

KHÔNG PHẢI BẮT CHẸT CÂU CHỮ LÀM GÌ ĐÂU BẠN Ạ

PHÁP LÀ HUYỄN ; Ý CỦA NÓ LÀ CẢ TÁNH VÀ TƯỚNG PHÁP ĐỀU GIỐNLÀ TÁNH -TƯỚNG CỦA HUYỄN PHÁP

PHÁP NHƯ HUYỄN ; THÌ CHỈ CÓ MỖI TÁNH CỦA NÓ MỚI GIỐNG HUYỄN PHÁP

PHÁP LÀ HUYỄN ; LÀ MỌI PHÁP CHÍNH LÀ HUYỄN

PHÁP NHƯ HUYỄN : LÀ MỌI PHÁP CHẲNG KHÁC HUYỄN


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Re:@BAT KHONG 1985

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Ma Ba Tuần đã viết:KHÔNG PHẢI BẮT CHẸT CÂU CHỮ LÀM GÌ ĐÂU BẠN Ạ

PHÁP LÀ HUYỄN ; Ý CỦA NÓ LÀ CẢ TÁNH VÀ TƯỚNG PHÁP ĐỀU GIỐNLÀ TÁNH -TƯỚNG CỦA HUYỄN PHÁP

PHÁP NHƯ HUYỄN ; THÌ CHỈ CÓ MỖI TÁNH CỦA NÓ MỚI GIỐNG HUYỄN PHÁP

PHÁP LÀ HUYỄN ; LÀ MỌI PHÁP CHÍNH LÀ HUYỄN

PHÁP NHƯ HUYỄN : LÀ MỌI PHÁP CHẲNG KHÁC HUYỄN
Niết bàn có phải là Pháp không? Như mộng, huyễn không?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

niết bàn còn gọi là pháp vô vi ..đương nhiên là pháp

Điều này ngoài cảnh giới của Ma

vì Mình chưa chứng niết bàn nên không giám nói ....

Có nói cũng chỉ là suy luận ...thường thì mọi người nghĩ Niết bàn không như Ảo như mộng....nhưng tham khảo kinh điển đại thừa ,..mình có nhớ có 1 bộ kinh nói niết bàn như ảo như mộng....Phật đặt ra rất nhiều phương tiện nên khó quyết 1 câu


v


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mười bốn chứng minh "Pháp như huyễn" tóm gọn lại còn một câu, vỏn vẹn có ba chữ. Đó là:

  • - Pháp như huyễn.
:D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.268 khách