Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong tâm phải phân biệt cái nào là "chân tâm", cái nào là "vọng tâm".
Cái nào là chân thì thường hằng, bất biến, cái nào là vọng thì biến đổi, vô thường.
Tỷ như hư không và vật chất.
Hư không thì không biến đổi, và luôn luôn hiện hữu (thường hằng)
Vật chất thì hay biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Cho nên nó không có thực tánh.

Tuy nhiên hư không và vật chất không thể tách rời nhau được.
- Nếu có vật chất tức nhiên phải có một khoảng không để chứa nó.
- Nếu không có vật chất thì chẳng có ai để nhận biết là ở đó có hư không .

Chân tâm và vọng tâm cũng vậy.
Khi tâm khởi động, tất nhiên là vọng (vì có biến đổi), thì nên biết là có chân tâm ở ngay đó.
Vì sao ?
Vì vọng tức là không có thật. Nó phải nhờ cái có thật (là chân tâm) làm giá mang thì nó mới xuất hiện được.
Giống như khi một vật xuất hiện , tức là đã có hư không để chứa đựng nó.
Tuy nhiên người ta chỉ thấy có vật mà chẳng thấy hư không.
Cũng vậy, người ta chỉ nhận ra "vọng tâm" chứ chẳng thấy cái "chân tâm".

Ngã cũng vậy, nó là vọng vì nó dựa vào "sắc, thọ, tưởng, hành, thức" mà có. Nhưng ngũ uẩn này thì vô thường, không thật có. Tuy nhiên Ngã cũng là một biểu hiện sự có mặt của chân tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

MySweetLord đã viết: Kính đạo hữu Thuyết Bất Đắc;


"Tâm" / Linh hồn có cái là Chủ, có cái là Khách.

Tâm ở Chủ, thì không đi đâu cả, nên Phật gọi là CHÂN TÂM: thường trụ, bất biến.

Tâm ở Khách, thì có duyên thì nó đến, hết duyên nó đi, nên Phật gọi là Vọng Tâm: vô thường, như huyễn.


Khi Tâm ở Chủ, thì một đứa trẻ 3 tuổi nhận biết nóng/lạnh, sáng/tối ...

... chẳng khác khi nó là một thanh niên 30 tuổi, cũng chẳng khác khi nó là ông già 70...

Khi Tâm ở Khách, thì những cái Duyên để một đứa trẻ 3 tuổi nhận thức cuộc đời...

... khác với nhận thức của nó khi nó 30 tuổi, và khác với nhận thức khi nó 70 tuổi.


Như vậy, đạo hữu đã có thể biết nên ĐỊNH vào đâu để có thể có TÂM/LINH HỒN thường còn rồi chứ?

... Chớ nên ĐỊNH ở Vọng, ở Duyên, hay ở Cảnh trần.


Kính, kinhle
Chào ĐH MySweetLord,

Đạo Phật chủ trương mọi thứ trên đời là Vô Thường, liệu có tồn tại một chân tâm thường còn, bất biến không?. Nếu có cái gọi là "Thường" thì thuyết Vô Thường sẽ dễ dàng bị phá sản. Bởi vì, vẫn còn cái ngoại lệ, biệt lệ là chân tâm, không sai biệt, thường còn, bất biến, vĩnh cửu

Ngoại đạo đã chủ trương tách cơ thể thành hai phần là Thế xác và Linh hồn, hay nói cách khác là phần vật lý và phần tâm lý. Phật tử chúng ta lại tiếp tục chia phần tâm lý thành 2 phần nhỏ là: vọng tâm và chân tâm. Rồi cho rằng chân tâm là thường còn, liệu có đúng không?

Đạo hữu có cho rằng: chân tâm đi đầu thai?

Kính tangbong


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

hlich đã viết:tangbong

Tỉ dụ mình hỏi bạn, “làm sao chứng minh a + b = c?”, thì bạn sẽ hỏi lại, “a, b, c là gì mới được chớ?”

