Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

sun
Bài viết: 33
Ngày: 26/11/09 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi sun »

Dạ, con biết câu hỏi con ngây ngô nhưng con vẫn tò mò thắc mắc. Tại sao tham, sân, si lại thường được ví như là 3 con rắn độc mà ko phải con gì độc khác như là nhện độc hay các loài nguy hiểm như hổ, báo, cá mập...? Hay nó chỉ là một biểu tượng tượng trưng cho 3 độc đó thôi?
Mong mọi người giải đáp.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tham sân si độc là vì nó có thể đưa người ta đến khổ đau, luân hồi chốn ác đạo. Rắn độc cắn ta có thể chết một đời. Tham Sân Si độc dùi ta vào địa ngục, ngạ quỷ, bàn sanh vô lượng đời. Hoặc không sanh ba đường ác, cũng sanh thiên, người, thì cũng vẫn còn khổ sanh tử luân hồi không thể thoát... ta bị ba độc tham sân si từ thân miệng ý sanh ra giam hảm trong vòng luân hồi từ vô thỉ đến nay và có thể sẽ tiếp tục... há chẳng đáng khiếp sợ sao? độc hơn các loại độc của rắn nhện ư?

Nhưng tuy tham sân si độc mà thật tánh của chúng không hề độc. Vì tự tánh của tham sân si là cái gì? Không sao tìm ra được! Tham sân si không tự tánh thì nó cũng chỉ là trò đùa huyễn hóa mà thôi, ta cho nó là thật thì khổ.

Ví như hột soàn kim cương không hề độc hại gì. Nhưng đối với người tham mê thì vô cùng độc hại, khiến tạo bao ác nghiệp tranh dành giết người để đoạt lấy.

Còn đối với người thấy hột soàn kim cương chỉ là Như Huyễn hư vọng không thèm dòm tới, thì nó có độc hại gì đâu đến kẻ ấy?

Cho nên vì sao người tu chân chính phật pháp là "người nghèo" không giàu bởi vì người ta không đấm nhiễm vật chất tiền tài danh vọng. Đối với họ những thứ hột soàn tiền là hư vọng đưa đến đau khổ. Nghèo vật chất mà tinh thần và sự hạnh phút lại giàu sang phong phú. Đó là nói trong lúc đang tu hiện tại.

Chứ còn nói đến quả báo về sau thì sao? người tu được quả báo tốt lành không gì hơn, mọi thứ đều đầy đủ cả. Như có thể sanh thiên thì đối với chư thiên vàng bạc hột soàn ở trần gian nầy chỉ là đất cát có khác gì đâu. Đối với người ở cõi Tịnh Độ thì đất bằng vàng, hàng cây lầu các bằng ngọc quý thất bảo. Mà có ai tranh giành cái gì, tự nhiên chiêu cảm nghiệp quả tu hành mà ra.

Nhưng đối với người tu Phật Pháp dù là được quả báo như thế mà người ta dững dưng, chỉ muốn tiến đến con đường Chân Giải Thoát, Viên Giác mà thôi. Không vì chút phước báo đó mà dừng lại thối chí tu hành, hoặc để hưởng phước. Phước hưởng hết rồi cũng phải đọa lạc trở lại.

Thái Tử Sĩ Đạt Đa là cung vàng điện ngọc có đó mà sao phải từ bỏ đi làm người khất thực ngoài đường? Chính vì hiểu cái hư vọng của vàng ngọc danh lợi, không phải là cái an vui hạnh phúc vĩnh viễn, nên đi tìm đạo giải thoát giác ngộ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Rắn sống trong nơi tối tâm khó thấy, thân mình dễ luồng lách, vết cắn của rắn độc gây chết một đời người. Cũng như Si khiến người ta mù quáng - mê muội, tham khiến người ta luồng lách chỗ hở của lý luận và thế gian hồng chiếm đoạt, nhất thời nóng giận-Sân gây bao lầm lỗi,....

Vì chúng sanh chưa thấy rõ tham, sân, si và lâm vào bể khổ mà lại như con dã tràng xe cát vô ích nên ví dụ tham, sân, si như ba con rắn độc cho dễ thấy, thông qua tánh khí của rắn độc mà cảnh giác ba độc tham, sân, si trong tâm mình.

