Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
abeo đã viết:Bài này nguyên chép lại từ 1 tác giả đăng trên 1 trang thiên chúa giáo. Có thể không có cái nhìn khách quan về Phật giáo:
Giá trị của thuyết Vô Ngã

.................
kính mong các bậc tiện tri thức cho ý kiến ạ kinhle kinhle kinhle con cũng mới biết phật pháp thôi ạ
* Nếu như ngại đọc nhiều chữ, Hiền hữu chỉ cần đọc những dòng chữ in màu bên dưới là rõ câu trả lời ! kinhle
Những câu hỏi không được Phật trả lời

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ananda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay:

- Thưa sa-môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt?

- Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.

- Vậy, xin sa-môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới?

Ðức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói:

- Thưa sa-môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa-môn cứ tùy nghi giải đáp:

·Thân thể và linh hồn là một hay là hai?

·Sau khi chết, sa-môn Gotama còn hay mất?

·Sau khi chết, sa-môn Gotama vừa còn vừa mất?

·Sau khi chết, sa-môn Gotama không còn cũng không mất?

Ðức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi:

- Câu nào tôi hỏi, sa-môn cũng không trả lời. Tại sao thế?

Ðức Phật đáp:

- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota[20] tới viếng Phật. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Ðức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng:

- Sa-môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã?

Ðức Phật vẫn im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.

Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ananda hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota?

- Này Ananda, đạo lý Vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá trừ chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết "vô ngã". Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến hý luận, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ananda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp "có / không".

http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat11.html
Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh trong Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

binh đã viết:doccoden đã viết
Tánh biết không phải "cái tôi" vậy ra ai biết chứ đâu phải là tôi biết.
Tri kiến lập tri tức vô minh bổn
Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn
2 câu trên chẳng liên quan gì đến những điều tôi nói với bạn. Nếu có thì mời bạn giải thích.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

cục đất đã viết:tangbong
doccoden đã viết: _ VÔ NGÃ tức là một sự vật hiện tượng nào đó không tự thân hiện hữu.
Hiền hữu! những danh tự này do Hiền hữu tự mình chứng được, hay Hiền hữu nghe được từ ai, hay Hiền hữu học từ kinh sách nào,... ??
Nếu không có gì phiền hà, kính mong Hiền hữu trích rõ nguồn câu nói ấy.

(cđ hỏi vì muốn biết chúng ta có học tập từ chung một vị Thầy, chung một giáo phái; tránh đi vào hý luận vô ích)

Kính chúc an lạc và tinh tấn !!

:)
Cụm từ trên do tôi tự nghĩ ra, nó tương đương với nghĩa của từ "pháp" trong phật giáo. Tôi muốn dùng từ ngữ mà ai cũng hiểu được. Nếu tôi không lầm thì trước đây chúng ta đã tranh luận vấn đề này rồi. Nhiều người cho rằng "ngã" là "cái tôi" theo tôi là chỉ đúng theo nghĩa hạn hẹp khi nói đến con người. Vả lại nó còn mù mờ, dễ gây hiểu lầm. Tôi giải thích như vậy là dựa trên những câu nói của Phật: "vạn pháp đều vô ngã", "cái này có do cái kia có".

Mời bạn chỉ ra chỗ sai của tôi đồng thời giải thích "vô ngã" nghĩa là gì theo ý bạn :)


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

cục đất đã viết:tangbong
abeo đã viết:Bài này nguyên chép lại từ 1 tác giả đăng trên 1 trang thiên chúa giáo. Có thể không có cái nhìn khách quan về Phật giáo:
Giá trị của thuyết Vô Ngã

.................
kính mong các bậc tiện tri thức cho ý kiến ạ kinhle kinhle kinhle con cũng mới biết phật pháp thôi ạ
* Nếu như ngại đọc nhiều chữ, Hiền hữu chỉ cần đọc những dòng chữ in màu bên dưới là rõ câu trả lời ! kinhle
Những câu hỏi không được Phật trả lời

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ananda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay:

- Thưa sa-môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt?

- Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.

- Vậy, xin sa-môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới?

Ðức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói:

- Thưa sa-môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa-môn cứ tùy nghi giải đáp:

·Thân thể và linh hồn là một hay là hai?

·Sau khi chết, sa-môn Gotama còn hay mất?

·Sau khi chết, sa-môn Gotama vừa còn vừa mất?

·Sau khi chết, sa-môn Gotama không còn cũng không mất?

Ðức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi:

- Câu nào tôi hỏi, sa-môn cũng không trả lời. Tại sao thế?

Ðức Phật đáp:

- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota[20] tới viếng Phật. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Ðức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng:

- Sa-môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã?

Ðức Phật vẫn im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.

Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ananda hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota?

