sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng.

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng.

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

51. LÂM VĂN MỄ (1934 - 2012, 78 TUỔI)

“Mình tu Tịnh Độ thì khi ra đi phải để lại cái gì đó làm niềm tin cho người sau!”
Ông Lâm Văn Mễ.
Lâm Văn Mễ sinh năm 1934, cư ngụ tại Rạch Chanh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Thân phụ là cụ ông Lâm Văn Bền, là Hương Cả đương thời; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Duyên. Ông là con Út trong gia đình có mười người con.

Lúc lên 7 tuổi cả gia đình ông có đến Nhơn Nghĩa quy y Tam Bảo, khi ra về Thầy đã dạy cha ông rằng:
- Ông Cả à! Ông về khui bớt lẫm lúa để ban rải ra.
Tu như vậy mau lắm!
Từ đó ông ăn chay mỗi tháng mười ngày, sớm tối hai thời lễ nguyện.
Năm 25 tuổi ông kết hôn với bà Lê Thị Thêu, sinh được bốn trai ba gái, canh tác ruộng vườn là nghề nghiệp chính của gia đình ông.
Năm 1965 ông đi lính ngành cảnh sát, ông phụ trách bên bộ phận làm giấy căn cước của tỉnh Cần Thơ. Đến năm 1975 ông trở về quê làm nông dân và trường trai chuyên chí tu hành từ đó.

Tính tình của ông liêm khiết, cương trực nhưng rất
vui vẻ, cởi mở, hài hòa. Đời sống rất bình dị, thanh đạm từ ăn uống, trang phục, cho đến mọi sinh hoạt cá nhân.

Ông tích cực tham gia hầu hết những công tác phúc lợi xã hội, như bắc cầu, bồi lộ… cho đến cứu giúp người nghèo đói, tật bệnh, ông tận tâm, tận lực tự làm một mình, đôi lúc vận động kêu gọi mọi người cùng chung sức với nhau đồng làm.

Ông và người anh ruột thứ Năm có chung chí hướng, và đã làm trụ cột cho các em, cháu đồng đạo quanh vùng nương tựa, luôn luôn nung đúc, ủng hộ từ vật chất cho đến tinh thần, tích cực phát triển sự nghiệp tu tạo phước thiện theo phương châm “đẹp Đạo tốt đời” của người tại gia cư sĩ chân chánh, thực hành triệt để tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân”!

Về công phu hành trì thì ông chuyên sâu Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Ông tuân thủ giới luật rất chín chắn, lấy giới làm thầy; nghiêm khắc với mình, khoan thứ với người; thẳng thắn góp ý sửa lỗi không sợ mất lòng.

Đại đa số các thiện tri thức ở vùng An Giang - Cần Thơ, như ông Bảy Ưởng, ông Út Kiệt… đều là bạn thân thiết của ông.

Ông nghiên cứu rất nhiều kinh sách Tịnh Tông, tự mình chăm chỉ nỗ lực dụng công và khuyến tấn các bạn đồng tu hữu duyên.

Khi các con đã lớn khôn yên bề gia thất, còn lại ngffời con trai thứ Ba, cô con gái thứ Tư là giáo viên cấp hai và người con trai Út không lập gia đình cùng chung sống với ông, đồng lòng niệm Phật nguyện sanh về thế giới an lành của Đức Phật A-di-đà.

Sản nghiệp gia đình gồm một mẫu đất; phân nửa vườn, phân nửa ruộng. Do ai cũng tu hành, thiểu dục tri túc, nên cuộc sống rất ổn định nhàn vui!
***
Mười mấy năm cuối đời, việc nhà các con đều gánh vác nên ông hoàn toàn rảnh rang, công phu hành trì của ông bấy giờ được gia tăng gấp đôi, công tác từ thiện cũng giảm bớt lại, dành thời gian chuyên tu nhiều hơn. Hằng ngày ông thường đi dự các khóa niệm Phật, hoặc đi cầu nguyện tuần thất siêu độ cho các vong nhân, cũng là cơ hội để xiển dương Pháp môn Tịnh độ, vì ông thường được chư đồng tu mời lên diễn đàn để chia sẻ Phật Pháp cùng những kinh nghiệm tu tập. Ông cũng từng tâm sự với các bạn đạo về nguyện vọng của mình:

- Mình tu Tịnh Độ thì khi ra đi phải để lại cái gì đó làm niềm tin cho những người đi sau!
Ông có chiếc xe Honda, sáng đi chiều về, ngày nào cũng thế. Thể lực của ông rất tốt, quãng đường từ nhà đến Long Xuyên hay Châu Đốc… xa cả trăm cây số như thế, vậy mà ông vẫn đi và về trong ngày. Do đó bạn bè quen biết của ông dường như có khắp tất cả mọi nơi. Các con của ông thường xuyên kiểm tra túi áo của cha mình, để tiền vào đầy đủ cho ông chi dụng đi lại. Trừ đổ xăng ra hầu như số tiền ấy ông đều giúp tặng cho người hết. Đặc biệt là ông chưa hề ghé quán dù chỉ uống một ly nước giải khát, nhưng bố thí thì ông không hề xẻn tiếc.

Qua đó ta thấy tâm từ của ông rất mạnh mẽ phi thường, nền
móng căn bản của sự tu tập quá ư vững chãi, phù hợp với lời dạy:

“Khóa không gặp đúng chìa khó mở; Tu không hành đúng chỗ khó nên, Điều này bá tánh chớ quên,
Muốn về Phật phải xây nền từ bi. Từ bi có đường qui Phật có,
Từ bi không chỗ ngộ Phật không; Muốn lìa khỏi cõi trần hồng,
Lấy từ bi để xoi thông con đường Muốn thoát kiếp vô thường thống khổ, Nên do đường Tịnh Độ mà đi;
Nam Mô Đà Phật A Di,
Bao nhiêu công việc từ bi ráng làm. Ham về Phật chớ ham ở thế,
Độ mình siêu độ mẹ cha siêu;
Tình thương quyến thuộc càng nhiều, Càng tu để cứu khỏi điều trầm luân. Đền trung hiếu bằng chân công đức, Đáp nghĩa tình bằng sức tu hành;
Tu hành công đức viên minh,
Hiếu trung sẽ vẹn, nghĩa tình sẽ xong. Chân công đức tổ tông cứu được,
Sức tu hành quyến thuộc độ qua; Muốn lìa cảnh khổ Ta Bà;
Phải công đức lớn phải là tu cao!”
***
Những năm gần cuối đời ông rất thích ăn gạo lứt muối mè số 7, phương pháp ăn uống này vô cùng đơn giản phù hợp với hạnh buông xả của đời sống chân tu, càng ngày thân càng khỏe, tâm càng an; bởi vì thức ăn càng thanh đạm, thuận theo tự nhiên thì thần trí càng định tĩnh sáng suốt, bao nhiêu tham đắm ngũ dục nhất loạt âm thầm rơi rụng khỏi phải nhọc nhằn cố sức diệt trừ, cách thức ăn uống cổ xưa này nâng cao hiệu quả cho công phu hành trì rất nhiều!

