Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

TamTrung
Bài viết: 9
Ngày: 07/01/11 17:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi TamTrung »

Lúc trước khi tập thiền có một lần, mình thấy cơ thể lắng xuống, ngưng thở một lúc, tạp niệm rất ít, có khi thở rất chậm và nhẹ, cũng không chú ý lắm rồi thôi.
Bẵng đi một thời gian mình chú trọng niệm Phật, ít ngồi thiền hơn hẳn.
Vừa rồi niệm Phật, đột nhiên cũng vào trạng thái này, ngưng thở một lúc, thấy đầu óc thư giãn, nhưng vẫn còn tạp niệm dù vẫn cố duy trì câu Phật hiệu. rồi thở lại rất chậm và nhẹ... Không biết trạng thái này quý đạo hữu tu tập thiền định hoặc niệm Phật đã từng trải qua chưa? Có thể chia sẻ với mình chút kinh nghiệm không ?


Phiền não # Bồ đề
Bài viết: 24
Ngày: 28/10/12 03:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiền não # Bồ đề »

Bạn viết bấy nhiêu chưa đủ chia sẽ đâu, vì thời gian tu tập bạn không cho biết, Về sự tu học cũng chưa viết rõ ràng.

Ngưng thở một lúc có nhiều nghĩa lắm, Bạn xem lại như thế nào?

Chúc bạn thành công.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào TamTrung bạn đã đến được chỗ:
Bên tông nam truyền gọi là ly dục, ly ác pháp
Bên pháp môn niệm Phật gọi là nhất tâm nhưng chưa bất loạn
Vì trạng thái này của ĐH mới chỉ được vài giây rồi mất.
Khuyên bạn lần sau vào được trạng thái này thì đừng có khởi suy nghĩ vọng tưởng nhé, hãy niệm Danh hiệu Phật (niệm mà như không niệm) gạt bỏ tâm so sánh có không nhé!
Chúc bạn thực hành tinh tấn!


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính chào Tam Trung.
Đây là ý kiến cá nhân của VM chia sẻ thảo luận , kính chúc Tam Trung tinh tấn.
Đầu tiên VM khuyên: Muốn xác định rõ ràng và có hướng đi chân chánh thì Tam Trung nên mong cầu bậc Thiện trí thức, Cầu những Bậc Chân tu để đường tu vững vàng ít lệch lạc chắc chắn sẽ đưa đến giác ngộ viên mãn.

Vi qua những điêu chia sẻ của Tam trung khá là ít ỏi ( không biết do Tam trung khiêm tốn , hay vần đề chỉ dừng ở đó.) Theo suy nghĩ của VM nếu ở đó còn chưa tới chánh niệm.
Chúng ta vẫn thường nghe chánh niệm nhưng sức hiểu mỗi người một khác tuy theo căn cơ sai biệt . VM hiểu nếu một hành giả đặt được chánh niệm ( nhân ) thời vị đó sẽ được sự an lạc do kết quả chánh niệm mang lại ( Quả). Sự an lạc được hành giả có thể dùng từ thảnh thơi, thông suốt , rỗng rang để cảm nhậm ( tuy mức độ chánh niệm, nên tới định, của vị chứng thánh hoặc không chứng thánh ba từ cơ bản đó hiểu sai khác rất lớn ).
Hoặc có thể hiểu thêm từ phụ là mát mẻ ( mát lạnh ).
Chánh niệm giai đoạn đầu thì xuất hiện có rõ sự hỉ lạc tế với người đời nhưng là quá thô so với bậc Thánh.
Có ý muốn tham luyến nắm giữa, chấp thủ vào trạng thái Chánh niệm đưa đến trì trệ, thối chuyển về tâm.

Kính chào DieuNgo.
Xin được chia sẻ đôi điều cùng DieuNgo
Theo VM một vị trong sơ thiền: Lý Dục , Ly Bất Thiện Pháp không bao giờ ở mức cạn cợt và qua hời hợt về tâm như thế dù chỉ là hành giả bùng vỡ trong sơ thiền một khắc.
Thân kính! Đây chỉ là quan niệm của VM

Con rất mong Quý Thầy, bậc Thiện Trí Thức có thể trích dẫn kinh điểm và giảng giải sâu thêm về Ly Dục, Ly Bất Thiện Pháp.
kinhle kinhle kinhle


TamTrung
Bài viết: 9
Ngày: 07/01/11 17:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi TamTrung »