- Này Ananda, đạo lý Vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá trừ chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết "vô ngã". Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến hý luận, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ananda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp "có / không".

http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat11.html
Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh trong Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)
Tôi lại thấy khác :D

--------

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"

(kinh Alagaddùpama Sutta thuộc bộ Majjhimà-nikàya (Trung Bộ Kinh)

------------

Vacchagotta đi đến Ðức Phật và thưa hỏi:

-- Thưa Ngài Cồ Ðàm, có một linh hồn hay không?

Ðức Phật lặng im.

-- Thế thì thưa Ngài, không có linh hồn à?

Ðức Phật lại im lặng.

Vacchagotta đứng dậy bỏ đi.

Sau khi người khất sĩ (parivràjaka) rời khỏi, A-Nan hỏi Phật vì sao Ngài đã không trả lời câu hỏi của Vacchagotta. Ðức Phật giải thích thái độ của Ngài như sau:

"Này A-Nan, khi Vacchagota, người khất sĩ ấy hỏi: "Có một linh hồn hay không?, nếu trả lời: "Có" thì khi ấy có nghĩa là ta đã đứng về phía những ẩn sĩ và Bà la môn chủ trương thuyết trường tồn (sassata-vàda).

"Và này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Không có linh hồn hay sao?, nếu trả lời "Không" thì ta đã đứng về phía những ẩn sĩ và Bà la môn chủ trương thuyết đoạn diệt (uccheda-vàda).

"Lại nữa, này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Có linh hồn không?" mà ta trả lời "Có" thì như thế có phù hợp với sự thấy biết của ta rằng vạn pháp vô ngã hay không?"

-- Bạch Thế Tôn, hẳn là không.

-- "Lại nữa này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Không có linh hồn hay sao?" mà ta trả lời "Không" thì điều ấy sẽ làm cho Vacchagotta đã hoang mang lại càng hoang mang thêm nữa. Vì y sẽ nghĩ: trước kia quả thật ta có một linh hồn (Ngã) nhưng bây giờ ta không có nữa".

(Tương Ưng, IV)

-------------

Nhắc cho bạn nhớ là một trong những kinh đầu tiên mà Phật thuyết giảng là kinh "Vô ngã tướng", tam pháp ấn của Phật giáo là "khổ, vô thường, vô ngã". Lý duyên khởi cũng là một cách nói về vô ngã. Phật thuyết giảng về vô ngã nhiều đến nỗi ngoại đạo gọi ngài là "Vô ngã đạo sư", đơn giản vì nó là trọng tâm của giáo lý phật giáo, là điểm khác biệt quan trọng giữa Ấn giáo và Phật giáo.

Nếu nói nó "là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá trừ chấp ngã" thì cũng có nghĩa là đạo phật theo quan điểm vô ngã. Bởi vì "chấp ngã" nghĩa là cho rằng có bản ngã, nên phải phá trừ quan điểm sai trái đó :)


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Đh doccoden là người hiểu về vô ngã.

Nhưng ở đây nên làm rõ vấn đề vô ngã trên phương diện con người đã,để tránh phức tạp hóa vấn đề.

Đh nói muốn đề cập đến vô ngã của các pháp thì cũng nên nói rõ ra,kẻo người ta lại không hiểu ý.

Ngã của pháp cũng hay được gọi là "tự tính" để phân biệt với tự ngã(self-cái tôi),mặc dù bản chất chúng chẳng khác nhau.

Chẳng hiểu còn vướng mắc gì ở vấn đề ngã,vô ngã này nữa?Nó đã được bàn luận quá nhiều rồi,có khúc mắc chăng có lẽ chỉ ở vấn đề ngôn từ mà thôi. ./..,.,


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Con người = ngũ uẩn (5 aggregates) sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chia chẻ ra nữa thì chỉ có 2 phần giống như khoa học ngày nay định nghĩa: vật lý (sắc); tâm lý (thọ, tưởng, hành, thức).

Sắc (rupa) gồm 2 nghĩa: 1) hình sắc (form) thuộc về hình dáng, dáng vẻ bên ngoài 2) vật chất. Sắc chính là phần thân sinh lý (physical) vì được cấu tạo bằng 4 nguyên tố : đất hay chất đặc (xương, thịt, tim, gan, etc...), nước hay chất lỏng (máu, nước mắt, nước mô, chất nhờn), lửa hay nhiệt lượng (khoảng 37 độ C), và không khí (hơi thở, hơi trong bao tử, hơi gas thoát ra từ hậu môn).

