Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Với ước mơ viết một bộ sưu tập những chuyện cảm ứng Phật pháp của người Việt. Chúng tôi mở chủ đề này để mọi người cùng nhau ghi lại những câu truyện tai nghe mắt thấy hoặc tự thân mình chứng nghiệm về sự cảm ứng của Phật Pháp. (Cốt truyện có thật 100%, cấm xạo à nghe, còn kỹ thuật sào xáo văn chương thì tùy.)

Tôi từng nghe nhiều thầy kể những truyện cảm ứng do chính quý thầy thấy hoặc nghe thầy tổ mình kể lại, nhưng tiếc là không đầy đủ. Mỗi thầy kể lại khác chút. Thỉnh thoảng lại đọc đâu đó một truyện. Chính vì vậy nên có ý sưu tầm lại để mọi người có thể bổ túc lẫn nhau, may ra thế hệ tương lai có tài liệu tham khảo.

Đề tài này không phải chỉ của riêng mình, kính mời mọi người cùng nhau góp sức.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

VÀI TÍCH VÃNG SANH CÓ CHỨNG NGHIỆM
Trích: Kinh Tam Bảo Nghĩa
Dịch giả: Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Thành Hội Phật Giáo Tp Hồ Chí Minh
Ấn Hành. PL: 2536 – 1992


Những sự tích của các vị tu Tịnh độ được vãng sanh mà chúng ta được đọc đến, hầu hết là trích dịch ở sách Tàu mà những vị được vãng sanh kia là người Tàu. Người trong nước ta tu Tịnh độ, từ xưa đến nay há lại không có người được vãng sanh ư? Nếu có, sao không thấy sách nào ghi đến? Có vãng sanh cùng chép vào sách là 2 chuyện. Từ xưa đến nay Người trong nước ta tu Tịnh độ được vãng sanh rất nhiều, nhưng vì thiếu sót sự ký lục, thiếu sự lưu truyền, nên dầu có nhiều mà ít người được biết, có biết cũng chỉ riêng nơi nhóm người được mục kích, nhưng rồi nó cũng theo thời gian mà phai lần.
Nhưng chính tôi cũng từng nghe biết nhiều người tu Tịnh độ khi lâm chung có chứng nghiệm chắc chắn được vãng sanh nhưng vì không ghi chép, không thường lập lại trong trí, nên nay thấy sự khuyết điểm như vừa nói ở trên, muốn tường thuật lại thời đã quên lãng gần hết, hoặc nhớ người mà quên tên họ, năm tháng v.v... Ghi chép mà không rành rẽ tên họ chỗ nơi, thời làm thế nào mà thủ tín được!
Vài sự tích chép dưới đây may chăng nó có thể làm tiền phong bổ cứu điều khuyết điểm trên, mà từ đây về sau, lần lượt mọi người được đọc những trang tiểu sử vãng sanh có chứng nghiệm của các nhà đạo tâm vì mục đích vị tha tường thuật, để thiệt nghiệm lời Phật đã dạy và nẩy nở tín tâm của mình.
Ngày 10-10 Mậu Tý (1948 D.L)


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

NÁN LẠI MỘT NGÀY

Bà Nguyễn thị Danh pháp danh Đạt Nhiên, người làng Thanh Hà hạt Chợ lớn, gần 60 tuổi mới phát tâm cầu đạo thọ pháp với Sự Cụ chùa Tôn Thạnh chuyên tâm tu tịnh nghiệp. Đến năm Ất Dậu 1945 D.L (năm bà 68 tuổi), bà nhuốm bịnh. Biết trước giờ vãng sanh. Ngày 7 tháng 4, bà sai người đến chùa Tôn Thạnh thỉnh Sư Cụ Liễu Thoàn rằng: “Ngày mùng 8 tháng 4 này, bà theo Phật, xin thỉnh Sư Cụ đến ngày đó xuống nhà để bà từ tạ”.
Nhưng vì ngày mùng 8 tháng 4 là ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca, Sư Cụ mắc ở lại chùa hành lễ, nên thành ra sáng mùng 9 Sư Cụ mới xuống đến. Thấy Sư Cụ bà mừng rỡ mà bạch rằng: “Từ hôm qua tới nay, tôi trông Thầy lắm. Trước khi về Phật, tôi muốn gặp Thầy để tạ từ. Đáng lẽ tôi đã đi hồi trưa hôm qua song vì chờ Thầy nên tôi phải nán lại tới hôm nay. Bây giờ tội sắp đi, xin nhờ Thầy hộ cho một biến kinh”.
Sư Cụ cùng vài người đệ tử lên trước bàn Phật tụng kinh A Di Đà, vừa xong quyển, thời bà ngồi chắp tay niệm Phật mà quy Tây. Có hai người con trai đều xuất gia, hiện đương coi chùa Linh Phong tại làng Tân Hiệp, tỉnh Mỹ Tho.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Ý NGUYỆN VÃNG SANH

