Vô Thường có phải là Thường không?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hippias
Bài viết: 38
Ngày: 23/06/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hippias »

binh đã viết:Cục đá có Phật tánh , không phải vì nó có : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Mà vì nó được nhận ra bởi "tánh biết". Hay nói cách khác "Nó được tạo ra bởi tánh biết"
Mà tánh biết là "Phật tánh".
Do đó, hết thảy mọi vật, mọi thứ đều có Phật tánh, đều do Phật tánh tạo ra.
DH binh, tôi đồng ý với đạo hữu là cục đá được nhận ra bởi "tánh biết"
Nhưng vấn đề là "tánh biết" đó là của ai? Của DH binh hay là của cục đá???

Nếu mà "tánh biết" đó của DH binh thì tôi sẽ hỏi thêm một câu: "Tánh biết đó là thường hay vô thường vậy?". Nếu là vô thường thì sẽ có lúc cục đá tồn tại và sẽ có lúc cục đá không tồn tại. Nếu là thường thì cục đá sẽ tồn tại khi dh binh còn sống và sẽ mất đi khi dh binh viên tịch. Tóm lại, ngay cả khi dh hữu xem nó là "thường" thì nó vẫn sinh diệt. Dh binh hiểu ý của tôi chứ?

Nếu mà "tánh biết" đó của cục đá. Nếu hd binh chết thì không làm ảnh hưởng đến tính "thường" hoặc "vô thường" của nó, mà "tánh biết" chắc chắn là thường rồi. Vấn đề là: làm sao biết cục đá có "tánh biết". Dh binh đau phải là cục đá!
tangbong tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Do vô minh, tánh nhận biết sinh ra 2 phần là năng và sở.
Năng là phần biết. Sở là phần bị biết.
người ta nhận biết một vật thông qua 6 giác quan.
Do nhiều người cùng có một nhu cầu về cái bị biết nên họ có cùng một cộng nghiệp.
Do cái nghiệp chung đó mà có pháp giới.
và mọi người cùng thấy, biết về cùng một vật.

Tánh nhận biết đó vốn bản nhiên thanh tịnh. Ở bậc Thánh thì gọi là trí biết. Nhưng ở chúng sinh, nó bị vô minh che mờ, nên người ta chỉ nhận biết sự vật qua màn vô minh, và cái biết mà con người nhận được gọi là "thức".

Tất nhiên phần này rất phức tạp, không phải chỉ trong một bài viết mà có thể giải thích được. Nếu bạn cần hiểu biết thêm, thì hãy nghiên cứu sâu hơn về đạo Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chào Hư Danh !

Này thiện hữu, trong đó Sắc Uẩn là do tứ đại hợp thành, Sắc Uẩn là phạm trù của vật chất. Trong khi đó, thọ, tưởng, hành, thức là những phạm trù thuộc về tinh thần

Này thiện hữu, có người cho rằng: Cục đá không có phạm trù thuộc về tinh thần, tức là nó không có thọ, tưởng, hành, thức. Nếu như không có thọ, tưởng, hành, thức thì cho rằng cục đá không thể như chúng sanh hữu tình. Đây là tà kiến Bất Bình Đẳng Nhân Luận. Thực tế, thọ, tưởng, hành, thức cũng tồn tại trong cục đá, nhưng bị giới hạn ở một phạm vi nhỏ, khiến cho thọ, tưởng, hành, thức của cục đá không phát triển ở một trình độ cao. Nói cách khác, chúng đã bị thoái hóa, do ít sử dụng

Thưa, nếu nói cục đá có Thọ, vậy thì cảm thọ vui, khổ của nó củng phải có biểu hiện ra bên ngoài, hoặc bên trong chứ. Vì nếu nó thật có nghĩ Tưởng, thì quyết định phải có sự vận hành trong cảm thức (ý thức)(dù là 1 chúc xíu ý thức rất nhỏ).
Còn nếu nói nó bị thoái hóa do ít sử dụng thì bất cứ cục đá nào (trên trái đất)cũng đều trong môi trường của không khí (hơi nước, gió, hơi ấm từ mặt trời). Vậy tại sao qua mấy tỷ năm rồi mà những cục đá lớn, đá nhỏ vẫn còn trơ trơ, không thấy nó có 1 sự tiến hóa gì hết !? Và nếu có thay đổi thì cũng chỉ qua sự bào mòn của thời gian, hoặc do sức nước xoáy mòn hoặc do bị bể nhỏ, thuận theo Sinh, Trụ, Biến Dị, và hoại diệt. Còn duy có giống hữu tình thì mới có Sinh, Lão, Bệnh, Tử.

Này thiện hữu, có quan điểm cho rằng: Cục đá là đất mà đất chỉ là một phần của sắc uẩn. Như vậy, Cục đá không có thọ, tưởng, hành, thức. Cách giải thích này là Phi Vạn Hữu Nhân Quả Luật. Vì khi chúng ta giải thích hiện tượng phải dựa trên tính nhân quả. Do đâu có "cục đá"? Do nhân gì và do duyên gì mà cục đá có mặt trên đời?. Lúc đó, ta quay trở lại nguyên nhân: Do cục đá không sử dụng thọ, tưởng, hành, thức nên thọ, tưởng, hành, thức của cục đá bị tiêu biến dần theo thời gian hoặc bị hạn chế ở trình độ nhất định. Cục đá chính là chúng sanh có phần tâm lý bị hạn chế