Cũng vậy mình sẽ hỏi bạn, “linh hồn là gì, nó hiện hữu như thế nào?”, rồi mới cố gắng chứng minh xem.

Nói đến một người thì đạo Phật nói chỉ là “danh sắc”, hoặc “sắc thọ tưởng hành thức”. Theo đạo Phật thì “danh sắc” hoặc “ngũ uẩn” vô thường

Chúng ta thường nghĩ thức là ông/bà chủ của thọ và tưởng, là cái gì đó tách biệt với cơ thể, và từ đó là căn cứ của giả thuyết về sự tồn tại của thức sau khi chết chẳng hạn.

Mình xin dùng sự tương tợ giữa máy vi tính với “sắc hành thức” để cho thấy thế nào là thức theo sự hiểu của mình. Thọ và tưởng theo Thắng Pháp là hai thành phần nổi bật của “hành” nên mình không liệt kê ra nữa và chúng được gom trong hành.

Sắc tương tợ phần cứng của máy.
Hành tương tợ phần mềm của máy.

Khi bạn đánh chữ a vào bàn phím thì sẽ thấy “a” xuất hiện trên màn hình. Từ lúc chữ a được đánh và “a” xuất hiện là khoảng thời gian cực nhanh mà “thức” của máy vi tính sinh và diệt. Trong khoảnh khắc này máy vi tính đã làm một cái việc là nhận và đưa “a” lên màn hình.

Cuộc sống của một người là một chuỗi cảm nhận và phản ứng. Thức là cái xuất hiện khi có cảm nhận và tạo nghiệp với phản ứng. Phản ứng xong thì thức đã diệt . Rồi lại cảm nhận, rồi lại phản ứng tạo nghiệp.

Tóm lại thức là sự hoạt động của cặp “hành sắc”.

Sắc thì vô thường, hành thì vô thường như phần mềm của máy vi tính cũng vậy.

Thức là sự hoạt động, cũng vô thường như mình đã tả nó.

Mình dùng sự tương tợ của máy vi tính để diễn tả thức chỉ là sự hoạt động. Theo mình máy vi tính không có thọ và tưởng. Cho nên hành của máy nó chạy như đã được thiết kế chớ hành của con người thì khó mà lường được :)

cafene
Chào dh hlich,
Phần vật lý: Sắc, Phần tâm lý: Thọ, tưởng, hành, thức

Nếu đh là dân IT thì đh có thể hoan hỷ mà cho biết thêm do đâu mà có Thọ, Tưởng, Hành, Thức?
Do Sắc kết nối lại với nhau như các bộ phận của máy tính, từ đó mới sanh ra các Thọ, Tưởng, Hành, Thức

Hay do bản chất của thế giới đã có Thọ, Tưởng, Hành, Thức rồi!

Xin đạo hữu hãy hoan hỷ xác nhận lại điều này


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Do Sắc kết nối lại với nhau như các bộ phận của máy tính, từ đó mới sanh ra các Thọ, Tưởng, Hành, Thức

Hay do bản chất của thế giới đã có Thọ, Tưởng, Hành, Thức rồi!
Mình xin nói theo kiến thức hiện đại để mà giải thích; như mình đã luôn đề cập cặp đôi "hành sắc", cho nên thọ tưởng hành thức không là bản chất của thế giới. Hành chính là "kinh nghiệm để tồn tại" của linh sắc trong hàng tỷ năm rồi khi sự sống bắt đầu. Thức chỉ là hoạt động của "hành sắc".

cafene


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

hlich đã viết:tangbong
Do Sắc kết nối lại với nhau như các bộ phận của máy tính, từ đó mới sanh ra các Thọ, Tưởng, Hành, Thức

Hay do bản chất của thế giới đã có Thọ, Tưởng, Hành, Thức rồi!
Mình xin nói theo kiến thức hiện đại để mà giải thích; như mình đã luôn đề cập cặp đôi "hành sắc", cho nên thọ tưởng hành thức không là bản chất của thế giới. Hành chính là "kinh nghiệm để tồn tại" của linh sắc trong hàng tỷ năm rồi khi sự sống bắt đầu. Thức chỉ là hoạt động của "hành sắc".

