PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

linh1287
Bài viết: 85
Ngày: 31/01/14 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi linh1287 »

Cảm ơn đ/h binh và đ/h battinh đã làm sáng tỏ vấn đề.
Cũng xin chia sẻ thêm, trước kia tôi đã từng tìm hiểu Đạo giáo, Nho giáo nhưng không giải quyết được vấn đề sinh tử. Về sau mới biết chỉ có Phật giáo là giải quyết được vấn đề này. Lúc đó tôi cũng rất thích Thiền tông, thích đọc truyện tích của các Tổ sư Thiền, khi đó nghe đến pháp môn Tịnh Độ tôi cũng cho rằng làm gì có chuyện vô lý và dễ dàng như vậy, nhưng sau này lại đọc các kinh điển Tịnh Độ và lời dạy của các vị Tổ sư Tịnh Độ, tôi mới biết Tịnh Độ có chỗ đặc sắc riêng mà lại dễ tu hành.
Vì vậy tôi có thể hiểu tâm trạng đ/h Thánh Tri lúc này.
Chúc an lạc.
tangbong tangbong tangbong


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

linh1287 đã viết:Cảm ơn đ/h binh và đ/h battinh đã làm sáng tỏ vấn đề.
Cũng xin chia sẻ thêm, trước kia tôi đã từng tìm hiểu Đạo giáo, Nho giáo nhưng không giải quyết được vấn đề sinh tử. Về sau mới biết chỉ có Phật giáo là giải quyết được vấn đề này. Lúc đó tôi cũng rất thích Thiền tông, thích đọc truyện tích của các Tổ sư Thiền, khi đó nghe đến pháp môn Tịnh Độ tôi cũng cho rằng làm gì có chuyện vô lý và dễ dàng như vậy, nhưng sau này lại đọc các kinh điển Tịnh Độ và lời dạy của các vị Tổ sư Tịnh Độ, tôi mới biết Tịnh Độ có chỗ đặc sắc riêng mà lại dễ tu hành.
Vì vậy tôi có thể hiểu tâm trạng đ/h Thánh Tri lúc này.
Chúc an lạc.
tangbong tangbong tangbong
Bạn nói Tịnh độ dễ tu hành , thì bạn hiểu về Tịnh độ còn hời hợt lắm . Tịnh độ ngoài Tín ,Nguyện , Hạnh còn có hai điều kiện không thể thiếu đó là Trí tuệ và lòng Từ bi , hai điều này như đôi chân của hành giả để tiến tới Tịnh độ , thiếu một trong hai điều này cũng như thiếu chân vậy , hành giả đừng mong tiến nổi .

Thành Tâm kính !


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

thanhtam đã viết: Bạn nói Tịnh độ dễ tu hành , thì bạn hiểu về Tịnh độ còn hời hợt lắm . Tịnh độ ngoài Tín ,Nguyện , Hạnh còn có hai điều kiện không thể thiếu đó là Trí tuệ và lòng Từ bi , hai điều này như đôi chân của hành giả để tiến tới Tịnh độ , thiếu một trong hai điều này cũng như thiếu chân vậy , hành giả đừng mong tiến nổi .

Thành Tâm kính !
Trí Tuệ và Lòng Từ Bi thể hiện trong TÍN-NGUYỆN của người tu. Đó là lòng tin nhận dựa trên hiểu biết của người tu về nhân quả, sự giải thoát luân hồi sanh tử, hiểu biết về 48 nguyện-cực lạc-đức phật A DI ĐÀ; phát Bồ Đề Tâm và hiểu rõ con đường vãng sanh Tịnh Độ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