Danh (nama) dùng chỉ tâm bao gồm 4 phần còn lại trong năm uẩn còn lại, thọ (cảm xúc dể chịu, khó chịu) tưởng (sự hồi tưởng về quá khứ. Thí dụ: Người Việt Nam mới qua Mỹ 1 hay 2 ngày nghe được nhưng không hiểu tiếng Anh vì trước đó chưa có kinh nghiệm hay chưa học qua. Ở lâu hơn hoặc có học trước đó rồi thì hiểu. Hành (phản ứng của tâm. Thí dụ: Khi chúng ta thấy một chiếc xe motorcycle hay một chiếc xe du lịch, nếu thích thì sinh tâm tham, nếu không ưa thích thì sinh tâm sân. Quá trình sinh tâm tham và tâm sân là phản ứng của tâm còn gọi là hành (mental formation). Thí dụ 2: Tu hành trong tiếng Việt có 2 nghĩa: 1) Muốn tu phải có thực hành hay kinh nghiệm tự thân thực chứng 2) Tu hành: Tu là sửa, hành là phản ứng của tâm, gom lại là sửa cái phản ứng của tâm hay còn gọi là giảm bớt hay bỏ bớt tham, sân, si. Thức (theo mình hiểu) thì có 2 nghĩa: thức của 6 căn, mắt, tai, mủi, lưởi, thân, và ý. Nghĩa thứ 2 gồm sự kết hợp của 3 phần trước thuộc tâm lý (thọ, tưởng, hành) để nhận thức các sự vật hiện tượng xung quanh ta. Quá trình này diển ra rất nhanh nên chỉ có các vị sư tu thiền quán (thiền Minh Sát hay Vipassana) lâu năm mới có thể giải thích rỏ hơn thôi.

Trong kinh Tỳ Kheo Na Tiên (The Questions of King Milanda) phần Vô Ngã hay Danh đã giải thích như sau:

Vô Ngã hay Danh

Vua Di Lan Ðà ngự đến chùa San khế đa (Sankheyya), chỗ đại đức Na Tiên bây giờ đang tạm trú với tám chục tỳ kheo, ông tiến đến trước mặt Ðại Ðức và cung kính vái chào. Ðại Ðức đáp lễ. Sau lễ tương kiến, nhà vua cung kính ngồi né một bên.

Ðoạn, vua khởi chuyện hỏi rằng:

-- Kính bạch Ðại Ðức, trẫm muốn hỏi ngài ít câu có được không?

-- Xin Ðại Vương cứ phán hỏi, bần tăng xin nghe.

-- Bạch Ðại Ðức, quý danh là gì?

-- Người ta gọi bần tăng là Na Tiên. Các pháp hữu của bần tăng cũng gọi bần tăng bằng tên ấy. Nhưng dù cho cha mẹ bần tăng có đặt cho bần tăng tên Na Tiên (Nagasena) hay một tên nào khác, chẳng hạn như Duy Tiên (Viranasena), Thủ La Tiên (Surasena) hoặc Duy Ca Tiên (Sihasena)..., thì chẳng qua cũng chỉ là những tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Trong những cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta" như tà kiến và ngã chấp thường lầm nhận.

Nhà vua kinh ngạc quay sang đám tùy tùng hộ vệ và chư vị tỳ kheo trong chùa để phân bua:

-- Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Tất cả quý vị hãy ghi nhớ lời nói của Ðại Ðức Na Tiên hôm nay. Ngài nói: Tên là do cha mẹ đặt ra và bạn hữu dùng để gọi, chứ trong đó không có cái "ta". Như vậy trẫm có thể tin được lời ngài chăng?

Phân bua xong, nhà vua quay lại hỏi Ðại Ðức Na Tiên rằng:

-- Bạch Ðại Ðức! Nếu không có cái "ta" trong đó thì khi tín thí cúng dường y bát, vật thực, phòng xá, thuốc men, dụng cụ..., ai thâu nhận các món cúng dường ấy? Ai bảo tồn luân lý, đạo nghĩa? Ai tham thiền nhập định? Ai hành đạo, đắc quả và nhập niết bàn? Nếu không có cái "ta" trong người thì ai giữ giới? Ai phạm giới? Ai sát sanh? Ai trộm cướp? Ai hành dâm? Ai nói dối? Ai say sưa? Nếu quả như vậy thì không ai tạo nghiệp lành, cũng chẳng ai tạo nghiệp dữ. Luôn cả nghiệp lành dữ cũng không có. Những việc làm lành hay làm dữ không có quả báo gì hết. Bạch Ðại Ðức, như thế thì nếu có kẻ giết Ðại Ðức cũng không phạm tội sát sanh chăng? Và trong chư tăng, không có ai là giáo thọ giảng dạy, chẳng có ai là hòa thượng truyền giới thu nhận đệ tử tu lên bậc trên? Ngay các pháp hữu của Ðại Ðức gọi Ðại Ðức là Na Tiên cũng không có nốt? Và cái tên Na Tiên đó là ai? Kính mong Ðại Ðức giải cho trẫm được biết. Thưa Ðại Ðức đã nghe rõ rồi chứ?

-- Tâu Ðại Vương, bần tăng đã nghe rõ rồi.

