Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
onebiglove đã viết:Xin cho phép con được đặt câu hỏi để có cơ hội học tập từ các ĐẠO HỮU:

Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo?

Con xin thành kính cảm ơn!
Lành thay, lành thay, này Hiền hữu! thật khéo lành thay là cách Hiền hữu đặt vấn đề, hiền thiện thay là câu hỏi được nêu lên,

ở đây, này Hiền hữu! hãy lóng nghe và khéo léo tác ý !
III. Vị Thuyết Pháp (S.iv,252)

1-2) ...

3) -- Thưa Hiền giả, những ai là những vị thuyết thuận pháp ở đời? Những ai là những vị khéo thực hành ở đời? Những ai là những vị khéo đến ở đời?

4) -- Này Hiền giả,
những ai thuyết pháp để đoạn tận tham,
những ai thuyết pháp để đoạn tận sân,
những ai thuyết pháp để đoạn tận si;
những vị ấy là những vị thuyết thuận pháp ở đời.

5) Này Hiền giả,
những ai thực hành đoạn tận tham,
thực hành đoạn tận sân,
thực hành đoạn tận si;
những vị ấy là những vị khéo thực hành ở đời.

6) Này Hiền giả,
Những ai đoạn tận tham, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai;
những ai đoạn tận sân, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai;
những ai đoạn tận si, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai;
những vị ấy là những vị khéo đến ở đời.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-38.htm
lại nữa, này Hiền hữu!
IV. VỊ THUYẾT PHÁP (S.iii,164)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

“Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến.
Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là vị thuyết pháp?
Cho đến như thế nào, được gọi là vị thực hành pháp tùy pháp?
Cho đến như thế nào, được gọi là vị đã đạt đến Niết-bàn ngay trong hiện tại?

3-4)
– Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp.

Nếu Tỷ-kheo DO nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

5-7)
- Nếu Tỷ-kheo ... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành...

8)
– Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp.

Nếu Tỷ-kheo DO nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm
lại nữa, này Hiền hữu! như thế nào là ý nghĩa danh tự "Niết-bàn ngay trong hiện tại" ?
55.- Niết-bàn

Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

- Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?

- Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Khi vị ấy, này Bà-la-môn,
cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn,
cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn,
cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn.

Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 3-0507.htm
lại nữa, này Hiền hữu!
(I) (Ek I, 1) (It. 1)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Tham, này các Tỷ-kheo, một pháp, các Thầy hãy từ bỏ! Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến:

"Với tham bị tham đắm,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí,
Từ bỏ tham ái ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lui tại đời này."


http://budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb ... tm#chuong1
như vậy, này Hiền hữu!
nếu có phải học tập, một vị khéo học chỉ học tập 1 pháp, đó chính là ly Tham
nếu có phải thực hành, một vị khéo hành chỉ thực hành 1 pháp, đó chính là ly Tham
nếu có phải thành tựu, một vị khéo thành tựu chỉ thành tựu 1 pháp, đó chính là ly Tham;

vì sao vậy? vì rằng, này Hiền hữu:
"do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt."
..............

ít thay, này Hiền hữu! là những lời cđ chia sẻ trên Diễn đàn nhưng nhiều hơn, này Hiền hữu! là những lời Thế Tôn và chư Thánh đã giảng các nghĩa này.

này hiền hữu! như lời Hiền hữu đã khéo đặt câu hỏi,
nếu như có 1 lời sách tấn,nếu như có 1 lời khuyền nhủ, thời cđ chỉ gởi gắm đến Hiền hữu một điều đơn giản thôi :

- Hãy Quy Y PHÁP, chớ có Quy Y KINH

(Quy y Pháp là "đến để mà thấy", Quy y Kinh là "như vầy tôi nghe")

Kính chúc Chư Hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


@@@Vấn_Đạo@@@
Bài viết: 91
Ngày: 23/07/12 05:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Sóng bắt đầu từ gió,Ta bắt đầu từ đâu ?

