XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Kính chào các vị đồng học.

Tôi thấy đề tài nầy cần nên được chia sẽ học hỏi vì nó có thể áp dụng vào đời sống hằng ng

XIN HỎI CHƯ VỊ : CỤM TỪ " NHÂN DUYÊN" CÓ CHỮ DUYÊN, VẬY DUYÊN LÀ GÌ, DUYÊN CÓ MẤY THỨ DUYÊN, TÁC DỤNG CỦA DUYÊN, DUYÊN CỦA TAM ÁC ĐẠO LÀ GÌ


Nam Mô A Di Đà Phật
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Nhân là điều kiện chính , duyên là điều kiện phụ.Ngoài ra Hạt giống là nhân cũng cần phải hội đủ các duyên khác như ánh sáng, nước, không khí, đất thì mới nảy mầm được.

Thế nào là điều kiện chính nghĩa là thây nhân khác thì cho quả khác như gieo hạt đào mà mong sẽ có cây mận thì không thể được. Nếu cho 1 hạt mận chỉ chiếu ánh sáng đèn ,còn hạt mận kia thì cho chiếu ánh sáng mặt trời thì cả 2 hạt mận đều cho ra cây mận không làm thây đổi đặc tính của cây thì ánh sáng gọi là điều kiện phụ. Đó là mốc chuẩn để xác định khi nào yếu tố nào được coi là nhân và yếu tố nào được coi là duyên của cái quả đó.

Quả súc sinh là do si mê. Quả quỷ đói là do tham lam. Quả địa ngục là do sân hận. nếu thây đổi si mê,tham lam, sân hận thành không si mê, không tham lam , không sân hận thì có quả súc sinh , ngã quỹ , địa ngục không? . như vậy trong trường hợp này tham lam, sân hận, si mê là nhân không phải là duyên.

Ngoài ra , nhân còn có nghĩa là điều kiện cần. Và duyên là điều kiện đủ. Nghĩa là muốn trổ được mầm không chỉ cần hạt giống mà còn cần phải hội đủ các yếu tố như ánh sánh, không khí , nước , đất. Thiếu một trong các duyên thì hạt cũng không phát triển thành cây được. Như có ánh sáng nhưng ánh sáng quá yếu thì hạt có thể nảy mầm nhưng khi phát triển cành lá thì có thể chết vì không đủ ánh sáng để quang hợp .

Trong đời sống hằng ngày đúng là phải hiểu nhân duyên thì mới đạt kết quả được. Như đã có nhân tốt mà không tranh thủ các duyên không thấy được nó cần phải có những duyên gì thì nhân tốt đó cũng không thể trổ thành quả được.

Như nhiều người giỏi nghiên cứu hiếu được nghĩa lý thâm sâu của đạo Phật đây là một cái nhân tốt còn thực hành phật pháp là duyên hổ trợ lại xem thường. Nếu thực hành Phật Pháp không đầy đủ nghĩa là không đủ duyên thì quả vị cũng không thể trổ được thì thật là uổng phí .

Nhưng cũng có người lại nghĩ thực hành Phật Pháp là nhân còn hiểu được Phật Pháp chỉ là duyên hổ trợ thì lại xem thường không cần tìm hiểu tông chỉ đạo Phật là gì thì họ đã hiểu sai về cái nào là nhân cái nào là duyên kết quả là họ không thành Phật mà lại thành alahan, bích chi phật cũng là điều đáng tiếc. Như muốn có cây mận mà lại gieo nhầm hạt đào thì không thể có cây mận được.

Như hiện nay có nhiều pháp môn khác nhau nhưng có cùng tông chỉ của Phật. nên nếu đi theo 1 trong các pháp môn đó thì đều thành Phật. không thành alahan hoặc bích chi Phật.Như hạt mận có chiếu dưới loại ánh sáng nào thì cũng sẽ thành cây mận. Nên thực hành pháp môn nào đó chỉ là duyên không ảnh hưởng tới kết quả. Ta có duyên với pháp môn nào thì chuyên nhất theo pháp môn đó. Còn tông chỉ đạo Phật là nhân nếu pháp môn đó theo đúng tông chỉ của Phật thì sẽ thành Phật. Nhân nào thì quả đó.

Như vậy nếu một việc gì đó chưa thành công thì phải biết "hội đủ nhân duyên" để nó thành công. Như muốn được giỏi ngoại ngữ mà chỉ học ngữ pháp , từ vựng mà không luyện nghe , luyện nói thì vẫn không áp dụng được . Nếu muốn kết quả này mà lại cho ra kết quả khác thì phải biết là do "gieo nhân nào gặt quả nấy".Như ai cũng muốn hạnh phúc mà toàn gặt những quả khổ đâu thì xem lại cái nhân mà mình đã gieo. Nếu vì hoàn cảnh nào đó mà phải thay đổi thì phải biết "tùy duyên mà bất biến". như Phật Pháp tùy duyên mà bất biến. tùy tập khí của chúng sinh mà có 84000 pháp môn nhưng tông chỉ thì chỉ có một.

Muốn nghiên cứu kỹ thì tham khảo trang này thử
http://www.phatviet.com/dichthuat/luant ... ttl_12.htm
1) Nhân duyên – Trong các duyên thì nhân duyên tuy có một nhiệm vụ rất trọng đại, nhưng về ý nghĩa của nó thì vì lập trường bất đồng của các luận gia nên nó cũng không có một ý nghĩa nhất định. Theo A-tỳ-đạt-ma-pháp-yếu-luận thì nhân là tham, sân, si, xả, từ bi và trí, tức chỉ những hoạt động tâm lý chủ yếu; do đó, nhân duyên có thể nói là chỉ do hoạt động tâm lý tham, sân, si, v.v… mà hiện khởi mọi quan hệ hiện tượng. Nhưng Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm-luận thì lại lấy đó làm hoạt động tâm lý mà chiêu cảm quả báo không ngừng, rồi tiến thêm một bước nữa mà thu nhiếp cả tứ đại vật chất vào trong đó (Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm-luận quyển 25, Đại chính, 28, trang 679, trung). Và giải thích như sau: “nhân là nghĩa sinh, như mẹ đối với con” (quyển 25, như trên, trang 680, trung). Về sau, Duy-thức-luận của Đại thừa, lập một trong bốn duyên và giải thích: “nhân duyên là chủng tử của thức A-lại-gia, những chủng tử triển khai quan hệ vạn hữu”. Như vậy, nếu tổng hợp những ý nghĩa trên đây lại mà nói thì nhân duyên đại thể lấy tài liệu nhân làm chủ rồi thêm vào đó động lực nhân nữa, nói cách khác, như xây cất một ngôi nhà, vật liệu cố nhiên là nhân duyên, nhưng nhân công cũng là nhân duyên. Nếu theo thuyết này mà suy cứu một cách tường tế theo nghĩa bao quát của nhân-duyên-luận, thì bất cứ một sự vật nào được thành lập không trực tiếp thì gián tiếp, đều bao hàm ý nghĩa nhân duyên trong đó. Đem ý nghĩa nhân duyên mà khoáng đại đến mức độ này chính là Bà sa và Câu xá. Hai bộ luận này căn cứ theo lục-nhân-luận đặc hữu của Hữu Bộ mà giải thích nhân duyên. Nhân duyên, theo Câu xá,trừ năng-tác-nhân, hàm chứa toàn thể tác dụng của năm nhân kia (câu-hữu-nhân, đồng-loại-nhân, tương-ứng-nhân, biến-hành-nhân, dị-thục-nhân) (Câu xá quyển 7). Năng-tác-nhân vì lấy nguyên nhân tiêu-cực-vô-chướng-ngại làm chủ thể nên chỉ còn năm nhân kia, không trực tiếp thì gián tiếp, dính líu đến hết thảy mọi nguyên nhân mà trở thành ý nghĩa của hết thảy mọi sự kiện. Nhân duyên vốn là một từ ngữ tổng quát chỉ những nguyên nhân, điều kiện hoặc sự tình thành lập hiện tượng, đến khi nhân-duyên-luận phát đạt thì vẫn giữ nguyên từ ngữ đó, nhưng lại muốn cho nó một ý nghĩa đặc định. Có lẽ vì theo ý nghĩa này mà người đã lấy phạm vi nhân duyên làm chủ để hạn định chất-liệu-nhân chăng? Nếu không phải thế thì Lục-nhân-luận cũng đã chẳng cần phải lập riêng làm gì. Bởi lẽ phạm vi nhân duyên mà khoáng đại một cách thái quá thì nó trở thành vô ý nghĩa.

2) Vô-gián-duyên - Đối chiếu với 24 duyên thì Vô-gián-duyên tương đương với loại thứ tư trong 24 duyên. Nhưng 24 duyên trong Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm luận thì đẳng-vô-gián-duyên lại đứng vào hàng thứ năm, còn trong thuyết Tứ duyên thì đẳng-vô-gian-duyên đứng vào hàng thứ hai, đến thuyết 10 duyên này, vì đẳng-vô-gián duyên không được thu nhập, nên Vô-gián-duyên cũng có thể được coi như đã hàm chứa ý nghĩa đẳng-vô-gián-duyên.
Song, vô-gián-duyên, hay đẳng-vô-gián-duyên là quy định như thế nào? Nó chủ yếu chỉ rõ sự quan hệ trước, sau trong sự tồn tại liên tục của các pháp. Tựu trung, đẳng-vô-gián-duyên là quy định quan hệ giữa tác dụng của tâm niệm đối với tác dụng của tâm niệm sau (tâm, tâm sở). Như đã nói ở trên, theo tâm lý học Phật giáo thì tâm của chúng ta luôn luôn sinh diệt, không một phút nào dừng nghỉ, không một khắc nào ở trạng thái của cùng một tâm. Như vậy, sự tương tục của tâm giữa khoảng tiền niệm và hậu niệm không thể không có cái quy định tương tục đó. Chỉ rõ cái quy định đó chính là duyên khởi. Nói một cách đơn giản là: khi cái tâm tiền niệm rút khỏi vị trí của mình thì dẫn khởi cái duyên cho hậu niệm, đó là đẳng-vô-gián-duyên. Lấy một thí dụ: nếu A đã chiếm cứ địa vị trên vũ đài thì B không thể xuất hiện, nếu muốn cho B xuất hiện để chiếm cứ địa vị đó, thì A tất phải rút lui khỏi vũ đài, đó là quy tắc nhất định. Mối quan hệ giữa tiền niệm diệt dẫn khởi hậu niệm là đẳng-vô-gián-duyên. Theo ý nghĩa đó, đẳng-vô-gián-duyên cũng còn được gọi là “khai-đao-y”. Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm luận giải thích nó là bổ xứ, tức cũng như một sự thay thế hoặc điền vào chỗ trống vậy.

Sở dĩ gọi là đẳng-vô-gián là vì cái tính chất của tâm, tâm sở tiền niệm và tâm, tâm sở hậu niệm được dẫn khởi tuy bất đồng, nhưng cái lượng thì bằng nhau (nghĩa là, thể của tâm, tâm sở tiền niệm là một thì thể của tâm, tâm sở hậu niệm cũng là một). Mà giữa khoảng đó cũng không có một yếu tố nào khác xen vào, vì thế mà gọi là đẳng-vô-gián-duyên. Dây là sự giải thích của luận Câu xá (Câu xá quyển 7). Mà sự bất đồng giữa đẳng-vô-gián-duyên và vô-gián-duyên (duyên thứ 4 trong 24 duyên của Nam phương) chính cũng do đó, cho nên, theo sự giải thích của Câu xá, Bà sa, sự tương tục của vật chất, ở điểm tiến hành không gián đoạn, thì tiền-vật-chất tuy là vô-gián-duyên của hậu-vật-chất, nhưng số lượng tiền, hậu vị tất đã nhất định, về điểm này, khác hẳn với đẳng-vô-gián-duyên trong sự tương tục của tâm, tâm sở (Câu xá quyển 7. Về ý kiến của Thế Hữu, Đại Đức,… đối với vấn đề này, có thể tham chiếu luận Bà sa, quyển 10, Đại chính, 27, trang 50, trung).

3) Cảnh-giới-duyên (sở-duyên-duyên) – trong thuyết 24 duyên nó đứng vào hàng thứ hai và trong thuyết Tứ duyên, nó đứng vào thứ tư. Duyên này chủ yếu chỉ ý nghĩa khách quan,tức là thâu tóm tất cả những đối tượng của tâm. Theo tâm lý học Phật giáo thì tâm sinh khởi tất phải nhờ vào cảnh, nếu không có cảnh thì tâm không sinh. Đứng ở điểm sinh khởi của tâm mà nói thì cảnh giới duyên là một duyên trọng yếu, Luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm giải thích nó là cái “đích”, tức cũng như sự quan hệ giữa cái đích và mũi tên được bắn đi (quyển 25, Đại chính, 28, trang 680 trung).

4) Y duyên – duyên này tuy tương đương với duyên thứ tám (y duyên) trong thuyết 24 duyên, nhưng trong thuyết Tứ duyên nó lại không được lập riêng thành một duyên. Luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm bảo ý có nghĩa nương tựa, chẳng hạn như nương vào miệng mà có khẩu nghiệp, nương vào đất mà có lúa thóc, nương vào mắt và sắc mà có nhãn thức, vì thế mà gọi là y duyên. Lại nữa, y có nghĩa là vật, cũng như nhà cửa, nghĩa là chỉ cái căn để của tài liệu mà một tác dụng nào đó ý cứ vào đó để biểu hiện, có thể nói chủ yếu chỉ cái quan hệ giữa tác dụng và chất lượng.

5) Nghiệp duyên, tương đương với nghiệp duyên thứ 13 trong thuyết 24 duyên; còn trong thuyết 4 duyên thì nó không có một địa vị độc lập. Theo luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm,có thể nói đây là một khái niệm đã đạt đến một phạm vi rất rộng. Nói một cách yếu ước thì nó có nghĩa chỉ cho tất cả mọi tác dụng. Không những chỉ hành vi thiện, ác nghiệp không thôi, mà nó còn chỉ cho tất cả mọi hoạt động một cách rất bao quát. Nghiệp có nghĩa là tạo tác, như nói sở tác chẳng hạn (quyển 25).

6) Báo duyên, tương đương với Báo duyên thứ 14 trong thuyết 24 duyên và cũng tương đương với Dị-thục-nhân trong thuyết Lục nhân. Báo duyên này chỉ là cái tác nghiệp đưa đến sự chiêu cảm thiện, ác; lại tiến thêm một bước nữa, tựa hồ nó còn có ý nghĩa là phiền não căn bản của tác nghiệp. Luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm nói báo có nghĩa là kết quả, như cây sinh trái (quyển 25, Đại chính, 28, trang 680, trung) (Báo duyên có quan hệ giữa Dị-thục-thức và danh sắc).

7) Khởi duyên, Trong thuyết 24 duyên, hình như khởi duyên tương đương với Cận duyên thứ 9. Duyên này, đối với sự sinh của người ta còn quan hệ mật thiết hơn cả y duyên. Luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm giải thích nó là sai khiến mình hoặc người khởi thiện, ác, hay khởi ý, thức, tưởng, tư, giác cho đến tứ đại. Lại cũng giải thích nó có nghĩa là sinh, như hạt giống sinh mầm. sự kết hợp giữa y duyên và báo duyên hàm có ý nghĩa “tử vị” (ngôi con).

8) Dị duyên. Duyên này là Hỗ-vi-duyên có lẽ đúng hơn là Dị duyên. Tại sao? Vì luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm giải thích nó là “cộng-hữu-pháp”, hoặc có nghĩa là “bất tương ly”, cũng như quyến thuộc vậy. Câu-hữu-nhân trong Lục nhân tương với duyên này.

9) Tương-tục-duyên, tương đương với với duyên thứ 7 trong thuyết 24 duyên. Nó có nghĩa là sự tiếp nối không ngừng của các pháp. Các nghiệp tập luôn luôn tương tục không dứt.

10) Tăng thượng duyên, Duyên này đứng vào hàng thứ 3 trong thuyết 24 duyên, và thứ 4 trong thuyết 4 duyên, và được coi là rất trọng yếu trong các duyên. Tuy nhiên, cũng như Nhân duyên , ý nghĩa của nó lại rất lờ mờ. Theo luận A-tỳ-đạt-ma pháp yếu, hay luận Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm thì: tăng thượng, nói cho cùng, không ngoài ý nghĩa chỉ cái tác dụng tinh thần mạnh mẽ mà thôi. Tức là nó có nghĩa lấy dục, lấy tinh tiến, cho đến tâm, tư duy, tóm lại là lấy cái chí hướng mãnh liệt mà làm việc. Do đó, Tăng thượng duyên có nghĩa là tự tại, cũng như ông vua, nhưng thật thì cũng chỉ ám chỉ cái năng lực của động cơ đó mà thôi.

Song, các luận Câu xá, Bà sa, duy thức, v.v…vì chủ trương thuyết 4 duyên, cho nên đối với ý nghĩa của duyên này đã giải thích một cách cực kỳ rộng rãi, đặc biệt Câu xá, Bà sa, là chỉ tất cả các pháp, trừ tự thể (Câu xá quyển 6). Chỉ cần có thể khiến cho một việc gì đó được thành tựu, bất luận là tích cực hay tiêu cực, hết thảy đều thâu nhập năng-tác-nhân. Cho nên Tăng-thượng-duyên cũng không ngoài ý nghĩa đó. Nhất là ý nghĩa đặc hữu của năng-tác-nhân nếu là ở điểm không chướng ngại, thì, trái lại, tăng-thượng-duyên, thay cho tác dụng tinh thần mãnh liệt, lại biểu diễn một nhiệm vụ rất vô lực. Như vậy, cùng với đệ nhất nhân duyên, lúc đầu tuy nó được mệnh danh là nguyên nhân rất có thế lực, nhưng cái nguyên nhân hữu lực đó đã dần dần bị phân giải, cho đến cuối cùng đã mất đi cái tính chất đặc hữu đó mà chỉ còn lưu lại một khái niệm mơ hồ, được sử dụng để bổ sung mà thôi.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

nguynlinhtam đã viết:Kính chào các vị đồng học.

Tôi thấy đề tài nầy cần nên được chia sẽ học hỏi vì nó có thể áp dụng vào đời sống hằng ng

XIN HỎI CHƯ VỊ : CỤM TỪ " NHÂN DUYÊN" CÓ CHỮ DUYÊN, VẬY DUYÊN LÀ GÌ, DUYÊN CÓ MẤY THỨ DUYÊN, TÁC DỤNG CỦA DUYÊN, DUYÊN CỦA TAM ÁC ĐẠO LÀ GÌ

Tại sao ông vào diễn đàn nầy được ngay lúc đầu, để rồi viết lên câu hỏi nầy?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

nếu bạn hiểu về nhân và quả thì nhân duyên chính là đất, nước, gió, ánh nắng để tạo điều kiện cho nhân sinh trưởng để có quả, Thánh-tri nói :" Tại sao ông vào diễn đàn này được ngay lúc đầu, để rồi viết lên câu hỏi này?" . Đó chính là nhân duyên của bạn! Hay nói đúng hơn nhân duyên đã đưa bạn đến với Phật pháp ngay từ đầu vì lúc trước hay có thể kiếp trước bạn đã được gieo nhân về Phật Pháp. Nhân duyên là những cái vô hình đưa ta đến gặt hái cái quả mà ta đã gieo trước đó.
Có lẽ có sai sót, mong bạn thông cảm! Bạn ho trong khanh nói chi tiết hơn,đúng hơn!


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đừng nghĩ xa rời hiện thực mà cho nhân duyên vô hình.

Nếu vô hình tại sao lại thấy đất, nước, ánh sáng v.v...?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

ho trong khanh HÌNH NHƯ CHƯA HIỂU


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là một minh chứng thù thắng cho chữ DUYÊN này.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thánh_Tri đã viết:
nguynlinhtam đã viết:Kính chào các vị đồng học.

Tôi thấy đề tài nầy cần nên được chia sẽ học hỏi vì nó có thể áp dụng vào đời sống hằng ng

XIN HỎI CHƯ VỊ : CỤM TỪ " NHÂN DUYÊN" CÓ CHỮ DUYÊN, VẬY DUYÊN LÀ GÌ, DUYÊN CÓ MẤY THỨ DUYÊN, TÁC DỤNG CỦA DUYÊN, DUYÊN CỦA TAM ÁC ĐẠO LÀ GÌ

Tại sao ông vào diễn đàn nầy được ngay lúc đầu, để rồi viết lên câu hỏi nầy?
Thấy không trả lời nên tôi cũng không ngại gì trình bài để mọi người cùng hiểu.

Không nói nhân duyên gì xa sôi tiền kiếp, chỉ nói nhân duyên mà mình có thể nhìn nhận được hiện tại.

Ông sở dĩ có thể vào diễn đàn nầy được là do vì:

1. Phải có con người của ông (không có con người làm sao đánh chữ lên?).
2. Phải có tâm quyết định của ông (không có tâm muốn hỏi thì làm sao hành động đánh lên?)
3. ông có máy vi tính (không máy vi tính cũng không thể lên mạng mà đánh câu hỏi)
4. Ông có mua mạng internet mới có thể lên mạng, còn chỉ có máy vi tính mà không có internet thì làm sao lên mạng?
5. Không có trang nhà daitangkinhvietnam thì làm sao ông có thể tìm vào?
6. Máy vi tính của ông từ đâu ra? cũng phải do nhiều người và các vật tạo thành mới có, suy ra thì không cùng tận
7. Internet là do đâu mà có? cũng do nhiều nhân duyên mới có như phải có con người, phải có sự sáng tạo, v.v...
8. trang nhà daitangkinhvietnam do ai sáng lập? không người sáng lập thì có chăng? và nhân duyên gì người đó sáng lập thì nói ra cũng không hết được.
9. cũng phải có đất nước gió lửa, không có thì làm sao có con người ông? con người của người sáng lập diễn đàn? cũng như những vật chất như cây cỏ hoa lá, thức ăn, vì không có thì ông chết mất rồi làm sao còn sống mà lên mạng đánh? v.v... suy ra nữa thì nhân duyên cũng không cùng tận.

Nói rộng ra thì cũng không cùng tận
Nói hẹp lại thì cũng không cùng tận

Vì vậy Kinh Hoa Nghiêm nói "Trùng Trùng Duyên Khởi".

Ông thấy không, chỉ một việc ông đặc câu hỏi trên diễn đàn nầy thì nó có biết bao nhiêu là nhân duyên mới được. Cho đến thân mạng của ông, của tôi, của mọi người, vạn vật, và tất cả những cây cỏ hoa lá đất nước trời mây trong thế gian đều có liên quan tới nhau cả.

Cho nên Hoa Nghiêm dạy: "Một là tất cả. Tất cả là Một".

Ngay nơi thân của ông đã có tất cả vạn vật.
Ngay nơi tất cả vạn vật đã có thân ông.

Nhưng vậy tất cả mọi loài, mọi vật, mọi sự vật hiện tượng đều có tương quan liên hệ với nhau cả, như một màng nhện chằng chịt với nhau, hoặc như các nhà Sinh Vật Học gọi là "Food Web".

Nhân duyên đã tương quan mật thiết chằng chịt thì Nhân của cái nầy là Duyên của cái kia. Duyên của cái kia lại là Nhân của cái nầy.

Ví dụ:

Tâm ông khởi niệm muốn hiểu về nhân duyên, thì đó là Nhân.
Máy vi tính, mạng, diễn đàn v.v... lại là Duyên cho ông được lên để hỏi.

Hiện tôi đang trả lời, thì ông và câu hỏi của ông, cũng như diễn đàng máy vi tính lại là cái Duyên cho tôi được viết ra bài trả lời giúp ông, đại chúng, và tôi hiểu được nhân duyên.

Rồi người khác hay ông đọc bài tôi viết mà trả lời lại, thì Tôi lại trở thành một trong những cái Duyên cho ông viết bài trả lời lại.

Đó là nói đại khái, chứ nói rộng ra thì không thể nào nói hết được! Cho dù có trăm ngàn muôn kiếp cũng không thể nói hết được!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

XIN MỌI NGƯỜI CỨ TRẢ LỜI TÔI SẼ ĐƯA RA SỰ HIỂU BIẾT CỦA MÌNH SAU


Nam Mô A Di Đà Phật
Tinh Tam
Bài viết: 15
Ngày: 19/07/10 10:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà nội

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tinh Tam »

nhân duyên phải chăng là nhân quả từ vô vàn kiếp truớc tạo nên.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Bao nhiêu vi-trần trong thế-giới
Trong mỗi vi-trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh-giới tự-tại của Như-Lai
XIN MỌI NGƯỜI CỨ TRẢ LỜI TÔI SẼ ĐƯA RA SỰ HIỂU BIẾT CỦ MÌNH SAU


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: XIN HỎI QUÝ VỊ DUYÊN LÀ GÌ Ạ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Vi trần có số lượng hay không??

XIN MỌI NGƯỜI CỨ TRẢ LỜI TÔI SẼ ĐƯA RA SỰ HIỂU BIẾT CỦA MINH SAU


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.260 khách