Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Nhân đọc được chia sẻ của Chư hiền, cđ có đôi lời tham học; mong rằng được chư vị hoan hỷ! kinhle
sotam26 đã viết:Kính đh Minh Thoat; Thiền Tông hay Thiền Nam Tông theo tui cái nào cũng HAY cả, hành giả Tu theo Phật Pháp , thuận duyên cái nào thì tu tập theo loại Thiền đó thôi. Thưa đh tui tu theo thiền của Lục Tổ Huệ Năng; Nhưng tui rất trân quí các phương pháp hành thiền khác. Nay nhân đh chỉ về loại Thiền đi từ Sơ Thiền lên đến ....!Thấy có cái hơi khác với với Kinh sách tui đã tham khảo đó là:" rồi cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn thân,"_ Vậy xin đh cho biết đh đã vào được Sơ Thiền !?. Cảnh giới sơ thiền này phải có thầy chứng minh, hay không cần thầy chứng minh.
chúc đh thân tâm thường an lạc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
minhthoat đã viết: Kính ĐH,

Cái mà "trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên...." không phải là một cảnh giới, mà chỉ là trạng thái tâm do các thiền chi đủ mạnh và chuỗi tâm thiền liên tục và sâu tạo thành, được duy trì trong một thời gian. Sơ thiền hay các bậc thiền sắc giới khác không phải xác định do các "cảnh giới", mà xác định do chính hành giả kiểm chứng sự có mặt của các thiền chi. Nếu là sơ thiền, dh phải kiểm chứng sự có mặt và đủ mạnh của cả 5 chi thiền: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm mà không có bất kỳ phóng tâm nào, tức tâm đã hoàn toàn ly dục, ly bất thiện pháp do tâm thanh tịnh không còn sự có mặt của các triền cái, tuy vậy tâm vẫn còn tầm còn tứ. Trong thiền sắc giới, Tầm, Tứ, và các thiền chi có mặt xác định sơ thiền, chứ không phải "cảnh giới" xác định sơ thiền như ta thường nghĩ. Điều này, nếu tu tập thiền sắc giới, ĐH sẽ biết chắc khi 5 chi thiền có mặt, mà không cần vị thầy nào phải chứng minh dùm. Nếu còn 1 chút phóng tâm nào đó khi khảo sát các thiền chi, hoặc tâm thấy hình này cảnh nọ, đó chưa chắc là sơ thiền, vì tâm sơ thiền là tâm thanh tịnh, ly dục, ly bất thiện pháp. Xin nhắc một chút là không nên kiểm tra các thiền chi khi định chưa đủ mạnh, và cũng không nên liên tục kiểm tra. Lúc mới nhập sơ thiền lần đầu, làm như vậy sẽ làm cho tâm định bị ảnh hưởng.

Để có thể nhập nhị thiền, người tu tập tác ý xuất sơ thiền rồi nương giữ hơi thở, tác ý tịnh chỉ tầm tứ để nhập nhị thiền. Làm sao để biết tâm đã nhập nhị thiền. Khi 2 chi tầm, tứ đã tịnh chỉ, biến mất, thức nhận biết qua 6 căn cũng không có mặt: mắt không thấy, tai không còn nghe âm thanh, mũi không còn nghe mùi, thân xúc chạm ngưng các cảm giác,... đột nhiên "bạn" nhận ra không còn sự tồn tại của cái thân thể nặng nề nữa, chỉ còn lại một cái "tâm biết" chút xíu nho nhỏ, bồng bềnh giữa một khoảng không trắng đục mờ mờ bao phủ như giữa những làn sương nhè nhẹ thật lắng dịu và bình yên chưa bao giờ có trước đây, thức lúc ấy mất hẳn khái niệm về sự vật chung quanh cũng như mất cả khái niệm về thời gian, mặc dù vậy, vẫn còn "biết rất rõ" "mình" vẫn đang vô cùng tỉnh táo, không phải như lúc đang ngũ hoặc đang mơ. Dù là 4, 5 tiếng thoắt qua tưởng chừng như mới 5 phút, sau khi tác ý xuất thiền toàn thân cứng đờ phải một lúc thật lâu mới có thể cứ động lại được vì đã ngồi bất động một thời gian khá lâu, tuy vậy cơ thể lại không cảm thấy chút đau đớn hay mệt mỏi như những lúc ngồi lâu thường nhật, dù không ngũ cả đêm vẫn không mệt mỏi chút nào, trái lại vô cùng sảng khoái, an lạc, nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm thấy đầu óc thông suốt hơn bao giờ hết... đó là trạng thái của nhị thiền. Suốt đời, bạn sẽ không bao giờ có thể quên được cái "cảm giác" hỷ lạc lắng dịu lạ thường chưa từng có của trạng thái này, không một lời lẽ ngôn từ nào của thế gian có thể diễn tả hết được, cũng không có thể tìm được bất kỳ một từ ngữ nào để có thể diễn tả đúng trạng thái này. Bạn sẽ kinh nghiệm được tuy chỉ vắng mặt 2 chi tầm, tứ nhưng Nhị thiền lại khác rất xa so với Sơ thiền là ở chỗ này. Niềm tin vào giáo pháp của bạn tăng trưởng gấp bội và trở nên thật kiên định, gần như không còn 1 chút nghi ngờ gì nữa những lời chỉ dạy của Đức Phật về các phương pháp tu tập từng bước thế nào, trong kinh điển của Ngài - trải nghiệm vừa qua của bạn là minh chứng xác thực nhất những gì mà bạn đã đọc/học qua trước đây trong kinh điển.

