Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Trong luật kinh Vinaya Pitaka, tập Cullavagga thuật lại sự tích thành lập ni đoàn. Bà dì của đức Phật tên là Mahapajati Gotami, người đã kết hôn với thân phụ đức Phật để thay thế mẹ đức Phật nuôi ngài lúc nhỏ. Lúc vua Tịnh Phạn mất, hoàng hậu Gotami đến gặp đức Phật lúc bấy giờ đang trú tại thành Ca tỳ la vệ, xin cho bà và đoàn tùy tùng 500 người nữ theo bà được phát thệ làm nữ khất sĩ, "từ giã nhà cửa, sống cuộc đời nữ tu vô gia cư". Ba lần, đức Phật chối từ lời thỉnh nguyện. Phật giã từ Ca tỳ la vệ sang thành Quảng nghiêm Vesali. Bà Gotami không nản lòng, xuống tóc, mặc nâu sồng, cùng với đệ tử đi chân đất theo đức Phật. Cùng với đệ tử, bà chắp tay đứng cầu nguyện ngoài cửa tịnh xá, chân sưng và lở loét vì đi bộ lấm bùn. Ông Ananda thấy vậy, vào xin đức Phật, nhưng ba lần ngài tiếp tục từ chối. Ông Ananda nghĩ ra một cách khác để xin đức Phật. Ông hỏi : "Bạch Thế Tôn, nếu có người phái nữ sáng suốt tu luyện, dày công theo đúng phương pháp hành trì của Như Lai, người đó có đạt được chánh quả chăng ?" Dĩ nhiên đức Phật trả lời được. Ananda dẫn chứng tác phong và hạnh nguyện của bà Gotami, và đức Phật không thể từ chối được nữa. Tuy vậy, ngài cũng đặt ra một bổn điều kiện riêng biệt gọi là garudhamma gồm tám điểm người nữ tu phải tuân hành khi vào ni đoàn (Encyclopedia of Buddhism QIII, trang 43) :

1. Người nữ tu, cho dù già trăm tuổi, khi gặp một nam tu sĩ, phải đứng dậy chào, thăm hỏi khiêm cung, dù cho nam tu sĩ còn trẻ và mới được tấn phong.