Thưa, nếu nói cục đá có đầy đủ thọ, tưởng, hành, thức mà nó không xử dụng, vậy thì cái nguyên nhân có 4 uẫn trong cục đá là do đâu khi cách đây 4 tỷ 54 triệu năm trái đất là 1 cục lửa. Vậy chẳng lẽ lữa (dung nham) có Phật tính, vì lửa dung nham là nguyên nhân sanh ra cục đá ! Mà rồi lửa dung nham không phải tự nó có, mà lữa đó phải do tác động của gió của nguyên tử. Vậy chẳng lẽ gió và mỗi nguyên tử đều là mỗi Phật tính! mà gió thì do hơi nước, hoặc hơi khí mà có, vậy đâu thể nói hơi nước, hơi khí là có Phật tính, mà hơi khí cũng không phải tự nó độc lập mà có ...Nguyên tử cũng vậy, trong 1 nguyên tử phải do nhiều phân tử nhỏ hơn hợp thành.... Cho nên cũng không có thể gọi cục đá là có Phật tính! mà không có Phật-tính tức là không có thọ, tưởng, hành, thức vậy!

Này thiện hữu, khi chúng ta ngồi lâu trên máy vi tính, ít hoạt động thì cơ thể sẽ mỏi mệt, các chi khớp không còn vận động tốt, bụng to phệ. Ngược lại, nếu siêng năng tập luyện, các cơ bắp sẽ to lên. Hoặc là, nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện não bộ thì trí nhớ sẽ được cải thiện, con người sẽ thông minh hơn.Cục đá có thọ, thưởng, hành, thức nhưng chúng không sử dụng nên thọ, tưởng, hành, thức đã bị tiêu biến hoặc bị hạn chế ở một trình độ nhất định. Đó là nguyên do mà chúng sanh(cục đá) bị hạn chế phần thọ, tưởng, hành, thức.
Này thiện hữu, có quan điểm cho rằng: Cục đá chính là Sắc Uẩn, không có liên hệ đến thọ, tưởng, hành, thức. Đây là tà kiến Vô Nhân Luận. Với lập luận, cục đá không sinh sản nên không hề biết đến thọ, tưởng, hành, thức. Lập luận này rất ngây ngô, vì trong sắc uẩn của ta cũng có thành phần nguyên tố của cục đá, nếu cục đá không có thọ, tưởng, hành, thức thì chúng ta cũng không có thọ, tưởng, hành, thức

Này thiện hữu, có quan điểm rằng: Cục đá chẳng sanh chẳng diệt, là thường. Đây là tà kiến chấp thường, chấp đoạn. Cục đá cũng phải trải qua 4 giai đoạn, có sanh diệt nên vô thường. Mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã nên cục đá phải có sắc, thọ, tưởng, hành, thức để vô thường


Thưa, xin Hư Danh lượng thứ cho nhuận thức trong lời nói thẳng !. Thưa qua những lời dẫn chứng ở phần trên thì chúng ta thấy nơi cục đá không phải là loài do dâm dục sanh ra như: Trứng, hóa sanh, thấp sanh, thai sanh. Mà nguyên nhân của cục đá là do lửa tạo thành, và lửa cũng do nhiều yếu tố tạo ra v.v... Vã lại trong kinh Thủ-Lăng-Nghiêm Đức phật đã dạy rằng :
" Người tu Thiền-Định khi hành-ấm hết, chân -tâm chưa hiện, lúc bấy giờ thấy lửa sáng, nước trong, gió động, đất đá cứng, do 4 món nầy sanh ra các vật, rồi chấp cho là thường còn, hết lòng cung kính phụng thờ. Như ông Ca-Diếp-Ba và phái Bà-La-Môn thờ lửa, thờ nước v.v...để cầu ra khỏi sanh tử, mê mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-kiến, đọa làm ngoại-đạo."

Nam-mô Bổn-Sư-Thích-Ca-Mâu-Ni Phật

Kính


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu @nhuận thức

Thời, có quan điểm thế này: "Nếu cục đá có thọ thì cục đá phải vui, phải khổ và phải biểu hiện ra bên ngoài hoặc bên trong"
Này thiện hữu, nếu ta thật sự là cục đá, là đồng loại với chúng thì ta mới thấy được cái vui, sự buồn và những biểu hiện bên ngoài của chúng. Nếu ta không là đồng loại với cục đá thì ta không thể hiểu được sự ấy
Này thiện hữu, vì ta không thật sự hiểu về lý tánh của cục đá nên kết luận rằng không có. Hơn nữa, việc thể hiện cái vui, sự buồn cần phải có phương tiện, như: ngôn ngữ, hành động, lời nói, cử chỉ,...hoặc những phương tiện tinh tế khác. Ngay cả, con người cũng bị giới hạn ở một số phương tiện nhất định thì không thể nào hiểu hết về thế giới. Cục đá cũng vậy, không có những phương tiện cần thiết hoặc phương tiện của con người(như tiếng nói, chữ viết) để giao tiếp với con người. Một sự hy vọng nhỏ nhoi trong tương lai, là con người có thể dùng tâm để giao tiếp với nhau một cách thành thạo, như các bậc chứng đắc, bồ tát và như lai,...