-- Người nghe đó có phải là Na Tiên không?

-- Tâu Ðại Vương, không phải đâu.

-- Thế thì ai là Na Tiên? Cái gì là Na Tiên? Tóc trên đầu là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Lông là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Móng là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Hay răng, da, thịt, tủy, gân... là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương cũng không phải.

-- Sắc (1) là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Thọ (2) là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Tưởng (3) là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Hành (4) là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Thức (5) là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Hay nhãn căn (6) là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Hay nhĩ căn, tỹ căn, thiệt căn, thân căn hoặc ý căn là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Hay tất cả năm uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, không phải.

-- Hay ngoài năm uẩn ra còn có cái gì đó là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại Vương, cũng không phải nốt.

-- Bạch Ðại Ðức, nãy giờ trẫm gạn hỏi tường tận về 32 thể trược, 5 uẩn và 18 giới có phải là Na Tiên không, hết thảy đều bị Ðại Ðức phủ nhận. Theo lời dạy bảo của Ðại Ðức, trẫm quán tưởng cũng thấy rằng trong từng cái nêu hỏi đều không có Na Tiên, và Na Tiên cũng không có trong tất cả những cái đó hợp lại, Na Tiên chỉ là cái danh suông. Như vậy trong đoạn trước, Ðại Ðức bảo với trẫm rằng người ta gọi Ðại Ðức là Na Tiên, như thế là Ðại Ðức đã nói dối, chứ thật ra không có Na Tiên. Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Xin các vị hãy làm chứng cho.

Bấy giờ, Ðại Ðức Na Tiên chậm rãi tâu lại nhà Vua rằng:

-- Tâu Ðại Vương, Ðại Vương thật là một bậc đế vương thanh nhã, hưởng nhiều phước báo an vui. Nhưng trên con đường từ hoàng cung đến chùa nầy, chắc hẳn vì gặp lúc khí trời oi bức, Ðại Vương thấy trong người khó chịu, ngọc thể bất an, nên tâm trí Ðại Vương có phần nóng nảy kém thanh tịnh. Chẳng hay Ðại Vương đến đây bằng bộ hay bằng xe?

-- Bạch Ðại Ðức, trẫm đến bằng xe. Chỉ khi tiến vào đây, trẫm mới đi chân.

Nghe nhà Vua nói xong, Ðại Ðức Na Tiên hướng về đám tùy tùng hộ vệ của nhà Vua mà phân bua rằng:

-- Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy ghi nhớ lời nói của nhà Vua, Ngài bảo rằng đến đây bằng xe. Xin quý vị hãy nhớ và làm chứng cho.

Phân chứng cớ xong, Na Tiên quay lại hỏi nhà Vua:

-- Tâu Ðại Vương, Ðại Vương bảo rằng ngài ngự đến bằng xe. Ðó là ngài nói thật chứ?

-- Bạch Ðại Ðức, trẫm nói chắc thật.

-- Vậy xin Ðại Vương cho bần tăng biết rõ về cái xe. Gọng có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Trục có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Bánh có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Căm có phải là xe không?

-- Thưa, không phải .

-- Thùng có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Ách có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Chỗ gác chân có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Mui có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Dây cương có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Hay cây roi là xe?

-- Thưa, không phải.

-- Hay tất cả các món ấy họp lại và buộc chung với nhau là xe?

-- Thưa, không phải.

-- Hay ngoài các món ấy ra còn có một món nào khác gọi là xe?

-- Thưa cũng không phải.

-- Hay tiếng khua động là xe?

-- Thưa, cũng không phải nốt.

-- Vậy chớ xe là cái gì?

Nhà Vua lặng thinh, không trả lời.

Ðại Ðức Na Tiên dừng nghỉ một lát, rồi tâu rằng:

-- Tâu Ðại Vương! Nãy giờ bần tăng đã gạn hỏi tường tận về từng món một như gọng, mui, thùng... có phải là xe không, hết thảy đều bị Ðại Vương phủ nhận. Theo lời phán bảo của Ðại Vương, bần tăng quả thật cũng thấy rằng trong từng món nêu hỏi đều không có xe, và xe cũng không có trong tất cả những món đó họp lại; xe chỉ là cái danh suông. Như vậy, khi Ðại Vương nói với bần tăng rằng Ðại Vương đến đây bằng xe, điều đó tưởng e đáng ngờ vực lắm. Ðại Vương là một vị đại hoàng đế cao cả, làm chủ một vùng đất nước mênh mông, thật hẳn không đáng lại đây để nói những lời luống dối như thế. Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy làm chứng cho.