cafene
Theo đh, hành chính là kinh nghiệm để tồn tại của sắc. Vậy, sắc khác nhau thì hành phải khác nhau, mỗi sắc thì có một hành riêng phải không?. Sắc là vô thường, suy ra hành cũng là vô thường. Vậy cái gì đi đầu thai?. Khi hành không tồn tại bởi cái xác chết đã tan hoại từ lâu rồi. Sắc không còn thì hành cũng không còn chỗ để chứa, để nương vào
Giống như dùng gậy đập nát cái máy tính thì mọi hoạt động của máy tính không còn, vậy lấy gì để đầu thai?

kính


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Chào các vị chư thiện hữu Thuyết Bất Đắc, hlich

Tui xin làm rõ lại vấn đề của thiện hữu hlich như sau:

Hành- sắc là bản chất của thế giới, riêng Thọ, Tưởng, Thức không phải là "sẵn có", chỉ được sanh ra khi các sắc cấu kết lại với nhau như bộ phận máy vi tính(ví dụ của thiện hữu hlich)

Hành-sắc không tách rời. Hành nói lên bản chất của sắc, hay công dụng của Sắc. Vì dụ: cái gáo(sắc) công dụng là múc nước(hành). Mỗi bộ phận máy vi tính đều có công dụng riêng như bàn phím để gõ, chuột để bấm, màn hình để xem

Hành-sắc không đi một mình, mà thường phải gắn với một hành-sắc khác để tạo nên cơ thể. Hành không phải là thứ đi đầu thai. Không nên tách biệt hành riêng, sắc riêng mà chúng vốn là hành sắc.

vài lời góp ý nhỏ


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Thuyết Bất Đắc đã viết:
MySweetLord đã viết: Kính đạo hữu Thuyết Bất Đắc;


"Tâm" / Linh hồn có cái là Chủ, có cái là Khách.

Tâm ở Chủ, thì không đi đâu cả, nên Phật gọi là CHÂN TÂM: thường trụ, bất biến.

Tâm ở Khách, thì có duyên thì nó đến, hết duyên nó đi, nên Phật gọi là Vọng Tâm: vô thường, như huyễn.


Khi Tâm ở Chủ, thì một đứa trẻ 3 tuổi nhận biết nóng/lạnh, sáng/tối ...

... chẳng khác khi nó là một thanh niên 30 tuổi, cũng chẳng khác khi nó là ông già 70...

Khi Tâm ở Khách, thì những cái Duyên để một đứa trẻ 3 tuổi nhận thức cuộc đời...

... khác với nhận thức của nó khi nó 30 tuổi, và khác với nhận thức khi nó 70 tuổi.


Như vậy, đạo hữu đã có thể biết nên ĐỊNH vào đâu để có thể có TÂM/LINH HỒN thường còn rồi chứ?

... Chớ nên ĐỊNH ở Vọng, ở Duyên, hay ở Cảnh trần.


Kính, kinhle
Chào ĐH MySweetLord,

Đạo Phật chủ trương mọi thứ trên đời là Vô Thường, liệu có tồn tại một chân tâm thường còn, bất biến không?. Nếu có cái gọi là "Thường" thì thuyết Vô Thường sẽ dễ dàng bị phá sản. Bởi vì, vẫn còn cái ngoại lệ, biệt lệ là chân tâm, không sai biệt, thường còn, bất biến, vĩnh cửu

Ngoại đạo đã chủ trương tách cơ thể thành hai phần là Thế xác và Linh hồn, hay nói cách khác là phần vật lý và phần tâm lý. Phật tử chúng ta lại tiếp tục chia phần tâm lý thành 2 phần nhỏ là: vọng tâm và chân tâm. Rồi cho rằng chân tâm là thường còn, liệu có đúng không?

Đạo hữu có cho rằng: chân tâm đi đầu thai?