linh1287 đã viết:Cảm ơn đ/h binh và đ/h battinh đã làm sáng tỏ vấn đề.
Cũng xin chia sẻ thêm, trước kia tôi đã từng tìm hiểu Đạo giáo, Nho giáo nhưng không giải quyết được vấn đề sinh tử. Về sau mới biết chỉ có Phật giáo là giải quyết được vấn đề này. Lúc đó tôi cũng rất thích Thiền tông, thích đọc truyện tích của các Tổ sư Thiền, khi đó nghe đến pháp môn Tịnh Độ tôi cũng cho rằng làm gì có chuyện vô lý và dễ dàng như vậy, nhưng sau này lại đọc các kinh điển Tịnh Độ và lời dạy của các vị Tổ sư Tịnh Độ, tôi mới biết Tịnh Độ có chỗ đặc sắc riêng mà lại dễ tu hành.
Vì vậy tôi có thể hiểu tâm trạng đ/h Thánh Tri lúc này.
Chúc an lạc.
tangbong tangbong tangbong
Ông không biết lúc trước tôi cũng tu theo Tịnh Độ Trung Hoa (7 năm) nhưng không thỏa mản được, sau nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm mới chịu để mắt tới Thiền Tông, song không dám nhận lãnh tu hành vì không có thầy chỉ dạy sợ đi lạc đường, may mắn thay, có lẽ nghiệp nhân với thiền tông đời trước còn sót lại, nên nhân duyên đưa đẩy được quả gặp thầy tôi truyền trao pháp yếu Tham Thiền. Mới đầu tôi còn tranh cải với thầy vì Tịnh Độ Trung Hoa tôi quá rành và tu quá lâu nên chấp nặng. Thầy tôi cũng không chấp nhứt từ từ tùy duyên khuyên bảo. Song, nhờ có học Kinh Lăng Nghiêm nên không đến nỏi chấp nặng, dù tranh luận với Thầy nhưng vẫn chịu khó để tâm lắng nghe, tự nhủ mình muốn học điều hay mới ắc nên tạm gác những sở học lúc trước qua một bên để tiện bề tiếp thu, vả lại mình là người tham vấn bậc thiện tri thức nên chịu khó tiếp tu học hỏi cũng nên. Nhờ vậy dần dần mới thắm nhuần, lại nhờ tôi chịu khó thử công phu tham thiền, nên khi có thực hành thử nên mới từ từ thấu hiểu lời Kinh của Phật dạy, lời Thầy tổ nói một cách rõ ràng, tự nhiên bao nhiêu lời trong Kinh giáo mình học được lúc trước không hiểu hoặc hiểu bậy bạ bùng ra sáng tỏ, nhưng tự biết đó chỉ là tri giải không phải thật ngộ. Song cũng nhờ thế mới sanh tín tâm chân thật với pháp tham thiền. Và lần đầu tiên trong đời mới cảm thấy mình đi đúng đường không còn sợ lạc lối nữa, và cũng thỏa mãn được với pháp môn tham thiền nầy.

Do vậy ông đâu thể hiểu tâm trạng của tôi, bởi ông chỉ đọc sơ vài sách thiền, chưa từng tham cứu thực hành thì không hiểu và nắm được yếu chỉ tu hành.

Nếu không nhờ chịu khó tham vấn các bậc thiện tri thức khắp nơi thì không được như thế. Cho nên ngài Chí Công Hòa Thượng bảo
"Chưa gặp minh sư ra đời oan uổng pháp thuốc đại thừa".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

linh1287 đã viết:Đây là box Phật pháp vấn đáp, tôi mới động vào một chút mà các ông đã như vậy rồi, vậy các ông cũng nên hiểu cho tâm trạng người tu Tịnh như chúng tôi khi các ông quậy ở box Tịnh Độ.
Thấy viết sai thì chỉ chỗ sai sửa giúp. Không cảm ơn thì thôi chứ sao nói "mới động vào một chút mà các ông đã như vậy" rồi so sánh.