Trước hết, cảm ơn mọi người đã góp ý. Mình xin kể một chút về quá trình tu tập.
Lúc nhỏ mình cũng có duyên với Phật pháp, theo bà tụng kinh niệm Phật từ lúc 4-5 tuổi, đến lớn một chút thì ít hơn.
Khoảng 4 năm nay, có duyên gặp lại Phật pháp nên mình tu tập.
Lúc trờ lại Phật pháp, mình tiếp xúc cả thiền và tịnh độ. Mình thực tập thiền nhiều hơn.
Thường là quán Tứ niệm xứ, được một thời gian thì một lần đầu óc trống rỗng, như là không gian mở rộng ra, mà chỉ vài giây, mình cũng không chú ý lắm.
Một thời gian sau, có khi ngồi thiền thấy hơi thở ngưng hẳn lại, đầu óc thư giãn, chỉ được lúc thì hơi thở chậm, ngắn, nhẹ, đầu óc cũng thư giãn.

Sau đó mình tiếp xúc với Tịnh độ tông nhiều hơn, cảm giác phù hợp với Tịnh Tông hơn, niệm Phật nhiều hơn, ít ngồi thiền. Chỉ như hôm qua mới lại có cảm giác như lần ngồi thiền, đang niệm Phật lớn tiếng, tự nhiên ( mình không chủ ý ) niệm nhỏ dần rồi niệm bằng tâm, hơi thở ngắn nhẹ, rồi đột ngột ngưng thở, kéo dài một lúc, lạ cái là mình không thấy mệt mà thấy rất nhẹ nhàng, vẫn còn tạp niệm, nhưng cố duy trì câu Phật hiệu, thấy vậy nên mới hỏi quý đạo hữu nào có kinh nghiệm.

Thật ra đúng theo Pháp tu hành thì không chấp tướng, mình thấy lạ nên mới hỏi thêm.
"Phàm sỡ hữu chi tướng, giai thị hư vọng" Nếu biết thêm thì tốt, không chấp, còn ngược lại không biết thì mình cũng phải cố tu tập tiếp thôi.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào VMDCM qua bài viết của ĐH DN cũng hiểu qua VMDCM đắc được trạng thái tâm đến đâu.
DN chỉ đưa ra một VD nho nhỏ chẳng hạn:
VM đứng trên lan can tầng 2 DN rung nhẹ VM một cái.
VM đứng trên lan can tầng 4 DN rung nhẹ VM một cái.
VM đứng trên lan can tầng 10 DN rung nhẹ VM một cái.
Thử hỏi VM có những trạng thái gì trên các tầng nhà đó mức độ nặng nhẹ như thế nào thì VM tự biết nhé
Chúc VMDCM thân tâm a lạc.


Tui Hỏi
Bài viết: 7
Ngày: 25/10/12 09:06
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Tui Hỏi »

TamTrung đã viết:Lúc trước khi tập thiền có một lần, mình thấy cơ thể lắng xuống, ngưng thở một lúc, tạp niệm rất ít, có khi thở rất chậm và nhẹ, cũng không chú ý lắm rồi thôi.
Bẵng đi một thời gian mình chú trọng niệm Phật, ít ngồi thiền hơn hẳn.
Vừa rồi niệm Phật, đột nhiên cũng vào trạng thái này, ngưng thở một lúc, thấy đầu óc thư giãn, nhưng vẫn còn tạp niệm dù vẫn cố duy trì câu Phật hiệu. rồi thở lại rất chậm và nhẹ... Không biết trạng thái này quý đạo hữu tu tập thiền định hoặc niệm Phật đã từng trải qua chưa? Có thể chia sẻ với mình chút kinh nghiệm không ?
Trạng thái yên lặng, nhẹ nhàng mà bạn nói đó; nó gọi là tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm đang được thể hiện rõ nét trong tâm.

Khi tâm bớt được sự cố gắng, có được sự yên ổn do các điều kiện khách quan và chủ quan.

Do bớt cố gắng nên ý muốn suy nghĩ đến các chủ đề cũng được giảm xuống.
Do cảm giác được sự yên lặng, nhẹ nhàng là tốt đẹp hơn với phải suy nghĩ nên bạn có khuynh hướng để cho tâm theo sự yên lặng đó.
Do cảm giác trong sự yên lặng, nhẹ nhàng thì an lạc hơn so với lúc phải suy nghĩ, nên bạn có sự ưa thích với nó.
Do bạn chưa có thói quen ổn định, nên tâm không an trú lâu dài với sự yên lặng đó được.