Kính tangbong

Kính đạo hữu Thuyết Bất Đắc và chư đạo hữu;


Hoàn toàn đúng khi nói mọi thứ trên đời đều là Vô thường.

Nhưng đó là khi Phật nói về Tục Đế...

Tức là khi...Chân Tâm thường trụ nó đã...

... Châu Biến Pháp Giới, tùy chúng sinh tâm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện...



Nghĩa là: Mọi thứ ta thấy trên đời ...đều đã trở "Tuần nghiệp phát hiện" cả rồi.

Nói cách khác: Mọi thứ ta thấy trên đời... mà nay Ta thấy trở lại, là các chủng tử Nghiệp "Sanh tử" ...

... mà chính chúng ta đã từng để Tâm khởi chấp, dính mắc vào nó.

Chỉ có riêng cái "Thấy"... như ban sơ... khi chưa khởi tâm dính mắc của chúng ta mới là cái ...

... thực sự là Chân Tâm, bản nhiên thanh tịnh, thường trụ khắp pháp giới mà thôi.



Phật gọi những gì chúng ta "Thấy", chỉ là cái mặt trăng thứ hai, hay ngón tay chỉ trăng...

... Còn mặt trăng thực sự chính là "Tánh Thấy" của chúng ta.



Đã rõ ràng là Ngoại đạo chỉ phân biệt "Linh hồn" và "Thể xác" và cho rằng ...

... "Linh hồn thường hằng" là vì họ chưa nhận ra ở trong đó, còn có cái là Vọng, còn có cái là Chân.

Đó cũng chính là chỗ mà Phật pháp khác với ngoại đạo.

Nếu không vì chỗ khác này thì chúng ta cũng chẳng cần phải học Phật và tu Phật.



Đừng cố gắng tranh chấp với "Quan điểm của Ngoại đạo".

Chưa hẳn họ đã hoàn toàn sai, chỉ là họ biết một nhưng không biết hai thôi.

Nếu chính chúng ta - người tu Phật - không thể tìm thấy Bổn Tâm thanh tịnh thường trụ của mình...

Mà Phật đạo thường gọi là "Ngộ" hay "Chứng ngộ" thì việc học Phật của chúng ta ..trở nên vô ích.



Nếu nói "Chân tâm có đi đầu thai" thì cũng chẳng đúng.

Mà nói "Chân tâm không đi đầu thai" cũng chẳng đúng.

Vì mọi chúng sanh đều có "Chân tâm", đều có "Phật Tánh"...từ vô lượng kiếp

Cớ sao họ phải trôi mãi trong sanh tử luân hồi?



Kính, kinhle


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

MySweetLord đã viết:
Thuyết Bất Đắc đã viết:

Chào đạo hữu MySweetLord tangbong

Xin đạo hữu hãy hoan hỷ nói thêm: ĐỊNH CÓ GIÚP TÂM / LINH HỒN THƯỜNG CÒN KHÔNG?

Cám ơn đạo hữu tangbong


Kính đạo hữu Thuyết Bất Đắc;
Khi Tâm ở Chủ, thì một đứa trẻ 3 tuổi nhận biết nóng/lạnh, sáng/tối ...

... chẳng khác khi nó là một thanh niên 30 tuổi, cũng chẳng khác khi nó là ông già 70...

Khi Tâm ở Khách, thì những cái Duyên để một đứa trẻ 3 tuổi nhận thức cuộc đời...

... khác với nhận thức của nó khi nó 30 tuổi, và khác với nhận thức khi nó 70 tuổi.