Ở đây không Tông Phái, tôi còn nói nếu hiểu đạo thì Thiền Tịnh không khác, không hiểu đạo thì có sai khác, thì làm gì còn tông phái ở đây, chẳng qua chỉ là thấy sai thì giúp chỉ nhau mà thôi. Còn nghe hay không nghe thì tự mỗi người quyết định, mọi việc tùy duyên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

13. THAM THIỀN CÙNG NIỆM PHẬT
(Trích: Ngữ Lục Thiền Sư Hư Vân, Thích Hằng Đạt dịch, trang 103-104)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình. Đây là hiện tướng xấu xa trong nhà Phật, thật rất đau lòng! Thế tục có câu: "Gia đình hòa hợp thì muôn sự đều hưng thịnh. Gia đình ai oán thì miệng chẳng ngon".

Huynh đệ chửi mắng lẫn nhau, chẳng lẽ không bị người đời cười chê cùng khinh khi hay sao! Tham thiền, niệm Phật cùng các pháp môn khác đều do kim khẩu của Phật Thích Ca thuyết ra. Đạo vốn không hai, chỉ do căn khí nghiệp duyên của chúng sanh không đồng, nên Phật tùy theo bịnh mà cho thuốc. Vì phương tiện nên đức Phật thuyết ra nhiều pháp môn để nhiếp thọ giáo hóa quần sanh. Sau này, chư đại đức y theo giáo lý mà phân tông phái; bất quá chỉ do tùy căn cơ mà thuyết pháp. Nếu người muốn tu trì để trở về tự tánh thì chỉ cần bước vào một cửa là có thể nhập đạo diệu môn, vì bổn gốc vốn không phân biệt cao thấp. Các pháp xưa nay vốn hỗ tương lẫn nhau và viên dung không ngại. Nếu như niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, thì có khác gì với tham thiền! Tham thiền đến độ cả hai năng và sở đều mất thì có khác gì với thật tướng niệm Phật! Thiền tức là Thiền trong Tịnh Độ. Tịnh Độ tức là Tịnh trong Thiền. Thiền và Tịnh Độ vốn tương trợ lẫn nhau. Sao người đời khởi tâm chấp trước một bên, thấy cửa này nhà nọ, tự tán thán mà hủy báng kẻ khác, giống như nước với lửa chẳng bao giờ tương dung, khiến phản lại thâm ý phân tông khác giáo của Phật Tổ! Lại nữa, có thể vô ý phạm trọng tội hủy báng Phật pháp. Thật có đáng thương lắm không! Hy vọng quý vị đồng nhân, không luận tu trì pháp môn nào, đều phải thể hội thâm sâu yếu chỉ vô tranh của Phật Tổ, chớ múa gậy đánh nhau trong nhà. Mọi người phải hợp lực đồng tâm, cứu độ con thuyền Bát Nhã trên sóng ba đào.
Hình ảnh

Cầu Tòa bảo chứng :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

24. THIỀN TÔNG CÙNG TỊNH ĐỘ TÔNG
(Trích: Pháp Ngữ Thiền sư Hư Vân, trang 512-524)
(Vào năm 1955, cư sĩ Lương Hàn Chiêu vào núi, cung thỉnh Ngài giải thích nguyên nhân phát khởi sự tranh luận giữa Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Dưới đây là lời giải thích về tông chỉ không hai khác của Thiền Tông và Tịnh Độ tông)

Hỏi: Khi hỏi rằng tham thiền có bằng niệm Phật không, thì thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ đáp:

- Có thiền không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc. Điển hình là Giới thiền sư, hậu thân làm Tô Đông Pha, cho đến Nhạc Đàng Tăng làm Thần Thị Tử Hội, v.v...

Đáp: Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù sau khi chọn lựa pháp môn viên thông, liền thuyết kệ:

- Xoay về nguồn tánh vốn không hai, nhưng phương tiện lại có nhiều pháp môn. Thánh tánh không thể chẳng thông. Thuận nghịch chỉ là phương tiện.

Từ trong các pháp môn, Bồ Tát Văn Thù định ra nhĩ căn viên thông:

- Đây là phương tiện chân thật của giáo thể ở phương này, vốn được thanh tịnh tại âm thanh. Nếu muốn đạt tam ma đề (chánh định), phải dùng tánh nghe mà nhập vào.

