Thường hay vô thường

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu tham học bên truyền thống Nam Truyền,

Thực tế trong quá trình học alpha có nhiều điều thắc mắc, thực lòng hỏi thực lòng nghe. Lần này alpha có chút thắc mắc này mong các vị giải nghi giùm.

Trước khi trình bày alpha có chút đề nghị:
- Chỉ trao đổi trên cơ sở pháp học pháp hành của truyền thống Nam Truyền
- Những lập luận dựa trên Kinh điển (Kinh Phật, Luật Phật chế và Vi Diệu Pháp) được xem là khách quan, là cơ sở để tín thọ thực hành.
- Không để tham ái che lấp nội dung thảo luận

Thưa các vị,

Kẻ vô minh ở đời cho rằng hoặc tham lam mà muốn:
- CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG LÀ THƯỜNG => Điên đảo

Hàng ngoại đạo cũng nhận ra đời là vô thường nhưng cho rằng:
- CÓ PHÁP THƯỜNG NHƯNG THỰC TẾ LÀ VÔ THƯỜNG => Điên đảo

Hàng xuất gia mình thì ngược lại cho rằng:
- VẠN PHÁP LÀ VÔ THƯỜNG

Vậy Niết Bàn là thường hay vô thường?

- Nếu Niết Bàn là thường thì vô lý vì đã nói vạn pháp là vô thường thì sao còn có cái Thường? Hay là Kinh điển ta bị ngoại đạo trà trộn?
- Nếu Niết Bàn là vô thường hóa ra tu thành rồi vẫn còn khổ hay sao?
- Nếu Niết Bàn vừa thường vừa không thường thì vừa vô lý vừa khổ hay sao?

Rốt cuộc là hiểu như thế nào cho đúng, trong Kinh Luật và Vi diệu Pháp, cơ sở nào chứng minh cho điều đó?

Mong các vị hoan hỉ chia sẻ giúp alpha. tangbong kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Vậy Niết Bàn là thường hay vô thường?...
Rốt cuộc là hiểu như thế nào cho đúng, trong Kinh Luật và Vi diệu Pháp, cơ sở nào chứng minh cho điều đó?
Theo Alpha thì các pháp từ đâu đến, và đi về đâu?
Thế nào là sắc thọ tưởng hành thức không phải là ta, không phải là của ta?
Muốn liễu tri thì phải làm thế nào?
Đạt đến thắng tri thì phải làm thế nào?
Alphatran hãy tự mình nghiên cứu thì mới là của mình!


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Alpha ngu muội không có thâm sâu như đạo hữu nói được đâu, chỉ là không hiểu chỗ nào thì hỏi chỗ đó thôi.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Phật giáo cũng chia nhiều tông phái , vậy cái lý cuối cùng có phải là minh tâm kiến tánh , hay chỉ là giải thoát sanh tử ?


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Làm ơn không đem nội dung các tông phái khác vào đây, các vị đang thảo luận trong box Nam Truyền


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Theo mình được biết người học đạo chỉ cần học và hiểu , nếu chưa hiểu thì học tiếp , vì kinh sách của Đức Phật để lại thích ứng với mọi căn cơ của người học đạo , từ lúc chưa biết gì mới bước vào học cho đến khi bước ra nở một nụ cười .


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào Alpha nếu dùng kiến thức học cũng chỉ là ngắm hoa thôi
- Nếu Niết Bàn là thường thì vô lý vì đã nói vạn pháp là vô thường thì sao còn có cái Thường?
Alpha phải trả lời trước Pháp là gì cái đã! Niết Bàn là gì cái đã!


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

alphatran đã viết: Hàng xuất gia mình thì ngược lại cho rằng:
- VẠN PHÁP LÀ VÔ THƯỜNG

Vậy Niết Bàn là thường hay vô thường?

- Nếu Niết Bàn là thường thì vô lý vì đã nói vạn pháp là vô thường thì sao còn có cái Thường? Hay là Kinh điển ta bị ngoại đạo trà trộn?
- Nếu Niết Bàn là vô thường hóa ra tu thành rồi vẫn còn khổ hay sao?
- Nếu Niết Bàn vừa thường vừa không thường thì vừa vô lý vừa khổ hay sao?
Chào đh alpha Trần,

Có lẽ đh nhầm lẫn 1 chút ở đây,đức Phật không hề nói VẠN PHÁP LÀ VÔ THƯỜNG mà là "tất cả pháp hữu vi là vô thường",đây là 1 trong 3(hoặc 4) pháp ấn.
Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các Ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo16.html
Phàm là những hiện tượng gì do nhân duyên sanh đều vô thường.

Niết bàn vốn là 1 pháp vô vi,thường hằng.

Còn "vô ngã" lại khác,tất cả pháp,dù hữu vi hay là vô vi(kể cả Niết bàn) đều vô ngã.
Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là : "Tất cả các pháp là vô ngã". Về vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ. Sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị : "Tất cả các pháp là vô ngã".

http://quangduc.com/kinhdien/tangchi/3tangchi14.html
Theo mình,pháp ấn vô ngã này chính là cái tinh hoa của giáo lý đạo Phật,vượt lên trên tất cả ngoại đạo. :)


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu ThegianVothuong đã chỉ rõ cho alpha,

Vậy theo kinh điển thì alpha hiểu chưa đúng vô thường.
Nhưng ở đây bài đạo hữu đăng khiến alpha thấy một điểm mâu thuẩn. Alpha ngu muội nhận thấy rằng: HỄ LÀ VÔ NGÃ THÌ PHẢI LÀ VÔ THƯỜNG, HỄ LÀ VÔ THƯỜNG THÌ PHẢI LÀ VÔ NGÃ. Như thế câu nói "Tất cả các pháp là vô ngã" và chỉ có "các pháp hữu vi là vô thường" đã mâu thuẩn nhau.
Đạo hữu có thể hoan hỉ chỉ rõ thêm giúp alpha không?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Niết Bàn thật sự thì làm gì có khởi ý mà phân biệt là thường hay vô thường. Thường và vô thường là pháp tương đối. Tìm cái thường, cái vô thường đều không được, vì giả danh, vì vô sở đắc. Huống chi là Niết Bàn ư?

Dùng ý thức phân biệt mãi thì vĩnh viễn không bao giờ được Niết Bàn. Hãy buông xuống hết đi!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

niết bàn còn được gọi là vô vi; Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Ba Pháp có nói đến vô vi như sau,
- Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi. Thế nào là ba?

Sanh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi.
do đó chúng ta không thể khẳng định chi về niết bàn

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

trích Kinh Trung Bộ, Kinh số 63, Tiểu Kinh Màlunkyà,

Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là thường còn". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô thường". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là thường còn", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô thường", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.

...

Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời. Hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta không trả lời? "Thế giới là thường còn", này Malunkyaputta là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô thường" là điều Ta không trả lời.

...

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.

Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời? "Ðây là khổ", này Malunkyaputta là điều Ta trả lời. "Ðây là khổ tập" là điều Ta trả lời. "Ðây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt" là điều Ta trả lời.

kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.94 khách