Tại sao phải thoát luân hồi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Mẹ tôi cũng giống như người bạn Hải Thức kể trên, mẹ nói Niết Bàn hết rồi ai độ cho ai ? Có người giống mẹ tôi bởi vậy mới có thế gian này !

>> Độ chúng sanh hay độ mình đều không khác. Có Tâm Bồ Đề dĩ nhiên là rất đáng quý biết bao, nhưng thử hỏi nếu còn mê lầm chưa giác ngộ thì lực bất tòng Tâm. Cho nên, trước hãy VÌ CHÚNG SANH MÀ ĐỘ MÌNH, mình được sáng tỏ thì hãy dụng công độ chúng sanh cũng không muộn.


Hình đại diện của người dùng
Hải Thức
Bài viết: 18
Ngày: 04/07/10 18:27
Giới tính: Nam
Đến từ: Cần Thơ

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi Hải Thức »

@Cám ơn tất cả đạo hữu và sư thầy đã giảng giải. Tự mình hiểu thì dễ nhưng để thuyết phục người khác nghe theo thì khó lắm thay. Thời buổi này giới trẻ cứ đòi phải chứng minh, nhiều người đụng việc gì cũng đòi phải có cơ sở khoa học.


Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Cũng như H_T đã nói " Tự mình tìm hiểu thì dễ" cũng như là ai ăn cơm thì cảm thấy no,ko phải mình ăn cơm mà no giùm nguoi khac.Chỉ có những ai có tu,có học,có sữa thì sẽ thấy dc cái an lạc trong cuộc sống,thấy cái thanh tịnh trong Tâm mình,cái an lac va thanh tinh đó chính là Niết Bàn,cần tìm chi đâu xa xôi.
Bản thân Chúng Ta.là phật tử lấy giáo pháp là nền tảng tu học,và đem cái giáo pháp ấy đến tất cả mọi người,từ những người thân cho đến bạn bè,hoặc cho đến những con vật đáng thương,cứ tùy duyên mà gieo Pháp lành(nhưng phải tuy người tùy lúc chư ko gieo pháp tum lum).Còn chuyện người ta có nhận dc,hiểu hay ko phải xem người đó có đủ duyên ko đã,ko nên cưỡng cầu


wings
Bài viết: 6
Ngày: 13/07/10 09:12
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi wings »

Hải Thức đã viết:Có lần tôi hỏi một người, nếu sau này chết đi thì ước nguyện thế nào. Người ấy trả lời:
- Tôi vẫn chọn làm người vì có buồn có vui, có sướng có khổ. Còn nếu lên niết bàn thì không buồn, không vui, không yêu, không giận, không nhà cửa, không có mộng tưởng như gỗ đá thì cuộc sống chán lắm. Cuộc sống không tham vọng thì sao phát triển (Hiện nay giới trẻ có nhiều người suy nghĩ như vậy.)

Như vậy, tôi phải giải thích với người này như thế nào?

Kính mong các sư thầy giảng giải.
Kêu ổng qua mấy cái nước Châu Phi ấy, để ổng thấy cái cảnh trẻ em phải vật lộn hàng ngày kiếm miếng ăn để duy trì sự sống của mình, mà đôi khi còn không có nữa kìa...đừng có ở đó mà sướng quá sinh bệnh há.
Mấy vị nào mà nói rằng có khổ mới có sướng, có buồn mới có vui tôi tin chắc rằng những vị này chắc chưa trải qua cơn đói lần nào đâu nhỉ??? và cũng chưa biết cái KHỔ thật sự ở thế gian này là gì đâu.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Niết bàn chỉ cho trạng thái tâm đoạn diệt hoàn toàn tham lam, giận hờn, và ngu si. Đó không phải là một địa danh, nơi chốn địa lý cụ thể. Vì vậy không có chuyện lên niết bàn sống như nhiều người ngộ nhận.