Bao nhiêu ví dụ cũng để chúng sanh tự thấy Tâm mình. Quay về với tự tánh thanh tịnh, chứ đừng nuôi dưỡng mấy con rắn độc trong tâm mình rồi lại cho rắn độc là tâm mình. Ngọn nguồn do không thấy rõ ràng tâm mình thanh tịnh mà lại tìm kiếm những hình tướng bên ngoài thay thế và cho đó là tâm. Chỉ cần chịu buông bỏ ngã chấp và thực hành thanh lọc độc trong tâm bằng các pháp môn thì sẽ được thanh tịnh vô ngần, tự do tự tại, liễu sanh thoát tử.

Thời mạt pháp này có pháp môn niệm Phật, xem như lấy độc trị độc. Đạo ở đời dù cao đến đâu, hay thế nào đi nữa thì cũng một mục đích duy nhất là thoát ly sanh tử vĩnh viễn. Niệm Phật sẽ giúp thoát ly sanh tử vĩnh viễn.Dĩ nhiên là phải niệm đúng pháp.


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Khoa học phát minh đủ mọi cách khéo léo để giết người

451. Thư trả lời cư sĩ Lưu Nguyên Nhân



Muốn cầu siêu cho cha mẹ được vãng sanh Tây Phương, hãy nên suất lãnh người nhà, thân thuộc cùng niệm Phật hiệu thì mới là chân thật tu trì. Quán Thế Âm Kinh, Tâm Kinh công đức chẳng thể nghĩ bàn, nhưng cần phải hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ. Pháp môn Niệm Phật là pháp môn thường tu suốt đời, nhưng sao sau khi mẹ qua đời lại ngược ngạo chẳng chú trọng đến pháp tu này? Ông đã làm khách trọ tại thành Hàng Châu đã lâu, sao trọn chẳng biết có thể niệm Phật để cầu siêu cho cha mẹ vãng sanh Tây Phương vậy? Người biết Phật pháp chẳng nói đến kinh của Đạo giáo. Vì sao vậy? Do kinh của Đạo giáo là pháp để cầu phước báo nhân thiên, trọn chẳng phải là pháp liễu sanh thoát tử.

Còn như ông nói niệm kinh còn thiếu phương pháp thay đổi hơi thở [để giữ được nhịp] là vì ông vốn chẳng biết quy củ niệm kinh. Niệm kinh chính là cứ một mực mà niệm, trọn chẳng cần tới cách thay đổi hơi thở đặc biệt [để niệm], cứ thuận theo hơi thở ra vào, sao lại đến nỗi hụt hơi? Nhưng cậy người bình thường thiếu đạo tâm niệm kinh, dẫu cho kẻ ấy niệm từ đầu đến cuối hoàn toàn chẳng sót một chữ nào thì công đức vẫn rất hữu hạn, vẫn chẳng tốt bằng chính mình chí thành niệm Phật. Ngay như thỉnh Tăng [đến tụng niệm] vẫn là bày vẽ phô trương, niệm Phật vẫn tốt hơn.

Chương trình niệm Phật thì trước hết tụng một biến A Di Đà Kinh, rồi niệm ba biến chú Vãng Sanh, hoặc bảy biến, hay hai mươi mốt biến, tiếp đến niệm kệ tán Phật. Rồi niệm Phật, trước hết nhiễu niệm, kế đó ngồi niệm, rồi quỳ niệm danh hiệu ba vị Bồ Tát. Tiếp đấy, niệm bài văn phát nguyện, rồi niệm Tam Quy Y xong, lễ Phật ba lạy, lui ra. Đây là pháp tắc lễ niệm cho lần thứ nhất; lần kế tiếp chiếu theo đây cũng được; hoặc chẳng niệm kinh Di Đà, chú Vãng Sanh, chỉ đốt hương lễ Phật xong liền niệm kệ tán Phật, sau đấy đều niệm giống như lần đầu. Nếu không biết, hãy nên hỏi cư sĩ Niệm Phật sẽ tự biết rõ. Ông muốn cho cha mẹ đạt được lợi ích chân thật, hãy nên nghe theo lời tôi!