Thấy nhà Vua ngồi câm nín và các quan chức thì tỏ lòng tán dương bằng nhiều cách khác nhau, Ðại Ðức Na Tiên bèn từ hòa tâu với nhà Vua rằng:

-- Trong kinh, Phật có dạy như vầy: "Hiệp các món gọng, thùng, bánh, mui... theo một mẫu mực nào đó thì thành một cái mà người ta tạm gọi là xe. Cũng như thế, hiệp tất cả đầu, mặt, tay, chân, hơi thở, lời nói, sự khổ, sự vui, điều lành, điều dữ... thì cũng thành một đơn vị mà người ta tạm gọi là cái "ta" để tiện bề phân biệt. Chứ thật ra thì không có cái "ta" chơn thật nào cả! Ðúng như lời của nữ tôn giả Hoa Si Ra (Vajirã) đã bạch với Ðức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế: "Danh xưng xe sở dĩ có là do nhiều món đồ hợp lại là vẽ thành. Nhiều món cơ thể vẽ thành một vật mệnh danh là chúng sanh".



Vua Di Lan Ðà nghe đến đây, lấy làm hoan hỷ, cực lực tán thán Ðại Ðức Na Tiên:

-- Hay thay! Hay thay! Chớ chi Ðức Phật còn tại thế thì hẳn Ngài phải khen ngợi Ðại Ðức lắm.

Nếu Đạo Hửu nào muốn tìm hiểu thêm thì nên đọc Thắng Pháp (Vi Diệu Pháp) của PG Nguyên Thủy hay Nam Tông hoặc học Duy Thức Học của PG Phát Triển hay Bắc Tông để rỏ hơn về chi tiết. Củng có thể đọc thêm kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh hay Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ để hiểu rỏ hơn vì sao PG nói Nhất Thiết Pháp Vô Ngã (Tất cả các pháp là không có tự tánh chỉ do duyên hợp mà thành).


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

PG vừa là Tôn Giáo vừa không là Tôn Giáo (tạm mượn của Tổ Long Thọ Nagarjuna-không một củng không khác). Tuy vậy theo định nghĩa của các vị cao Tăng xem PG là Giáo Dục về Đạo Đức hay Đạo làm người củng rất hay.

PG không là Tôn Giáo vì không có Tín Điều (Dogma). Thí dụ: người khác đạo Ki Tô Giáo kết hôn với người Ki Tô Giáo phải cải đạo Ki Tô Giáo.

PG là Tôn Giáo vì có Chánh Tín 1) Tín Tự (tin ở khả năng mình có thể học Phật, có thể thành Phật) 2) Tín Tha (tin Đức Phật Thích Ca là một nhân vật có thật trong lịch sử thế giới. Tin kinh điển PG dạy đến để thấy và hiểu sự lợi lạc của lời Đức Phật dạy qua kinh điển PG) 3) Tín Nhân (gieo nhân dử ra quả dử) 4) Tín Quả (gieo nhân lành tự động gặp thuận lợi hay quả thiện đó là chưa kể y học ngày nay đã chứng minh khi ta làm điều thiện, cơ thể con người sản sinh ra những hóa chất (bio chemicals) có lợi cho nảo bộ. 5) Tín Sự Người không làm điều bất thiện hay ngồi thiền, nghiên cứu kinh điển PG, niệm Phật không ai ghi sổ nhưng không mất. Người làm điều bất thiện (ác) không ai nghi chép nhưng không mất. 6)Tín Lý Làm ác tự động gặp quả báo. Thử đi cướp nhà băng coi có đi tù không thì biết ngay nhân quả sự lý thôi mà! tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

doccoden đã viết:
binh đã viết:doccoden đã viết
Tánh biết không phải "cái tôi" vậy ra ai biết chứ đâu phải là tôi biết.
Tri kiến lập tri tức vô minh bổn
Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn
2 câu trên chẳng liên quan gì đến những điều tôi nói với bạn. Nếu có thì mời bạn giải thích.
Thấy biết mà nghĩ là mình thấy biết tức là chấp ngã.
Chấp ngã là gốc vô minh, sẽ đưa tới luân hồi sinh tử.
Cho nên nói :
Tánh biết không phải "cái tôi" vậy ra ai biết chứ đâu phải là tôi biết
Chính là nguồn gốc của sinh tử.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
doccoden đã viết: --------

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"

(kinh Alagaddùpama Sutta thuộc bộ Majjhimà-nikàya (Trung Bộ Kinh)

------------

Vacchagotta đi đến Ðức Phật và thưa hỏi:

-- Thưa Ngài Cồ Ðàm, có một linh hồn hay không?

Ðức Phật lặng im.

-- Thế thì thưa Ngài, không có linh hồn à?

Ðức Phật lại im lặng.

Vacchagotta đứng dậy bỏ đi.

Sau khi người khất sĩ (parivràjaka) rời khỏi, A-Nan hỏi Phật vì sao Ngài đã không trả lời câu hỏi của Vacchagotta. Ðức Phật giải thích thái độ của Ngài như sau:

"Này A-Nan, khi Vacchagota, người khất sĩ ấy hỏi: "Có một linh hồn hay không?, nếu trả lời: "Có" thì khi ấy có nghĩa là ta đã đứng về phía những ẩn sĩ và Bà la môn chủ trương thuyết trường tồn (sassata-vàda).