Bà Trần Thị Lai, người ở làng Tân Kim hạt Chợ Lớn, năm 45 tuổi phát tâm tu hành. Có lời nguyện rằng: “Tôi quyết chí tu hành, xin Phật cho tôi được vãng sanh vào ngày vía Đức A Di Đà Phật” (17 tháng 11).
Quả nhiên, đến ngày 17 tháng 11 năm Đinh Hợi (1947 D.L), bà niệm Phật mà từ trần.
Con cháu của bà đều xuất gia, hiện nay đang tu tại chùa Pháp Tánh (làng Tân Kim Chợ Lớn).


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

BIẾT TRƯỚC NGÀY GIỜ VÃNG SANH

Ông Hồ Văn Định, người làng Long An (Chợ Lớn), năm 42 tuổi phát tâm mộ đạo, chuyên ròng niệm Phật tụng kinh.
Đến năm Mậu Tý (1948 D.L) ngày mùng 3 tháng 9, ông nói trước vợ con rằng: “Đến giờ Thân, thời tôi về Phật”.
Thật giờ Thân ông chắp tay niệm Phật mà vãng sanh.
Ba tích vãng sanh trên đây là của Sư Cụ Liễu Thoàn (Hòa thượng chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc) tường thuật. Sư Cụ tự nói rằng những người tu Tịnh độ lúc lâm chung có thiệt nghiệm là được vãng sanh. Sư Cụ tường thuật đây, đều là tận mắt Sư Cụ mục kích trong khi Sư Cụ đến hộ niệm. Ngoài ra Sư Cụ còn thuật thêm 7 người nữa, như ông Nguyễn Văn Xá (làng Quy Đức) niệm Phật chờ mây trắng đến mà từ trần. Cô Nguyễn Thị Sao (làng Mỹ Lệ) trước giờ lâm chung thấy ba lằn mống bạc xẹt ngang mình từ Đông sang Tây, vân vân...
Ôi! Sanh không biết từ đâu đến, chết không biết rồi sẽ về đâu, hãi hùng kinh sợ, giật mình lăn lộn, mắt trợn ngược, miệng kéo xếch, ngột hơi cứng lưỡi, chơn rút, tay vinh vân vân... kể sao cho hết cảnh trạng thống khổ trong khi sắp chết của một phần đông trong số người cả đời không biết gì là điều lành, là đạo đức.
Muốn “tử an” há lại dễ được lắm ư! Câu tử khổ từ xưa đức Phật đã từng răn nhắc! muốn khỏi “tử khổ” phải làm thế nào?
Kinh nói: “khi con người sắp chết, thời tất cả cảnh tượng của những điều ác hay lành trọn trong đời của người đó gây tạo đều tuần tự phô diễn lại trong trí của người đó. Nếu cảnh dữ thời sẽ chết một cách đau khổ, sợ sệt. Còn cảnh lành thời đi một cách yên vui vững vàng”. Biết trước ngày giờ mình sẽ từ giã thân ô trược này, khi đi thong dong tự tại, là những điều dành riêng cho những người hành đạo chơn chánh và đã đắc lực, mà dễ được nhứt là người tu về PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc).
Ngày thường đã tu Tịnh độ thời là đã vun trồng chánh nhơn Tịnh độ. Nhơn thành thời kết quả. Trong kinh đức Phật có dạy: “Này Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà... nơi cõi nước kia hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về”.
Lời của đức Phật, đấng Thiên Nhơn Sư, phán ra quyết định là đúng thật, đó là điều mà từ xưa đến nay, người có chánh tín, không ai là không công nhận PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc) là pháp môn vừa thù thắng nhứt vừa giản tiện nhứt đó là lời các vị Tổ Sư thường nói.
Thù thắng nhứt, vì người tu Tịnh độ mau chứng bực “bất thối”, mau “thành Phật”. Cho đến ngài Văn Thù, ngài Phổ Hiền là bực Pháp Vương Tử mà còn nguyện sanh thay!
Giản tiện nhứt, vì mọi người, bất luận là trí, ngu, nam, nữ, đều có thể thật hành và đều có thể thành tựu.
Xem như nguyện của Bà Danh v.v... đến già mới phát tâm. Thời gian tu hành không bao lâu, mà đều có phần tự tại an vui khi lâm chung: người thời ngừng sự chết lại, người thời y như chỗ mình nguyện cầu, người biết rõ giờ khắc... Những sự tự tại an vui khi lâm chung của người tu Tịnh độ là thoại ứng được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc vậy.
Người tu Tịnh độ được như thế là do nhờ sức đại nguyện của đức Phật A Di Đà nhiếp thọ.
Trong kinh “Vô Lượng Thọ Phật”. Đức A Di Đà khi tu hạnh Bồ tát có phát 48 điều đại nguyện để nhiếp sanh. Ngài đã thật hành đầy đủ 48 điều đó, và hiện tại cũng như vị lai Ngài vẫn dung 48 điều đại nguyện đó bủa khắp pháp giới để tiếp độ muôn loài.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Việt Nam Kiến Văn Tam Bảo Cảm Ứng Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Trích: Pháp Môn Tịnh Độ Chương V, Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc, Tiết Thứ 1, Tánh Cách Trọng Yếu của Sự Phát Nguyện

