THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người Chân Phật Tử là người trở về nương tựa thể nhập với Tự Tính Phật Pháp Tăng nơi chính mình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Rất cám ơn ĐH Thánh_Tri đã góp ý nhưng có điều câu của ĐH ( Người Chân Phật Tử là người trở về nương tựa thể nhập với Tự Tính Phật Pháp Tăng nơi chính mình). chẳng khác nào câu Bất khả thuyết? và có ý như vong ơn (không có) Thầy Tổ người đã chỉ vẽ mình ? (chỉ có bậc Bồ Tát xuống thế mới không có Thầy Tổ mà tự có thể Giác Ngộ)

Mong rằng ĐH nói rộng thêm sao cho dễ hiểu rất cám ơn.


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Một Phật Tử Chân Chính là người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn quy y Tam Bảo.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

đúng vậy, như lời vô duyên và thánh tri đã nói thì bất cứ lúc nào cũng nương tựa, quy y về tam bảo, lúc nào cũng nghĩ nhớ đến đức Phật, dẫu có chuyện gì nhưng tâm chẳng hề lay chuyển, vẫn an nhiên thanh thản mà trú trong tam bảo, và bên cạnh đấy luôn đem lòng mình trải rộng, yêu thương mọi người đó là chân phật tử! A Di Đà Phật! :D


khà khà
Luusyho
Bài viết: 42
Ngày: 15/10/11 11:03
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luusyho »

Luôn làm theo lời phật dạy là chân phật tử.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?
Theo Quỳnh Nga thì:
Người Phật tử chân chính là người luôn làm theo lời Phật dạy, luôn làm được việc tối thiểu của người Phật Tử [tức là giữ tròn 5 giới] và cố gắng Hành Trì để hướng về Quả Vị Tối Thượng Bồ Đề [Phật Quả].

Nếu một người Phật tử làm được điều tối thiểu và hướng đến Quả Vị tối thượng kia thì người đó là người Phật Tử chân chính và nhất định sẽ không dễ bị lạc đường.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
2. Lúc bấy giờ, cây sàlà song thọ trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá; những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:
..................................................

Nhưng, này Ananda, như vậy không phải là kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.

http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16
Đoạn Kinh này Thế Tôn bác bỏ hoàn toàn các Pháp mà chúng ta hay làm : đảnh lễ, dâng hoa, cúng dường... đều không phải là Chân đảnh lễ, dâng hoa, cúng dường… Vậy mà bao hàng đệ tử chúng ta thường lấy đó làm công đức để hồi hướng cho chúng sinh :) , cách làm này coi bộ không đúng Pháp. Nói chỗ này cục đất cũng thấy ngại, vì nó đụng ngay chỗ 'nhiệt' của nhiều người. Nhưng đây chính là Pháp bảo mà chư Phật đã dạy.
Thời còn là Thái tử ở cung Vua, đức Phật được thừa hưởng bao nhiêu là vinh hoa phú quý chẳng kém gì như vậy (cung vàng, điện ngọc, châu báu, hương hoa, ma ni, mỹ nữ, 3 tòa lâu đài…). Nhưng Người đã ‘từ bỏ’ tất cả; xuất gia tầm Đạo và Giải thoát.
Và sau khi đã Giác ngộ, Người cả đời tuyên dạy về giáo Pháp 'từ bỏ, ly tham, diệt Khổ’.
Một người đã sống như vậy, tu hành như vậy, Giải thoát như vậy thì không lý gì lại đi dạy đệ tử các Pháp không hoàn toàn đưa đến Giải thoát (các Pháp trên là các Pháp thiện nên làm nhưng vẫn là Pháp hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y); vả lại, các Tỷ-kheo đã xuất gia chỉ có ba y một bát thì lấy gì mà dâng tặng, cúng dường cho Phật; việc duy nhất mà họ có thể làm là sống cụ túc trong Giới bổn (Patimokkha), thừa tự Chánh Pháp và Tùy Pháp.
Nhưng Pháp này ko phải chỉ dạy cho chúng Tỷ-kheo, Pháp này Phật dạy cho cả 4 chúng đệ tử Phật. Và lời dạy hoàn toàn phù hợp với cuộc đời, lối sống và giáo Pháp mà Người tuyên giảng suốt 45 năm.
Dĩ nhiên các Thiên hoa, Chư Thiên đến cúng dường chư Phật trong thời khắc quan trọng như vậy là hoàn toàn phù hợp và đúng bổn phận, thậm chí đó là duyên lành là diễm phúc của họ, hàng hậu học ngày nay chúng ta có muốn cũng không được (đoạn Kinh mô tả đơn giản như vậy nhưng thực ra khung cảnh vô cùng thiêng liêng hùng tráng; có Vô lượng chư Thiên và loài Người).
Thế Tôn đã Giác ngộ thành Thầy, Người dạy các đệ tử trở thành Thầy, không dạy hàng đệ tử chỉ biết cung kính, đảnh lễ, cúng dường… Thầy mình, như vậy không có chi là lợi ích. Người dạy các đệ tử tu hành Giải thoát, duy trì và thừa tự Chánh Pháp, trở thành Phước điền Vô thượng để cho chúng sinh nương nhờ. Đây mới là lời của Bậc Thầy Vô Thượng và chân chính.

Vậy, thế nào là một Chân Phật tử ?
- Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào chưa thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, chưa sống chơn chánh trong Chánh pháp, chưa hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy chưa kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.
- Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.

Chúc các ĐH tinh tấn, an lạc trong giáo Pháp !
Kính !
:)


Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Trước mình rất cám ơn quý ĐH đã góp ý, với mục đích tu học Phật thêm phần tiến bộ.
Sau đây mình cũng có một bài giảng của Bậc Thiện Trí Thức cũng xin chép lên đây để những người sơ cơ mới tu học Phật như mình thêm phần sáng tỏ.

tangbong NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT tangbong
kinhle kinhle kinhle

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

.-Là một Chân Phật tử thì luôn luôn phải biết rằng: Thế nào là PHẬT, ta làm thế nào để đến kết quả như PHẬT, thế mới đúng là một Chân Phật tử.

.-Làm con người, từ học giả uyên thâm đến kẻ thật thà không biết chữ, ai cũng biết suy tư. Suy tư là đặc tính của nhân loại (rất bình đẳng), lúc nào cũng tìm một đối tượng để so sánh, phân biệt, nhận thức, kết luận.

.-Tư tưởng phát sinh từ trí óc con người, mỗi người mỗi khác, kẻ sâu người cạn, kẻ rộng người hẹp, nhưng tựu trung đều hướng về một đích: TẠO NGUỒN HẠNH PHÚC CHO NHÂN LOẠI và cho chính mình.
.-Mà đã nói đến hạnh phúc, tất nhiên đã nhận rằng HẠNH PHÚC CÓ THẬT, nhưng chưa nắm bắt được, chưa biết hạnh phúc ẩn trốn nơi đâu. Cho nên đã phát sinh bao nhiêu TRIẾT LÝ, bao nhiêu TÔN GIÁO, nhất nhất đều cố thực hiện mục đích: HẠNH PHÚC.

.-Đại đa số nhân loại suy tư nông cạn; nhận xét HẠNH PHÚC hời hợt bên ngoài, tìm hạnh phúc bằng cách đứng núi nầy trông núi nọ: kẻ nghèo cho rằng giàu sang là sướng, kẻ dân giả cho rằng công danh địa vị là sướng, kẻ cô độc cho rằng tình yêu là sướng; ngược lại kẻ sống trong cảnh vợ con nheo nhóc lại ước mong được sống độc thân, có kẻ giàu sang quyền quí bị công việc, chức vụ lôi cuốn không một chút rảnh tay, lại mơ một đời sống bình dị, vừa đủ của một người dân giả...Kể không thể xiết, nhưng không ra ngoài nhận xét chung: trong đời, mọi người đều khổ. Vì khổ nên thấy cái sướng trong trạng thái ngược với hoàn cảnh hiện tại của mình, rồi cố công tìm cho ra, đạt cho được cái trạng thái nhân gian trái ngược ấy.
.-Tâm trạng đau đớn của con người đi tìm hạnh phúc trần gian chẳng khác gì một kẻ mũi dính đồ dơ mà không biết, tưởng rằng mùi thúi ở áo mình bốc ra, thay áo hoài vẫn không hết, cho đến khi không còn áo nào để thay cả.
.-Chúng sinh mê muội tìm lối thoát khổ, lại sa vào cái khổ khác, là vì không chịu tìm cho ra cái gốc của khổ để diệt khổ, lại cứ mãi đi tìm cái đối đãi trước mắt, khiến lại trôi lăn chuyền nối trong bể khổ không bao giờ dứt.

.-Có một số ít người suy tư sâu sắc hơn: Công danh cao cho lắm đi về đâu ? Giàu sang cho lắm để được gì ? Những thứ ấy có bền vững không ? Hay tất cả đều biến tan trong nháy mắt, trong một phút vô thường, trong một phút tan điền thương hải. Một chiếc máy bay rơi, một ông nhà giàu chết, tiền bạc mang theo, từ may bay rơi lả tả trong không gian, xuống những mái nhà tranh lụp xụp của dân giả. Từ có thành không, từ không thành có, không biết đâu mà lường trước được.

.-Đắm đuối theo những cái vô thường để làm chi ? Đến khi nhắm mắt tay buông xuôi, những thứ ấy có theo ta không ? Vậy ta sẽ trôi dạt về đâu ? sống ở cõi nào trong cái không gian vô tận nầy ?

.-Suy tư vậy mà sợ, suy tư như vậy mà cảm thương kiếp người như bóng câu qua cửa sổ, thân phận người như bọt bèo trong biển cả mênh mong. Lòng Từ Bi sanh khởi từ đó.

.-Từ sự thương mình nảy ra thương người, thương đồng loại, thương chúng sinh. Lòng BI trước còn trong vòng nhỏ hẹp nay đã lan rộng bao trùm vũ trụ...

.-Nhận chân sự đời là vô thường, khởi được lòng BI, là bắt đầu hướng ý nghĩ mình theo một tôn giáo, đi tìm một lối Tự Giải Thoát và Giải Thoát cho tất cả. Đây là giai đoạn đầu tiên gọi là GIAI ĐOẠN PHÁT TÂM TU HÀNH rất quan trọng, vì nó định đoạt sự thành công hay thất bại trong công cuộc của mình theo đuổi.

tangbong LÒNG TIN HAY ĐỨC TIN tangbong

.-Đạo nào cũng lấy Đức Tin làm gốc. Nhưng cách gieo và giữ đức tin ở mỗi đạo mỗi khác. Sự khác biệt nầy đánh giá cái lòng tin của giáo đồ, đánh giá cái lý thuyết của mỗi tôn giáo định rõ CHÁNH TÍN với MÊ TÍN.

.-Tin một tôn giáo vì Giáo Chủ tôn giáo ấy nhiều thần thông, nhiều phép lạ huyền bí là cái tin nô lệ của một cá nhân đối với một cá nhân. Sự nô lệ nẩy sinh do ý chí thấp hèn, ỷ lại nơi sự giúp đỡ của kẻ khác. Tin như vậy là mê tín.

.-PHẬT cho ta tự nhận thấy rằng CHÂN HẠNH PHÚC của ta do ta tự tạo lấy và CHÂN HẠNH PHÚC ấy gồm có: THƯỜNG (còn mãi mãi), LẠC (yên vui hoàn toàn), NGÃ (tự do, tự tại, tự chủ) TỊNH (trong sạch sáng suốt hoàn toàn). Vậy TIN PHẬT là cái TIN TỰ DO, TIN BÌNH ĐẲNG, vì đã phát sinh từ nơi TỰ GIÁC, TỰ TÍN : Đấy là CHÁNH TÍN.
.- ĐỨC TIN là mối quan hệ của người tu hành. Cho nên trước khi hạ thủ công phu, người tu hành phải thận trọng suy nghĩ để khi quyết định rồi khỏi còn phải phân vân mà mạnh dạn TINH TẤN mãi.
(tiếp theo là bài: Phát Tâm Chân Chính)
tangbong NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT tangbong
tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

cục đất đã viết:tangbong
2. Lúc bấy giờ, cây sàlà song thọ trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá; những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:
..................................................

Nhưng, này Ananda, như vậy không phải là kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.

http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16
Đoạn Kinh này Thế Tôn bác bỏ hoàn toàn các Pháp mà chúng ta hay làm : đảnh lễ, dâng hoa, cúng dường... đều không phải là Chân đảnh lễ, dâng hoa, cúng dường… Vậy mà bao hàng đệ tử chúng ta thường lấy đó làm công đức để hồi hướng cho chúng sinh :) , cách làm này coi bộ không đúng Pháp. Nói chỗ này cục đất cũng thấy ngại, vì nó đụng ngay chỗ 'nhiệt' của nhiều người. Nhưng đây chính là Pháp bảo mà chư Phật đã dạy.
Thời còn là Thái tử ở cung Vua, đức Phật được thừa hưởng bao nhiêu là vinh hoa phú quý chẳng kém gì như vậy (cung vàng, điện ngọc, châu báu, hương hoa, ma ni, mỹ nữ, 3 tòa lâu đài…). Nhưng Người đã ‘từ bỏ’ tất cả; xuất gia tầm Đạo và Giải thoát.
Và sau khi đã Giác ngộ, Người cả đời tuyên dạy về giáo Pháp 'từ bỏ, ly tham, diệt Khổ’.
Một người đã sống như vậy, tu hành như vậy, Giải thoát như vậy thì không lý gì lại đi dạy đệ tử các Pháp không hoàn toàn đưa đến Giải thoát (các Pháp trên là các Pháp thiện nên làm nhưng vẫn là Pháp hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y); vả lại, các Tỷ-kheo đã xuất gia chỉ có ba y một bát thì lấy gì mà dâng tặng, cúng dường cho Phật; việc duy nhất mà họ có thể làm là sống cụ túc trong Giới bổn (Patimokkha), thừa tự Chánh Pháp và Tùy Pháp.
Nhưng Pháp này ko phải chỉ dạy cho chúng Tỷ-kheo, Pháp này Phật dạy cho cả 4 chúng đệ tử Phật. Và lời dạy hoàn toàn phù hợp với cuộc đời, lối sống và giáo Pháp mà Người tuyên giảng suốt 45 năm.
Dĩ nhiên các Thiên hoa, Chư Thiên đến cúng dường chư Phật trong thời khắc quan trọng như vậy là hoàn toàn phù hợp và đúng bổn phận, thậm chí đó là duyên lành là diễm phúc của họ, hàng hậu học ngày nay chúng ta có muốn cũng không được (đoạn Kinh mô tả đơn giản như vậy nhưng thực ra khung cảnh vô cùng thiêng liêng hùng tráng; có Vô lượng chư Thiên và loài Người).
Thế Tôn đã Giác ngộ thành Thầy, Người dạy các đệ tử trở thành Thầy, không dạy hàng đệ tử chỉ biết cung kính, đảnh lễ, cúng dường… Thầy mình, như vậy không có chi là lợi ích. Người dạy các đệ tử tu hành Giải thoát, duy trì và thừa tự Chánh Pháp, trở thành Phước điền Vô thượng để cho chúng sinh nương nhờ. Đây mới là lời của Bậc Thầy Vô Thượng và chân chính.

Vậy, thế nào là một Chân Phật tử ?
- Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào chưa thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, chưa sống chơn chánh trong Chánh pháp, chưa hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy chưa kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.
- Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.

Chúc các ĐH tinh tấn, an lạc trong giáo Pháp !
Kính !
:)

tangbong tangbong tangbong
Thật là hạnh phúc thay! cho những ai được thừa hưởng giáo pháp chân chính của Đức Thế Tôn .
Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.
Theo sự hiểu biết của ht , chúng ta nên đọc cho thật kỹ 10 pháp Ba la mật (thập độ ba la mật), trong đó bao gồm giới định tuệ , chia làm ba hạng như sau: Trí tuệ, Đức tin và Tinh tấn ( nhẫn nại), mỗi một vị Bồ tát điều có tất cả, nhưng cũng tùy thuộc vào chí nguyện và tâm tánh nên trí tuệ, đức tin hay tinh tấn vượt trội hơn,
nhưng không phải hành pháp nào cũng được gọi là Ba la mật ; nếu không tìm hiểu rỏ mà lại cho là đúng và cố chấp nắm lấy sở kiến riêng tư, chẳng nhửng hại cho chính bản thân người đó, mà ngược lại hại cho nhiều người khác tin lầm theo,lại tạo thêm vô số Nhân bất thiện ( bất thiện nghiệp), đây không phải là chánh tín mà là VÔ MINH sở tác.
Hậu quả thật khó lường được, thật là tội nghiệp cho nhửng ai không biết phân biệt phải hay trái, mà phải tự chính người đó TỰ NGỘ để tự sửa sai .

Thật lòng ht không muốn viết ra những lời này ! Nhưng buột lòng phải viết ra để cho những ai còn có lỏng bi mẫn mà quán xét lại cho
thật kỹ, để có thể dừng lại kịp thời, giống như ht hồi hai mươi mấy năm về trước, cũng đã từng hiểu sai như vậy.
Nếu những lời trên làm mộ phạm lòng tự ái của vị đạo hữu nào, ht thành tâm sám hối, xin hảy từ bi mà tha thứ cho ht .

tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.395 khách