Kính, kinhle
Lành thay, thưa thiện tri thức MySweetLord, thật là lành thay

Thiện tri thức đã có óc khéo léo quán sát như vậy, thật là đáng quý thay
Sự nóng lạnh, sự sáng tối của ngu tui ở kiếp này không khác với sự nóng lạnh, sự sáng tối của ngu tui ở những kiếp vị lai

Nhận thức về xấu ác của ngu tui ở kiếp này không quyết định, sẽ đổi thay ở kiếp hiện tại, kiếp vị lai. Ngu tui biết rằng nhận thức xấu ác sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Hư Danh đã viết: Lành thay, thưa thiện tri thức MySweetLord, thật là lành thay

Thiện tri thức đã có óc khéo léo quán sát như vậy, thật là đáng quý thay
Sự nóng lạnh, sự sáng tối của ngu tui ở kiếp này không khác với sự nóng lạnh, sự sáng tối của ngu tui ở những kiếp vị lai
Chào hư danh,
Vậy theo Ông, Thọ là thường hằng, bất biến, vĩnh cữu?

Hư Danh đã viết:
Nhận thức về xấu ác của ngu tui ở kiếp này không quyết định, sẽ đổi thay ở kiếp hiện tại, kiếp vị lai. Ngu tui biết rằng nhận thức xấu ác sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Vậy theo Ông, Thức là Vô thường, đổi thay?

kính


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vậy lấy gì để đầu thai?
Xin trích một đoạn của Thanh Tịnh Đạo Luận, Chương XIX, Đoạn Nghi Thanh Tịnh,

Không Có Người Làm Chỉ Có Nghiệp Và Báo.

Trong tất cả loại hữu sanh, thú, thức trú và hữu tình cư, chỉ có danh sắc xuất hiện, sanh bằng sự liên kết nhân-quả, hành giả không thấy có người làm ở ngoài động tác. Không có con người cảm thọ quả báo ở ngoài sự sanh quả báo. Nhưng vị ấy thấy với trí tuệ chân chánh rằng bậc trí nói "người làm" khi có sự làm và "người cảm thọ" khi có cảm thọ, chỉ là nói tùy thuận thế tục. Do đó cổ đức nói:

20.
Không có người làm nghiệp
cũng không người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
thấy khác thế là không đúng



Cũng xin cám ơn đ/h Ngã Không :)

kinhle


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

binh đã viết:
Ngã cũng vậy, nó là vọng vì nó dựa vào "sắc, thọ, tưởng, hành, thức" mà có. Nhưng ngũ uẩn này thì vô thường, không thật có. Tuy nhiên Ngã cũng là một biểu hiện sự có mặt của chân tâm.
Chào đh Bình,

Xin dh hoan hỷ làm rõ : Ngã của chân tâm. Chân tâm có Ngã không?

kính


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

hlich đã viết:tangbong
vậy lấy gì để đầu thai?
Xin trích một đoạn của Thanh Tịnh Đạo Luận, Chương XIX, Đoạn Nghi Thanh Tịnh,

Không Có Người Làm Chỉ Có Nghiệp Và Báo.

Trong tất cả loại hữu sanh, thú, thức trú và hữu tình cư, chỉ có danh sắc xuất hiện, sanh bằng sự liên kết nhân-quả, hành giả không thấy có người làm ở ngoài động tác. Không có con người cảm thọ quả báo ở ngoài sự sanh quả báo. Nhưng vị ấy thấy với trí tuệ chân chánh rằng bậc trí nói "người làm" khi có sự làm và "người cảm thọ" khi có cảm thọ, chỉ là nói tùy thuận thế tục. Do đó cổ đức nói:

20.
Không có người làm nghiệp
cũng không người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
thấy khác thế là không đúng



Cũng xin cám ơn đ/h Ngã Không :)

kinhle
Thiện hữu hlich TRÍCH ĐOẠN KINH trên là hoàn toàn đúng. Đạo Phật rất vi diệu, uyên thâm, đòi hỏi người tu phải đạt đến trình độ nhất định mới thấu hiểu. Người sơ cơ mới tu đọc vào sẽ không hiểu được

"Không có người gây nghiệp
Không có người gặt quả"
Hai câu này mà để cho người mới vào đạo đọc là họ bỏ chạy hoặc là họ phỉ báng chúng ta rằng chúng ta đang bôi nhọ lý Nhân Quả


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]222 khách