2. Người nữ tu chỉ có thể trú ngụ nơi nào người nam tu sĩ đã ở qua.

3. Chỗ hội hàng nửa tháng của ni đoàn phải do một nam tu sĩ chỉ định.

4. Sau kỳ kiết hạ (hết mùa gió nòm) nữ tu phải tự kiểm thảo trước hai tăng và ni đoàn.

5. Khi nữ tu phạm tội, phải sám hối trước hai tăng và ni đoàn.

6. Nữ tụng sinh (sikkhamana) sau hai năm học luật kinh phải được tấn phong làm samaneri trước hai tăng và ni đoàn.

7. Nữ tu không bao giờ tố cáo hay nặng lời với một nam tu sĩ.

8. Nữ tu không có quyền trách nam tu ; trái lại nam tu có quyền trách mắng nữ tu.

Ðọc bổn luật Garudhamma, khó lòng ta dấu được cảm tưởng là đức Phật trọng nam khinh nữ. Cảm tưởng càng dứt khoát khi ta khảo sát một bổn kinh Ðại thừa Nagadatta Sutra (Long thi nữ kinh, thư mục Taisho Ðại chính số 558, do thầy Pháp hộ Dharmaraksa dịch vào cuối thế kỷ III). Nagadatta (Long thi) là một người nữ tu theo hạnh bồ tát, nguyện đắc đạo thành Phật. Mara (Ma vương) đến cám dỗ, hỏi rằng : "Ðức Phật đã dạy người đàn bà muốn làm đại vương cakravartin cũng không được, sao nàng lại mất công tu đòi làm Phật ?". Long Thi vẫn cương quyết không ngả lòng. Tâm nguyện của nàng làm cảm động Phật Thích Ca, ngài phóng hào quang biến bà thành đàn ông, hầu đạt chánh quả. Câu chuyện biến xác trong kinh dẫn chứng tối hậu là giáo lý nhà Phật giữ ưu thế cho người nam trong việc tu hành đắc đạo, vì người nữ muốn đạt tới kết quả tối hậu, phải biến xác thành đàn ông.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Phiêu Dao đã viết:Trong luật kinh Vinaya Pitaka, tập Cullavagga thuật lại sự tích thành lập ni đoàn. Bà dì của đức Phật tên là Mahapajati Gotami, người đã kết hôn với thân phụ đức Phật để thay thế mẹ đức Phật nuôi ngài lúc nhỏ. Lúc vua Tịnh Phạn mất, hoàng hậu Gotami đến gặp đức Phật lúc bấy giờ đang trú tại thành Ca tỳ la vệ, xin cho bà và đoàn tùy tùng 500 người nữ theo bà được phát thệ làm nữ khất sĩ, "từ giã nhà cửa, sống cuộc đời nữ tu vô gia cư". Ba lần, đức Phật chối từ lời thỉnh nguyện. Phật giã từ Ca tỳ la vệ sang thành Quảng nghiêm Vesali. Bà Gotami không nản lòng, xuống tóc, mặc nâu sồng, cùng với đệ tử đi chân đất theo đức Phật. Cùng với đệ tử, bà chắp tay đứng cầu nguyện ngoài cửa tịnh xá, chân sưng và lở loét vì đi bộ lấm bùn. Ông Ananda thấy vậy, vào xin đức Phật, nhưng ba lần ngài tiếp tục từ chối. Ông Ananda nghĩ ra một cách khác để xin đức Phật. Ông hỏi : "Bạch Thế Tôn, nếu có người phái nữ sáng suốt tu luyện, dày công theo đúng phương pháp hành trì của Như Lai, người đó có đạt được chánh quả chăng ?" Dĩ nhiên đức Phật trả lời được. Ananda dẫn chứng tác phong và hạnh nguyện của bà Gotami, và đức Phật không thể từ chối được nữa. Tuy vậy, ngài cũng đặt ra một bổn điều kiện riêng biệt gọi là garudhamma gồm tám điểm người nữ tu phải tuân hành khi vào ni đoàn (Encyclopedia of Buddhism QIII, trang 43) :

1. Người nữ tu, cho dù già trăm tuổi, khi gặp một nam tu sĩ, phải đứng dậy chào, thăm hỏi khiêm cung, dù cho nam tu sĩ còn trẻ và mới được tấn phong.

2. Người nữ tu chỉ có thể trú ngụ nơi nào người nam tu sĩ đã ở qua.

3. Chỗ hội hàng nửa tháng của ni đoàn phải do một nam tu sĩ chỉ định.

4. Sau kỳ kiết hạ (hết mùa gió nòm) nữ tu phải tự kiểm thảo trước hai tăng và ni đoàn.

5. Khi nữ tu phạm tội, phải sám hối trước hai tăng và ni đoàn.

6. Nữ tụng sinh (sikkhamana) sau hai năm học luật kinh phải được tấn phong làm samaneri trước hai tăng và ni đoàn.

7. Nữ tu không bao giờ tố cáo hay nặng lời với một nam tu sĩ.

8. Nữ tu không có quyền trách nam tu ; trái lại nam tu có quyền trách mắng nữ tu.

Ðọc bổn luật Garudhamma, khó lòng ta dấu được cảm tưởng là đức Phật trọng nam khinh nữ. Cảm tưởng càng dứt khoát khi ta khảo sát một bổn kinh Ðại thừa Nagadatta Sutra (Long thi nữ kinh, thư mục Taisho Ðại chính số 558, do thầy Pháp hộ Dharmaraksa dịch vào cuối thế kỷ III). Nagadatta (Long thi) là một người nữ tu theo hạnh bồ tát, nguyện đắc đạo thành Phật. Mara (Ma vương) đến cám dỗ, hỏi rằng : "Ðức Phật đã dạy người đàn bà muốn làm đại vương cakravartin cũng không được, sao nàng lại mất công tu đòi làm Phật ?". Long Thi vẫn cương quyết không ngả lòng. Tâm nguyện của nàng làm cảm động Phật Thích Ca, ngài phóng hào quang biến bà thành đàn ông, hầu đạt chánh quả. Câu chuyện biến xác trong kinh dẫn chứng tối hậu là giáo lý nhà Phật giữ ưu thế cho người nam trong việc tu hành đắc đạo, vì người nữ muốn đạt tới kết quả tối hậu, phải biến xác thành đàn ông.
Thiện hữu này chưa thấu đáo kinh điển và bối cảnh lúc Phật tại thế trong "một quốc độ" của ngài là một thế giới đa thần, đa giáo và phong kiến trọng nam khinh nữ và điều này vẫn tồn tại kéo dài đến ngày nay tại Ấn độ. Ngài phải ứng xử làm sao cho hòa hợp với bối cảnh lúc bấy giờ.

Chỉ nên thắc mắc và đi tìm câu giải đáp cho thắc mắc đó, chứ không nên "phán" một cách chủ quan, coi chừng...sập hầm đó thiện hữu ah.
Kính.