Thời nay trào lưu văn minh khoa học kỹ nghệ phát triển quá ư nhanh lẹ, vô số những thực phẩm chế biến công nghiệp hết sức tiện dụng về mọi mặt, hết sức hấp dẫn: vừa ngon, thơm vừa bổ, rẻ...

Nhưng quán sát tận tường thử tìm một người tu nào theo chế độ ăn uống toàn bằng những thức ăn hiện đại phương Tây mà có được sức khỏe tốt đúng nghĩa của nó... quả thật là vô cùng hiếm hoi!
Gần đến ngày Tết Trung Thu năm 2012, vào bữa cơm chiều ông và các con vừa ăn vừa bàn luận Phật Pháp. Cô Tư đề nghị:
- Ba ơi! Ba bây giờ đã lớn tuổi, ba yếu rồi... Sức khỏe cũng không biết ra sao… Thôi, ba giảm bớt đi lại để ở nhà niệm Phật thì tốt hơn nhiều!

Ông đáp:
- Mấy đứa con rán tự lo cho mình. Còn ba… mấy đứa khỏi lo. Ba biết cái sức của ba. Ba biết đường đi của ba rồi, các con an tâm đi! Mà không chừng ba lo ngược lại
cho các con… chớ các con đừng có lo cho ba! Mình tu, niệm Phật thì cuối cùng mình phải được vãng sanh Cực Lạc. Mà người tu Tịnh Độ rán tu làm sao tự mình ra đi không cần nhờ vả người trợ niệm mới chắc; chớ nếu ra đi mà nhờ nguời ta đến hộ niệm thì chưa chắc!

Ngày rằm tháng 8, cũng như thường lệ, sáng ông lên xe ra đi, chiều khoảng 3 giờ ông về tới nhà. Tắm rửa xong ông ra ngồi vào bàn nói chuyện với các em cháu, khoảng năm, sáu đồng đạo đang mạn đàm Phật Pháp dở dang nhân dịp tết Trung thu.

Ông tự thuật sơ lược trọn ngày hôm nay mình đã đi đến đâu và gặp gỡ người nào, người nào... Sau đó ông luận bàn về những điểm then chốt của Pháp môn Tịnh độ:

Ngoài tự lực ra còn có lực nhiếp thọ của Đức Từ Phụ A-di-đà, nên sự giải thoát sinh tử luân hồi dễ dàng hơn tu những pháp môn tự lực khác… Ông còn bàn cặn kẽ về lợi ích của niệm Phật, điều kiện của vãng sanh, và phương pháp, nguyên lý, nguyên tắc hành trì…

Đặc biệt là người tu đừng nên hướng ra bên ngoài, mà dụng công căn bản là ở nơi tâm! Buổi nói chuyện xen lẫn giải đáp gần suốt hai giờ đồng hồ, bầu không khí rất phấn khởi tràn trề niềm hoan hỉ trên gương mặt mọi người!

Cũng chẳng ai ngờ rằng đây lại là những di ngôn cuối cùng của một hành giả Tịnh Tông, đã bỏ ra thời gian khá dài để hoằng truyền pháp tu Tịnh Độ!
***
Hôm sau, con trai thứ Ba của ông thức dậy để công phu thời sớm mai. Chú bật đèn nơi ngôi Tam Bảo thì thấy ông đang ngồi xếp bằng niệm Phật trong mùng. Vì chú Ba ngủ ở nhà dưới; còn ông thì nghỉ ở nhà trên. Chú xoay qua nhìn đồng hồ mới có 3 giờ khuya, biết mình dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ so với mọi khi, nên chú đi vào nhà sau ngã lưng lên chiếc võng nằm niệm Phật để chờ sáng.

Công khóa thường nhật của ông là ngồi niệm Phật năm, sáu mươi phút rồi mới lễ bái cầu nguyện mười lăm, hai mươi phút. Kế đó lại tiếp tục ngồi niệm Phật thêm đợt hai cũng năm, sáu mffơi phút hoặc nhiều hơn. Hai thời công phu sớm - tối ông đều giữ đúng như thế. Còn các con của ông thì chỉ ngồi niệm Phật sau khi lễ nguyện mà thôi.

Hằng ngày ông lễ bái trước, xong rồi các con mới lần lượt lễ bái nối theo sau. Nên hôm nay chú Ba nằm trên võng đợi cha mình xả tịnh niệm để lễ Phật, nhưng chờ mãi… chờ mãi… trời đã gần sáng mà vẫn thấy im ru hoài, chú mới ra nhà trước, lên tiếng:
- Ba ơi! Đã tới giờ cúng rồi, ba ơi!
Gọi xong vẫn không nghe động tịnh gì, chú liền lặp lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Không gian vẫn chìm trong tĩnh lặng… trong lòng chú chợt trào dâng nỗi thắc thỏm hồ nghi, mới bffớc đến giở mùng chui vào, rồi kêu lên một lần nữa, mà vẫn lặng thinh. Chú bèn đụng tay vào thân ông, thì nghe có cảm giác hơi lành lạnh, đưa tay lên gần mũi thì phát hiện hơi thở đã ngffng bặt tự bao giờ, trong khi đó ông vẫn trong tư thế ngồi xếp bằng tịnh niệm trang nghiêm! Lúc ấy gần 5 giờ sáng ngày 16 - 8 - 2012, ông thọ 78 tuổi.
Đến 11 giờ trưa nhập mạch, các khớp xương mềm mại, gương mặt hồng hào, vui tươi, sáng đẹp lạ thường!
***
Những đồng đạo đi tham dự tang lễ ngày hôm ấy, rất nhiều vị đều có chung một nhận định giống y nhff nhau: là trffớc đó không bao lâu ông đã ghé thăm mình, thậm chí còn tặng cho tiền để làm Phật sự như chú Tư Đậm, chú Tư Rô,... và rất nhiều, rất nhiều vị ở xa xôi hẻo lánh. Có nhiều nơi trải nhiều tháng năm qua ông chẳng đến, vậy mà gần đây ông đều lần lượt đến viếng thăm tất cả!
Thời điểm hiện tại là mùa nước nổi, vị trí mộ phần đất tương đối thấp, chỉ cao hơn mực nước lúc bấy giờ khoảng một lớp len (2 tấc).