Lại chỉ ra:

- Những phương tiện khác, đều do thần thông ứng hóa của Phật cảm nên. Hiểu sự liền bỏ trần lao, chẳng phải chỗ thường tu học.

Đối với niệm Phật tam muội, ngài Văn Thù bảo:

- Chư hành vốn vô thường, tánh chất của vọng niệm nguyên là sanh diệt, nay cảm thọ nhân quả sai biệt, sao được viên thông!

Trong quyển Tứ Liệu Giản, thiền su Vĩnh Minh viết: "Có Thiền không Tịnh Độ, mười người tu, lạc hết chín. Ấm cảnh hiện tiền, chớp mắt liền tùy nghiệp chuyển sanh. Không Thiền có Tịnh Độ, muôn người tu, muôn người vãng sanh. Thấy Phật A Di Đà, sao lo không khai ngộ! Có Thiền có Tịnh Độ, ví như hổ thêm sừng; đời này làm thầy người, đời vị lai làm Phật Tổ. Không Thiền không Tịnh Độ, giường đồng cùng trụ sắt, muôn kiếp và ngàn đời, chẳng có nơi nương tựa".

Gần đây, người tu Tịnh Độ đa số đều cố chấp vào quyển Tứ Liệu Giản này, mà thật ít có ai nghiên cứu Kệ Viên Thông, để đối chiếu, nên họ đều hiểu lầm ngộ giải, khiến chẳng những phụ bạc Bồ Tát Văn Thù lại còn làm lụy đến thiền sư Vĩnh Minh. Tựu chung, đối với những pháp môn quyền thật, họ không thể dung hội quán thông, nên thấy pháp Thiền và Tịnh, như lửa với nước, và băng với than. Bàn về việc này, Hư Vân tôi không thể lặng thinh. Kiểm lại thì thấy rằng tổ Vĩnh Minh Diên Thọ sanh vào đời Tống, là con cháu của Dư Hàng Vương. Ngài là một trong ba vị tổ, có rất nhiều trước tác nhất ở Tàu. Trong cuốn Phật Tổ Thống Ký, quyển thứ hai mươi sáu viết: "Thời Ngô Việt Tiễn, Ngài làm quan thuế, nhưng thường dùng tiền của công khố, mua cua cá phóng sanh. Việc này bại lộ, nên bị bắt nhốt xử trảm. Ngô Việt Vương bảo quan quân:

- Nếu thấy sắc mặt của ông ta biến đổi thì hãy chém, bằng ngược lại hãy thả.

Khi sắp bị chém, sắc mặt Ngài vẫn bình thường, nên được tha mạng. Sau đó, Ngài theo thiền sư Tứ Minh Thúy Nham xuất gia. Ngài không đắp y phục tơ lụa, ăn không trọng mùi vị. Sau này, đến tham thiền với Thiệu quốc sư mà phát minh tâm địa... Kế đến, Ngài lên núi Trí Giả Nham, bốc thăm hai thẻ. Thẻ thứ nhất viết: "Suốt đời tu thiền định." Thẻ thứ hai viết: "Tụng kinh, hành muôn việc thiện, trang nghiêm Tịnh Độ".

Ngài lại thành tâm cầu khẩn, rồi bốc được thẻ "tụng kinh, hành muôn việc thiện, trang nghiêm Tịnh Độ", cho đến bảy lần.

Ngài là một vị thiền sư, đệ tử đời thứ ba của thiền sư Pháp Nhãn. Trước tác của Ngài có rất nhiều. Bài "Tâm Phú" và bài "Tâm Phú Lạc" giảng giải về việc minh tâm kiến tánh. Bài "Vạn Sự Đồng Quy" giảng giải về sự viên dung vô ngại của các pháp. Một trăm quyển "Tông Cảnh Lục", hoằng dương xiển lý "dâng cành hoa ngộ tông chỉ" của Thiền tông, cùng dung hợp giáo lý các tông pháp, quy về nguồn tâm.