Thời, có quan điểm thế này: "Cục đá không có đủ 4 giai đoạn của vô thường, còn chúng sanh hữu tình có đủ 4 giai đoạn"
Này thiện hữu, cục đá cũng có 4 giai đoạn và sanh diệt như vạn vật khác. Cục đá sanh ra khi có cục đá khác bể đi. Cục đá chết khi chúng bể ra thành những cục đá nhỏ. Những cục đá nhỏ được sanh ra hoàn toàn khác với những cục đá đã bể ra trước đó. Trong cơ thể của chúng ta cũng có những sự phân chia thế này. Khoa học gọi là "Nguyên phân-giảm phân", một tế bào bị tách thành 2 tế bào, 2 tế bào tách ra thành 4 tế bào gọi là nguyên phân, giảm phân là giai đoạn thứ hai của những lần phân bào, số lượng giao tử giảm đi một nửa,...Vì vậy, mà cơ thể của ta luôn thay đổi theo thời gian. Phật dùng từ "SAT-NA" để đo lường thời gian.

Thời, có quan điểm thế này: "Cục đá là do lửa tạo thành và cục đá không do dâm dục sanh ra, như: Trứng, thấp sanh, thai sanh, hóa sanh..."

Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 256, Phật đã chia chúng sanh làm 12 loài: Loài sinh từ trứng (Noãn sinh), loài sinh bằng thai (Thai sinh), loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), loại bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh), loài có sắc (hình tướng), loài không sắc (ma, quỷ, thần, phi nhân, chư thiên), loài có tưởng (người), loài không có tưởng (gỗ, đá, kim loại), loài chẳng phải có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, và loài chẳng phải không tưởng.

Kinh Đại Niết Bàn, trang 341-342, Sư Tử Hống Bồ Tát bạch Phật rằng trong bốn loài Noãn, Thai, thấp, Hóa; loài người đều có đủ. Do đấy, trong loài người cũng có Noãn sanh, Thấp sanh; và thuở kiếp sơ, tất cả chúng sanh đều là Hóa sinh.


Này thiện hữu, theo đó "Cục đá được xem là 1 loài" và không có tưởng. Không phải vì không có tưởng mà tưởng bị tiêu biến dần do ít sử dụng

Này thiện hữu, từ khi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới được thành lập, tất cả chúng sanh đều có nguồn gốc từ thế giới VÔ CƠ, từ thế giới VÔ CƠ mà có thế giới HỮU CƠ, từ thế giới HỮU CƠ mới có đầy rẫy các sanh vật. Trong thế giới hữu cơ, một loại sắc uẩn là "Thọ" làm trọng tâm cho sự tiến hóa. Sau đó, mới đến "Tưởng", rồi đến "hành"...Và đẳng cấp sinh vật cao nhất là do "Thức" định hướng tiến hóa. Con người có đầy đủ cả 4 yếu tố về mặt tinh thần này. Như vậy, con người suy cho cùng là từ thế giới VÔ CƠ mà ra
Thời, này thiện hữu, chớ dùng tâm phân biệt mà phân biệt Cục Đá với mình

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Thưa Hư Danh !
Thưa, nhuận thức đã suy gẫm thật kỹ, nhưng vẫn chưa tìm được cách lý giải nào đủ sức thuyết phục. Cho nên xin Hư Danh từ bi vì người chưa hiểu mà có thể dùng cách nào đó để chứng minh, hoặc thí dụ cho nhuận thức được thấy rõ như câu:

Này thiện hữu, nếu ta thật sự là cục đá, là đồng loại với chúng thì ta mới thấy được cái vui, sự buồn và những biểu hiện bên ngoài của chúng. Nếu ta không là đồng loại với cục đá thì ta không thể hiểu được sự ấy
Này thiện hữu, vì ta không thật sự hiểu về lý tánh của cục đá nên kết luận rằng không có. Hơn nữa, việc thể hiện cái vui, sự buồn cần phải có phương tiện, như: ngôn ngữ, hành động, lời nói, cử chỉ,...hoặc những phương tiện tinh tế khác.

Thưa, dẩu biết rằng đây là câu hỏi khó, nhưng nếu không hỏi Hư Danh thì làm sao chứng minh được khi chúng ta không phải là đồng loại với cục đá, vậy thì làm sao Hư Danh biết rằng đá có vui buồn ?.
Thời, có quan điểm thế này: "Cục đá không có đủ 4 giai đoạn của vô thường, còn chúng sanh hữu tình có đủ 4 giai đoạn"
Thưa Hưa Danh ! nhuận thức đâu có nói là cục đá không có đủ 4 giai đoạn của vô thường đâu, mà nhuận thức nói là ở nơi sỏi đá thì được sanh ra từ lửa "garma", trụ lại lúc lửa nguội thành tướng, và rồi biến dị khi bị nước xoáy mòn, hoặc bị gió bào mòn đi đến diệt. Gọi là Sanh, Trụ, Dị, Diệt. Duy chỉ có loài hữu tình thì mới được gọi là Sanh, Lão, Bệnh, chết.
Này thiện hữu, cục đá cũng có 4 giai đoạn và sanh diệt như vạn vật khác. Cục đá sanh ra khi có cục đá khác bể đi.
Thưa, nếu như nhuận thức đập cho cục đá bể ra, thì những cục đá nhỏ không thể gọi là "được sanh ra". Hoặc do sét đánh xuống tảng đá lớn như cái nhà, khiến cho nó bể ra thành nhiều hòn đá nhỏ nhỏ như cái lu, cái nồi, cái chén. Lúc đó hình tướng của chúng to, nhỏ không đồng nhau nữa thì làm sao gọi là đồng sanh ra. Còn nếu đúng thật là đá có sanh ra (đá con), vậy làm sao chứng minh được lúc đá sanh ra đó, và tất nhiên phải có chứng minh luôn cả chu kỳ sanh sản được tính bằng thời gian theo từng loại đá.
Cục đá chết khi chúng bể ra thành những cục đá nhỏ. Những cục đá nhỏ được sanh ra hoàn toàn khác với những cục đá đã bể ra trước đó.
Thưa, Hư Danh có nhân cách hóa không ? hay sự thật nơi cục đá có sự sống và chết ? Nếu cục đá thật có sự chết, vậy nó có ở trong giai đoạn thân trung ấm không, vì như Hư Danh nói là nó có ngủ uẩn ? Và nó có tái sanh không ?
Thời, có quan điểm thế này: "Cục đá là do lửa tạo thành và cục đá không do dâm dục sanh ra, như: Trứng, thấp sanh, thai sanh, hóa sanh..."
Thưa Hư Danh, đây không phải là quan điểm riêng lẽ của mỗi cá nhân, mà nó đã xảy ra như vậy từ mấy tỷ năm về trước cho đến bây giờ mà.

Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 256, Phật đã chia chúng sanh làm 12 loài: Loài sinh từ trứng (Noãn sinh), loài sinh bằng thai (Thai sinh), loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), loại bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh), loài có sắc (hình tướng), loài không sắc (ma, quỷ, thần, phi nhân, chư thiên), loài có tưởng (người), loài không có tưởng (gỗ, đá, kim loại), loài chẳng phải có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, và loài chẳng phải không tưởng.

Thưa, trong đoạn nầy Đức Phật đã khẳng định : loài không có tưởng (gỗ, đá, kim loại). Vậy câu: "Không phải vì không có tưởng mà tưởng bị tiêu biến dần do ít sử dụng". Là do Hư Danh nói, hay là chính Đức Phật dạy ?

Này thiện hữu, từ khi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới được thành lập, tất cả chúng sanh đều có nguồn gốc từ thế giới VÔ CƠ, từ thế giới VÔ CƠ mà có thế giới HỮU CƠ, từ thế giới HỮU CƠ mới có đầy rẫy các sanh vật. Trong thế giới hữu cơ, một loại sắc uẩn là "Thọ" làm trọng tâm cho sự tiến hóa. Sau đó, mới đến "Tưởng", rồi đến "hành"...Và đẳng cấp sinh vật cao nhất là do "Thức" định hướng tiến hóa. Con người có đầy đủ cả 4 yếu tố về mặt tinh thần này. Như vậy, con người suy cho cùng là từ thế giới VÔ CƠ mà ra

Thưa, về vật chất thì nhuận thức cũng đồng ý là thế giới cộng loài vật, cỏ cây và con người là do hóa chất (vô cơ). Nhưng đó là nói theo cách chứng minh duy vật. Còn Đức Phật dạy nguyên nhân có vũ trụ là do "chân tâm vọng động" (trong kinh Lăng-Nghiêm).
Thời, này thiện hữu, chớ dùng tâm phân biệt mà phân biệt Cục Đá với mình
Thưa, phàm phu mà không phân biệt là hơi ..bị ..kẹt. Xin thông cảm hihi!

Kính
nhuận thức xin biết ơn Hư Danh trước, và nhuận thức không thể nào tránh được những điều sơ suất vụng về, nên xin Hư Danh bỏ qua cho.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu @nhuận thức

Này thiện hữu, thế giới được bắt đầu từ Vô Cơ, rồi tiến hóa trở thành thế giới Hữu Cơ, từ thế giới Hữu Cơ mới có sanh vật. Con người xét cho cùng thì cũng từ thế giới vô cơ mà ra. Việc này chứng minh thông qua các nguyên tố hóa học trong cơ thể người. Bệnh thiếu máu do thiếu Sắt là đơn cử tiêu biểu. Do từ đất đá sanh ra nên con người nói riêng và các chủng loại sanh vật nói chung đều là những đẳng cấp cao so với đất đá; nhờ vào 4 yếu tố về mặt tinh thần: thọ, tưởng, hành, thức

Thời, có quan điểm thế này: "Nếu chúng ta không phải là đồng loại với cục đá thì làm sao ta có thể biết rằng cục đá cũng có nội tâm riêng?"

Trước đây, giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng nói rằng: "Trái đất là mặt phẳng", một số vị khoa học gia đương thời cũng đã nói rằng: "Trái đất là hình cầu". Họ bị kết án tử hình bởi một lý do khá hợp lý: "Nếu trái đất hình cầu thì chúng ta sẽ chỏng ngược xuống dưới". Đó là thời kỳ tăm tối của xã hội loài người. Tuy nhiên, dù giáo hội có chấp nhận việc này hay không thì trái đất vẫn hình cầu.Galileo là người đưa ra quan điểm về Nhật Tâm và cho rằng: "Trái đất quay quanh mặt trời".Mặc dù bị Toà án Giáo hội kết tội nặng nề, câu nói cuối cùng của ông trước phiên toà vẫn là “Dẫu sao trái đất vẫn quay!”. Vậy, do đâu mà họ biết được sự thật về trái đất như vậy?-Đó là Chánh Tri Kiến.

Theo quan điểm Phật giáo, không thể lý giải được tâm của Cục Đá. Vì lẽ, chúng ta đã tiến hóa hơn cục đá ở nhiều cấp bậc. Chúng ta không còn là cục đá nữa. Vì vậy, theo logic thì Hư Danh cũng không thể lý giải được tâm của Cục Đá.
Này thiện hữu tri thức, cát đã trở thành vàng thì bản chất của vàng không còn giống cát nữa. Tương tự, cục đá đã thành người thì con người không thể trở lại làm Cúc đá của trước kia nữa. Cho nên, con người mãi mãi không thể có cái tâm của cục đá xa xưa; nhằm để thấu hiểu về chúng. Dầu vậy, không có nghĩa là Cục đá không có nội tâm riêng.