Vì thế trước khi đào huyệt, các đồng đạo chuẩn bị hai cái thùng to để vừa đào vừa múc nước đổ ra ngoài. Một sự việc vô cùng trái ngược kỳ quái lạ lùng, là đào mãi, đào mãi sâu xuống gần hai mét mà chả có tí xíu nước nào cả, phải múc nước ở bên ngoài đổ vào cho dễ đào hơn.

Vậy mà qua hôm sau mời thợ hồ đến xây mả, khi cắm cây để căng cao su che mát phía trên, thì ghim xuống vài tấc là phát hiện đã đụng mực nước ngầm rồi!

Một hiện tượng hy hữu khác nữa là, trong khi cả một biển người lao xao tới lui nhộn nhịp, lúc chuẩn bị di quan bỗng có con chim hình dáng lạ, từ đâu bay lại, đậu trên cây trước sân hót liên hồi. Không lâu sau xuất hiện nguyên một bầy cùng đua nhau cất tiếng líu lo nghe rất
vui tai. Có nhiều người xem thấy cứ ngỡ loại chim này là loại chim nuôi!
***
Quả thật ông đã làm đúng như lời ông từng nói:

- Mình tu niệm Phật… phải được vãng sanh Cực Lạc… ráng tu làm sao tự mình ra đi mới chắc… Chớ nếu ra đi mà nhờ người ta đến hộ niệm thì chưa chắc!
Và:
- Mình tu Tịnh Độ thì khi ra đi phải để lại cái gì đó làm niềm tin cho người sau!

(Thuật theo lời Lâm Văn Hãn, con thứ Ba của ông.)

Trích từ sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng.


cuốn sách này rất hay và bổ ích, mọi người nhớ đón xem vì có nhiều câu chuyện hay


dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng.

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

98. BÙI VĂN TY (1920 - 1989, 69 tuổi)

Người xưa dù đã biết trước ngày giờ về với Phật, nhưng các vị ấy vẫn rất thận trọng và càng nỗ lực dụng công chí thiết nhiều hơn, không dám mảy may buông lơi khinh suất. Ngày nay những hành giả Tịnh Tông cần ghi nhớ kỹ điều này!

Ông Bùi Văn Ty sinh năm 1920, nguyên quán Thị Xã Long Xuyên.
Song thân là cụ ông Bùi Văn Nhượng và cụ bà Huỳnh Thị Cửu, ông là thứ Năm trong gia đình có sáu người con.
Năm 20 tuổi (1941) ông kết hôn với bà Phạm Thị Tiên, sanh được bảy ngffời con. Nghề nghiệp của ông là quân nhân chuyên nghành cảnh sát; phần bà thì quanh năm tảo tần mua bán rau cải nuôi nấng đàn con.
Đến năm 41 tuổi (1962) ông kế phối với bà Hồ Thị Sáu, sinh được bốn trai, ba gái, định cư tại chợ Vĩnh Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ông chuyển sang nghề hớt tóc và viết đơn, còn bà thì bán thức ăn: bún, hủ tíu...
Tính ông hiền hòa, vui vẻ, cởi mở, miệng thường hay ca hát líu lo. Đời sống sinh hoạt rất ngăn nắp, chừng mực, ưa chuộng sự sạch sẽ thơm đẹp. Ông rất quan tâm trong việc dạy dỗ các con ngay thuở bé thơ, từ hạnh nết cho đến lời ăn tiếng nói sao cho đừng mất lòng mọi người, nhất là rán nhường nhịn. Có lần con ông lân la nô đùa

với lũ trẻ đồng trang lứa, bỗng gây gổ, cha chúng đến nhà vừa chửi mắng vừa nắm xé áo của ông, ông tươi vui bình thường, giả lả đôi ba câu rồi cho qua, xem như không có chuyện gì xảy ra. Hoặc có những lúc bà vợ cãi vả với người ngoài, ông đều khuyên can nhẫn chịu!
Tâm tánh phải hôm mai bình tịnh. Lúc nào cũng dặn lòng nên nhịn, Nhịn tiếng đời nhịn tánh muốn ham; Nhịn thói quen theo lối tục phàm, Nhịn cay đắng khi làm đạo đức.
Nhịn cho được lúc người chọc tức, Nhịn những điều thử thách của đời; Nhịn chừng nào khỏi nhịn mới thôi, Lúc còn phải nhịn thời rán nhịn.
Nhịn càng mạnh nghiệp càng không dính, Sức nhẫn nhiều sớm định tâm nhiều;
Dục ý dù lớn mấy cũng tiêu,
Rán nhịn được những điều khó nhịn. Thân còn tạm huống gì chung đỉnh, Vật trên đời đâu đặng dài lâu;
Vì mến yêu mà phải ưu sầu, Xưa đã thế nay đâu khác được.
Mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn eo hẹp, nhưng ông vẫn nhín ra một ít tiền mua thuốc Tây để sẵn, hoặc sưu tầm thêm một số thuốc Nam rồi chủ động biếu tặng những người trong thôn xóm ốm đau khi trái tiết trở trời.

Vào khoảng năm 1978, bà vợ của ông bị trúng gió rồi chết, toàn thân đã cứng đờ, màu da bầm tím như trái mồng tơi, các nơi đều lạnh duy chỉ còn vùng ngực ấm nóng lạ thường, thân quyến đã chuẩn bị đầy đủ các thứ để lo hậu sự. Đến ngày thứ năm ông mời bà con lối xóm và những cư sĩ tại gia đến cầu nguyện liên tiếp ba hôm. Trong đêm thứ ba đột nhiên bà từ từ sống lại, thời gian ngừng thở là đúng một tuần.
Trải qua mấy tháng sau sức khỏe của bà mới hoàn toàn bình phục. Khi tỉnh lại, bà tường thuật những gì đã thấy nghe trong suốt khoảng thời gian bảy ngày đó. Cũng từ ấy cả gia đình ông đồng phát tâm trường trai, niệm Phật tu hiền, sáng chiều hai thời lễ nguyện, hai ông bà đối nhau như bạn đạo và giữ tịnh giới. Trước kia bà bán thức ăn mặn, bây giờ đổi lại món chay, tính tình bà trở nên hiền lành, hòa ái, khác hẳn với thuở xưa! Đồng thời bà được chư đồng đạo rước đi các nơi để kể chuyện, rất nhiều người nghe rồi bèn tương chao, giới sát, làm lành lánh dữ, tinh tấn niệm Phật tu hiền!
Nhờ nhân duyên này, ông tỏ ngộ tường tận hơn về lý nhân quả báo ứng. Một mai tấm thân tứ đại giả tạm này tan hoại thì thần thức còn phải đi đầu thai, tìm một tấm thân mới, mà thân sau đẹp hay xấu, khổ đau hay sung sướng đều tùy thuộc trọn vẹn vào nghiệp thiện hay nghiệp ác của mình đang gây tạo hiện giờ. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy, trồng dưa đặng dưa, trồng đậu hưởng đậu, không sai lệch một mảy may tơ hào nào cả!