Ở Nhật Bản, có mười ba tông phái. Ở Tàu, có mười tông phái. Bộ Tông Cảnh Lục lấy tâm làm tông, và lấy việc ngộ đạo làm pháp tắc. Lời lẽ tuy có sâu cạn, nhưng muôn pháp đều cùng phát xuất từ một cội nguồn. Những điểm vi tế đều phát xuất từ tâm. Dẹp tà trợ chánh, khiến người sau không đi lầm lạc.

Suốt đời, Ngài giảng thuyết rất nhiều, nhưng chưa từng bảo tu Thiền là dở. Ngài ngộ đạo từ Thiền tông, sao lại đi hoằng dương Tịnh Độ? Đối với người đại ngộ, pháp pháp đều dung thông; tham Thiền là tu đạo; niệm Phật cũng là tu đạo. Chúng ta lao động cuốc đất ở đây, cũng là tu đạo. Vì muốn cứu độ những người độn căn hạ liệt trong đời mạt pháp, nên cả đời Ngài hoằng dương pháp môn niệm Phật, và được người người tôn vinh là vị tổ thứ sáu của tông Tịnh Độ. Nơi chùa Tịnh Từ, tăng chúng kiến lập tháp kỶ niệm tôn thờ Ngài. Trong quyển Phật Tổ Thống Ký, viết: "Có vị tăng từ Lâm Xuyên đến, kể rằng lúc bị bịnh nặng, hồn nhập xuống cõi u minh, thấy vua Diêm La đảnh lễ trước tôn tượng của một vị thánh tăng. Hỏi ra thì biết là vua Diêm La đang đảnh lễ tôn tượng thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ ở Hàng Châu. Ngài đã được vãng sanh vào hàng thượng phẩm thượng sanh ở cõi Tây Phương".

Phật tử Tàu lấy ngày mười bảy tháng chạp làm ngày vía Phật A Di Đà. Vậy họ y cứ theo kinh điển nào? Kinh A Di Đà thuyết: "Qua mười muôn ức cõi Phật về phía tây, có Phật hiệu là A Di Đà".

Vậy ai biết được mười bảy tháng chạp là ngày vía của Phật A Di Đà? Ngày này, vốn là ngày sanh nhật của thiền sư Vĩnh Minh, vì Ngài chính là Phật A Di Đà thừa nguyện hóa thân trở lại cõi Ta Bà.

Tứ Liệu Giản vừa viết ra, hai tông Thiền Tịnh liền khởi tranh luận. Người tu Tịnh Độ bảo:

- Có Thiền, không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc.

Nếu chỉ tu theo Thiền tông thì không thể giải thoát khỏi sanh tử. Nếu chỉ tu theo tông Tịnh Độ thì "muôn người tu, muôn người được vãng sanh". Vừa tham Thiền vừa niệm Phật thì như "hổ mọc sừng". "Không Thiền không Tịnh Độ", là kẻ ác trong thế gian.

Người tu Tịnh Độ phê bình Thiền tông như thế. Ngày nay, họ vẫn còn náo nhộn không ngừng, tức thường bảo rằng tham Thiền là việc xấu. Họ lại dẫn chứng:

- Giới thiền sư, hậu thân làm Tô Đông Pha. Thanh Tảo Đường, hậu thân làm Tăng Lỗ Công. Tôn Trưởng Lão, hậu thân làm Lý Thị Lang. Nam Am Chủ, hậu thân làm Trần Trung Túc. Trí Tạng Mỗ, hậu thân làm Trương Văn Định. Nghiêm Thủ Tọa, hậu thân làm Vương Quy Linh. Thiền sư Tắc Thừa, hậu thân làm Hàn Thị Tử. Kính Tự Tăng, hậu thân làm Kỳ Phu Tử. Thiện Mân, hậu thân làm Đổng Ty Hộ Nữ. Hải Ấn, hậu thân làm Chu Phòng. Nhạn Đàng Tăng, hậu thân làm Tần Thị Tử Cối, do dựa quyền thế mà tạo các nghiệp ác. Những vị này, nếu xưa kia phát tâm cần cầu vãng sanh cõi Tịnh Độ, thì chắc sẽ không bị triển chuyển như vầy... Làm dân thường, làm người nữ, làm kẻ ác, hoặc chuyển thân làm quan thần, văn võ danh tiếng, nhiều không thể tính được. Ai ơi! Hãy nên vãng sanh qua cõi Tây Phương!