Điều lưu ý là, sau khi đạt đặng sơ thiền, ta không nên vội vã nghĩ tới nhập nhị thiền ngay sau đó, mà phải tiếp tục ở mức sơ thiền một thời gian, tiếp tục nhập sơ thiền để luyện tập phát triển 5 thuần thục: thuần thục tác ý vào các thiền chi, thuần thục an trú trong một thời gian định trước, thuần thục nhập, thuần thục xuất, thuần thục khảo sát từng thiền chi. Khi 5 thuần thục này được nhuần nhuyễn, mới đủ yếu tố để nhập nhị thiền (do kết quả luyện tập 5 thuần thục, nên có thể như lý tác ý tịnh chỉ tầm tứ thể nhập nhị thiền). Tất nhiên cũng có những ngoại lệ với các hành giả/thiền sinh đầy đủ ba la mật và phước báu tích tụ. Tới những mức thiền này, bạn phải vô cùng cẩn thận tuyệt đối không nên để phạm giới (cũng như điều kiện tiên quyết có thể nhập sơ thiền cũng là giới, là ly dục, ly bất thiện pháp), phạm giới sẽ lập tức mất thiền do các thiền chi, các tâm sở thiện sẽ không còn tồn tại hoặc khó có lại được, một khi có mặt mạnh mẽ sự chi phối của các tâm sở bất thiện (các triền cái) đối nghịch với các thiền chi. Nếu có duyên lành và đủ tinh tấn đạt các mức thiền này, tốt hơn hết bạn nên tìm về một thiền viện (hoặc ở gần một thiền viện, tự viện) để tiếp tục tu tập tinh tấn tích cực, dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư với đầy đủ kinh nghiệm tu tập và phạm hạnh.

Nói chung thiền sắc giới là thiền dựa trên sự có mặt và sự thay đổi của các thiền chi để xuất nhập giữa các bậc thiền (chú trọng vào các thiền chi hơn là đối tượng thiền), trong khi thiền vô sắc dựa trên sự thay đổi tác ý vào đối tượng thiền mà nhập, xuất, tác ý để đi từ tầng thiền này sang tầng thiền khác. Đây là khác biệt chúng ta nên lưu ý, không nên lẫn lộn.

Xin trích dẫn kinh Sa Môn Quả (Sàmannaphala sutta), từ Trường Bộ Kinh Nikaya:

...
74. Như vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc. Này Ðại vương, cũng như không mắc nợ, như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn, này Ðại vương, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.

75. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn Thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

76. Này Ðại vương, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn Thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

77. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn Thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

78. Này Ðại vương, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn Thân, không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
...

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... uong02.htm


Nếu ĐH muốn nói về "cảnh giới" thực sự trong thiền hữu sắc, thì chỉ có sau khi đắc tứ thiền, tiếp tục tu tập tứ thiền với các đề mục tứ đại, đất, nước, gió, lửa, và hư không một cách thuần thục, tác ý trước khi nhập và sau khi xuất thiền, đắc tứ thiền với các đề mục đó, rồi từ đó tu tập phát triển thêm. Tuy vậy, thiền đạo Phật không chủ trương tu tập để hướng đến các "cảnh giới" hay các năng lực qua các tu tập này. Tất nhiên, tôi cũng không tu tập, quy y đạo Phật với mục đích như vậy kinhle. Trong khi ở mức sơ thiền (hay chí ít là cận định), là thiền sinh đã có thể chuyển qua tu tập minh sát, tu tập tứ niệm xứ có kết quả, hoặc tu tập song song, mà không cần đợi phát triển đến mức tứ thiền (thường chỉ có thể tu tập trong môi trường miên mật của một thiền viện).

Điều kiện tu tập ở nhà thường thì hơi khó 1 chút. Thiền nào cũng vậy, nếu được ĐH nên tham dự vào các khóa tu, thiền tập dài ngày hơn, khóa 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày. Trong môi trường tu tập của thiền viện, do nhờ miên mật trong giới, gần như hoàn toàn tịnh các tiếp xúc và các căn, tạo duyên cho định, tuệ tăng trưởng, tu tập nhờ vậy sẽ không ngừng tinh tấn, tích cực, chắc chắn sẽ gặt hái nhiều kết quả hơn.

Có lẻ duyên lành vừa tròn đủ, xin cám ơn quý ĐH, và cũng xin được dừng các chia sẻ nơi đây. Nay xin rời box thiền tông, để không lạc hướng thảo luận về thực hành, ảnh hưởng tu tập và thanh tịnh của quý ĐH kính mến. kinhle

Kính chúc ĐH và quý vị viên mãn trong tu tập.

mt
Thật lành thay! Hiền hữu sotam đã khéo nêu câu hỏi, thật là lành thay! Hiền hữu minhthoat đã khéo trả lời với đầy đủ "nhiệt tâm, tinh cần" của một bậc hành trì Phạm hạnh. cđ xin được nói lời hoan hỷ và tán thán Chư vị! kinhle

ở đây, Hiền hữu sotam đã khéo nêu câu hỏi về "sự sai khác" khi đối chiếu với sở học của tự thân, đó là:
- "rồi cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn thân",
và Hiền hữu minhthoat đã khéo trả lời:
- "Cái mà "trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên...." không phải là một cảnh giới, mà chỉ là trạng thái..."
(cđ hoan hỷ với câu trả lời: là một trạng thái chứ không phải là một "cảnh giới")

nhưng ở đây, đoạn diễn giải sau đó của Hiền hữu mt có chỗ gây khó hiểu (hoặc mâu thuẫn):
- "đột nhiên "bạn" nhận ra không còn sự tồn tại của cái thân thể nặng nề nữa, chỉ còn lại một cái "tâm biết" chút xíu nho nhỏ, bồng bềnh giữa một khoảng không trắng đục..."

(cđ "thắc mắc":
ban đầu Hiền hữu nói "cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn Thân",
về sau Hiền hữu lại nói không còn sự tồn tại của cái thân...,"chỉ còn lại một cái "tâm biết"; như vậy, phải chăng ở đây là có sự "mâu thuẫn"?
đoạn kinh sau đó Hiền hữu trích dẫn chỉ thấy nói đến các Thiền chi"trạng thái Thân":
"Này Ðại vương, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy Thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn Thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.",
phải chăng danh tự ban đầu "bao bọc khắp toàn Thân" tương ưng danh tự "không một chỗ nào trên toàn Thân" trong Kinh văn?)

Kinh văn tham chiếu:
- "Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây
một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ ... Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh."
.............
Này Cunda, sự kiện này xảy ra,
khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ... Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung08.htm
- "Này các Tỷ-kheo có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy?
Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
...........
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc Thân chứng."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung70.htm
"xxx) Bốn pháp cần phải chứng ngộ: Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm. Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi nhãn. Tám giải thoát cần phải chứng ngộ bởi thân. Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi Tuệ."
.............
xi) Tám giải thoát:
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
............."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong33.htm
như vậy, ở đây phải chăng :
"cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn thân"
= "tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần"
= "Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc"
(các Pháp cần phải được chứng ngộ "bởi Thân" chứ không phải "bởi Tâm"?)

lại nữa,
"... sẽ biết chắc khi 5 chi thiền có mặt, mà không cần vị thầy nào phải chứng minh dùm"
sau đó lại: "để tiếp tục tu tập tinh tấn tích cực, dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư ..."
hay:
"gần như không còn 1 chút nghi ngờ gì nữa những lời chỉ dạy của Đức Phật về các phương pháp... "

này Hiền hữu!
xả ly năm Triền cái(trong đó có Nghi kiết sử) rồi mới chứng nhập các tầng Thiền, sự kiện như vậy có xảy ra; còn "1 chút" Nghi ngờ mà chứng được các Thiền, sự kiện như vậy không xảy ra. kinhle

Lành thay, lành thay này các Chư hiền! là sự kiện Chư hiền gieo duyên để cho cđ được lóng nghe, được học tập và tăng thịnh trong Pháp và Luật vi diệu này; ở đây, chúng ta sẽ trợ duyên nhau làm cho sáng tỏ "mọi con đường". Mong các Chư hiền hoan hỷ nói rộng, vì ở đây, có lẻ là nơi thích hợp để chia sẻ các ý nghĩa này.

Kính chúc Chư hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Kính hiền hữu Cục Đất,
Lành thay, được hiền hữu trao đổi, để mt được học tập kinh điển thâm sâu nơi hiền hữu kinhle

Hoan hỷ thay, được hiền hữu đàm luận. Ở đây, tôi cũng chỉ là một thiền sinh còn đang học hỏi, tu tập, và tất cả chỉ là thức vô minh, nghiệp, và nhân duyên mà không có cái "tôi thực sự" nào đang tồn tại, hiện hữu, hay thực hành nơi đây, tác ý tu tập.
cục đất đã viết:
ở đây, Hiền hữu sotam đã khéo nêu câu hỏi về "sự sai khác" khi đối chiếu với sở học của tự thân, đó là:
- "rồi cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn thân",
và Hiền hữu minhthoat đã khéo trả lời:
- "Cái mà "trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên...." không phải là một cảnh giới, mà chỉ là trạng thái..."
(cđ hoan hỷ với câu trả lời: là một trạng thái chứ không phải là một "cảnh giới")

nhưng ở đây, đoạn diễn giải sau đó của Hiền hữu mt có chỗ gây khó hiểu (hoặc mâu thuẫn):
- "đột nhiên "bạn" nhận ra không còn sự tồn tại của cái thân thể nặng nề nữa, chỉ còn lại một cái "tâm biết" chút xíu nho nhỏ, bồng bềnh giữa một khoảng không trắng đục..."

(cđ "thắc mắc":
ban đầu Hiền hữu nói "cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn Thân",
về sau Hiền hữu lại nói không còn sự tồn tại của cái thân...,"chỉ còn lại một cái "tâm biết"; như vậy, phải chăng ở đây là có sự "mâu thuẫn"?

đoạn kinh sau đó Hiền hữu trích dẫn chỉ thấy nói đến các Thiền chi"trạng thái Thân":
"Này Ðại vương, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy Thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn Thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.",
phải chăng danh tự ban đầu "bao bọc khắp toàn Thân" tương ưng danh tự "không một chỗ nào trên toàn Thân" trong Kinh văn?)

Kinh văn tham chiếu:
- "Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây
một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ ... Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh."
.............
Này Cunda, sự kiện này xảy ra,
khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ... Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung08.htm
- "Này các Tỷ-kheo có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy?
Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
...........
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc Thân chứng."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung70.htm
"xxx) Bốn pháp cần phải chứng ngộ: Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm. Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi nhãn. Tám giải thoát cần phải chứng ngộ bởi thân. Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi Tuệ."
.............
xi) Tám giải thoát:
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
............."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong33.htm
như vậy, ở đây phải chăng :
"cả một vùng trắng xóa mờ mờ vô cùng bình yên bao bọc khắp toàn thân"
= "tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần"
= "Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc"
(các Pháp cần phải được chứng ngộ "bởi Thân" chứ không phải "bởi Tâm"?)
Không mâu thuẩn, mặc dù cái cảm giác vô cùng mát dịu toàn thân, nhưng cái tâm lúc ấy nhận biết không thấy có sự hiện hữu của thân vật lý.

- Với thiền sinh lần đầu mới "lọt" vào nhị thiền, ngay từ lúc vẫn đang còn cảm giác được cái thân vật lý tồn tại và bỗng chốc chỉ trong một tích tắc một sát na, thiền sinh có cảm giác "thân thể" như rơi vào một khoảng không gian như hơi nước bao phủ lấy toàn "thân," đột nhiên 'thân thể' như mất hẳn trọng lực rơi vào cái khổi mát dịu ấy.

Sau phút chốc ban đầu ấy, thiền sinh sẽ chợt nhận ra không còn sự tồn tại của cái thân vật lý này nữa, dù trước đó mắt vẫn khép hờ nhưng giờ đây đã không còn thấy, mũi không còn nghe mùi, thân xúc chạm không còn cảm giác,... Điều này, một vị thiền sư giải thích, sở dĩ như vậy là vì tầm, tứ đã tịnh chỉ. Do tầm, tứ là ý thức, nên khi tầm tứ tịnh chỉ, ý thức của tầng hữu thức cũng dừng lại, do ý thức dừng các căn thức ở tầng này cũng ngưng các hoạt động tiếp nhận. Điều này cũng như khi một người đang ngũ, các căn thức tai, mắt, mũi,... cũng ngưng mọi hoạt động trong khi người ta chìm vào giấc ngũ, chỉ còn lại cái thức của dòng hữu phần trôi chảy. Điều khác với giấc ngũ, là thiền sinh hoàn toàn tỉnh táo, không mê mờ, lại trở nên vô cùng sáng suốt, thật thông suốt, sảng khoái, và nhận xét thấy cả "thân" vật lý không còn nữa, mà giờ đây chỉ là một cái tâm "biết" chính giữa một khối lắng dịu, "cảm giác" thì vô cùng mát mẻ, vô cùng bình yên chưa bao giờ có trước đây, chung quanh không một tiếng động, không có sự tồn tại của bất kể cái gì khác ngoài cái tâm ấy đang được bao bọc thật mát rượi bình yên chung quanh. Tuy không thấy có sự hiện diện tồn tại của thân vật lý nữa, nhưng vẫn cảm giác rõ ràng cái mát dịu của thân, toàn thân như đã tan ra trong cái khối ấy, cũng khó gọi là bao bọc vì khắp mọi nơi trong khối đó ở đâu cũng có "cảm giác" thân trong đó, mát mẻ, nhẹ nhàng như giữa không gian vô cùng tĩnh lặng, thấy chung quanh như sương mà chẳng phải là sương, thấy như mát ướt trong nước mà chẳng phải giống nước vì không có cảm giác lạnh như bị ướt nước, cũng chẳng có cái cảm giác nặng nề như trong nước, thật dịu, thật nhẹ, êm, cùng khắp mọi nơi. Rất khó diễn tả cái cảm giác cùng khắp như vậy, dù ai đó nói có gì đó vô cùng tuyệt diệu cũng chỉ như một điểm nho nhỏ, thật không gì có thể so sánh được. Một cái cảm giác "thân thể" sảng khoái chưa từng có trong đời, nhưng lại thoát hẳn những nặng nề ràng buộc của thân, tâm thì vô cùng bình yên lắng dịu, không phải cái hạnh phúc sung sướng như của thế gian dục lạc, thật không có một lời lẽ từ ngữ nào có thể dùng để diễn tả được trạng thái như vậy.
cục đất đã viết:
lại nữa,
"... sẽ biết chắc khi 5 chi thiền có mặt, mà không cần vị thầy nào phải chứng minh dùm"
sau đó lại: "để tiếp tục tu tập tinh tấn tích cực, dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư ..."
hay:
"gần như không còn 1 chút nghi ngờ gì nữa những lời chỉ dạy của Đức Phật về các phương pháp... "

này Hiền hữu!
xả ly năm Triền cái(trong đó có Nghi kiết sử) rồi mới chứng nhập các tầng Thiền, sự kiện như vậy có xảy ra; còn "1 chút" Nghi ngờ mà chứng được các Thiền, sự kiện như vậy không xảy ra. kinhle
- kính ĐH cục đất, vâng phải xả ly 5 triền cái hoàn toàn mới đủ điều kiện để chứng nhập các bậc thiền.

gần như không còn 1 chút nghi ngờ gì nữa những lời chỉ dạy của Đức Phật về các phương pháp...

- chỗ này ý tôi muốn nói về gốc rễ của các triền cái, vẫn chưa được đoạn tận.

Thiền sinh đã có duyên lành chứng nhập các bậc thiền, hoàn toàn tin ở giáo pháp và lời dạy của Đức Thế Tôn, thì cũng biết+hiểu chắc chắn rằng các triền cái, cũng như những cái cây chỉ được đoạn ở phần thân cây, gốc rễ thì vẫn còn đó, vẫn tồn tại năng lực ngũ ngầm trong dòng hữu phần (Bhavanga), và có thể trở dậy bất kể lúc nào nếu chúng có thức ăn, hoặc do phi lý tác ý, lại nảy mầm phát triển trở lại. Sự đoạn diệt hoàn toàn các triền cái cần phải được bằng sự tu tập các tâm siêu thế đạo để cắt đứt tận gốc rễ. Nghi kiết sử, cũng như thân kiến, giới cấm thủ chỉ có thể tuyên bố là được đoạn tận gốc rễ khi hành giả đạt quả Nhập Lưu (sotāpatti magga). Dục ái và tham chỉ bị làm suy yếu ở tầng đạo quả kế tiếp là Tư Đà Hàm (akadàgàmì). Tầng kế tiếp thứ ba hoàn toàn diệt tận 2 kiết sử trên. 5 kiết sử còn lại chỉ bị hủy diệt ở tầng thánh cuối cùng.
cục đất đã viết: "... sẽ biết chắc khi 5 chi thiền có mặt, mà không cần vị thầy nào phải chứng minh dùm"
sau đó lại: "để tiếp tục tu tập tinh tấn tích cực, dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư ..."
- cám ơn hiền hữu khéo đọc, khéo vấn chỗ này. Thật vô cùng hoan hỷ, vô cùng hạnh hội. kinhle

-> Có lẻ nên nói đủ thế này. Ở đây, ý tôi mong mỏi thiền sinh đã có duyên lành chứng nhập ít nhất 1 bậc thiền hữu sắc, do đã liễu ngộ, hoàn toàn tin tưởng ở giáo pháp thoát khổ, hãy nên tìm đến một thiền viện, tự viện để tu tập minh sát, tu tập tứ niệm xứ, tu tập các tâm siêu thế một cách tinh tấn tích cực, dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư, để khỏi uổng phí kiếp này và phước lành tu tập. Ngoài ra, ước mong chứng nhập các tầng thiền kế tiếp trong điều kiện tu tập tại gia cũng là một điều không dễ. Nguyên do tu tập các tâm siêu thế chúng ta đều biết, và như trình bày ở trên.

Hiểu như vậy, liễu tri đạo Phật với một niềm tin kính hoàn toàn ở giáo pháp, chúng ta không chỉ nên dừng lại ở chỗ mà chỉ mới là khởi điểm, mà nên từ đó tinh tấn đi tiếp, tu tập các tâm siêu thế để diệt tận gốc rễ của các triền cái, vô minh. Tu tập dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư đầy đủ phạm hạnh, thực hành thâm sâu mang đến nhiều hổ trợ và các ba la mật giúp hành giả thêm tinh tấn, giới hạnh, cũng như các chỉ dẫn kịp thời thích hợp với từng hành giả trên từng bước tu tập.

TS Pa Auk Sayadaw là một vị thầy mà tôi vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ. Ngài là một vị thầy uyên bác kinh điển lẫn thực hành thực chứng cả về thiền định và thiền tuệ. Quý ĐH sách tấn, ĐH Cục Đất tinh thông kinh luận với đầy đủ ba la mật, tìm đến tu tập với Ngài tại rừng thiền Pa-Auk, chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành tựu và đạo quả trong tu tập.

Kính chúc quý ĐH an lạc, tăng thịnh, viên mãn trong Chánh Pháp của Đức Thế Tôn.

mt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay, lành thay này Hiền hữu! Cảm ơn Hiền hữu đã trở lại và trả lời câu hỏi thật tỏ tường!! kinhle

Kính Hiền hữu SOTAM! ở đây, Hiền hữu có thắc mắc hay cật vấn gì thêm về lời chia sẻ của Hiền hữu minhthoat không? kinhle

ở đây, cđ chỉ xin trợ duyên về khía cạnh "Kinh điển":
"Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sariputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như Tầm, Tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi an trú, được Sariputta biết đến khi đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta diệt Tầm và Tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như Nội Tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta Ly Hỷ trú Xả, chánh Niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như Xả, lạc, Niệm, Tỉnh Giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta xả Lạc, xả Khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như Xả, Bất khổ Bất lạc Thọ, Thọ (passivedana), Vô Quán niệm Tâm (Cetaso anabhogo), Thanh Tịnh nhờ Niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, ..."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung111.htm
(XI) (31) Chín Thứ Ðệ Diệt

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín thứ đệ diệt. Thế nào là chín?

2.
Thành tựu sơ Thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu đệ Nhị Thiền, các Tầm Tứ bị đoạn diệt.
Thành tựu đệ Tam Thiền, Hỷ bị đoạn diệt.
Thành tựu đệ Tứ thiền, "Hơi THỞ Vào, Hơi THỞ Ra" bị đoạn diệt.
.....
Thành tựu Không vô biên xứ, SẮC Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Thức vô biên xứ, Không vô biên xứ Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Diệt thọ tưởng định, các Tưởngcác cảm Thọ bị đoạn diệt.


Này các Tỷ-kheo, đây là chín thứ đệ diệt.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 9-0103.htm
ở đây, Hiền hữu minhthoat có thấy thêm điều gì không? kinhle

@minhthoat: này Hiền hữu! trước thời khắc Thế Tôn diệt độ, Ngài đã sách tấn và huân dạy các Đệ tử như sau:

"hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai Sau Khi TA Diệt Độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

thời ở đây, chúng ta là những vị Đệ tử, chỉ nên tự thân mình tinh tấn,nương tựa vào Chánh Pháp và sách tấn người khác tự thân tinh tấn và nương tựa vào Chánh Pháp. Chớ nên nương tựa hay sách tấn người khác nương vào một ai khác, hay một gì khác ở trên đời. kinhle

do ý nghĩa này, thời cđ hoan hỷ những danh tự: "tốt hơn hết bạn nên tìm về một thiền viện (hoặc ở gần một thiền viện, tự viện) để tiếp tục tu tập tinh tấn",
không có hoan hỷ những danh tự: "dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư ..."

Kính chúc Chư hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Kính đh Cục Đất,

Không hiểu sao lại có thêm box dư ra này. Nhân duyên này, xin được trích một phẩm trong Tăng Chi Kinh, về vô minh và các triền cái.

VII. Phẩm Song Ðôi

(I) (61) Vô Minh

1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói: "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: "Do duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái? Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác? Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin? Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.

2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn cho vô minh này, và như vậy là sự viên mãn.

3. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy xuống theo sườn dốc; làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lụng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn; sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ; sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn; sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy là thức ăn của biển lớn, của đại dương và như vậy là viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với các bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn của vô minh, và như vậy là sự viên mãn.


http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch ... 0-0406.htm


Kính,
mt
Sửa lần cuối bởi minhthoat vào ngày 03/05/13 20:51 với 1 lần sửa.


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Kính hiền hữu Cục Đất,
cục đất đã viết:
tangbong

Lành thay, lành thay này Hiền hữu! Cảm ơn Hiền hữu đã trở lại và trả lời câu hỏi thật tỏ tường!! kinhle

Kính Hiền hữu SOTAM! ở đây, Hiền hữu có thắc mắc hay cật vấn gì thêm về lời chia sẻ của Hiền hữu minhthoat không? kinhle

ở đây, cđ chỉ xin trợ duyên về khía cạnh "Kinh điển":
"Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sariputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như Tầm, Tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi an trú, được Sariputta biết đến khi đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta diệt Tầm và Tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như Nội Tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta Ly Hỷ trú Xả, chánh Niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như Xả, lạc, Niệm, Tỉnh Giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta xả Lạc, xả Khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như Xả, Bất khổ Bất lạc Thọ, Thọ (passivedana), Vô Quán niệm Tâm (Cetaso anabhogo), Thanh Tịnh nhờ Niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, ..."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung111.htm
(XI) (31) Chín Thứ Ðệ Diệt

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín thứ đệ diệt. Thế nào là chín?

2.
Thành tựu sơ Thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu đệ Nhị Thiền, các Tầm Tứ bị đoạn diệt.
Thành tựu đệ Tam Thiền, Hỷ bị đoạn diệt.
Thành tựu đệ Tứ thiền, "Hơi THỞ Vào, Hơi THỞ Ra" bị đoạn diệt.
.....
Thành tựu Không vô biên xứ, SẮC Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Thức vô biên xứ, Không vô biên xứ Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ Tưởng bị đoạn diệt.
Thành tựu Diệt thọ tưởng định, các Tưởngcác cảm Thọ bị đoạn diệt.


Này các Tỷ-kheo, đây là chín thứ đệ diệt.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 9-0103.htm
ở đây, Hiền hữu minhthoat có thấy thêm điều gì không? kinhle
Lành thay! Nhân duyên được lắng nghe học hỏi kinh điển từ hiền hữu, hiển lộ giáo pháp cao quý của Đức Thế Tôn, thật thấm nhuần, và tỏ tường.
kinhle

cục đất đã viết:
@minhthoat: này Hiền hữu! trước thời khắc Thế Tôn diệt độ, Ngài đã sách tấn và huân dạy các Đệ tử như sau:

"hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai Sau Khi TA Diệt Độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

thời ở đây, chúng ta là những vị Đệ tử, chỉ nên tự thân mình tinh tấn,nương tựa vào Chánh Pháp và sách tấn người khác tự thân tinh tấn và nương tựa vào Chánh Pháp. Chớ nên nương tựa hay sách tấn người khác nương vào một ai khác, hay một gì khác ở trên đời. kinhle

do ý nghĩa này, thời cđ hoan hỷ những danh tự: "tốt hơn hết bạn nên tìm về một thiền viện (hoặc ở gần một thiền viện, tự viện) để tiếp tục tu tập tinh tấn",
không có hoan hỷ những danh tự: "dưới sự chỉ dạy của một vị thiền sư ..."

Kính chúc Chư hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)

Hiền hữu CĐ kính,

Xin chân thành cám ơn những lời sách tấn chân tình, ấm áp và minh thị của hiền hữu qua giáo huấn của Đức Thế Tôn kinhle .

Kính chúc đh sotam và hiền hữu CĐ viên mãn trong tu tập.

Có duyên lành, mong hiền hữu tiếp tục chia sẻ nhằm hổ trợ tinh tấn, mang lợi lạc cho khắp quý hữu.

Thật may mắn thế gian vẫn còn những vị thông luận kinh điển, bảo tồn giáo pháp cao quý của Đức Thế Tôn như hiền hữu.

kinhle

Kính,
mt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay, lành thay, này Hiền hữu! thật khéo lành thay là sự hạnh ngộ trong Pháp và Luật vi diệu này. kinhle

Kính chúc Hiền hữu an lạc, tinh tấn và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính đh cục đất, Minh thoát - chân thành cảm ơn chư đh đã có những thời Pháp thật hữu ích; sotam có vài chỗ chưa được hiểu lắm, nếu việc này mà có thể giải thích, trình bày được bằng văn tự mong được lắng nghe:
1_ cái khác và khó hiểu giữa Thiền Nam và Bắc truyền là: Thiền Nam truyền có các tầng thiền, và muốn từ tầng này tới tầng khác phải Xuất_ Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
2_ muốn vào được Sơ Thiền, Thân tâm phải Ly dục, ly ác pháp, Ly theo tui hiểu ít nhất là phải đứt rời ra? vậy dùng nghĩa chặt đứt thân, chưa đốn tận rễ không ổn lắm. mong được hiểu rõ hơn chỗ này.
chúc chư đh thân tâm thường an lạc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Tushita
Bài viết: 47
Ngày: 29/03/13 03:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: the void

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Tushita »

sotam26 đã viết: 1_ cái khác và khó hiểu giữa Thiền Nam và Bắc truyền là: Thiền Nam truyền có các tầng thiền, và muốn từ tầng này tới tầng khác phải Xuất_ Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
Ý bạn có phải "Thiền Bắc Truyền" ở đây có phải là thiền tông?Thiền tông thì mới "khác".Còn lại thì thiền chỉ(Samatha) của Bắc Truyền Ấn độ+Mật tông + Nam tông đều giống nhau.

Và pháp thiền chỉ không chỉ mỗi Phật giáo có,Balamon và Hindu cũng có nhé.:)


Phân biệt là Thức,vô phân biệt là Trí. Y theo thức thì bị nhiễm ô,y theo trí thì được thanh tịnh. Vì nhiễm ô nên có sanh tử,vì thanh tịnh nên được Niết bàn.

---Di lặc bồ-tát---
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính đh Tushita. cảm ơn đh đã quan tâm
chúc đh thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Cùng đh SoTam,
sotam26 đã viết:Kính đh cục đất, Minh thoát - chân thành cảm ơn chư đh đã có những thời Pháp thật hữu ích; sotam có vài chỗ chưa được hiểu lắm, nếu việc này mà có thể giải thích, trình bày được bằng văn tự mong được lắng nghe:
1_ cái khác và khó hiểu giữa Thiền Nam và Bắc truyền là: Thiền Nam truyền có các tầng thiền, và muốn từ tầng này tới tầng khác phải Xuất_ Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
- ở đây xin dùng trường hợp từ sơ thiền -> nhị thiền. Nếu đề mục là hơi thở, sau khi xuất thiền tâm của hành giả tiếp tục an trú nương vào hơi thở mà tác ý tịnh chỉ tầm, tứ nhập nhị thiền. Không nên tác ý liên tục sẽ làm tâm bị ức chế, mà chỉ lâu lâu tác ý một lần rồi trở về an trú sâu vào hơi thở. Xuất không phải là một thuật ngữ mà là một kỷ thuật để chỉ trạng thái rời khỏi bậc thiền. Mỗi bậc thiền hữu sắc xác định, là do các chi thiền, cho nên không thể từ trong thiền này đi thẳng vào thiền kia, mà phải rời khỏi thiền ấy, tức rời sự kết hợp của các chi thiền đã tạo thành bậc thiền ấy.

(xin nhắc hành giả muốn nhập nhị thiền thành công cần tu tập 5 thuần thục ở mức sơ thiền, đồng tu tập Tứ Thần Túc hổ trợ cho các định http://buddhanet.net/budsas/uni/u-phatly/pl05.htm).
2_ muốn vào được Sơ Thiền, Thân tâm phải Ly dục, ly ác pháp, Ly theo tui hiểu ít nhất là phải đứt rời ra? vậy dùng nghĩa chặt đứt thân, chưa đốn tận rễ không ổn lắm. mong được hiểu rõ hơn chỗ này.
chúc chư đh thân tâm thường an lạc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- đh Sotam kính, nếu có thể thủ tiêu tận rễ của vô minh và các triền cái ở mức tứ thiền, hoặc các thiền vô sắc, thì Đức Phật đã không cần phải rời bỏ những vị mà Ngài đã tu tập các thiền này trước đó để đi tìm chân lý trong 6 năm khổ hạnh, rồi sau đó tu tập các tuệ giác thành đạt đạo quả ở cội bồ đề. Những điều này chắc chắn đh cũng am tường.

- điều này chính là khám phá vĩ đại nhất của Đức Phật, khai sáng đạo Phật. Các loại thiền định đã có từ trước Đức Phật 5 nghìn năm, chưa ai khám phá hiểu ra những điều này, ngoại trừ Ngài. Do vậy, Ngài là bậc Arahan cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy.

- Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa
- Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa
- Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa

kinhle kinhle kinhle
chưa đốn tận rễ không ổn lắm. mong được hiểu rõ hơn chỗ này.
- có lẻ chỗ này đh thắc mắc về cách dùng từ ngữ chưa chính xác, chưa ổn :) . Vậy thì nên sửa lại rõ thêm là đốn thân cây tới tận rễ phần trên mặt đất, nhưng cái gốc rễ nằm sâu dưới lòng đất kia, lan tỏa ngũ ngầm vẫn chưa đào lên tất cả, chưa tận diệt. Kinh Song Tầm - Trung Bộ Kinh - Đức Phật đã nói rõ sau Tứ thiền, Ngài dẫn tâm tu tập các tuệ giác, mới diệt tận vô minh. Tất nhiên, nếu không có các bậc thiền định, "với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy," tiến trình tu tập các tuệ giác không thể có những kết quả như vậy. Do vậy, Ngài đã dặn dò, "Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta."

ĐH có thể tham khảo thêm Đức Phật và Phật Pháp của HT Narada
http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp01.htm

và chương Thành Đạo Quả:
http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp02.htm


Xin được kết bằng bài kệ Minh Sát:

Định to như Ngũ Đài Sơn
Tạm đè tâm khỉ nhảy vờn lao xao.
Vô minh hơn cả trời cao
Nghiệp thức hơn núi, định nào diệt đây?

Đức Phật bát định sâu dầy
Vẫn quán xét thấy, tâm đầy vô minh.
Ngài minh sát, quán tâm mình
Muốn trừ tận diệt vô minh rễ mầm.

Chánh niệm quán sát thân tâm
Trạch tâm buông xả, diệt mầm vô minh.
Sáu căn tâm sở khởi sinh
Tĩnh tâm quán sát tiến trình diệt sanh.

Tuệ tri Thấy Biết từng canh
Xả tâm hành nghiệp, đoạn nhành nhân duyên.

Dứt dòng sanh tử triền miên
Bởi do duyên khởi, đảo điên cuộc đời.
Bình yên tĩnh lặng thảnh thơi
Hành Tứ Niệm Xứ, ly đời vô minh.