Bởi lẽ, chỉ có Cục đá là không thấy nội tâm của người nhưng con người sẽ thấy nội tâm của Cục Đá; dù không có tâm của Đá. Tương tự như vậy, chỉ có người mới không thấy được Niết Bàn, nhưng ngược lại Niết Bàn có thể thấy rõ người. Cũng vì, khi con người trở thành Phật thì bản chất của Phật không còn giống con người nữa. Phật không thể trở lại làm người nhưng Phật vẫn hiểu rõ cái tâm của người; dù không còn cái tâm của con người trước kia.

Thời, có quan điểm thế này: "Cục đá do do lửa sanh ra chứ không thuộc các hình thức tái sanh: như Noãn, Thai, Thấp, Hóa,...và nếu đập hòn đá hay do sét đánh mà hòn đá bể ra thành những mảnh đá nhỏ thì không thể cho là sanh ra..."

Này thiện hữu, những mô tả về lửa gama, xoáy nước,...chỉ là duyên sanh, chưa phải là nguyên nhân tận cùng. Hãy quán nghĩ thế này, hòn đá là con của Núi lửa, Núi lửa là con của Trái đất. Tất cả những thứ còn lại chỉ là trợ duyên. Người mẹ đẻ đứa con ra. Trong quá trình sanh thai nhi, người mẹ có chảy máu. Như vậy, chảy máu là hiện tượng, thai nhi là kết quả của hiện tượng. Các bác sỹ, y tá, phòng ốc, thuốc than,...là trợ duyên

Này thiện hữu, nếu như có người đập bể hòn đá thì hòn đá đó sẽ chết đi. Giải thích là do nghiệp của nó hoặc là do người đập nó. Nếu nó chết đi thì nó có thể sanh ra hòn đá mới hoặc một thứ khác không phải là hòn đá, như: mảnh vỡ, thẩm chí là vàng

Thời, có quan điểm thế này: " Hòn đá không có tưởng, nhưng người phát biểu là cho rằng có tưởng nhưng bị tiêu biến".

Này thiện hữu, trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã chia ra thành 12 loài. Trong đó, gỗ và đá được xem là một loài. Đã là sanh vật, đã là loài thì phải có đủ 5 Uẫn, trong đó phải có tưởng
Nếu không có tưởng thì không có đủ 5 Uẫn.Nếu không có đủ 5 Uẫn thì không thể là loài. Nhưng trong kinh lăng nghiêm, lại sử dụng từ "Loài".

Vì trong một đoạn kinh đồng thời sử dụng 2 khái niệm là: "Loài" và "Không có tưởng". Cho nên, chúng ta đứng trước 2 vực thẳm như sau:

-Nếu ta chấp nhận "Loài" thì phải bỏ ngay cụm từ "không có tưởng". Để cho gỗ và đá được công nhận là "loài" trong 12 loài
-Nếu ta chấp nhận "không có tưởng" thì phải bỏ ngay từ "Loài". Để cho "Loài" được hợp lý

Vì tuân thủ quan điểm nghiêm ngặt trong chánh pháp của Đức Thế Tôn, hiểu rõ "y nghĩa bất y ngữ" và không ngoại trừ lỗi của người dịch kinh điển. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạng so sánh 2 quan điểm: "Không có tưởng" và "Tưởng bằng 0"
Thật vậy, "không có tưởng" rất khác với việc "Có tưởng nhưng tưởng bằng 0"
Chúng ta có quan điểm trung dung của Đức Thế Tôn như sau: "Gỗ, đá chính là loài có tưởng nhưng bị tiêu biến. ", tức là Tưởng bị tiêu biến về một con số rất nhỏ, không đáng kể, có thể gần bằng 0 hoặc bằng luôn số 0. Do đó, ta không thể nói là "không có tưởng", mà phải nói "Có tưởng nhưng tưởng bằng 0", tức là bị tiêu biến rồi!

Đại diện tiêu biểu là giọt Coaxecva trong thời đại "Tiến hóa hóa học",là sự kết hợp ngẫu nhiên từ các axit amin trong điều kiện trái đất nguyên thủy, và nhờ các tia lửa điện kết hợp chúng lại. Chúng ta hãy lấy tạm chúng để nghiên cứu. Mặc dù, Coaxecva chưa phải là đối tượng nghiên cứu thích hợp nhất.

Thứ nhất, trong thời đại của thế giới vô cơ, chỉ có 4 nguyên tố có thể trở thành Coaxecva khi kết hợp lại, đó là Cacbon, Hydro, Oxi, Nito. Ở giai đoạn này, các giọt có khả năng liên kết với những giọt khác để thực hiện hóa sanh, có thọ và báo cảm thọ nhưng chưa có tưởng. Dùng chữ "chưa" để nhấn mạnh nó không phải là "không có tưởng". Chúng có đủ "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức". Chúng chỉ có "Sắc, thọ" là hoạt động một cách hoàn thiện, mãnh liệt nhất. Riêng "Tưởng, Hành, Thức" còn bị hạn chế trong môi trường sống khắc nhiệt như thế này!

Thứ hai, chúng có tái sanh. Việc tái sanh rất đơn giản, không phức tạp như các chúng sanh khác. Ngoài việc, tự phá lớp màng mỏng, chúng còn đổ các dung chất ra bên ngoài môi trường khi chết. Các dung chất trở về dạng thô và được các giọt Coaxecva khác dung nạp vào cơ thể của mình để thực hiện cho việc hóa sanh ra thế hệ mới. Do đó, chúng lại tiếp tục luân hồi theo nghiệp của chúng

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật pháp phân ra : "Loài có tưởng" và "loài không có tưởng".
Chữ "Loài không có tưởng" dùng để chỉ những chúng sinh cấp thấp như vi trùng, tế bào, hoặc các loài sinh sản vô tính như giun đất chẳng hạn. Chúng không có hệ thần kinh, nhưng chúng có sự sống (gọi chung là chúng sinh).
Chúng sinh không bao gồm cục đá.
Cục đá thuộc về "khí thế giới" (thế giới vô cơ)
Cho nên đừng sinh ra vọng tưởng nữa. Đừng nghĩ rằng cục đá có tư tưởng. Như vậy cũng gọi là chấp ngã (chấp cục đá có ngã)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Thưa Hư Danh !

Này thiện hữu, thế giới được bắt đầu từ Vô Cơ, rồi tiến hóa trở thành thế giới Hữu Cơ, từ thế giới Hữu Cơ mới có sanh vật. Con người xét cho cùng thì cũng từ thế giới vô cơ mà ra. Việc này chứng minh thông qua các nguyên tố hóa học trong cơ thể người. Bệnh thiếu máu do thiếu Sắt là đơn cử tiêu biểu. Do từ đất đá sanh ra nên con người nói riêng và các chủng loại sanh vật nói chung đều là những đẳng cấp cao so với đất đá; nhờ vào 4 yếu tố về mặt tinh thần: thọ, tưởng, hành, thức
Thưa, Chất Sắt là đơn cử, vậy có nghĩa là đồng thời với chất sắt cũng có nhiều chất trong cơ thể con người. Vậy đâu thể gọi từ đất đá sanh ra. Còn nếu nói loài người (động vật) là những đẳng cấp cao so với đất đá nhờ mình có tinh thần, thì lại càng không thể so sánh được, vì những sãn phẩm có từ tinh thần của mình từ suy nghĩ và hành động, thì đất đá không có.

Thời, có quan điểm thế này: "Nếu chúng ta không phải là đồng loại với cục đá thì làm sao ta có thể biết rằng cục đá cũng có nội tâm riêng?"
Trước đây, giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng nói rằng: "Trái đất là mặt phẳng", một số vị khoa học gia đương thời cũng đã nói rằng: "Trái đất là hình cầu". Họ bị kết án tử hình bởi một lý do khá hợp lý: "Nếu trái đất hình cầu thì chúng ta sẽ chỏng ngược xuống dưới". Đó là thời kỳ tăm tối của xã hội loài người. Tuy nhiên, dù giáo hội có chấp nhận việc này hay không thì trái đất vẫn hình cầu.Galileo là người đưa ra quan điểm về Nhật Tâm và cho rằng: "Trái đất quay quanh mặt trời".Mặc dù bị Toà án Giáo hội kết tội nặng nề, câu nói cuối cùng của ông trước phiên toà vẫn là “Dẫu sao trái đất vẫn quay!”. Vậy, do đâu mà họ biết được sự thật về trái đất như vậy?-Đó là Chánh Tri Kiến.

Thưa, cái võ của trái đất là đất và đá. Vậy theo Hư Danh trái đất có nội tâm riêng không? Nếu có thì nội tâm đó phải là 1 nội tâm riêng của trái đất, còn nếu không có, thì lẽ nào khối đá lớn nhất như trái đất không có, mà khối đá nhỏ lại có nội tâm riêng ?

Theo quan điểm Phật giáo, không thể lý giải được tâm của Cục Đá. Vì lẽ, chúng ta đã tiến hóa hơn cục đá ở nhiều cấp bậc. Chúng ta không còn là cục đá nữa. Vì vậy, theo logic thì Hư Danh cũng không thể lý giải được tâm của Cục Đá.
Thưa, nhuận thức luôn tôn trọng quan điểm của Hư Danh. Nhưng xin Hư Danh đừng nói rằng :" quan điểm Phật giáo, không thể lý giải được tâm của Cục Đá." Vì Phật-Giáo là con đường dẫn đến sự giác-ngộ viên mãn. Chỉ duy nhất Phật-Giáo mới thấu hiểu cùng tận sự luân hồi. Là thầy của khắp cả cõi trời, xuống đến là loài người v.v...Thì chẳng lẽ tuệ giác của Đức Phật không bằng 1 cục đá !? Xin Hư Danh nghĩ lại.
Này thiện hữu tri thức, cát đã trở thành vàng thì bản chất của vàng không còn giống cát nữa. Tương tự, cục đá đã thành người thì con người không thể trở lại làm Cúc đá của trước kia nữa. Cho nên, con người mãi mãi không thể có cái tâm của cục đá xa xưa; nhằm để thấu hiểu về chúng. Dầu vậy, không có nghĩa là Cục đá không có nội tâm riêng.
Thưa, thí dụ như cái trứng gà sắp nở, khi gà con (dụ cho nội tâm)đã chui ra, thì cái võ đó không còn động đậy nhúc nhích được nữa, thì không thể nói "con gà đã ra ngoài mà cái vỏ trứng vẫn còn có thể có con gà khác.
Cũng như đất đá giữ nước và độ ẩm sanh ra trùng, theo thời gian trùng đó tiến hóa thành con người, thì chỉ có con người mới biết được nguồn gốc của sinh vật, ngay cả tuổi của đá. Còn đá có khác gì cái võ trứng khi không còn con gà đâu.