Cũng từ đó ông bắt đầu giao tiếp với các bạn đạo như ông Hai Mum, ông Bảy Phương... và các nam nữ trẻ tuổi khác. Đặc biệt là ông rất kính trọng những ngffời tu, say mê nghe đạo lý lắm. Mỗi lần cô Năm ở chùa Phước An (gần nhà) ghé thăm, sau khi chuyện trò một hồi, lúc xin kiếu về, ông thường cố mời ở lại:
- Con nói chuyện Phật pháp cho cậu nghe nữa đi!
- Con bận công việc nên phải về, cậu Năm ơi!
- Con rán ở lại một chút nữa đi!
Hình như đối với hết thảy các thiện tri thức, ông đều có thái độ y như vậy!
Ông ít đọc sách, thường chỉ xem kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân và quyển Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ.
Mặc dù kiến thức về Phật pháp chẳng có chi nhiều, nhưng sự hành trì lễ niệm của ông lại chí thành cung kính; tín tâm đối với lý nhân quả và pháp môn Tịnh độ thì rất kiên định. Ông thường nói với mọi người:
- Rán niệm Phật, chỉ một kiếp này về Tây Phương Cực Lạc thôi, chớ không có về cõi nào hết!

Sau thời lễ nguyện ông thường đứng thẳng trước ngôi Tam Bảo, tay lần chuỗi tràng niệm Phật khoảng ba mươi phút. Cách niệm của ông là câu này dính liền câu kia, âm thanh vừa đủ nghe.
Đối với các công tác từ thiện xã hội, ông rất nhiệt tình hưởng ứng bằng công sức của mình.

Hằng ngày vào khoảng 4, 5 giờ chiều ông thường cầm chiếc giỏ đệm và con dao đến chùa hoặc đi theo lối xóm, thấy ai có trồng bông như: bông trang, bông điệp... thì ghé vào xin về chưng trên bàn thờ. Ông thường khoe với cô Năm và cô Bảy:
- Kìa! Con xem... Huy hoàng rực rỡ... Nhìn mà lòng thơ thới vô cùng!
Đi xin hoài riết rồi cũng cảm thấy áy náy, nên ông bèn sưu tầm giống về trồng gần nhà. Từ đó trở đi, hoa tươi khoe sắc đua nở bốn mùa!
***
Công phu của ông cứ bình thường đều đặn và lặng thầm như thế hơn mười năm. Đến khi 69 tuổi, sức khỏe ông bắt đầu suy dần. Vào khoảng đầu tháng 8 năm 1989, ông ngã bệnh, bèn bảo các con đưa ông ra Mỹ Xuyên, nhà cô con gái thứ Tư là Tư Xuân (con bà vợ lớn) chăm sóc, vì nhà gần bệnh viện thị xã. Thời gian ở đây khoảng ba tháng ông đã ba lần nhập viện, mỗi đợt độ khoảng một tuần, bác sĩ chẩn đoán là “suy nhược cơ thể” và nghi ông bị nhiễm “lao” do vóc dáng quá ư khô gầy.
Thấy cô con gái mãi lo kinh doanh nhiều quá, nên ông thường khuyên cô:
- Thôi con bớt làm lại, để lo niệm Phật tu hành đi con, kẻo không có kịp! Ngày xưa ba cũng đã từng đếm tiền nè con, nhưng mà… rồi cũng đành phải phủi trắng tay!

Lần nhập viện sau cùng, thấy bệnh tình của cha ngày càng trầm trọng, vì thương cha mình quá, cô muốn cha mau mạnh lời như đề nghị của thầy thuốc, nên cô khuyên ông trở đũa dùng mặn, ông từ chối:
- Sao con mê muội quá! Đời người ai mà chẳng chết! Mà chết cũng chỉ một lần thôi! Tới số rồi ăn mặn nhắm có sống được không?
Vì biết bệnh trạng của mình thuốc men lúc bấy giờ đã hoàn toàn bất lực, thế nên khi xuất viện ông về thẳng trong Vĩnh Thành nhằm ngày mùng 2 - 11 - 1989.
Hay tin ông bệnh nặng, chư đồng đạo hay tới lui ghé thăm, an ủi, khuyên nhắc ông phải gấp rút buông xả muôn duyên để cố gắng niệm Phật, ông thường đáp lại rằng:
- Tôi nhất định về với Phật, chớ không có về chỗ nào hết!


Sáng ngày 19 - 11 - 1989, ông bảo cô Tư Hồng:
- Con ra nói mẹ làm cho cha một tô bún, nhưng đừng
để giá và rau sống, nghe hôn! Hôm nay là ngày 19, ba ăn xong là ba tuyệt thực luôn, ba không ăn nữa! Ba chỉ uống nước cúng thôi, để ba súc cái mình của ba cho sạch... bởi vì ba đi!
- Ba đi đâu, thưa ba?
- Ba đi theo Phật!
Từ đó trở đi, ông tuyệt nhiên chẳng ăn uống thứ gì cả, duy nhất chỉ thỉnh nước cúng Phật để uống mà thôi!

Bệnh của ông càng ngày càng tăng dần, một hôm ông nói với bà:
- Lúc tui đi theo Phật mà bà khóc lóc, kêu réo tui là bà ác lắm đó!

Đến ngày 22, gia đình tổ chức cầu nguyện cho ông liên tục ba đêm.