Đây là câu chuyện thầy Bạch Sa ở Qui nhơn đã kể cho HT Trí Thủ nghe và HT thuật lại trong quyển Pháp môn Tịnh Độ nguyên văn có thể tìm thấy :

Bà Thái Xương, vợ một Hoa kiều buôn bán ở Qui nhơn, là một đàn việt chùa Bạch Sa và đã giúp thầy ấy kiến tạo ngôi chùa Bạch Sa hiện nay. Bà chuyên tu pháp môn niệm Phật và chỉ phát nguyện khi thọ chung được gặp ngày vía đức A Di Đà (tức ngày 17 tháng 11 âm lịch) và được biết trước giờ thọ chung ấy. Năm bà mất, đã 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Đầu tháng 11 năm ấy, bà đến xin thầy Bạch Sa tụng cho một bộ kinh Thủy Sám và một bộ kinh Pháp Hoa để kịp đến ngày 17 tháng ấy bà về chầu Phật. Thầy Bạch Sa lấy làm kinh ngạc vô cùng, nhưng vì bà là bổn đạo thuần thành đã lâu năm nên thầy cũng phải chìu theo. Đến ngày 17, bà con và đạo hữu mà cái tin ấy đã làm cho họ kinh ngạc, tụ tập đến nhà bà rất đông để thỏa mãn tánh hiếu kỳ. Suốt buổi sáng hôm ấy, bà vẫn khỏe mạnh và bình tỉnh như thường ngày, khiến thầy Bạch Sa trong thâm tâm rất e sợ, không khéo phen nầy làm trò cười cho thiên hạ. Bỗng đâu đến khoảng quá 10 giờ sáng, bà bảo người giúp việc in một in cơm đem lên nhờ thầy cúng Phật rồi đem xuống cho bà, bà chắn in cơm làm hai phần, tự mình ăn một nửa, còn một nửa bảo người giúp việc ăn mà từ tạ rằng: "Gọi là đền đáp công ơn bà giúp đỡ tôi trong mười mấy năm trường, nay đến ngày vĩnh biệt, xin biếu bà ăn nửa phần cơm nầy để sau nhờ Phật tiếp dẫn về Tây phương". Nói xong, rửa mặt súc miệng và thay áo quần thì đúng 12 giờ trưa. Bà chào tất cả mọi người, ngồi xếp bàn, hai tay chấp trước ngực mà hóa một cách vui vẻ trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người trong nhà. Năm ấy ở Qui nhơn, thiên hạ xôn xao bàn tán rất nhiều về cái chết của bà Thái Xương, tiếng bà thành Phật lan ra khắp các tỉnh.

Lời bình: Trong kinh Hoa Nghiêm cũng từng dạy rằng: "Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn thảy đều bại hoại, tất cả thân thuộc đều xa rời, tất cả uy thế đều tan rã... chỉ còn nguyện vương là hằng cùng theo dõi, hướng dẫn trước mắt; trong một khoảnh khắc, liền được vãng sanh thế giới Cực lạc". Căn cứ vào các kinh văn trích dẫn trên đây, ta thấy công dụng của phát nguyện là như thế nào rồi. Xem đó đủ biết sự phát nguyện vãng sanh Cực lạc là một điều tối cần thiết cho người tu theo pháp môn Tịnh độ. Phát nguyện là một nhu kiện không thể không có, ta không nên sơ suất để phải mất công hiệu và lợi ích rất lớn về sau.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.63 khách