Theo tôi nhận thấy, hậu thân của người tu hành, bị "triển chuyển hạ liệt" do người chớ chẳng phải do pháp. Thời vua Đường Hy Tông, có cô kỷ nữ tại Đĩnh Châu, nơi miệng thường thoát ra mùi hương hoa sen. Một vị tăng nước Thục bảo:

- Cô này đời trước làm ni, thường tụng Pháp Hoa hơn hai mươi năm.

Tụng kinh Pháp Hoa mà triển chuyển làm thân kỷ nữ, không thể đổ lỗi cho kinh Pháp Hoa. Cũng vậy, hậu thân của các vị thiền sư làm thường dân, người nữ, kẻ ác, v.v... không thể đổ lỗi cho Thiền tông được. Ba mươi hai ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, tùy theo sở nguyện của chúng sanh mà hóa độ, hiện thân thuyết pháp. Vậy có thể nào bảo rằng ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm cũng bị "triển chuyển hạ liệt" được không? Phật A Di Đà hóa thân làm thiền sư Vĩnh Minh. Hậu thân thiền sư Vĩnh Minh làm tổ sư Thiện Kế. Hậu thân của tổ sư Thiện Kế làm cư sĩ Vô Tướng Tống Liêm. Tổ sư Thiện Kế tại chùa Bán Dong Thọ Thánh, ngoài thành Sương Môn, ở Tô Châu, viết nguyên bộ kinh Hoa Nghiêm bằng máu. Sự nghiệp hoằng pháp của Ngài chỉ bằng phân nửa sự nghiệp của thiền sư Vĩnh Minh. Lúc làm quan, Tống Liêm ít khi hành việc thiện, nên không thể sánh bằng tổ sư Thiện Kế. Như vậy, có thể bảo rằng Phật A Di Đà cũng "triển chuyển hạ liệt" được không? Tần Thủ Tọa tu thiền, đốt một cây hương liền ngồi tịch mất, nên không được hứa khả nơi núi Cửu Phong. Đề Y Đạo Giả đến đi tự tại, nhưng núi Tào Sơn cũng không thừa nhận. Do những câu chuyện này, người tu hành tông Tịnh Độ thường phê phán tu theo Thiền tông là sai, mà chẳng chịu tìm hiểu kỹ càng. Núi Cửu Phong và núi Tào Sơn vốn là những nơi xuất sanh chư thiện tri thức chánh tri chánh kiến của Thiền tông. Phải nên chú tâm đến Thiền tông, chứ sao lại đánh giá thấp như thế! Hiện tại, có ai trong chúng ta, ngồi thiền mà thị tịch không? Chúng ta chưa sánh bằng Tần Thủ Tọa, Đề Y Đạo Giả, sao lại dám khinh mạt Thiền tông? Thật ra, tông môn có sâu cạn. Pháp môn Hiển giáo và Mật giáo cũng có đốn tiệm tà chánh. Pháp môn niệm Phật cũng lại như thế.

Bàn về sự khác biệt, có nhiều loại thiền định, như thiền ngoại đạo, thiền phàm phu, thiền Tiểu Thừa, thiền Trung Thừa, thiền Đại Thừa. Thiền tông ở Tàu là tổ sư thiền, hay thiền tối thượng, tức không đồng với các loại thiền khác. Song, người tu thiền trong đời mạt pháp, thật sự có tu lầm lạc, nên không lạ gì bị thiền sư Vĩnh Minh chê trách trong quyển Tứ Liệu Giản.

Vì quyển Tứ Liệu Giản này được lưu truyền trong thiên hạ rất lâu, nên khi xem qua, tôi không dám phê bình là sai lầm. Mắng trách "có Thiền, không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc", có phải là Ngài phân Thiền Tịnh làm hai không? Người niệm Phật, nếu tâm tịnh thì cõi Phật thanh tịnh, tức thấy tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ. Thiền tông cùng Tịnh Độ tông vốn không hai. Song, người đời nay chỉ giới hạn, bảo rằng niệm Phật là tu Tịnh Độ, còn tham thiền là tu Thiền.

Xưa kia, đức Phật vượt thành xuất gia, vào núi Đan Đặc tu đạo. Đầu tiên, Ngài tu theo ông A Lam Ca Lam ba năm, học thiền định bất dụng xứ, nhưng nhận biết đó chẳng phải là pháp cứu cánh. Kế tiếp, Ngài đến tu với ông Uất Đầu Lam Phất ba năm, học thiền định phi phi tưởng xứ, và cũng biết định này chẳng phải là tối thượng. Ngài lại đến núi Hương Tượng, cùng tu với ngoại đạo; ngày ăn một hạt mè, trải qua sáu năm... Kế đến, Ngài tới dưới cội cây Bồ Đề ngồi thiền trong suốt bốn mươi chín ngày đêm. Rạng ngày mồng tám tháng chạp, khi sao mai vừa chớp sáng, Ngài liền đại ngộ, thành đẳng chánh giác, rồi ta thán:

- Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí huệ Như Lai. Vì vọng tưởng chấp trước, nên không thể chứng đắc.

Khi ấy, Thiền với Tịnh Độ xuất phát từ chỗ nào? Thuyết pháp trong bốn mươi chín năm trường, Ngài vẫn chưa cho đó là cứu cánh. Khi đưa cành hoa lên, mỉm cười phó chúc cho tôn giả Ca Diếp, Ngài cũng chưa từng nói một chữ "Thiền". Thiền vốn là pháp môn tối thượng. Ví như sữa bò, ngày ngày bị pha trộn với nước, khiến dần dần mất chất tinh khiết. Người học Phật cũng như người thêm nước vào sữa. Thiền sư Vĩnh Minh thấy sữa Thiền đã bị nước thế tục hòa tan, nên bảo "có Thiền không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc", chứ không phải nói rằng sữa Thiền sai lạc. Thiền sư Vĩnh Minh lên đảnh núi Trí Giả, bốc thăm giữa Thiền và Tịnh, rồi cầu được quẻ tu Tịnh Độ bảy lần. Nếu Thiền không hay, Ngài quyết không bốc thăm như thế. Nếu ưa chuộng pháp môn Tịnh Độ, thì Ngài đâu cần bốc thăm đến bảy lần mới quyết chắc. Điều này chứng minh rằng Ngài vốn ngưỡng mộ Thiền tông. Vả lại, Ngài xuất thân từ Thiền tông và là bậc pháp nhãn trong tông môn, có lý nào đi nói xấu Thiền tông?

Pháp tham thiền, phải nên quán chiếu xem bổn lai diện mục của mình trước khi cha mẹ sanh ra như thế nào. Mục đích chỉ cầu minh tâm kiến tánh. Người sau tu thiền sai khác với phương pháp này. Vừa đắc được vài cảnh giới thanh tịnh, hay thân thể được nhẹ nhàng, thì tự bảo rằng mình đã có công phu. Thật ra, đã bị dính nơi ấm cảnh. Họ nào biết rằng một niệm do duyên khởi, tức vốn vô sanh; nơi cột trụ trăm thước, phải nên tiến thêm một bước. Vì thế, ngài Vĩnh Minh bảo:

- Ấm cảnh hiện tiền, liền tùy nghiệp vãng sanh.