Không buồn không vui, không giận hờn, tham lam, đam mê... thì cuộc sống chán lắm ??
Chán chẳng qua là một tâm hoang vu, tiêu cực. Nó là vọng tưởng-một cảm xúc khổ, bất toại nguyện. Khi tâm thức đã thành tựu phẩm chất thanh tịnh thuần khiết, nó sẽ trong suốt và tỏa sáng hỷ lạc. Với một tâm như vậy, có không cảm xúc chán ?? Nếu còn ý niệm về chán, làm sao có thể mở miệng nói về chuyện lên niết bàn sống??

Không tham vọng thì sao phát triển? Hoàn toàn đúng.
Nhưng tham vọng chỉ làm phát triển tham vọng. Tham vọng là một con quỷ cái, khi đã được đáp ứng bởi quỷ đực thỏa mãn, sẽ cho ra những quái thai tham vọng mới. Như lửa thèm khát lửa, để tạo thành sự thiêu đốt mãnh liệt hơn. Như gãi ghẻ làm tăng thêm sự ngứa ngáy và lở loét.

Khi tham vọng lên tiếng thì đạo đức im bặt. Hãy xem, kết quả của một xã hội tham vọng, nó tạo nên những con người thực dụng, bất chấp tất cả để đạt mục đích. Họ thường ba hoa là đóng góp cho xã hội, thật ra vẫn có một số ít người như vậy.

Số còn lại, chỉ vì mục đích thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà thôi. Họ không ý thức việc mình đang bị nấu chín dần trên ngọn lửa mà chính mình đốt.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tham vọng là một con quỷ cái, khi đã được đáp ứng bởi quỷ đực thỏa mãn, sẽ cho ra những quái thai tham vọng mới
ví dụ rất ư sáng tạo, một răn đe hoành tráng kinhle
:D


Hình đại diện của người dùng
Hải Thức
Bài viết: 18
Ngày: 04/07/10 18:27
Giới tính: Nam
Đến từ: Cần Thơ

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi Hải Thức »

@tqh009 : đạo hữu này giải thích rất súc tích, phản bác nhưng không làm tổn thương người chưa tường tận, lý luận chặt chẽ, dẫn chứng rõ ràng =D> . Đối với người chưa hiễu rõ lý lẽ của đạo, theo tôi nên ôn tồn khuyên bảo, không nên có lời lẽ nặng nề vì như vậy tâm ta đã bị vướng chữ "sân" rồi đó ~x( .


Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Chắc người này duyên chưa chính muồi bạn ơi vì họ không tin lục đạo cho nên không muốn thành phật xin trích đaọn kinh văn mong bạn đọc cho người ấy nếu không tin tưởng thì hết cứu vậy:



Con người khi sắp chết, thân tâm hôn muội như ngủ mà không có chiêm bao. Lúc ấy minh liễu ý thức không hiện khởi, không thể biết được cảnh sở duyên của sáu chuyển thức, đó là tán-hữu-tâm cũng gọi sanh-tử-tâm. Bấy giờ do nghiệp lành dữ, thân phần lần lần lạnh, chỗ nào còn nóng sau rốt, là thần thức ra nơi đó. Có bài tụng rằng:

“Đảnh sanh cõi Thánh, mắt sanh Trời.

Bụng nóng Ngạ-quỷ, tim nóng Người.

Bàng-sanh thần thức ra đầu gối.

Nóng ở bàn chơn Địa-ngục thôi!” (Đại-Thừa-Trang-Nghiêm-Kinh-Luận)

Người nào khi lâm chung, sắp đọa vào loài Bàng-sanh, thì có những tiên triệu như sau: 1. Thân mang bịnh nặng tâm mê mờ tán loạn như ở trong mây mù. 2. Sợ nghe danh hiệu Phật, không chịu ai khuyên bảo điều lành. 3. Ưa thích mùi cá thịt. 4. Quyến luyến vợ con, đắm đuối không bỏ. 5. Các ngón tay và chơn đều co quắp. 6. Cả mình toát ra mồ hôi. 7. Khóe miệng chảy ra nước. 8. Tiếng nói khò khè hoặc rít róng khó nghe. 9. Miệng thường ngậm đồ ăn.