Bởi lẽ, chỉ có Cục đá là không thấy nội tâm của người nhưng con người sẽ thấy nội tâm của Cục Đá; dù không có tâm của Đá. Tương tự như vậy, chỉ có người mới không thấy được Niết Bàn, nhưng ngược lại Niết Bàn có thể thấy rõ người. Cũng vì, khi con người trở thành Phật thì bản chất của Phật không còn giống con người nữa. Phật không thể trở lại làm người nhưng Phật vẫn hiểu rõ cái tâm của người; dù không còn cái tâm của con người trước kia.
Thưa, Hư Danh nói như vầy thì sẽ ảnh hưởng lớn đối với 3 tạng kinh, Luật, Luận của Phật-Giáo không? Vì nó không phù hợp với chánh kiến bởi sự đão lộn toàn bộ giáo lý Phật-Giáo khi : Người sơ cơ sẽ dể dàng phóng tâm đi theo những cục đá vô tri vô giác, thay vì nhìn lại tâm mình. Còn nói :"chỉ có người mới không thấy được Niết Bàn, nhưng ngược lại Niết Bàn có thể thấy rõ người. " Vậy Niết Bàn là 1 người nữa hay sao? Vậy là mình tu không bao giờ đựoc giãi thoát vô minh sao ?

Thời, có quan điểm thế này: "Cục đá do do lửa sanh ra chứ không thuộc các hình thức tái sanh: như Noãn, Thai, Thấp, Hóa,...và nếu đập hòn đá hay do sét đánh mà hòn đá bể ra thành những mảnh đá nhỏ thì không thể cho là sanh ra..."

Này thiện hữu, những mô tả về lửa gama, xoáy nước,...chỉ là duyên sanh, chưa phải là nguyên nhân tận cùng. Hãy quán nghĩ thế này, hòn đá là con của Núi lửa, Núi lửa là con của Trái đất. Tất cả những thứ còn lại chỉ là trợ duyên. Người mẹ đẻ đứa con ra. Trong quá trình sanh thai nhi, người mẹ có chảy máu. Như vậy, chảy máu là hiện tượng, thai nhi là kết quả của hiện tượng. Các bác sỹ, y tá, phòng ốc, thuốc than,...là trợ duyên

Thưa, núi lửa là con trái đất, trái đất là con mặt trời, mặt trời là hihi! mẹ của trái cây, vì hong có mặt trời thì hỏng có trái cây để ăn.

Này thiện hữu, nếu như có người đập bể hòn đá thì hòn đá đó sẽ chết đi. Giải thích là do nghiệp của nó hoặc là do người đập nó. Nếu nó chết đi thì nó có thể sanh ra hòn đá mới hoặc một thứ khác không phải là hòn đá, như: mảnh vỡ, thẩm chí là vàng

Thời, có quan điểm thế này: " Hòn đá không có tưởng, nhưng người phát biểu là cho rằng có tưởng nhưng bị tiêu biến".

Thưa, thôi thì nhuận thức không nghĩ gì hơn là:"Đi đường hãy cẩn thận, găp đá thì tránh nghiệp què giò" hihi! Ngoài ra huhu! không nghĩ đến nghiệp gì khác nữa làm chi.

Này thiện hữu, trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã chia ra thành 12 loài. Trong đó, gỗ và đá được xem là một loài. Đã là sanh vật, đã là loài thì phải có đủ 5 Uẫn, trong đó phải có tưởng
Nếu không có tưởng thì không có đủ 5 Uẫn.Nếu không có đủ 5 Uẫn thì không thể là loài. Nhưng trong kinh lăng nghiêm, lại sử dụng từ "Loài".

Vì trong một đoạn kinh đồng thời sử dụng 2 khái niệm là: "Loài" và "Không có tưởng". Cho nên, chúng ta đứng trước 2 vực thẳm như sau:

-Nếu ta chấp nhận "Loài" thì phải bỏ ngay cụm từ "không có tưởng". Để cho gỗ và đá được công nhận là "loài" trong 12 loài
-Nếu ta chấp nhận "không có tưởng" thì phải bỏ ngay từ "Loài". Để cho "Loài" được hợp lý

Thưa, "tam sao thì thất bổn". Cho nên nhuận thức nhận thấy hiện tại về văn-học không ai gọi đất đá là "loài"
mà chỉ gọi nó là "loại". Cho nên sự đồng thuận với nền tư tưởng hiện tại để dể hòa hợp thì có lợi hơn, còn nếu thật theo văn bản gọi là loài thì nhuận thức thấy chỉ cần nhận hiểu ý nghĩa, hơn là thêm thời gian phân tích câu chử thời quá khứ.

Vì tuân thủ quan điểm nghiêm ngặt trong chánh pháp của Đức Thế Tôn, hiểu rõ "y nghĩa bất y ngữ" và không ngoại trừ lỗi của người dịch kinh điển. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạng so sánh 2 quan điểm: "Không có tưởng" và "Tưởng bằng 0"
Thật vậy, "không có tưởng" rất khác với việc "Có tưởng nhưng tưởng bằng 0"
Chúng ta có quan điểm trung dung của Đức Thế Tôn như sau: "Gỗ, đá chính là loài có tưởng nhưng bị tiêu biến. ", tức là Tưởng bị tiêu biến về một con số rất nhỏ, không đáng kể, có thể gần bằng 0 hoặc bằng luôn số 0. Do đó, ta không thể nói là "không có tưởng", mà phải nói "Có tưởng nhưng tưởng bằng 0", tức là bị tiêu biến rồi!