Chiều tối hôm ấy ông kêu cô Năm và cô Bảy đến bên cạnh mà nói:
- Hai con lại đây cậu nói cho nghe!
- Cậu nói gì, thưa cậu?
- Kìa! Coi kìa! Phật hằng hà sa số Phật. Đẹp hết sức đẹp... mà vui quá, con ơi!
- Ở đâu, sao con không thấy?
- Kìa! Phật kìa!... Phật cho biết ba ngày nữa Phật rước cậu về Cực Lạc!
Khi hai cô về chùa, ai cũng hồ nghi trong lòng, bởi vì nhận thấy rằng ngoài hạnh nhẫn nhường, kính người tu và thích nghe Phật pháp ra, ông đâu có điểm gì nổi bật nên hai chị em thường xầm xì với nhau:
- Cậu Năm tu hành cũng bình thường quá mà, đâu có... gì bao nhiêu, mà sao ổng nói ổng thấy Phật! Thiệt là... Không biết ổng có nói sảng hay không!
***
Sáng ngày 25 con cháu các nơi tự thông báo với nhau rồi lần lượt tề tựu về đông đủ, ông ngưng ăn đã

đúng một tuần nên giọng nói rất yếu nhưng vẫn còn nghe rõ. Ông nằm trên giường dặn dò mọi chuyện: nào là việc đào huyệt, nào là việc đi hỏi ông Út (bạn của ông) xem coi 2 giờ chiều này ông theo Phật có ảnh hưởng gì về chuyện làm ăn của con cháu hay không... cho tới việc chuẩn bị khăn đắp mặt cho ông nữa! Mọi ngffời thì cứ vâng dạ nhất nhất đều làm theo lời ông, nhưng chuyện ông nói là ông theo Phật thì dường như chẳng mấy ai tin cả!
Ông còn dặn:
- Khi mà ba theo Phật rồi các con đừng có chụp hình nghen! Nếu ba chết các con chụp hình ba thì được. Còn cái này ba theo Phật nên đừng có chụp hình!
Kế đó có khách đến thăm, hỏi chuyện qua lại đôi ba câu, rồi ông nói:
- Một lát nữa đây tui ra đi... cho tui gởi gắm vợ và các con của tui lại đây cho các anh chị em mình... các anh chị em mình... tha thứ những lỗi lầm... bởi vì chúng nó còn nhỏ dại quá... Nhờ các anh chị vui lòng dạy dỗ, khuyên bảo chúng nó giùm, tui rất mang ơn!
Khi khách đã về hết, chú rể thứ Năm mới hỏi ông:
- Ba ơi! Chừng nữa ba muốn cái vỏ bao lớn? Ông đáp:
- Thôi, vừa vừa thôi con ơi! Ít... ít tiền, chớ con đừng có mua thứ đắt tiền quá ba không chịu!
Kế đó ông nhờ tắm gội sạch sẽ đặng ông theo Phật.

Khi tắm xong, ông bảo cô Tư Hồng (con bà vợ kế):
- Con dẫn chị Tư con (con bà vợ cả) ra ngoài tiệm mua cho ba chai dầu thơm để xịt xung quanh!
Lúc hai người quay về đem chai dầu đưa cho ông.
Cầm lên giây lâu xem xong, ông nói cô Tư Hồng:
- Người ta đi theo Phật mà chị Tư con nó hà tiện... Chai dầu này là chai dầu dỏm nè, hôi rình hà. Thôi trả chai dầu này lại cho nó đi con! Con trở ra ngoải con mua chai dầu ‘xịn’, bao nhiêu tiền con trả đi... Chớ chị con mua chai dầu này không có được, chai dầu này là chai dầu dỏm!
Khi mua chai dầu khác đem về, xịt lên mình ông và khắp hết chung quanh giường nằm theo lời ông yêu cầu, chẳng mấy chốc đột nhiên thần sắc ông bỗng dưng biến đổi lạ, tâm trí không còn tỉnh táo sáng suốt bình thường nữa, các con khuyên nhắc niệm Phật ông không chịu niệm. Đang trong tình trạng bối rối bất ổn, thời may cô Năm (ở chùa Phước An) đi thỉnh thuốc giùm cho bệnh nhân trên đường về chùa, khi ngang qua cô thấy trước sân rất đông người đang che rạp, cô bèn thẳng vào nhà sau, bước vào phòng thấy cảnh huống nguy ngập, cô bèn trở ra nhà trước đốt hương rồi quỳ dưới bàn thờ Phật, thành tâm khấn nguyện, đọc tên họ của ông, cầu xin mười phương Tam Bảo từ bi gia hộ cho ông tỉnh táo để ông niệm Phật vãng sanh. Chừng quay vào thì ông bình thường trở lại, cô lại gần hỏi ông:
- Cậu biết con là ai không?

- Biết! Năm Chùa chớ ai!
- Bây giờ con niệm Phật, cậu niệm theo con nghen? Cậu niệm Nam Mô A-di-đà Phật để cậu về với Phật A-di- đà cho khỏe! Nếu mạng sống còn thì mình hết bệnh; nếu mạng số hết thì mình vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!
Thế là cô cất tiếng niệm, ông liền niệm theo, thấy vậy gia đình mời cô bước lên giường ngồi xếp bằng ở phía trong, còn vợ con thì ngồi ghế ở phía ngoài, thường ngày ông không cho bất cứ người thân nào lên giường của ông đang nằm hết, bấy giờ trời đã 12 giờ trưa. Niệm được một lúc nghe tiếng niệm của ông lớn quá, cô Năm sợ ông mau đuối sức nên khuyên:
- Thôi cậu Năm ơi! Cậu niệm nho nhỏ đi, cho đỡ mệt. Để con niệm lớn cho!
Thời điểm hiện tại địa phương này, chương trình hộ niệm chưa được phổ biến. Phần đông hiếu kỳ đến xem, chứ chẳng ai hiểu biết chuyện vãng sanh là gì! Thấy ông bệnh nặng, thể lực cạn kiệt trầm trọng, đoán chắc rằng ông sẽ ra đi trong một sớm một chiều, phần hậu sự dĩ nhiên là phải kết thúc trong khoảng thời gian không xa, nên mọi người ra ngoài trước để che rạp làm nhà khách, khi ông có những dấu hiệu gì lạ mới tập trung lại, đôi ba người niệm Phật, còn số đông thì cứ hiếu kỳ đứng nhìn!
Ngồi niệm mãi gần hai giờ trôi qua, ông kêu khát nước, cô Năm mới đi thỉnh nước cúng cho ông uống. Uống xong ông niệm thật lớn, được hơn mười câu, cô Năm bèn nói với ông:

- Thôi cậu Năm ơi! Cậu niệm nho nhỏ, để con niệm lớn được rồi!
Ông liền đổi âm thanh lại nhỏ vừa đủ nghe. Khi được vài mươi câu, ông hỏi:
- Mấy giờ rồi con?
Cô Tư bèn nhìn đồng hồ thấy 1 giờ 58 phút, tự nhiên cô giật thót cả người, vì ông nói 2 giờ chiều nay là ông theo Phật, cô liền đáp:
- Tới giờ rồi, thưa ba!
Ông đang ở tư thế nằm ngửa, bèn tự nghiêng mình sang bên phải theo thế kiết tường, tay trái kê đầu, tay phải xuôi theo thân, rồi im lìm nhẹ nhàng dứt hơi. Lúc ấy đúng 2 giờ chiều, ngày 25 - 11 - 1989, ông thọ 69 tuổi.
***
Sự ra đi của ông quá ư nhanh lẹ và im lìm, cô Năm ngồi bên cạnh vẫn không hay biết gì cả, cô Tư Hồng bèn kêu:
- Niệm Tây Phương tiếp dẫn đi chị Năm!
Cô Năm không tin rằng ông đã ra đi nên vẫn giữ nhịp niệm Phật đều đều như cũ, vì từ lúc vào cho tới giờ đã trải qua ba tiếng đồng hồ, cô chỉ nghĩ là mình niệm Phật cho ông niệm theo để ông khỏe, và cô ngồi niệm Phật để cho gia đình vui vậy thôi, chứ không ngờ rằng ông theo Phật đúng như lời ông đã mách trước.
Cô Tư chờ hoài không thấy cô Năm phản ứng gì hết, bèn lặp lại một lần nữa:




- Niệm Tây Phương tiếp dẫn đi chị Năm! Ba em mất rồi.

Khi biết ông đã thật sự ra đi, cô Năm cũng hết sức

kinh hoàng, bèn chuyển sang niệm Tây Phương tiếp dẫn. Thân quyến và đồng đạo ở phía trước ùa vào, chẳng hiểu sao không ai bảo ai cùng nhau tự động đồng quỳ xuống nền nhà đất, đồng thanh niệm Phật lớn lên, âm thanh vang dội cả vùng!
Cũng trong lúc đó, những liên hữu đang làm ngoài ruộng nhìn thấy những tia sáng xẹt trên nóc nhà của ông. Bên kia sông má của ông Tư Suông cùng với vài bà cụ nữa cũng đồng trông thấy nhff thế!
***
Sau khi tang lễ đã hoàn tất, một chuyện khá lạ lùng là những cuộn phim mà con cháu đã chụp ông, khi đem đi rửa đều trắng tinh không có hình ảnh gì cả!

(Thuật theo lời Bùi Ngọc Xuân, Bùi Thị Xuân Hồng hai con ông và đồng đạo Đỗ Thị Năm, Đỗ Thị Bảy.)
Trích từ sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng.
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 15/06/24 20:07 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 487
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng.

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

82. TRẦN THỊ KIM HOA (1932 - 2014, 82 tuổi)

Dâng tặng cho đời trọn trái tim, Nguyện cầu thế giới mãi bình yên. Mong ước lâm chung sanh Tịnh Độ, Xá lợi chứng minh đã thỏa nguyền!

Bà Trần Thị Kim Hoa sinh năm 1932, cư ngụ tại số 11 Đinh Tiên Hoàng, Khóm 2, Phường
2, Thành Phố Sa Đéc.

Thân phụ là cụ ông Trần Phước Châu, thân mẫu là cụ bà Huỳnh Kim Tuyến. Bà là chị Ba trong gia đình có mười một anh em.

Thuở ấu thơ, nhờ có bà dì nhắc nhở cho nghe về nhân quả và Phật Pháp, bỗng dưng bà tự giác ngộ nên đã phát tâm ăn chay kỳ, trong khi các chị em khác thì không.

Năm lên 17 tuổi, có lần làng quê của bà xảy ra chiến cuộc ác liệt, dân chúng bị kẹt ở giữa. Bà đang nằm dưới cảng C bèn chí thành khấn nguyện:

- Nếu mà… sự thật trên đời này… từ hồi nào tới giờ Phật Pháp thực sự tồn tại, thì cho con khấn nguyện sau khi tàn ba cây hương sẽ có lệnh ngừng bắn, để dân chúng tản cư tránh chết chóc. Nếu được y như lời con nguyện, con sẽ xuống tóc ăn chay ba tháng!

Bà nguyện xong, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau quả nhiên có lệnh ngừng bắn. Khi mọi nguời đã di dời đến địa điểm an toàn rồi, bà bèn thưa với cha về vụ việc vừa qua. Nghe bà thuật xong, cha của bà bật khóc:
- Con ơi! Trên thế gian có nhiều lời khấn vái sao con không khấn vái, mà con lại đi vái xuống tóc, hả con!
Bởi vì trong đàn con, bà là người có những điểm nổi bật hơn hết, nên ông lúc nào cũng chú ý quan tâm. Đặc biệt là mái tóc của bà rất đẹp!
Khi lên 20 tuổi, bà kết hôn với ông Trầm Hồ, sinh được bảy trai ba gái. Gia đình bà sanh sống bằng nghề bán quán ăn.
Tính tình của bà thẳng thắn, vui vẻ, có óc tìm tòi và sáng tạo, làm việc rất nghiêm túc. Đối với con cái thì có trách nhiệm. Hễ hứa với ai điều gì thì bà nhất định phải làm cho bằng được!
Năm hơn 30 tuổi bà quy y Tam bảo với Sư Giác Giới, được pháp danh là Chơn Ngọc, hiện giờ Sư là Hòa Thượng Viện Chủ Tịnh Xá Ngọc Viên tại Vĩnh Long.
Năm 1975, do chứng kiến những vết tích đau thương của chiến tranh và những nỗi kinh hoàng sợ hãi còn đọng lại sâu đậm trong lòng người, bà một lần nữa khấn nguyện, nguyện cầu cho đời sống đồng bào sớm được ổn định, dân chúng nhanh chóng được an cư lạc nghiệp. Lần nầy bà phát nguyện xuống tóc và trường trai trọn đời.

Từ đó bà thường lui tới các chùa và tịnh xá để nghe pháp, tu học cùng cúng duờng. Quán ăn của bà từ mặn chuyển sang bán các món chay, lấy pháp danh của mình đề tên cho bảng hiệu quán.