--

Kính chúc đh gặt hái được nhiều thành tựu, tinh tấn, viên mãn.

mt


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính đh minh Thoát
chân thành cảm ơn_ chúc đh thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích ca mâu ni phật.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Cục Đất kinhle , đạo hữu Minh Thoát kinhle , đạo hữu sotam 26 kinhle ,

Kính quý đạo hữu, kinhle

Lành thay ! khi đọc được sự chia sẻ pháp của quý đạo hữu, kinhle
Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
Khi tâm bớt phóng dật, và từ từ nương giữ vào đề mục thiền, là lúc đó tâm ấy gọi là cận định.

Nếu là đề mục thiền hơi thở thì lúc ấy tâm nương hơi thở và từ từ chỉ biết hơi thở vô, hơi thở ra (vào định) nên mắt không còn thấy cảnh, tai không còn nghe âm thanh, mũi không còn biết mùi, thân xúc chạm không còn các cảm giác….. là sự đương nhiên.

Nếu tác ý hơi thở trên mũi thì chỉ biết hơi thở vô, hơi thở ra ở chỗ đó, nếu tác ý hơi thở phòng xẹp ngay dưới bụng thì chỉ biết sự chuyển động co vào, căng ra của bụng,

nếu đề mục thiền là ánh sáng trắng thì mắt chỉ tác ý thấy ánh sáng trắng, nếu đề mục thiền là ánh sáng từ lửa thì mắt chỉ tác ý thấy ánh sáng của lửa,
nếu đề mục thiền nước, là đất thì mắt chỉ tác ý thấy màu của nước, của đất thôi,
nếu đề mục thiền gió, là hư không, thì mắt chỉ tác ý thấy khoảng trống không gió hay hư không,
nếu đề mục thiền là màu đỏ, xanh, trắng, vàng v.v… thì mắt chỉ tác ý thấy màu đó thôi.
minhthoat đã viết:thức nhận biết qua 6 căn cũng không có mặt: mắt không thấy, tai không còn nghe âm thanh, mũi không còn nghe mùi, thân xúc chạm ngưng các cảm giác,... đột nhiên "bạn" nhận ra không còn sự tồn tại của cái thân thể nặng nề nữa, chỉ còn lại một cái "tâm biết" chút xíu nho nhỏ
đây là tâm cận định đang hướng dần vào định,
minhthoat đã viết: bồng bềnh giữa một khoảng không trắng đục mờ mờ bao phủ như giữa những làn sương nhè nhẹ thật lắng dịu
nếu trong lúc ngồi thiền mà tâm cảm giác thấy biết như vậy thì đây là một tâm tưởng ,nhưng nếu mới vừa ngồi, mắt nhìn thấy hiện tương này là chuyện thường, không phải lúc ngồi thiền mới thấy, bắt cứ ở đâu chỉ cần tập trung định tâm một chút là thấy, nếu quả đúng như vậy là do thường ngày tâm ít phóng dật (ly dục) tạo nên.
…………………………………………………………………………………………..
và khi tâm đã vào định (an trú) rồi :
minhthoat đã viết:
bình yên chưa bao giờ có trước đây, thức lúc ấy mất hẳn khái niệm về sự vật chung quanh cũng như mất cả khái niệm về thời gian, mặc dù vậy, vẫn còn "biết rất rõ" "mình" vẫn đang vô cùng tỉnh táo, không phải như lúc đang ngũ hoặc đang mơ. Dù là 4, 5 tiếng thoắt qua tưởng chừng như mới 5 phút, sau khi tác ý xuất thiền toàn thân cứng đờ phải một lúc thật lâu mới có thể cứ động lại được vì đã ngồi bất động một thời gian khá lâu, tuy vậy cơ thể lại không cảm thấy chút đau đớn hay mệt mỏi như những lúc ngồi lâu thường nhật, dù không ngũ cả đêm vẫn không mệt mỏi chút nào, trái lại vô cùng sảng khoái, an lạc, nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm thấy đầu óc thông suốt hơn bao giờ hết...
Dù là 4, 5 tiếng thoắt qua tưởng chừng như mới 5 phút
Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
Nếu các căn tạm nhưng hoạt động, riêng tâm thức chỉ biết đề mục đang trôi chảy đều đều là đang nhập định, đang trôi chảy đều đều tức là chỉ biết mỗi một hơi thở ra vô (đề mục hơi thở), thấy biết mỗi một màu sáng (đề mục ánh sáng), thấy biết mỗi một đề mục… của thiền sinh………
sau khi đã chứng sơ thiền rồi, thiền sinh có tác ý trong tâm như sau : _ « nguyện cho tôi nhập định 30 phút » trước khi ngồi, thì tâm tự nhiên hướng đến sự an trú trong thiền 30 phút, trong lúc ấy tâm chỉ biết đề mục thiền ấy thôi, các căn khác hoàn toàn không hay biết, hoặc cảm giác,

nếu là đề mục hơi thở trên mũi thì khi nhập định thì thấy, nghe, cảm giác của thân các căn từ từ biến mất dần, trước nhất là mắt(cảnh sắc), là tai (âm thanh), là mũi (mùi), lưỡi (vị), thân (cảm giác xúc) và cúôi cùng chỉ biết hơi thở ra, và khi xuất định thì tâm cảm nhận biết trước nhất hơi thở vào , rồi biết khuông mặt, rồi cảm giác biết lòng ngực và từ từ biết cảm giác của toàn thân, rồi vị, âm thanh …………………..
lần thứ nhì nguyện 1 giờ, và từ từ tăng dần thời gian nhập định lâu hơn, sau khi xuất định rồi thân tâm đều nhẹ nhàn và an lạc, tánh tình cũng biến đổi dần đần cở mở hơn xưa.

Lưu ý : Xuất thiền và xuất định là 2 loại tâm thiền khác nhau.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]89 khách