Namo Gautama buddha! kinhle


Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Vậy, đạo hữu hãy giải thích chi tiết sự kiện:
Phật dùng thần thông biến Long Thi thành đàn ông, để cho dễ thành chánh quả
Có phải để thành Phật, người phụ nữ phải trải qua giai đoạn làm đàn ông???


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nếu nói Đức Phật trọng nam khinh nữ thì Ngài còn tâm phân biệt, còn tâm phân biệt thì hạnh Bồ tát khó hành, huống gì quả Phật ? Vấn đề này nên để những vị học cao, hiểu rộng giải thích!

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hồng Nhật
Bài viết: 66
Ngày: 11/11/10 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang,Khánh Hòa

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Nhật »

Vấn đề này đh cần phải hiểu rõ:Vào thời đó xã hội Ấn Độ có sự phân biệt giai cấp rất lớn.Khi Phật còn tại thế thì đa số tỳ kheo ni là thuộc dòng họ Thích Ca và dòng dõi quý tộc,trong khi đó rất nhiều tỳ kheo xuất thân từ giai cấp nô lệ,Đức Phật sợ khi quy y rồi mà nhiều tỳ kheo ni vẫn còn cho mình là giai cấp trên mà tỏ ra khinh thường các tỳ kheo xuất thân từ các giai cấp thấp nên mới đề ra giói luật như thế.Một vấn đề khác,người nữ thường có nhiều đức tính không tốt,không được như người nam như:tính dâm dục,tính tật đố....là những tính cách mà người nữ phải mắc phải,ở đây không phải là mang tính phân biêt mà mang tính nhân quả .Vì thế Phật mới nói,có 5 địa vị mà không bao giờ thị hiện là thân người nữ:
+ Vị chánh đẳng giác (Phật)
+ Vị Ala hán ứng cúng (người nữ dù có đắc pháp như người nam nhưng vẫn không đc người đời kính trọng bằng người nam)
+ vị chuyển luân thánh vương(tức 1 đấng minh vương)
+ Vị ma vương.
Còn 1 địa vị nữa mà mình không nhớ rõ lắm hình như là 1 vị Phạm vương hay Đế thích gì đó
Nói tóm lại là do nghiệp,chính vì nghiệp mà vào thân nữ thôi.Đừng bao giờ nói phân biệt theo nghĩa phàm tục,nhân quả thì làm gì có phân biệt,đó là quy luật công bằng.


Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Nói như vậy, cũng chưa hẳn là đúng. Chưa đúng vì:
+Cứ tạm chấp nhận thời xưa có sự phân biệt giới. Nhưng xét trên phương diện "ham muốn thể xác","nhu cầu sinh lý" thì đàn ông và phụ nữ như nhau. Không thể nói phụ nữ có tính dâm dục nhiều hơn đàn ông. Hơn nữa, ở những nước Á châu(như: Ấn độ, Trung Quốc,...) có những ràng buộc khe khắt với người nữ từ ngàn xưa. Nếu bạn nói vậy thì bạn sẽ làm cho nhiều nữ tu cảm thấy bất bình đó

+ Giả sử, kiếp trước là đàn ông(có tu), kiếp này xui rủi là phụ nữ(cũng tu). Chẳng lẽ, không có ngày đạt chánh quả sao? :D


Hồng Nhật
Bài viết: 66
Ngày: 11/11/10 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang,Khánh Hòa

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Nhật »

Nói vậy là không đúng,trí tuệ tuy là như nhau nhưng người nữ thì có nhiều nhược điểm rất rõ ràng:nhu nhược,yếu đuối,tật đố,nhỏ nhen,tính dâm dục thì người nữ cao hơn người nam chứ đừng nói giống nhau...Đó là do nghiệp xưa ,nay tu hành,vì nghiệp như thế không dựa vào sự quản giáo của tỳ kheo thì làm sao sửa đc lỗi của mình.Đã nói như vậy mà còn lấy cái đối đãi của người phàm mà nói,nếu nói như vậy thì cung do những yếu điểm như thế mà người đời thường xem thường phụ nữ.