"Và này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Không có linh hồn hay sao?, nếu trả lời "Không" thì ta đã đứng về phía những ẩn sĩ và Bà la môn chủ trương thuyết đoạn diệt (uccheda-vàda).

"Lại nữa, này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Có linh hồn không?" mà ta trả lời "Có" thì như thế có phù hợp với sự thấy biết của ta rằng vạn pháp vô ngã hay không?"

-- Bạch Thế Tôn, hẳn là không.

-- "Lại nữa này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Không có linh hồn hay sao?" mà ta trả lời "Không" thì điều ấy sẽ làm cho Vacchagotta đã hoang mang lại càng hoang mang thêm nữa. Vì y sẽ nghĩ: trước kia quả thật ta có một linh hồn (Ngã) nhưng bây giờ ta không có nữa".

(Tương Ưng, IV)

-------------

Nhắc cho bạn nhớ là một trong những kinh đầu tiên mà Phật thuyết giảng là kinh "Vô ngã tướng", tam pháp ấn của Phật giáo là "khổ, vô thường, vô ngã". Lý duyên khởi cũng là một cách nói về vô ngã. Phật thuyết giảng về vô ngã nhiều đến nỗi ngoại đạo gọi ngài là "Vô ngã đạo sư", đơn giản vì nó là trọng tâm của giáo lý phật giáo, là điểm khác biệt quan trọng giữa Ấn giáo và Phật giáo.

Nếu nói nó "là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá trừ chấp ngã" thì cũng có nghĩa là đạo phật theo quan điểm vô ngã. Bởi vì "chấp ngã" nghĩa là cho rằng có bản ngã, nên phải phá trừ quan điểm sai trái đó :)
doccoden đã viết:
cục đất đã viết:tangbong
doccoden đã viết: _ VÔ NGÃ tức là một sự vật hiện tượng nào đó không tự thân hiện hữu.
Hiền hữu! những danh tự này do Hiền hữu tự mình chứng được, hay Hiền hữu nghe được từ ai, hay Hiền hữu học từ kinh sách nào,... ??
Nếu không có gì phiền hà, kính mong Hiền hữu trích rõ nguồn câu nói ấy.

(cđ hỏi vì muốn biết chúng ta có học tập từ chung một vị Thầy, chung một giáo phái; tránh đi vào hý luận vô ích)

Kính chúc an lạc và tinh tấn !!

:)
Cụm từ trên do tôi tự nghĩ ra, nó tương đương với nghĩa của từ "pháp" trong phật giáo. Tôi muốn dùng từ ngữ mà ai cũng hiểu được. Nếu tôi không lầm thì trước đây chúng ta đã tranh luận vấn đề này rồi. Nhiều người cho rằng "ngã" là "cái tôi" theo tôi là chỉ đúng theo nghĩa hạn hẹp khi nói đến con người. Vả lại nó còn mù mờ, dễ gây hiểu lầm. Tôi giải thích như vậy là dựa trên những câu nói của Phật: "vạn pháp đều vô ngã", "cái này có do cái kia có".

:)
Lành thay Hiền hữu! đoạn Kinh văn Hiền hữu trích dẫn có tác dụng chỉ rõ lời cđ nói trên là có cơ sở, có căn cứ (chứ không có tự nghĩ ra :) ); nhưng lời Hiễn hữu trích dẫn vẫn có sự sai lạc so với nguyên bản gốc,
đó là danh từ "tự ngã" lại được thay bằng danh tự "Linh hồn" => hệ quả là ý nghĩa cũng bị hiểu sai lạc

Này Hiền hữu! hãy so sánh và đối chiếu từng chữ từng lời của 2 cách hành văn:
"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"(1) (kinh Alagaddùpama Sutta thuộc bộ Majjhimà-nikàya (Trung Bộ Kinh)
--------------
"-- Chư Tỷ-kheo, nếu NgãNgã Sở Thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?"(2) - Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddùpama sutta)
http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... rung22.htm
Này Hiền hữu! đọc 2 cách hành văn như vậy Hiền hữu nghĩ thế nào?
phải chăng,
cách hành văn thứ (1) phủ nhận hoàn toàn "Linh hồn" và các thuộc tính của nó như: trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, vô tận thời gian...
cách hành văn thứ (2) không phủ nhận "Ngã /Ngã sở huộc" mà chỉ phủ nhận thuộc tính của nó là: thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, mãi mãi...

Hiền hữu có thấy như vậy không??

cũng vậy, này Hiền hữu! đối với đoạn kinh văn mà Hiền hữu trích dẫn sau đó.