Ngược lại, niệm Phật vốn có nơi nương tựa. Song, Ngài không bảo rằng chẳng cần niệm Phật mà vẫn có thể "muôn người niệm, muôn người được vãng sanh", mà là phải chân thật tu hành pháp môn Tịnh Độ thì mới có thể thấy Phật A Di Đà. Nếu dùng câu "lúc thấy Phật A Di Đà, sao lo không khai ngộ", làm chỗ nương tựa, thì đây cũng là vọng tưởng sai lầm.

Trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan bạch Phật:

- Từ lúc theo Phật phát tâm xuất gia, con thường tự suy nghĩ rằng không cần tu hành mệt nhọc, chỉ nương oai thần của Phật, nhờ Như Lai ban ân huệ, sẽ cho thiền định tam muội. Nào biết rằng thân tâm vốn không thể tu thế được, nên khiến quên mất bản tâm của mình.

Phật Thích Ca không thể dùng oai thần lực mà ban ân huệ thiền định tam muội cho ngài A Nan được. Như vậy, Phật A Di Đà làm sao ban ân huệ thiền định tam muội cho mình được?

So sánh với vọng tưởng, ba độc, năm dục, thì chắc chắn niệm Phật là hay hơn. Như lúc mộng, nếu mơ thấy điềm lành, thì khi tỉnh dậy, tinh thần sảng khoái. Nếu mơ thấy ác mộng, thì khi tỉnh dậy, tâm tư bồn chồn sợ hãi mờ mịt. Thế nên, đui mù khởi vọng tưởng, không bằng nhất tâm niệm Phật. Nếu đạt đến pháp pháp đều dung thông, tức tu hành pháp cao tột "có Thiền có Tịnh Độ", thì như hổ vốn có oai thế, mà nay lại thêm sừng, càng gia tăng oai mãnh, khiến làm Phật Tổ dễ dàng. Lý này là lẽ đương nhiên.

Đối với người không có căn lành, tức không tin Thiền cũng không tin Tịnh Độ, chỉ hàm đồ mê mờ, thì "muôn kiếp cùng ngàn đời, chẳng có nơi nương tựa".

Suốt đời, tôi luôn khuyên người người nên niệm Phật. Song, tôi thật bất mãn những vị thường khuyên người chớ nên tu thiền. Mỗi lần nhớ lại kinh Lăng Nghiêm nói "tà sư thuyết pháp, như số cát sông Hằng", khiến tâm tư đau nhức. Nay tôi đem quyển Tứ Liệu Giản ra để lược bày. Hy vọng tất cả người tu hành, chớ nên thiên chấp vào văn cú của quyển Tứ Liệu Giản này, khiến vọng sanh phân biệt cao thấp giữa Thiền và Tịnh, thì mới không phụ lòng thiền sư Vĩnh Minh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:Suốt đời, tôi luôn khuyên người người nên niệm Phật. Song, tôi thật bất mãn những vị thường khuyên người chớ nên tu thiền. Mỗi lần nhớ lại kinh Lăng Nghiêm nói "tà sư thuyết pháp, như số cát sông Hằng", khiến tâm tư đau nhức. Nay tôi đem quyển Tứ Liệu Giản ra để lược bày. Hy vọng tất cả người tu hành, chớ nên thiên chấp vào văn cú của quyển Tứ Liệu Giản này, khiến vọng sanh phân biệt cao thấp giữa Thiền và Tịnh, thì mới không phụ lòng thiền sư Vĩnh Minh.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tức tâm là độ lý không ngoa
Tịnh khác Thiền đâu vẫn một nhà
Sắc kết trang nghiêm miền diệu hữu
Không kiêm vô ngại cõi hằng sa
Trời Tây sáng lạ màu vi diệu
Nguyện Phật thâm sâu đức hải hà
Ngoảnh lại đường tu ai sớm tỉnh?
Nỗi thương ác đạo mãi vào ra!

Tây Trai Lão Nhân
(Tịnh Độ Hoặc Vấn Luận, cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]433 khách