Thưa, trừ trường hợp Hư Danh chứng minh được cái tưởng gần bằng 0 nầy của đá.Và xin Hư Danh nêu rõ đoạn kinh nào, kinh gì mà Đức Thế Tôn đã nói về cái "tưởng" của đá. Nếu không đựoc 2 điều trên thì lời nói của Hư Danh là vô căn cứ.


Đại diện tiêu biểu là giọt Coaxecva trong thời đại "Tiến hóa hóa học",là sự kết hợp ngẫu nhiên từ các axit amin trong điều kiện trái đất nguyên thủy, và nhờ các tia lửa điện kết hợp chúng lại. Chúng ta hãy lấy tạm chúng để nghiên cứu. Mặc dù, Coaxecva chưa phải là đối tượng nghiên cứu thích hợp nhất.

Thứ nhất, trong thời đại của thế giới vô cơ, chỉ có 4 nguyên tố có thể trở thành Coaxecva khi kết hợp lại, đó là Cacbon, Hydro, Oxi, Nito. Ở giai đoạn này, các giọt có khả năng liên kết với những giọt khác để thực hiện hóa sanh, có thọ và báo cảm thọ nhưng chưa có tưởng. Dùng chữ "chưa" để nhấn mạnh nó không phải là "không có tưởng". Chúng có đủ "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức". Chúng chỉ có "Sắc, thọ" là hoạt động một cách hoàn thiện, mãnh liệt nhất. Riêng "Tưởng, Hành, Thức" còn bị hạn chế trong môi trường sống khắc nhiệt như thế này!

Thứ hai, chúng có tái sanh. Việc tái sanh rất đơn giản, không phức tạp như các chúng sanh khác. Ngoài việc, tự phá lớp màng mỏng, chúng còn đổ các dung chất ra bên ngoài môi trường khi chết. Các dung chất trở về dạng thô và được các giọt Coaxecva khác dung nạp vào cơ thể của mình để thực hiện cho việc hóa sanh ra thế hệ mới. Do đó, chúng lại tiếp tục luân hồi theo nghiệp của chúng

Thưa, vì trời đã gần sáng, nên nhuận thức xin phép đựoc dừng nơi đây, kính xin biết ơn Hư Danh đã hồi âm 1 cách chi tiết, và bây giờ nhuận thức lại mong sự hồi âm của Hư Danh và xin thông cảm bỏ qua cho những lời thô kệch của nhuận thức. Bởi tuy hiểu tất cả đều Như khi tĩnh mộng, thì mộng kia Như đã tự bao giờ !.

Kính
Sửa lần cuối bởi nhuận thức vào ngày 18/07/14 23:08 với 1 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Cục đá chưa có tâm phân biệt, vì thế mà được gọi là loài vô tình.

Cục đá, con người,...tất cả đều vô thường, chẳng thật có nên chẳng có cái gì thật sự là riêng nằm trong chúng. Tìm kiếm cái gì riêng ở trong đó là chấp ngã.Tất cả chúng đều do nhân duyên sanh, rồi cũng theo nhân duyên mà diệt.

Con người thì gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Cục đá chỉ có yếu tố sắc (vô cơ). Bởi vậy, con người không phải do vô cơ sanh ra mà vô cơ là một yếu tố không thể thiếu, là một điều kiện cần.

Con người sanh ra như thế nào thì trong thập nhị nhân duyên đã nói rõ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

BATKHONG1985 đã viết:
Con người sanh ra như thế nào thì trong thập nhị nhân duyên đã nói rõ.
Vậy à? vậy bạn BATKHONG1985 giải thích cho DCD hiểu rõ đi nhé :D


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Hippias đã viết:Nếu như vô thường tồn tại thì mới có sanh-diệt, biến đổi. Nếu như vô thường chấm dứt thì không có sanh-diệt, biến đổi. Như vậy, vô thường phải là thường, vĩnh viễn bất biến tangbong

ĐH Kính mến,

Vô thường không thể là thường. Nếu vô thường không mất đi, mà cứ như vậy hoài thì ta sẽ không có các vị Phật
Tuy nhiên, tôi cũng cân nhắc một số điều:

Thứ nhất, nếu vô thường cũng sanh-diệt như con người. Như vậy, vô thường cũng phải được sanh ra và chết đi. Nếu vô thường chết đi thì Phật ra đời. Vậy nếu vô thường sanh ra thì Phật có chết đi không?. Đây là vấn đề khá nhức đầu. Lưu ý một điều là: Phật đã giải thoát thì không thể quay trở lại.

Thứ hai, Phật là bất tử, ông ấy không thể chết đi, nên vô thường không thể sanh ra. Nếu điều đó đúng như vậy, thì vô thường phải là thường. Bởi khi vô thường là thường thì vô thường mới không thể sanh ra. Nhưng nhức đầu ở chỗ: Nếu vô thường mà là thường thì chẳng có ông Phật nào!

Vài lời chia sẻ!


HuêTâm
Bài viết: 43
Ngày: 16/09/14 15:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HoaKỳ

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi HuêTâm »

Là Vô ký.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.246 khách