Nguyên bản:
X. Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)

1). ..

2) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

7) Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: "Tất cả các pháp là vô ngã"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa".

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm
này Hiền hữu! Hiền có thấy chữ "Linh hồn" nào không? :)

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !!

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Xin chào Đạo Hửu Cục Đất tangbong

Theo mình hiểu sau khi đọc kinh Vô Ngã Tướng thì việc tin rằng tự ngã (atman) hay linh hồn (soul) có trong cái thân ngủ uẩn này là tà kiến (nhận thức không đúng).

Không biết mình nghỉ như vậy có sai không hay mình có diển dịch kinh sai ở chổ nào không? :-/ Xin Đạo Hửu chỉ giùm :-/ :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Hieule đã viết:Xin chào Đạo Hửu Cục Đất tangbong

Theo mình hiểu sau khi đọc kinh Vô Ngã Tướng thì việc tin rằng tự ngã (atman) hay linh hồn (soul) có trong cái thân ngủ uẩn này là tà kiến (nhận thức không đúng).

Không biết mình nghỉ như vậy có sai không hay mình có diển dịch kinh sai ở chổ nào không? :-/ Xin Đạo Hửu chỉ giùm :-/ :D
Lành thay, lành thay Hiền hữu! đã lâu ngày không gặp, cđ không có dịp thăm hỏi vấn an, Hiền hữu có được bằng an khỏe mạnh, ít bệnh ít não, tâm thăng bằng và được nhiều tăng thịnh trong Chánh pháp? Mong rằng các Thiện pháp như vậy có được nơi Hiền hữu!! kinhle

Ở đây, này Hiền hữu! nghĩ rằng "tự ngã(atman) / linh hồn(soul) hay bất cứ cái gì… " có trong thân ngủ uẩn này chưa phải là Tà kiến, đó chỉ là gán cho Thân ngủ uẩn này một “Cái tên” mới mà thôi,
nhưng này Hiền hữu! khi nào gán cho Thân ngủ uẩn này những cái tên mới như là “tự ngã / linh hồn / chân tâm hay bất cứ cài gì…” và xem là thường còn thường hằng mới rơi vào Tà kiến; vì nó sinh khởi Tham,chấp thủ và xa rời đạo lộ ngược dòng Giải thoát.

Ở đây, này Hiền hữu! Thật là khó khi diễn dịch, diễn giải... lời của bậc đã chứng đối với người chưa chứng, nhất là thông qua sự truyền thừa quá nhiều năm; ngay như tựa đề kinh là "Vô Ngã Tướng" đã cho thấy sự sai lệch khi nghe học và truyền thừa.
Trong Chánh tạng Kinh văn được HT Minh Châu việt dịch thì thời pháp này có tên là "Vô Ngã Tưởng" chứ không phải là "Vô Ngã Tướng", và bài pháp được kết tập trong Thiên Uẩn - Tương Ưng Uẩn thuộc Tương Ưng Bộ Kinh, như vậy nội dung của thời pháp chủ yếu là liên hệ đến các Uẩn (chứ không phải liên hệ đến các sự vật hiện tượng trên thế giới).

Kinh văn:
VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66)

1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"

6) Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"

7) Tưởng là vô ngã...

8) Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!"

9) Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!"

10) Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"

11) Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"

12) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: " Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

13-15) -- Thọ... Tưởng... Các hành...

16) Thức là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

17) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

18) Phàm thọ gì...

19) Phàm tưởng gì...

20) Phàm các hành gì...

21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

22) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

23) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... u3-22c.htm
Này Hiền hữu! đó là những danh tự dành cho đệ tử Phật có duyên được nghe và học tập với Chánh pháp.

Nhưng đối với khách quan đại đa số quần chúng thì một cách tự nhiên họ "chấp" chặc Thân Năm Uẩn và sống vì mục đích chăm lo làm đẹp cho Thân Năm Uẩn (trong đó chủ yếu là 2 uẩn Sắc - Thọ); người thì lo sửa sang trang điểm cho dung Sắc này đẹp đẽ (phát sanh thêm lòng tự hào, hơn thua... với đời), người thì sống chăm lo cho cảm Thọ được an lạc thoải mái bằng các thú vui vật chất hoặc tinh thần

nhưng nếu họ nhận thức được rằng "Sắc, Thọ..." của họ bản chất là Vô thường thì một cách tự nhiên sẽ hướng về ly Tham (cách làm trên là sai phương tiện);
khi đó, nếu họ chưa được học Thân Năm Uẩn là "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức" mà lại nghĩ Thân Năm Uẩn này là "tự ngã / linh hồn..." thì họ có thể quán:
"tự ngã / linh hồn... này bản chất là Vô thường hoại diệt, cho nên nó không phải là tôi, không phải là của tôi",
thực hành như vậy vẫn tương ưng ý nghĩa "quán với chánh trí tuệ" và hướng về yếm ly, ly Tham.

này Hiền hữu! Toàn bộ giáo pháp Phật là để thực hành hạnh sống nhàm chán, ly tham, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn;
đây là phương tiện bên cạnh Bát Thánh Đạo để một người thực hành ly Tham, giác ngộ Niết-bàn,

nếu có vị hữu học đến hỏi cđ: Pháp Phật dạy điều gì?? không nghi ngờ do dự, cđ trả lời vị ấy chỉ 2 chữ: ly Tham; tất cả phương tiện mà Phật dạy chỉ nhằm mục đích giúp vị đệ tử đạt được điều này, dù là Bát Thánh đạo, dù là Vô Ngã quán,...