Hình đại diện của người dùng
cusibui1710
Bài viết: 70
Ngày: 27/09/10 02:57
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội
Nghề nghiệp: Công nghệ thông tin

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi cusibui1710 »

Thay lời Phật tử là nữ và các ni cô ở Hà Nội :"Chúng ta kính phục và học người có trí tuệ và lòng từ bi .Dù người đó có là nữ đi chăng nữa . Nam hay nữ tu học Phật đều là tốt cả không phân biệt như thế Phật mới thu nhận đồ đệ là nữ nhi . Phật rất bình đẳng , trí tuệ tột cùng mới thấu hiểu được ". vì thế mày đừng post bài lung tung nữa thằng Phiêu Dao X-(


[b][color=#0040FF]Om Mani Padme Hum [/color][/b]
[b][color=#0040FF]Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti Xoa Ha[/color][/b]
[color=#0040FF][b]Om A Ra Pa Sa Na Dhih [/b][/color]
Hồng Nhật
Bài viết: 66
Ngày: 11/11/10 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang,Khánh Hòa

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Nhật »

+ Giả sử, kiếp trước là đàn ông(có tu), kiếp này xui rủi là phụ nữ(cũng tu). Chẳng lẽ, không có ngày đạt chánh quả sao? :D[/quote]
Bạn chưa hiểu cái gì gọi là hiển thị vào thân nam và nữ.Những điều bạn nói chẳng liên quan gì tới câu hỏi bạn đã hỏi .Bạn nên biết Phật tánh thì không có phân biệt nam nữ.Tụ tìm hiểu đi hỏi thế này thì giải thích như thế nào bạn mới hiểu đc.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Người học Phật luôn tin tưởng hành động và lời nói của Đức Thế Tôn, luôn không hỏi những câu vô bổ, không giúp gì cho con đường tiến đạo! Và luôn thực hành giáo pháp theo đúng đạo lý! Đạo hữu nếu là tôn giáo khác muốn đả kích Phật giáo hay chỉ là người muốn "chơi đùa" cũng được! Nhưng tôi khuyên đừng tìm lỗi của người ngoài mà hãy tự xét trong thân tâm của mình!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Nhưng mọi người vẫn chưa trả lời được câu hỏi: "vì sao có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ tu trong Phật Giáo?"
Làm ơn trả lời đúng vào bản chất câu hỏi. Chứ đừng công kích cá nhân người hỏi. Vì đó, là sai lầm trong phương pháp luận. Hơn nữa, còn bày tỏ thái độ rằng: "Bạn đang nổi nóng", đây không phải là bản chất của người tu hành chân chính. Nếu đã học phật pháp thì các bạn nên biết kềm chế từng lời nói của mình sao cho xứng đáng
Cám ơn! :D


Hình đại diện của người dùng
cusibui1710
Bài viết: 70
Ngày: 27/09/10 02:57
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội
Nghề nghiệp: Công nghệ thông tin

Re: Địa vị phái nữ trong Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi cusibui1710 »

Phiêu Dao đã viết:Nhưng mọi người vẫn chưa trả lời được câu hỏi: "vì sao có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ tu trong Phật Giáo?"
Làm ơn trả lời đúng vào bản chất câu hỏi. Chứ đừng công kích cá nhân người hỏi. Vì đó, là sai lầm trong phương pháp luận. Hơn nữa, còn bày tỏ thái độ rằng: "Bạn đang nổi nóng", đây không phải là bản chất của người tu hành chân chính. Nếu đã học phật pháp thì các bạn nên biết kềm chế từng lời nói của mình sao cho xứng đáng
Cám ơn! :D
Tao không phải là người tu hành , tao chưa quy y tam bảo nên , mọi hành động của tao là do ngưỡng mộ đạo Phật . Ai có hành động xúc phạm làm khuấy đaỏ tinh thần người mới tu hành thì tao nói những lời khó nghe . Haha tao chửi mày đấy Phiêu Dao .Tao có bị đuổi khỏi diễn đàn vì lời lẽ thiều lịch sự thì tao cũng phải kéo theo mày đi .Tao đã trải qua bệnh tật nhiều nhờ có đạo Phật mà tao tồn tại tới ngày nay . Đạo Phật là một phần cuộc sống của tao ,tao hạnh phúc vì được có duyên tới Phật pháp . Mày mà muốn phá phách đạo Phật thì gặp tao là mày gặp phải quả báo rồi Phiêu Dao ạ ,tao sẽ dắt theo mày đi rời khỏi diễn đàn này trả lại sự bình yên cho người học Phật =))
Sửa lần cuối bởi cusibui1710 vào ngày 18/08/11 00:48 với 1 lần sửa.


[b][color=#0040FF]Om Mani Padme Hum [/color][/b]
[b][color=#0040FF]Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti Xoa Ha[/color][/b]
[color=#0040FF][b]Om A Ra Pa Sa Na Dhih [/b][/color]
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]430 khách