452. Thư trả lời cư sĩ Ngô Quế Thu



Pháp danh được viết riêng trong một tờ giấy khác. Đã biết Đồng Thiện Xã vô ích có hại, hãy nên triệt để vứt bỏ tất cả những học thuyết, công phu [của bọn chúng], nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Cần phải chú trọng giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, ăn chay, niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Dùng những điều ấy để tự hành, lại còn khuyên cha mẹ, anh em, các quyến thuộc và những người cùng hàng trong xóm giềng làng nước đều cùng tu Tịnh nghiệp. Hiện nay khoa học phát minh đủ mọi cách khéo léo để giết người chẳng thể kể xiết! Nếu chẳng sanh Tây Phương, đời sau lại làm người, so với lúc này sẽ càng khổ sở hơn gấp trăm lần!

Lời văn trong Văn Sao tuy vụng về, chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ các kinh luận Tịnh Độ. Đọc Văn Sao rồi đọc các kinh luận Tịnh Độ sẽ đều được hướng dẫn thuận dòng, thế như chẻ tre vậy. Chớ nên xen tạp ý kiến nhà Thiền vào đấy! Hễ bị xen tạp thì Thiền cũng chẳng phải là Thiền, mà Tịnh cũng không ra Tịnh, hai môn đều bị phá, vô ích cả đôi bề! (ngày Hai Mươi Bốn tháng Bảy năm Dân Quốc 26 - 1937)



453. Thư trả lời cư sĩ Thí Trí Phù



Cổ đức nói: “Chẳng làm tướng giỏi, sẽ làm thầy thuốc giỏi” bởi sẽ có thể giúp đời cứu người vậy. Kẻ vô tri chuyên dốc chí cầu lợi, chẳng để ý đến kẻ nghèo, còn với kẻ giàu thì chẳng chữa cho lành bệnh để mong được [gia chủ] tạ lễ nhiều tiền. Do giữ tấm lòng ấy, ắt bị trời giảm phước thọ, con cháu ắt khó thể phát đạt; đời sau nếu chẳng bị đọa trong ác đạo cũng là may mắn lớn, nhưng chắc chắn sẽ vừa nghèo vừa bệnh, không thuốc chữa được! Nếu có thể coi bệnh của người khác như bệnh của chính mình, kiêm khuyên bệnh nhân ăn chay niệm Phật để tiêu nghiệp chướng thì người ta sẽ cảm lòng Thành, ắt sẽ tin nhận. Như vậy là do chữa thân bệnh mà chữa luôn tâm bệnh, cũng như đại bệnh sanh tử. Đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh sẽ có thể vĩnh viễn thoát khỏi Ngũ Trược, cao đăng chín phẩm. Ảnh chụp [của Quang] chớ nên treo cạnh ảnh Phật, hãy nên treo cách xa chỗ thờ Phật để khỏi mắc tội, tổn phước (ngày mồng Ba tháng Năm)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien12.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

454. Thư trả lời cư sĩ Tưởng Tịnh Tín



Trúc Lâm Niệm Phật Xã cũng hay, mà Tịnh Nghiệp Từ Thiện xã càng hay hơn. Vợ ông bất hiếu, hãy nên vì bà ta sám hối nghiệp chướng; khi nghiệp tiêu bà ta sẽ tự hiếu thuận. Đừng nên kết oán với bà ta! Thời cuộc không tốt, hãy khuyên mẹ ông đừng tới [chùa Báo Quốc]. Ở nhà nhất tâm niệm Phật còn hơn gặp mặt Quang rất nhiều.

Tất cả kinh sách khó thể chẳng chép sai một chữ nào; bất quá nghiêm túc giảo chánh, đối chiếu cho ít sai ngoa. “An ẩn” (安隱) là chữ dùng trong hết thảy kinh[33] còn “an ổn” (安穩) chính là chữ [được dùng] ở nơi đây (Trung Hoa). Người chưa từng xem kinh sẽ bảo là sai, chớ nên sửa bừa! Ông chẳng phải là bậc thông gia, đừng nghe lời kẻ mạo nhận thông gia. Phàm trong các kinh sách, chẳng dám nói là không có một chữ nào [bị chép] lầm, nhưng cũng không nhiều, sao lại phải quá lo như thế? Khang Hy Tự Điển là sách do chính hoàng đế biên tập, những chữ chánh yếu thì không bị sai, nhưng vẫn có những chữ nét bút chẳng thích đáng cho lắm, chứ chữ không quan trọng (chữ hiếm gặp, ít dùng) thì bị sai lạc đến cả mấy trăm chữ, đủ biết giảo đối khó khăn lắm!