Người nào khi lâm chung, sắp đọa vào đường Ngạ-quỷ, thì có những tiên triệu như sau: 1. Thân mình nóng như lửa. 2. Lưỡi luôn luôn liếm môi. 3. Thường cảm thấy đói khát, ưa nói đến việc ăn uống. 4. Miệng hả ra không ngậm lại. 5. Tham tiếc tiền của, dây dưa khó chết. 6. Mắt thường trương lên mà không nhắm. 7. Đôi mắt khô khan như mắt chim gỗ. 8. Không có tiểu tiện nhưng đại tiện thì nhiều. 9. Đầu gối bên mặt lạnh trước. 10. Tay bên mặt thường nắm lại, tiêu biểu cho lòng bỏn sẻn. 11. Lúc tắt hơi hai mắt vẫn mở.

Người nào khi lâm chung, sắp đọa vào nẻo Địa-ngục, thì có những tiên triệu như sau: 1. Nhìn ngó thân quyến bằng con mắt giận ghét. 2. Đưa tay lên quờ quạng hư không. 3. Đi đại tiểu tiện không tự biết. 4. Thân thường có mùi hôi hám. 5. Nằm úp mặt xuống hoặc che giấu mặt mày. 6. Hai mắt đỏ ngầu. 7. Nằm co về bên trái. 8. Xương lóng đau nhức. 9. Thiện tri thức dù có chỉ bảo, họ cũng không tùy thuận. 10. Nhắm nghiền đôi mắt không mở. 11. Mắt bên trái hay động đậy. 12. Sống mũi xiên xẹo. 13. Gót chân đầu gối luôn luôn run rẩy. 14. Thấy ác tướng vẻ mặt sợ sệt mà nói không được, hoặc sảng sốt kêu la bảo là quỷ hiện. 15. Tâm thức rối loạn. 16. Cả mình giá lạnh, tay nắm lại, thân thể cứng đơ. (Kinh Thủ-Hộ-Quốc-Giới)

Thân Trung-ấm nào sắp sanh về cõi A-tu-la, thì sẽ thấy có những vườn cây khả ái và những vầng lửa lẫn lộn chuyển xoay. Nếu thấy cảnh tượng ấy sanh lòng vui vẻ đi đến đó, tức là thác sanh vào nẻo nầy.

Trung-ấm nào sắp đọa vào loài chó lợn, thường thấy nhiều cô gái đẹp, mình ưa thích chạy theo; do nhân duyên đó mà bị thác thai. Trung-ấm nào sắp đọa vào các loài Bàng-sanh khác, cảm thấy có luồng gió mãnh liệt cuốn lôi không tự cưỡng lại được, hoặc thấy vô số Quỷ-thần cầm binh trượng đuổi theo hoặc thấy lửa cháy lan tới rần rần, sấm sét phủ đầu dữ dội, sương mù phủ giăng mịt mịt, núi lở biển dậy ầm ầm, tự mình sợ hãi chạy vào rừng bụi, hang đá mà lẩn trốn; hoặc đang khi ấy thấy ba cái hố trắng, đỏ, đen, liền nhào xuống mà ẩn thân. Do nhân duyên đó bị thọ sanh vào dị loại như hùm, beo, nai, chồn, rắn, rít...

Những trung-ấm nào sắp đọa vào đường Ngạ-quỷ, thì tự thấy, có một bãi sa mạc rộng lớn mênh mông không cây cối, hoặc chỉ có những hang hố cỏ cây khô héo. Lúc ấy tự mình bị sức gió nghiệp đưa đến đó, liền thác sanh vào Ngạ-quỷ đạo, chịu nhiều sự nóng bức, đói khát khổ sở vô cùng!