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi @@@Vấn_Đạo@@@ »

Lâu ngày vào đây thấy thiện hữu cđ cũng vẫn như ngày nào , MIỆT MÀI DỊCH Ý KINH hướng dẫn cho người khác , thiệt là hoan hỉ thay , hoan hỉ thay :D

:D :) ;)


Niềm tin đúng hay sai không quan trọng.Quan trọng nó là sự cản trở hay là động lực thúc đẩy bản thân tự hoàn thiện mình tốt hơn trong cuộc sống này.
MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

onebiglove đã viết:Xin cho phép con được đặt câu hỏi để có cơ hội học tập từ các ĐẠO HỮU:

Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo?

Con xin thành kính cảm ơn!


Chào bạn OneBigLove,


Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT ?

Tôi xin phép góp một ý kiến cho việc tin chắc đã hiểu chính xác ý của Chư Phật, Chư Bồ tát, ... đó là Hãy dùng phương pháp tu học để Đắc Căn Bản Trí. Căn Bản Trí là một pháp tu (trong vô số pháp môn) với đích đến cuối cùng là hóa giải mọi Phiền não, đạt đến Tâm Thanh Tịnh. Một khi đã đạt đến Tâm Thanh Tịnh (không còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp trước) thì hoàn toàn có thể hiểu được chính xác ý của Chư Phật, Chư Bồ Tát.


Phương pháp tu học Căn Bản Trí Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau.

Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. Kiến tánh rồi, phương pháp dạy của thầy thay đổi một trăm tám mươi độ, dạy như thế nào? Bất cứ ai cũng tiếp xúc được, bất cứ việc gì cũng tham dự được, chẳng còn thâm nhập một môn nữa mà là học rộng nghe nhiều! Bởi vậy, lúc đó tôi mới thật sự hiểu rõ Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói gì.

“Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” Căn Bản Trí,

“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”Hậu Đắc Trí.

Chúng tôi mới hiểu rõ thế nào là “không gì chẳng biết”: Không nhất định một vị thầy nào, ai cũng đều là thầy cả, mọi sự mọi vật đều là tài liệu để học tập, bởi thế mới thành tựu “không gì chẳng biết”.


- trích Lời giảng của PS Tịnh Không


Nam mô A Di Đà Phật
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Này các Chư hiền! do vì thấy rõ 3 lợi ích, một người đi đến thuyết Pháp cho người khác. Như thế nào là ba ?
43.- Ba Lợi Ích

- Thấy rõ ba lợi ích này, là cần thiết cho một người thuyết pháp cho người khác. Thế nào là ba?

Ai thuyết pháp cần phải liễu giải nghĩa và cần phải liễu giải pháp.
Ai nghe pháp cần phải liễu giải nghĩa và cần phải liễu giải pháp.
Người thuyết pháp và cả người nghe pháp cần phải liễu giải nghĩa và cần phải liễu giải pháp.

Thấy rõ ba lợi ích này, này các Tỷ-kheo, là cần thiết cho một người thuyết pháp cho người khác.
- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 3-0507.htm
và như thế nào là Pháp,
như thế nào là vị thực hành Pháp tùy pháp,
như thế nào là vị thành tựu và khéo đến ở đời?

thời cđ đã rộng nói ở trên.

Kính chúc Chư Hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

onebiglove đâu rồi


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

hoasenmaimai đã viết:onebiglove đâu rồi
Đạo Hữu hoasenmaimai kính!

Đọc kinh cầu lý
Chớ bám câu chữ
Kinh thật vô tự
Đích thực tâm kinh
Vô vi bàng bạc
Hữu hình cụ thể
Tuỳ duyên tạo tác
Tất cả là một
Một là tất cả
Phật pháp không hai
Hoà khắp vạn thù.
Trong đời Mạt pháp
Người lành thì ít
Người dữ thêm nhiều
Thiểu số thua đa
Ta mau ẩn-nhẫn
Như một rễ con
Trong bộ rễ cây
Âm khuất trong đất
Ung dung tự tại
Học đạo, độ đời
Ai thật muốn nghe
Hoan hỉ chia sẽ.
Trần gian muôn mặt
Chớ có ngạc nhiên
Những chuyện thường tình.
Hôm nay đáo lai
Tâm tình tí chút
Kính chúc Đạo hữu
An lạc, minh tâm.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.219 khách