Chỉ cần lặp lại những kỷ thuật mà bạn thực hành như: nới lỏng ý muốn của mình; nới lỏng sự nắm lấy của mình; nới lỏng sự ưa thích của mình; nới lỏng tâm trên tất cả tâm trong các đối tượng của nó.

Giai đoạn này mà bạn cảm nhận được gọi là Lạc; Lạc là nhân gần của Định.

Nếu bạn có sự bền chí trong tu tập và thuần thục được giai đoạn Lạc này, sau này ánh sáng của tâm sẽ sanh lên, khi ánh sáng sanh lên bạn nên đọc vào tài liệu "Thanh tịnh đạo" VisudhiMagga do Ni sư Thích nữ Trí Hải dịch. http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-t ... ttd-00.htm

Hoặc dễ hiểu hơn Biết và Thấy: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-biet_thay/01.htm


Không phải tôi không tin.
Tôi hỏi do còn khúc mắc.
Đừng tin chỉ vì là một điều gì đó là do từ một nguồn gốc nào đó.
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Xin hỏi về trạng thái khi tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

@Gởi bạn TamTrung

Theo NT, thực hành thiền hữu sắc lấy hơi thở làm đề mục, nhận biết hơi thở đi qua điểm xúc chạm tại nhân trung, phần trên môi ngay dưới 2 lỗ mũi. Nếu là thực hành thiền hữu sắc, thì đây chỉ là trạng thái có những dấu hiệu khởi đầu chi Tứ sắp sanh ra sau chi Tầm sanh - Tầm do đề mục thiền được nhận rõ. Đây chưa phải Hỷ cũng chưa phải Lạc. Chi Lạc chỉ sinh ra sau khi có đầy đủ Tầm, Tứ, Hỷ sinh, hỷ sung mãn rồi từ từ lắng dịu. Lạc thuộc về tâm 'hỷ' chứ không phải thân hỷ, trong khi chi Hỷ thuộc về thân hỷ. Tất cả các chi thiền trong thiền hữu sắc của Phật giáo đều phải được nhận Thấy/Biết rất rõ ràng, không có chi phần nào mù mờ cả, nếu không sẽ rơi vào thiền tưởng.

Nếu bạn đã có duyên với thiền tập, thì nên sắp xếp thời gian đến với các thiền viện tu học nghiêm túc, tinh tấn dưới sự chỉ dạy đúng đắn và trực tiếp từ các thiền sư. Các vị ấy sẽ cho bạn những chỉ dẫn, hướng dẫn rõ ràng thích hợp sau mối thời thiền và trình pháp của bạn. Điều kiện tu học, nơi ăn chốn ở của bạn hoàn toàn do thiền viện hổ trợ miễn phí từ tấm lòng ưu ái từ bi của biết bao phật tử và các mạnh thường quân đóng góp. Điều mà bạn bỏ ra chỉ là ít nhất 10 ngày thời gian ít ỏi trong cuộc đời vô thường, nay còn mai mất. Với không ít vị trong chúng ta - hàng cư sĩ tại gia, đừng nói 10 ngày dù chỉ 1 hoặc 2 ngày cũng có thể gọi là làm khó các vị rồi. Nhưng hãy nghĩ rằng chúng ta đã lăn lộn trong luân hồi qua bao nhiêu kiếp rồi, cứ thế rồi lại cứ thế để lo biết bao những chuyện đời tục đế năm này qua tháng nọ, chạy theo ứng xử với các căn trần cảnh dẫn dắt từ kiếp nọ qua kiếp kia. Chỉ 10 ngày thật ngắn ngủi và ít ỏi bỏ ra có là bao, so với biết bao thời gian trôi nổi qua các kiếp người với bao chuyện "thăng trầm, dù vui buồn hay hạnh phúc" - cũng chỉ là vô thường, khổ, vô ngã - trong những đoạn cuộc đời đầy dẫy vô minh mà chúng ta đã đi qua.

Nguyện cho bạn, quý anh chị cô bác gặp nhiều thuận duyên với Phật pháp, tu học gặt hái nhiều tinh tấn, liễu ngộ trong thiền tập hướng tới giác ngộ giải thoát.

Nguyện cho khắp chúng sanh đồng thoát khổ.

Quý kính


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]214 khách