Trung-ấm nào sắp sanh vào Địa-ngục bỗng nghe những khúc ca hết sức bi ai buồn thảm, thấy cảnh giới mù mịt tối tăm, nhà cửa sắc đen hay trắng, hoặc thấy hang hố sâu thẳm, đường sá lờ mờ. Lúc ấy chính mình bị quỷ xua đuổi vào trong đó, khi vào rồi thì thân không được tự do, liền bị thác sanh.

Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục hàn-băng, do sức nghiệp, bỗng nhiên thân thể nóng bức không kham, gặp hơi lạnh ở hàn ngục xông lên, tự cảm thấy mát mẻ dễ chịu, khởi lòng ưa thích vội vã bay xuống nơi đó, lúc ấy liền bị thác sanh. Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục viêm-nhiệt, do sức nghiệp, bỗng nhiên thân thể giá rét không kham, gặp hơi nóng ở hỏa ngục xông lên, tự cảm thấy ấm áp dễ chịu, khởi lòng ưa thích vội vã bay xuống nơi đó, lúc ấy liền bị thọ sanh. Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục phẩn-uế, do sức nghiệp, bỗng cảm thấy một mùi thơm ngạt ngào chịu không kham, bấy giờ trong tâm ước ao muốn tìm nơi có mùi hôi thúi để đánh át bớt mùi thơm đó; bởi nhân duyên ấy mà bị thọ sanh.

Lại trung-ấm nào thấy ánh sáng màu lục lờ mờ, ưa thích đi vào đó, liền thác sanh về cõi A-tu-la. Trung-ấm nào thấy ánh sáng màu hơi xanh, ưa thích đi vào đó, liền bị thọ thân Bàng-sanh. Trung-ấm nào thấy ánh sáng màu hơi đỏ, ưa thích đi đến đó, liền thác sanh vào loài Ngạ-quỷ. Trung-ấm nào thấy ánh sáng mờ đục như khói đen, ưa thích đi đến đó, liền thác sanh vào nẻo Địa-ngục. (Tạp-Sự-Lục)

Đức Phật bảo Đại-Dược Bồ-Tát: “Những chúng-sanh tạo nghiệp ác, sắp đọa vào Nại-lạc-ca, tự nhiên có lòng buồn thảm kinh sợ tùy theo bản nghiệp thấy hình tướng của các thứ Địa-ngục, khi thần thức lìa thân liền sanh vào nơi đó. Hoặc có kẻ thấy phương khác có dáng đỏ tươi dường như máu rưới, liền sanh lòng nhiễm trước, do nhân duyên đó mà thọ sanh”.

Bấy giờ ngài Bạt-Đà-La-Bà-Lê thưa: “Bạch Thế-Tôn! Các chúng-sanh ở Nại-lạc-ca thân hình có những màu sắc gì? Sự thọ thân như thế nào?”

Đức Phật bảo: “Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước chỗ máu, thì thân thể đỏ như sắc máu. Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước sông Tỳ-la-ni (Nan-độ-hà), thì thân thể như sắc mây không trắng không đen. Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước Khôi-hà, thì thân thể có sắc vằn. Chúng-sanh ở những nơi đó thọ thân to lớn, cao tám chẩu rưỡi, râu ria cùng tóc rất dài, bàn chơn hướng về phía sau. Giả sử người ở cõi Diêm-phù được trông thấy hình tướng ghê gớm của các chúng-sanh ấy, cũng phải kinh sợ mà chết!” (Kinh Đại-Bảo-Tích).

http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien2_2.htm


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao phải thoát luân hồi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thế Gian Là Khổ Vì Người Ai Cũng Phải Chịu Sanh Lão Bịnh Tử.

Một Lần Chịu Khổ Sanh Lão Bịnh Tử Đã Là Quá Đáng Sợ Sao Lại Có Thể Muốn Chịu Khổ Mãi Mãi?

Như Người Rớt Vào Hầm Phân Chỉ Mong Mau Ra Khỏi Chứ Đâu Có Lẽ Nào Mà Còn Muốn Ở Lâu Thêm



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]237 khách