Lễ chùa mồng một và 15.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

mycach
Bài viết: 10
Ngày: 07/07/12 22:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hải dương

Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi mycach »

Xin cho mình hỏi.
Từ trước tới nay, mình thấy mọi người (đa số) thường đi lễ chùa vào mồng 1 và ngày 15.
Cho mình hỏi, tại sao lại đi lễ chùa vào 2 ngày đó, tổ chức khóa lễ vào 2 ngày này?
Phải chăng 2 ngày này có sự linh ứng gì chăng?
Xin mọi người hoan hỷ giúp đỡ.
Thân ái!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo truyền thống văn hóa dân tộc thì đặc ra một hai ngày trong tháng để người đời nhớ mà đến chùa gieo nhân lành phước thiện thôi. Chứ đâu phải hai ngày đó linh, còn bao nhiêu ngày khác không linh. Hay chỉ hai ngày đó mới được đến chùa, còn bao nhiêu ngày khác thì không được.

Thích đi chùa ngày nào, giờ nào, phút nào thì đi ngày đó, giờ đó, phút đó thôi. Không nên sanh tâm rằng "Thôi đợi đến mùng một hay rầm rồi mới đi".

Chùa thì thuận theo người đời nên tổ chức khóa lễ vào ngày rằm để mọi người có thể đến. Chứ bây giờ mọi người có thể đến mùng hai mùng ba. Thì chùa cũng phải thuận theo mà tổ chức khóa lễ mùng hai mùng ba thôi.

Cũng như thứ bảy chủ nhật người đời nghĩ việc làm cuối tuần nên có thể đi chùa, nên chùa thường có các khóa lễ vào thứ bảy chủ nhật. Chứ làm ra ngày thường thì ai mà đi được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Theo mình thì hai ngày đó không phải ngẫu nhiên mà như thế. Đều có lý do cả, mình nghĩ hai ngày này do các sư đề ra.

Vào ban đêm thì ngày mùng 1 và ngày 15 là hai cực điểm, trăng không có và trăng tròn. Những ai nhiễm tà rồi sẽ biết trong hai ngày này, lực lượng khuất mặt hoạt động rất mạnh cả về lực và số lượng.

Vì thế hai ngày này nên làm những điều phước thiện, giữ gìn thân khẩu ý và rất nên ăn chay. Cũng như thế, đi chùa lễ Phật cũng là điều rất nên làm.

Ngoài ra, có một số nhận định rằng đây là những ngày vọng sóc, là những ngày âm dương thông nhau.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Mùng một và 15 là cầu an (đọc Kinh Phẩm Phổ Môn). Lý do chắc như bác trên đã nói

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tại con người tự ngắm trăng tròn khuyết mà đặc ra rồi truyền thống phông tục nó thế thôi. Truyền thống phong tục thì sao cũng được.

Nhưng cho đó là Phật Pháp thì sai lầm.

Không gian thời gian là không thật có, thì sao ngày tháng trăng tròn khuyết lại là linh hay không linh gì cho được. Chẳng qua con người dáng nhãn hiệu thì cho là tròn, khuyết, linh, không linh đó thôi.

Nếu bây giờ đổi lạy nhãn hiệu mới, tới khi trăng tròn thì cho là không linh, còn các ngày khuyết thì cho là linh cũng được thôi.

Nhưng mà dáng nhãn nhiệu gì thì chỉ mệt thêm thôi.

Chi bằng cứ để yên đó, ngày nào cũng như ngày nấy thì tốt rồi. Đừng cho ngày nầy là ngày tốt, ngày kia là ngày sấu. Toàn là tâm phân biệt, chứ đâu phải ngày có tốt sấu!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Bác Thánh Tri có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ ngồi trong đống nhung lụa giàu sang nên chẳng tiếp xúc với thực tế nhỉ. Nói toàn những lời chủ quan thiếu thực tế không thế hử? Cộng thêm cái ngã mạn của thiền bệnh nữa thì quả là thiên hạ đệ nhất rồi.

Than ôi, nan đề ... nan đề


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Chi bằng cứ để yên đó, ngày nào cũng như ngày nấy thì tốt rồi. Đừng cho ngày nầy là ngày tốt, ngày kia là ngày sấu. Toàn là tâm phân biệt, chứ đâu phải ngày có tốt sấu!
Hixx! Điều này Bác Thánh Tri nói đúng chứ!


mycach
Bài viết: 10
Ngày: 07/07/12 22:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hải dương

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi mycach »

Điều gì cũng có nguyên do của nó. Như những ngày 8,14, 15 ,30 là ngày tuần thú của sứ giả các cõi trời Tứ Thiên Vương và trời Ma Hê Thủ La. Nên chúng ta được khuyên và khuyến khích ăn chay, làm lành vào những ngày này (những ngày khác thì càng tốt).
Cũng như vậy, không dưng mà ta tự đặt khóa lễ cho ngày mồng 1 và 15?


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Thường thì phần đông Phật tử hay theo khuynh hướng "có kiêng có lành", "bớt đi 1 chuyện hơn là thêm 1 chuyện" nên cái gì nghe nói đem lại an lành là lật đật làm theo, trừ những điều Đức Thế Tôn chỉ rõ ra là không nên làm và bản thân thấy rõ làm chẳng lợi ích gì như đốt vàng mã, giết vật cúng tế, nhập đồng...

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
NguyenKhoa85
Bài viết: 108
Ngày: 15/11/11 09:03
Giới tính: Nam

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi NguyenKhoa85 »

Thường các chùa vào ngày 14 âm lịch hày 29/30 âm lịch hằng tháng thường lập đàn Hồng Danh Sám Pháp, ngày này Phật tử thường hội tụ về cùng chư tăng cầu an và cầu siêu,cùng an chay,niệm Phật.Và ngày rằm 15 hay mùng 01 thập phương bá gia ba tánh lấy ngày này mà đi hành hương, đi chùa lễ bái cầu an.

Việc chùa chiền ấn định vào ngày này cũng có lý do của nó, đối với Phật tử tại gia, cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền cứ xoay vòng, đôi khi chính bản thân mình còn không nhớ nữa nói chi là nhớ ngày tháng.Việc ấn định ngày rằm đi chùa, ăn chay, làm việc thiện là nhắc nhở chúng ta nếu quên thì hãy nhớ vào ngày ấy làm điều thiện, đi chùa lễ bái, cầu an, bố thí cúng dường để sinh ra thiện phước, đó là cách tốt chứ không có áp đặt gì cả.

Vào ngày này thấy đa số phật tử có vẻ giữ gìn ít phạm giới nhiều hơn trừ những người ko hiểu Đạo....VD : có 1 lần đi ra chợ, có một khách hàng đi chợ mua rau củ, nhưng người bán hàng rất khó chịu bảo " Mua thì mua, không mua thì thôi,lải nhải hỏi nhiều quá " Nếu bản thân bạn chặc nghe câu đó chắc nổi sân lên rồi, vì giọng rât khó chịu và chua chát. Và người khách hàng ấy cũng trả lời rằng : " Hôm nay rằm, tui chả muốn ăn thua gì với cô, tôi không muôn mua nữa, xin lỗi cô"

Một câu nối có chừng mực chứng tỏ vị khách hàng ấy đang kiềm chế và ráng giữ bình tĩnh để tránh gây lộn và tạo nhiều chuyện rắc rối.Và vị khách hàng ấy cũng hiểu vào ngày rằm mình nên hoan hỷ và tránh tạo Nghiệp.Đó là phương tiện để nhắc nhở chúng ta chứ không áp dặt hay ấn định vào ngày rằm phai ăn chay, đi chùa...

Việc đi chùa lễ bái, tung kinh, niệm phật,ăn chay, cúng dường đều rất lợi ích, không chỉ riêng mỗi mùng 1 và ngày rằm, trừ những người quá bận rộn không có thời gian không thể đến chùa thường xuyên được.Nhớ và đi chùa được thật quá tốt.... tangbong
alphatran đã viết:Bác Thánh Tri có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ ngồi trong đống nhung lụa giàu sang nên chẳng tiếp xúc với thực tế nhỉ. Nói toàn những lời chủ quan thiếu thực tế không thế hử? Cộng thêm cái ngã mạn của thiền bệnh nữa thì quả là thiên hạ đệ nhất rồi.

Than ôi, nan đề ... nan đề
Bạn nên hoan hỷ không nên chấp vào những lời nói của ĐH thanhtri, ĐH thanhtri nói không phải không đúng, ĐH ấy nói thẳng nên quá dễ mích lòng và hơi khó nghe đối với những ai không chấp nhận thôi.Mọi chuyện cũng đừng chấp quá vào hình tướng quá,nên nghe và suy nghĩ co đứng không? Đúng thì mình nên nghe, không đúng thì nên hoan hỷ, nổi sân sim rồi phỉ báng ai khác thì tội nghiệp mình chịu chứ người ta có chịu gì đâu.....Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Lễ chùa mồng một và 15.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Cũng theo lý luận của bạn Alphatran, mình nghĩ đúng là mùng 1 trăng không có, biểu trưng cho người chưa tu, tâm còn vướng mắc, trí tuệ chưa được khai sáng. Còn ngày 15 trăng tròn, biểu trưng cho người đã đắc đạo, tâm viên mãn tròn đầy như trăng. Ánh sáng của vầng trăng không chói loá như mặt trời mà nó thuần một màu sáng trong, được ló ra từ màn đêm đen tối. Cũng như trí tuệ của người tu đã được khai sáng bởi Phật pháp vậy. Cho nên theo thiển ý của mình, việc đi chùa vào 2 ngày này là để nhắc nhở những người tu phải siêng năng tinh tấn để từ chỗ tâm tối tăm ( mùng 1 ) mà được thanh tịnh, tỏa sáng, tròn đầy như vầng trăng rằm ( ngày 15 ) kia chăng ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.353 khách