Ông muốn mở Phật thất để hộ quốc tức tai (bảo vệ đất nước, tiêu diệt tai nạn) thì gọi là Hộ Quốc Tức Tai Phật Thất. Một thất cho đến bảy thất, dẫu mấy chục thất, mấy chục nơi đều có thể gọi bằng tên ấy. Chớ nên lầm lạc đặt tên cho Phật thất, đâm ra vùi lấp ý nghĩa lý chánh yếu của việc hộ quốc tức tai. Đối với quy củ dùng trong Phật thất, hãy tùy theo sức mình mà lập, Quang đâu thể lập thay! Phải sao cho mọi người mọi việc đều ổn thỏa thích hợp thì mới nên!

Nay gởi cho ông Pháp Ngữ trong pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải vào năm ngoái, Chân An Bút Ký, mỗi thứ một gói, Phổ Khuyến Niệm Quán Âm Văn và Một Lá Thư Trả Lời Khắp, gộp thành một gói. Xin hãy đưa cho những người có tín tâm, hiểu văn lý, biết cung kính. Trong [Hộ Quốc Tức Tai] Phật thất chuyên chiếu theo cách thức đả thất thông thường cũng được. Hoặc sáng dậy niệm Đại Bi, Thập Tiểu Chú, niệm thánh hiệu Quán Âm, sau đấy mỗi lần [niệm Phật] liền dùng Quán Âm Kệ để bắt đầu niệm danh hiệu Quán Âm, đến khóa tối niệm kinh Di Đà, niệm Phật hồi hướng là xong công khóa một ngày thì cũng được! (ngày Mười Tám tháng Chín)



455. Thư trả lời cư sĩ Đường Thụy Nham (thư thứ nhất)



Đối với chữ Niệm (念) trong Niệm Phật (念佛), muôn phần chớ nên thêm chữ Khẩu (口), có rất nhiều người viết là Niệm (唸), đánh mất ý nghĩa đến tột cùng! Một pháp Trì Danh Niệm Phật lợi khắp ba căn, còn Quán Tượng, Quán Tưởng thì chỉ có người thấu hiểu pháp môn tâm địa mới tu tập được. Nếu không, chắc sẽ đến nỗi khởi lên các ma sự. Trì danh niệm Phật lại thêm lắng tai nghe kỹ là ổn thỏa, thích đáng nhất. Bất luận thượng - trung - hạ căn đều có lợi ích, đều không bị khuyết điểm. Ông thích niệm kinh Kim Cang, hãy nên đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh thì đấy chính là Trợ Hạnh cho Tịnh Độ. Nhưng Tịnh Độ Ngũ Kinh công đức cũng chẳng kém gì kinh Kim Cang. Đối với những kinh sách đã gởi, hãy nên đọc kỹ lời Tựa do Quang viết, sẽ có thể hiểu rõ được ý nghĩa chánh yếu. Tiếp đó, lắng lòng cung kính đọc thì sẽ đích thân đạt được vô biên lợi ích (ngày mồng Sáu tháng Bảy)



456. Thư trả lời cư sĩ Đường Thụy Nham (thư thứ hai)



Viết thư hãy nên dùng tên họ, chớ nên chỉ dùng pháp danh. Quang già rồi, làm sao có thể nhớ được là ai? Ông làm nghề Y chịu phát tâm lợi người quả thật là tiện lợi. Người ta đang lúc thân mang bệnh khổ, hễ nghe có cách được yên vui không ai chẳng sanh lòng tin. Với người mang chứng bệnh nguy hiểm ngặt nghèo, hãy dạy họ niệm Phật và niệm Quán Âm, ắt sẽ có hiệu quả. Dẫu mạng hết sắp chết, cũng có hiệu quả chuyển nguy thành an rồi mới qua đời. Tôi thường nói: “Thế gian có hai hạng người dễ khuyên người ta làm lành niệm Phật. Thứ nhất là người xem tướng, thấy có tướng tốt bèn khuyên họ cực lực tu trì để giữ gìn tướng tốt; nếu không, chắc tướng sẽ bị biến đổi. Thấy tướng xấu bèn khuyên họ cực lực tu trì thì tướng ấy sẽ biến đổi thành tốt”. Thầy thuốc còn phải đợi người ta mời rồi mới nói được, chứ thầy xem tướng bất luận là ai vừa thấy mặt đều nói được. Tiếc cho thầy xem tướng không có bản lãnh thật sự, chỉ biết cầu lợi, đến nỗi cả đời trọn chẳng thành tựu được gì, chẳng đáng tiếc sao! (ngày Hai Mươi Chín tháng Tám)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien12.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugiai/phantua.htm


Bấy giờ, đức Phật bảo ngài trưởng lão Xá Lợi Phất rằng: “Từ đây đi về bên Tây Phương kia, trải qua mười muôn ức Phật độ, có một thế giới, gọi là Cực Lạc. Cõi ấy có Phật hiệu A Di Ðà, hiện đang thuyết pháp”.
Hoặc có người hỏi: Cớ gì Cực Lạc ở phương Tây?

Thưa: Câu hỏi ấy không có nghĩa. Giả sử nói Cực Lạc ở phương Ðông thì ngài lại hỏi: “Cớ gì nó ở Ðông?” Câu hỏi ấy chẳng phải là câu đùa chơi (hý luận) là gì? (Không trả lời thế mới là trả lời rất hay, xưa nay càng trả lời nhiều càng thêm hý luận). Huống chi, ngài đi quá ra 11 vạn ức Phật độ, ngài nhìn lại Cực Lạc thì nó lại ở đằng Ðông rồi, ngài còn nghi ngờ gì nữa?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hỏi như vậy là có ý tham cứu? Ngộ ra thì xem như có chút thu hoạch nhưng không hẳn liễu thoát sanh tử, huống chi chưa ngộ ra, sanh tử còn nguyên. Nếu mà tin nhận lời Phật và hành trì niệm Phật thì con đường giải thoát là chắc chắn.

Mà TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC nằm ở đâu có quan trọng gì đâu?

QUAN TRỌNG LÀ CÓ VÃNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC HAY KHÔNG?
TRONG CÁC KINH: A DI ĐÀ, VÔ LƯỢNG THỌ, NIỆM PHẬT BA LA MẬT, QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT ĐỀU ĐÃ CHỈ DẠY RÕ RÀNG.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Một môn thâm nhập trường kì huân tu


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kiên định thâm nhập một môn, tự nhiên thâm nhập tất cả môn. Thâm nhập tất cả các môn mà chỉ chung thủy với một môn. Đấy là tiệm - đốn song kiếm hợp bích.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thâm nhập tất cả các môn mà chỉ chung thủy với một môn. Đấy là tiệm - đốn song kiếm hợp bích.


bạn là loại người nào nếu là người như LỤc tổ thì được. nếu không phải vậy thì đi cầu thang từ từ lên trời nếu bạn nhảy 1 cái lên trời thì mình không nói nếu như nhảy và rớt xuống té 1 cái vô cấp cứu thì phiền lắm. Ví như 1 người đánh trận thì dồn binh vô đánh về 1 phía thì thắng nếu chia quân lan mang thì không được. ví như 1 ngôi nhà có nhiều cửa bạn muốn vô 1 lần hết tất cả các cửa sao. cũng ví như đang đứng trước ngã tư đi thành phố bạn muốn đi 1 đường ngắn nhất hay đi hết các ngã tư


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

:D
A DI ĐÀ PHẬT


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại sao Tham-Sân-Si lại được ví với 3 con rắn độc?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

HY vọng bạn thâm nhập một môn trường kỳ huân tu
kinh chỉ học 1 bộ kinh
thầy chỉ học 1 người
mình khuyên bạn thật lòng đấy


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.253 khách