Khi bắt đầu dùng chay, có những lúc bà thèm “hột vịt kho với thịt” dữ dội. Bà tự cảnh sách lấy mình:
- Mày ăn bao nhiêu năm nay rồi không đủ hay sao mà còn thèm đồ mặn, hả mày? Mày coi nè, tao cho con chó ăn, mà nó hổng thèm ăn nữa nè!
Thế rồi bà bới một tô cơm, múc thịt kho hột vịt cho vào để dưới đất, và kêu con ky ky trong nhà đến. Con chó này thường ngày không ăn gì ngoài bánh in, nên khi nó chạy đến chỉ lấy mũi ngửi ngửi sơ qua, rồi bỏ đi chỗ khác chứ không ăn. Bà tự chửi mình:
- Đó! Mày thấy chưa? Mày còn thua con chó nữa. Tao cho nó ăn mà nó hổng thèm ăn… Còn mày ăn bao nhiêu năm nay rồi không đủ hay sao?
Nhờ vậy mà lần hồi bà đã tự chiến thắng chính mình! Quả thật, như lời Phật dạy: “Thắng được mình là chiến công oanh liệt nhất!” Cổ Đức đã từng khuyên:
“Nhớ Phật đã có ngày bảo tới, Rằng Liên Hoa hạ giới muốn xem, Thì tâm trần tục ưa thèm,
Nên đem nó đổi lòng tìm Liên Hoa. Liên Hoa nếu người ta muốn gặp, Tất lòng mê trần tục tan dần;
Tự mình cố gắng tu thân,

Có ngày Liên Hội được phần tham gia. Liên Hoa nếu nói ra thường tánh, Sanh trong bùn mà chẳng hôi bùn; Nhưng theo nghĩa của Phật dùng,

Liên Hoa là chốn không tùng trần gian. Phật đã chỉ đường sanh Phật Quốc, Phật đã cho biết trước cuộc đời;
Không tu là bởi tại người,
Chớ không tại Phật chẳng lời dạy răn. Rán tu bớ kẻ tăng người tục,
Rán thắng qua các dục tâm trần;
Lấy phàm thân đổi Phật thân,
Chớ vì phàm xác diệt chân linh hồn.”


Lúc đương thời bà cùng chồng thường đi chùa hoặc tịnh xá mỗi tháng định kỳ vài ngày, vì còn phải lo làm kiếm sống. Khi chồng mất lúc ông 61 tuổi, và khi các con đã trưởng thành đều an bề gia thất, thì bà chung sống với cô con gái thứ tư, bắt đầu từ đó bà chuyên tâm tinh tấn tu hành. Bà thường đến Tịnh Xá Ngọc Quang mỗi ngày ba thời (sáng, trưa, chiều) tụng kinh Pháp Hoa để hồi hướng cầu cho thế giới hòa bình, bớt đi những thiên tai nhân họa, và cộng tu niệm Phật với đại chúng. Mặc dù bà dốt, không biết chữ, nhưng khi tụng với mọi người bà lắng nghe rồi dò theo. Qua năm sau thì bà đọc chữ được rành rẽ.
Có lần bà nói với cô Tư:
- Con ơi con! Bữa nay em con rước trễ, má đi bộ từ tịnh xá về, má gặp bà bán vé số đồng đi chung đường. Nhìn bóng dáng của bà, má thấy má hạnh phúc lắm! Vì cùng trang lứa với nhau mà mình đâu có khổ sở như bà. Vậy tại sao mình không cố gắng tu?


Và:
- Khi nghe pháp con không cần phải nghe hết những lời của Sư dạy, chỉ cần tâm đắc một câu nào đó rồi làm theo được câu đó là tốt lắm rồi!

Trong Kinh Pháp Hoa, bà thích nhất là đoạn thí dụ nhà lửa. Bà hay nói:

- Phật dùng đủ phương tiện, kêu con ơi con hỡi, mà mình cứ ở trong đó chớ không chịu chạy ra. Cũng như chúng ta mãi loanh quanh luẩn quẩn dính mắc đắm nhiễm bao nhiêu thứ: được - mất, hơn - thua, tranh danh đoạt lợi, thăng trầm vinh nhục, thắng - thối, thịnh - suy… để rồi bị lửa vô thường thiêu đốt, nhận chịu vô vàn thống khổ, vô lượng đau thương!

Bà cũng thường cùng bạn đồng tu đi các nơi cúng dường Tam bảo và ủy lạo, nhất là bà rất ưa thích phóng sanh chim cá.
Khi tuổi càng lên cao thì bà không còn tụng kinh nữa mà chỉ tinh chuyên lễ Phật, niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.

Từ năm 2005 - 2008 bà liên tục dự Phật Thất ở chùa Hoằng Pháp, có khi cả tháng con mới ra rước về.

Đến năm 2009 trở về sau, thì thường nhập thất ở Tịnh Xá Ngọc Quang do Sư Giác Hóa hướng dẫn.
Ban đầu thời gian nhập là vài tuần. Rồi tăng dần lên 1 tháng, rồi tăng lên tới 6 tháng.
Bà hay nói:
- Bây giờ mình lớn tuổi, muốn cho lẹ đâu còn đủ thời gian để đọc từng bài kinh dài ngoằng nữa. Thì mình cứ Nam Mô A-di-đà Phật niệm tới đi, là nó lẹ nhất thôi. Chớ hổng có cách nào khác!

Hôm nọ cô Tư khuyên bà:
- Má ơi! Má nhập thất ngắn ngắn, chứ dài ngày quá có bề gì mấy đứa con làm sao biết đường… mà lo?

Bà đáp:
- Con ơi! Mỗi lần dọn đường để được nhập thất không phải là chuyện dễ. Nên dọn đường rồi mà mình tu ngắn ngày quá thì nó rất uổng. Tại vì khi mình vô thất thì mọi thứ mình phải vất bỏ, má xem như má đã chết rồi!
Bà cũng thường dạy:
- Nếu con chờ rảnh con mới niệm Phật, thì tới chết cũng chưa niệm được. Nên con phải vừa làm công chuyện vừa niệm. Nếu con sợ phân tâm thì con phải đếm số vô! Nhưng mà trước khi niệm Phật con phải sám hối. Bởi vì mình là chúng sanh tội lỗi đầy dẫy. Cho nên mình phải sám hối những tội lỗi đã lỡ gây ra từ hồi vô thỉ tới ngày hôm nay. Giờ con một lòng ăn năn sám hối, xin Ân Trên chư Phật mười phương từ bi chứng minh cho con. Con xin chừa, từ đây trở về sau con không dám tái phạm. Rồi hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương ba cõi này được an lạc hòa bình, kẻ âm được siêu người duơng được thới. Rồi hồi hướng cho những oán thân trái chủ, cho những vong linh siêu mồ lạc mả đồng sanh Tây Phương đồng thành Phật Đạo!
Cô Tư vốn là giáo viên thường đến trường, cô hay lo

ngại tai nạn vì tay lái của mình không vững vàng lắm. Bà dạy cô:
- Trước khi lên xe con phải niệm: Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát 3 hoặc 10 lần. Rồi con nguyện: Nhờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con và tất cả chúng sinh đi trên đường này. Đi bộ hay đi tàu ghe, xe cộ đều được bình an.
Cầu xin Bồ Tát từ bi tiếp dẫn cho những vong linh nào đã trót bị tử nạn vì giao thông tàu thuyền xe cộ được vãng sanh Tịnh Độ!