Hãy kham nhẫn, này Hiền hữu! ý nghĩa này thật là quan trọng, cđ sẽ nói rõ ý nghĩa này một lần và sau đó có thể không có duyên nói lại :

Ở đây, nền tảng căn bản giáo pháp Phật là dựa trên Bốn Thánh Đế liên hệ đến Khổ,
nếu người nào không giác ngộ Khổ để, nghĩ rằng: đời sống này là vui là đẹp, vì ấy sẽ bằng lòng và vui thích với đời sống thế tục, thời đối với vị ấy con đường đoạn diệt Khổ của Phật thật là không thích hợp,
chỉ có người giác ngộ được Khổ đế, thấy rằng: đời sống này phù du, bấp bênh, bất toàn... muốn tìm một con đường khác, thời đạo lộ đoạn diệt Khổ của Phật đối với vị ấy mới thật là thích hợp.

ở đây, cđ xin nhắc lại lời Phật rộng thuyết về Khổ Tập thánh đế và Khổ Diệt thánh đế:
19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, sắc gì là thân ái, sắc gì là khả ái, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc gì là thân ái, sắc gì là khả ái?
Ở đời, con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

Ở đời sắc tầm ... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

20. Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế?
Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái?
Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... uong22.htm
như vậy, này Hiền hữu! Khổ do Tham ái làm cho tập khởi, Tham ái đoạn diệt thời Khổ diệt;
và Bát Thánh Đạo là phương tiện để đạt được ly Tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

lại nữa,
"Do vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên; như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi." - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... u2-12a.htm
trong thời quá khứ, này Hiền hữu! các chúng sanh hữu tình lưu chuyển luân hồi chính do nhân duyên này mà lưu chuyển luân hồi.
trong thời vị lai, .......
trong thời hiện tại, này Hiền hữu! các chúng sanh hữu tình lưu chuyển luân hồi chính do nhân duyên này mà lưu chuyển luân hồi.

"Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt; như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt."
- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... u2-12a.htm
trong thời quá khứ, này Hiền hữu! chúng sanh hữu tình được Giải thoát chính do nhân duyên này mà được Giải thoát.
trong thời vị lai, .......
trong thời hiện tại, này Hiền hữu! chúng sanh hữu tình được Giải thoát chính do nhân duyên này mà được Giải thoát.

do vậy, này Hiền hữu! nếu có người hữu học hỏi cđ Pháp Phật dạy điều gì?
không nghi ngờ do dự, cđ trả lời vị ấy chỉ 2 chữ: ly Tham

do vậy, này Hiền hữu! xem Thân Năm Uẩn"tự ngã (atman) / linh hồn (soul) hay bất cứ là gì..." chưa phải là Tà kiến, mà xem các đối tượng đó là thường còn thường hằng mới là Tà kiến, vì tác ý như vậy không hướng đến ly Tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

và pháp này nên gọi là "Vô ngã Tưởng" hoặc là "Vô Ngã quán" thời sẽ thích hợp hơn, vì dù là theo cách nào thì cũng dùng Tưởng để quán mà thôi:

quán là Ngã thì đưa đến Tham, chấp thủ => đau Khổ
quán là Vô Ngã thì đưa đến ly Tham,phá chấp => Thoát Khổ

Có lẻ cũng không thừa khi cđ nhắc lại lời Phật dạy:
- Này Ananda, đạo lý Vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá trừ chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết "vô ngã". Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến hý luận, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ananda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp "có / không".

http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat11.html
Kính chúc Hiền hữu an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn Đạo Hửu Cục Đất đã cho một bài Pháp rất thâm sâu tangbong Đạo Hửu Cục Đất và Đạo Hửu Hlich là Thiện Tri Thức của mình kinhle

Cho mình hỏi thêm: 37 phẩm trợ đạo là phương tiện để ly Tham, Sân. Khi ly Tham, Sân mục đích là để không sinh Hành. Hành diệt thì các phần còn lại trong 12 nhân duyên tự diệt theo. Không biết mình hiểu như vậy có sai chổ nào không xin Đạo Hửu chỉ giùm cái nan đề này kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.249 khách