***
Vào tháng 3 - 2014, bà bắt đầu chuẩn bị cho chuyến ra đi cuối đời của mình.
Hằng ngày bà ở trên tầng lầu 3, có Niệm Phật Đường và phòng ngủ nghỉ, có cả phòng vệ sinh trên đó. Một hôm bà bảo chú con trai Út gọi điện thoại nhờ đội bốc vác đem cái đi-văng trên lầu 3 xuống tầng trệt:
- Để nữa mà má mất thì má nằm đi-văng cho đàng hoàng, chớ chẳng lẽ nằm ghế bố sao?
Con bà bận công chuyện nên hơi trì trệ, bà hối thúc nhiều lần. Chú vừa nói vừa đùa:
- Má ơi! Má hối con quá trời, má làm như má đi liền vậy đó?
Bà nói:
- Chuyện đó không biết à nghen con! Rồi bà dặn dò các con:

- Dù các con có bận rộn cỡ nào thì cũng rán nhớ niệm Phật. Còn tụi con ăn chay nếu không nhiều được thì mỗi tháng cũng phải vài ba ngày, tùy theo sức của mình. Rồi nhớ chia sẻ cho những người xung quanh. Tại vì tụi con kiếp trước đã có tu rồi nên sinh ra mình đuợc ăn học, tức là mình có trí tuệ; và mình có công ăn chuyện làm, đời sống hằng ngày của mình không phải lo lắng khổ sở vấn đề cơm áo gạo tiền. Nên mình phải biết chia sẻ với người khác, tức là phải bố thí... Vào ngày sớt bát hằng tháng của má là ngày 27, các con phải duy trì không được bỏ nghen! Rồi mỗi tháng cũng phải nhín ra một chút đỉnh tiền để mua vật mạng phóng sanh…”

Sau đó bà đi cúng duờng Tam bảo vài nơi. Sáng mùng 5 - 4, bà bảo cô Tư:
- Huơng! Huơng! Con thấy đường con cắt móng tay cho má coi!
Khi cắt xong, cô hỏi bà:
- Má cắt móng chân luôn hông? Bà đáp:
- Thôi con ơi! Khỏi cắt móng chân. Cắt móng tay đuợc rồi!
Tới chiều cô con dâu thứ Chín lại thăm bà, bà kêu:
- Vợ thằng Chín! Đâu con cắt móng chân giùm má coi con!
Cô Tư nghe vậy liền nói:
- Trời! Vậy mà hồi sáng con hỏi, má nói hổng cắt?

Bà trả lời:
- Cái này má để dành cho vợ thằng Chín. Rồi bà hỏi:
- Vợ thằng Chín! Bữa nay là ngày mấy rồi con! Cô dâu thưa:
- Dạ! Bữa nay mùng 5 rồi má ơi! Cô Tư hỏi bà:
- Má hỏi ngày chi vậy má? Bà đáp:
- Hỏi ngày đặng cho nó đâu ra đó coi!
Rồi bà gọi điện thoại cho cô con gái thứ sáu của bà:
- Chi ơi! Con rảnh không? Tối nay xuống ngủ với má cho vui đi con!
***
Bốn giờ sáng ngày mùng 6, bà bảo cô ưu pha nước cho bà tắm, và làm cho bà một ly cà phê sữa đá với một ly trà đá. Mọi khi thì 5 giờ bà mới tắm, tắm xong thì uống sữa nóng. Khi ngồi uống sữa, nói chuyện qua lại với các con, cô Tư nhìn guơng mặt của bà rất đẹp nên cô ao ước:
- Chừng nữa con già mà da mặt của con được như da mặt của má con cũng chịu nữa!
Bà nói:
- Người mẫu mà, đâu phải giỡn! Hơn 5 giờ, bà gọi:

- Hương ơi Hương! Sao má thấy trong người má mệt quá, Huơng!

Cô Chi đến gần thấy vậy bèn đưa bà sang bệnh viện, đồng thời điện thoại cho các anh em hay. Nhân viên ở bệnh viện đo huyết áp cho bà thì thấy gần 20. Các con xem tình hình không ổn trong khi bác sĩ chưa có biện pháp gì xử lý cho bà, nên dự định chuyển tuyến bèn gọi điện thoại cho xe cấp cứu Xuyên Việt. Hợp đồng thuê xe xong, cô Tư cho bà hay:

- Má ơi má! Mình chuẩn bị đi Sài Gòn nghen! Bà đáp:
- Thôi con ơi! Hổng đi. Mình về nhà! Cô Tư nài nỉ:
- Má ơi! Mình bệnh mà, phải ở bệnh viện chớ! Bà quyết định:
- Thôi! Má khỏe rồi, mình về!

Thấy bà nhất quyết quá các con bèn bỏ ý định chuyển tuyến.
Về lại nhà là 11 giờ 30 phút, con cháu xúm lại vây quanh hộ niệm cho bà, bà cũng niệm Phật theo, tiếng từ từ nhỏ dần rồi thanh thản trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12 giờ trưa ngày mùng 6 - 4 - 2014, bà huởng thọ 82 tuổi.

Khoảng hơn mười phút sau, Thượng Tọa Giác Hóa cùng quý sư và chư Phật tử trong Ban Hộ Niệm của Tịnh Xá Ngọc Quang lần lượt đến nơi. Qua 8 tiếng đồng hồ sau thì thấy gương mặt của bà tươi vui, sáng đẹp, các khớp xương mềm mại, đỉnh đầu ấm nóng.

Ngày mùng 7 tiến hành lễ hỏa táng.
Sau đó thu được rất nhiều xá-lợi và hoa xá-lợi, trong đó đặc biệt là trái tim xá lợi,
điều này làm cho gia đình và toàn thể Tăng ni cùng Phật tử tràn ngập niềm vui sướng vô biên!

(Thuật theo lời Trầm Kim Hương, cô con gái thứ Tư của bà.)

sách Chuyện Vãng Sanh, nhà xuất bản Đà Nẵng


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách