nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời cao

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chiem tuan
Bài viết: 10
Ngày: 03/02/13 06:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời cao

Bài viết chưa xem gửi bởi chiem tuan »

Kính thưa Đạo Hữu biển tâm
chúng tôi, một nhóm nhỏ, có đăng câu hỏi sau khi đọc bàì viết dưới đây của Đh ở trang web phật tử ngày nay, cho đến nay chưa có câu trả lời. Nay tôi xin phép Đh đưa bài viết của Đh cùng với câu hỏi của chúng tôi sang web này, chúng tôi hy vọng Đh vào đọc và từ bi chia xẻ kinh nghiệm quí báu đến những bạn đạo tuy không hề quen nhau nhưng có thể xem như đi chung 1 lộ trình bát thánh đạo.
Xin lỗi đã tự ý đưa bài đi mà không báo trước.
chúng tôi xin cám ơn Đh trước & chúc luôn an lạc thanh tịnh.

Nhẫn 1 Câu Sóng Yên Gió Lặng, Lùi 1 Bước Biển Rộng Trời

Gửi bài gửi bởi chiem tuan » Tháng hai 04, 2013, 7:25 pm

bientam đã viết:|| kính đạo hữu Mymamut
|| kính chư Đạo Hữu

Thuở xưa khi thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ gia đình đi tìm Thoát Khổ, Ngài đã thấy Khổ, tư duy về Khổ & biết Khổ. Trong sáu năm khổ hạnh Thái Tử vẫn chưa tìm ra chân lý, sau đó nhớ lại thuở ấu thơ nhập thiền trong buổi lễ hạ điền, Ngài đã dụng tâm thiền Sắc giới quán sát dòng sinh tử hai chiều thuận nghịch, chứng nhân cho lịch sử Trời Người rằng: chỉ có mười hai nhân duyên Tập khởi gây nên Khổ, chỉ có mười hai nhân duyên Diệt tận đưa đến Diệt Nhân Khổ - Từ đấy có con đường trung đạo –

Lần đầu tiên khi tư duy lời dạy về Chánh Kiến của Thế Tôn, bt nhớ mình đã xúc động: Chánh Kiến là biết rõ Nhân thiện & Nhân bất thiện; biết rõ Tứ Thánh Đế, biết rõ 12 Duyên Khởi; thì ra chính là Biết rõ Khổ, Biết rõ Nhân sinh Khổ, Biết rõ Diệt Nhân sinh Khổ & Biết rõ Đạo lộ đi đến đoạn diệt Nhân sinh Khổ.

Ngày nay chúng ta, những chúng sinh khổ đi tìm con đường thoát khổ may mắn thừa tự Pháp của Ngài, chúng ta xin hãy cùng tự vấn:

1) Thoát Khổ là gì ? là Diệt Nhân sanh tử luân hồi, bởi vì Khổ là Quả đã hiện hành không thể Diệt.
Khi Thật Sự Tỏ Rõ Khổ Vị Ấy Sẽ Không Có Khổ ? bt xin chia xẻ câu này: có thật sự không khổ hay chăng ? hay đây là Thọ của Sắc Thọ Tưởng Hành Thức! Khi tâm bình thản nhìn Khổ trực tiếp thì trạng thái Khổ sẽ diệt, tâm sẽ kinh nghiệm Thọ lạc, Thọ hỷ hoặc Thọ không khổ không lạc, đây là sự sinh diệt bình thường của Sắc Thọ Tưởng Hành Thức mà không phải là Diệt Đế, bởi lẽ sau Diệt Đế nhân sanh khổ sẽ không bao giờ còn sanh lên được nữa.

2) Nhân sinh Khổ là gì ? là tiến trình nhân quả của 12 Nhân Duyên. Chúng ta tìm Nhân sinh khổ qua gốc của 12 chi pháp này.
* Gốc vô minh: gồm vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc, thọ
* Gốc tham ái: gồm ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử.
Vậy thì Tham, Sân (vì do tham mà không được thành sân) & Si là Nhân sinh Khổ.

3) Thế nào là Biết rõ Nhân sinh Khổ ? chúng ta chỉ thấy Quả Khổ chứ chưa thấy Nhân Khổ. Người chưa có chánh niệm tỉnh giác không thể thấy Nhân, nếu có thấy là do tư duy, do thấy Khổ trước mặt, Tưởng về Khổ đã qua rồi kiến giải ra cái Nhân, đây là văn tu & tư tu hay còn gọi là pháp học, pháp hành.

Ngược lại tâm thiền sẽ nhìn được Nhân Khổ ở bậc thô (Thọ Tưởng Hành), thiền thâm sâu sẽ thấy được Nhân vi tế (Thức), Pháp này có được nhờ ba chi phần Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm & Chánh Định của Bát Chánh Đạo
Chúng ta có thể quán sát hay chiêm nghiệm hình ảnh, cảnh thật….bên ngoài để thấy Quả Khổ, nhưng muốn thấy & biết Nhân phải quay vào bên trong.
Trong đạo lộ, Chánh Tinh Tấn là chi pháp quan trọng nhất gồm 4 sự cần mẫn đoạn trừ bất thiện & hành thiện qua thân, ngữ, ý (thân hành, ngữ hành, ý hành) , bất thiện pháp càng ít hiện hành thời chánh niệm càng sâu.
Chánh Niệm là chi pháp quan trọng thứ hai đặt trên 4 xứ Thân Thọ Tâm Pháp, để thấy & biết trạng thái Nhân; thấy & biết Nhân. Thấy & biết như thế từ thô cho đến tế tùy thuộc vào căn cơ duyên nghiệp, thời gian, tâm tánh của người hành Pháp.
Chánh Định là chi pháp cuối cùng để Diệt tận Nhân Tập Đế tùy miên. Đây là pháp thành.

Hơi thở xem ra thật tầm thường với người không hành thiền, có lẽ vì hơi thở không nói lên 4 chữ Khổ Tập Diệt Đạo. Thế nhưng ở những nơi tầm thường nhất lại thể hiện điều cao quí nhất, với chánh niệm vào hơi thở Khổ Tập hiển hiện & Diệt Đạo ở phía trước.

4) Ai thấy được Nhân sinh khổ ? trước tiên là Đức Thế Tôn, kế đến các bậc A La Hán. Bậc hữu học thấy được những trạng thái vi tế của Tham Sân Si, thấy biết những biểu hiệu vi tế của Thọ trên từng sát na sau khi tâm tham, sân, si diệt.
Phàm phu chỉ thấy tham sân si qua Thọ & Tưởng loại thô là đã gọi là có chánh niệm.
Riêng Si là một tâm khó thấy vào bậc nhất.

Khi hành giả đã có chánh niệm tỉnh giác & xả thanh tịnh, cũng như bậc hữu học, vị ấy không còn cần an trú tâm trên đề mục hơi thở và nhu cầu thiền tọa cũng không còn cần thiết, vị ấy trong đời sống bình thản thấy biết Khổ, Tập & sự sanh diệt của chúng. Thấy, Biết & Xã như thế trong 1 tâm hoàn toàn tĩnh lặng có Chánh Định hướng về Niết Bàn thời vị ấy đạt Diệt trong bất cứ tư thế nào. Thánh đệ tử như thế là vị có Đạo (Bát Thánh Đạo) & đầy đủ bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỉ Xả.

Diệt xảy ra ngay tức thời không do tư duy là Diệt tận tham ái vô minh còn sót lại.
Vậy, Đạo lộ mà không cần Thiền làm sao có Diệt tận !!!

5) Phàm phu phải làm gì để thoát Khổ ? Việc làm của phàm phu đang đi tìm thoát Khổ là canh chừng sáu nội xứ khi giao tiếp sáu ngoại xứ một cách tinh tấn miên mật không để cho thân ngữ ý tạo Nhân Khổ. Vì hướng tâm về thoát Khổ nên vị ấy không có thời gian để nhìn ra bên ngoài, vị ấy không thấy mọi người đang đi sai đường chỉ có mình đi đúng, vị ấy không bỏ thêm củi cho lửa tham ái sanh lên thủ chặt tri kiến của mình, vị ấy không có tâm ý mong muốn người khác thuận đồng theo mình. Nếu ngược lại, thời chính là vị ấy đang tích lũy Khổ Tập do si ngã mạn hoành hành. Cầu mong những vị này tiếp tục giữ giới, có được tâm bình thản nhìn Khổ, tìm sâu trong Khổ cái thô Nhân sinh Khổ, may ra nhờ nương vào Pháp Luật mà kiếp nào đó sẽ Diệt nhân sanh khổ.

Người chưa sang bờ không thể biết được vị giác ngộ, không biết Diệt chánh định đã cho vị giác ngộ Minh & bốn đức vô lượng Từ Bi Hỉ Xả, nên vị giác ngộ ấy khi nói biết cho Người cần, biết thời, biết hoàn cảnh, biết căn cơ gieo Pháp lành – như thế vị ấy biết nói nhiều khi cần nói nhiều, biết nói ít khi cần nói ít, biết nói cho Người cần nghe, biết nói vì Người không nói vì chấp Pháp, biết nói vì Pháp không vì thủ thân, nói như thế khiến cho người lãnh hội không gặp khó khăn, nản chí, bất bình….khiến tạo thành tranh luận vô ích.

bt xin giả sử có 3 vị đi con đường trung đạo:
Vị thứ nhất: sống tỉnh giác nhìn rõ từng pháp trên Thân Tâm là Khổ, nhìn rõ trạng thái của Nhân sinh Khổ (???)…cho đến khi cảm nhận sự tỉnh lặng, vị ấy không thiền nhưng xem như sống thiền, vị ấy chắc chắn phải đang có Giới, và 5 chi khác của Bát Chánh Đạo. Đây là vị có Pháp.
Nhưng, nhân sanh Khổ tùy miên của kiếp trước, kiếp trước và những kiếp trước nữa chưa đoạn Diệt. Nhờ Giới mà lậu hoặc chưa có điều kiện (duyên) sanh lên, vị ấy nghỉ mình đã Niết Bàn tự tại nên dừng lại ở chỗ còn khép kín ngăn ngại với thế gian. Thật tiếc thay, vị ấy đã chọn đúng con đường nhưng không thể đi trọn như lời dạy của Thế Tôn (Pháp trung đạo luôn hoàn thiện đoạn đầu, đoạn giữa & đoạn cuối)
Phải chăng đây là hình ảnh của những tu sĩ sau khi Đức Phật nhập diệt ??? đã khiến cho người đời gán vào Đạo Phật nguyên thủy danh tự tiểu thừa !!!

Vị thứ hai: ngược lại, là một người thiếu giới đức, không hộ trì các căn thời không thể có Chánh niệm, Chánh định dù rằng có chút ít hiểu biết về Tứ Thánh Đế. Thọ Tưởng Hành Thức thay đổi trong từng sát na trước thiện sau bất thiện, khi 6 nội xứ gặp 6 ngoại xứ liền theo đó 10 kiết sử sanh khởi, vị này bước đi chập choạng trên Bát Chánh Đạo bởi Tám Chánh không trọn hành. Họ không có Pháp và xem chừng dễ bị điên đảo vì đang Tưởng mình đã thấy biết Tứ Thánh Đế, lại đồng thời đang xây dựng Tập đế. Vị này chưa có Pháp.

Vị thứ ba: Vị này có Chánh Kiến Tứ Thánh Đế , có Chánh Tư Duy để ly dục, ly sân & ly hại. Nhờ Giới vị ấy thuần hành thiền quán với Chánh Niệm trên Thân Thọ Tâm Pháp cho đến khi có Chánh Định. Khi ở vào giai đoạn sống chánh niệm tỉnh giác có xã thanh tịnh, vị ấy cũng sống thiền như vị thứ nhất vốn có tám chi Chánh Đạo và cũng gần như quay lựng với thế gian chỉ vì một lẻ là chưa đi trọn con đường. Nhưng chỗ khác nhau là vị thứ ba này đoạn dần dần tham sân vi tế khởi lên trong định, và rồi trong Chánh Định, Diệt Đế sẽ đoạn tận tất cả lậu hoặc tùy miên còn sót lại. Vị này có Pháp & có Đạo.

Thế nào là vị có Pháp ? có lẽ đạo hữu Mymamut là hiểu hơn ai hết thế nào là có Pháp || bt chỉ xin nhắc ở đây rằng: biết bao lời vàng ngọc Thế Tôn để lại gọi Pháp, là Tam Tạng Kinh Điển cho chúng sinh nương vào chỉ với một mục đích duy nhất là Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi lấy Khổ Tập Diệt Đạo làm một cái khung sườn duy nhất vững chắc, Người phải tự vén bức màn Sắc Thọ Tưởng Hành Thức, dùng ánh sáng Pháp rọi vào, lấy Chánh Niệm Tỉnh Giác + Chánh Định đào sâu vào để tìm Nhân, rồi quán sát cho minh hiển Bốn Đế, cho đến khi Diệt tận gốc rễ Nhân sanh tử.

Ngày nay vị chưa có Pháp lại khư khư ôm vào bốn chữ Khổ Tập Diệt Đạo cho là xưa của Phật chân thật, nay của mình cũng chân thật, thì quả là điên đảo Tưởng. Đức Thế Tôn đã đi lên ngọn núi cao đó rồi, Ngài để lại những dấu chân tuyệt tác vĩ đại, nếu chúng ta đều chỉ đặt chân trên mép dấu chân đầu tiên của Ngài rồi cho rằng đã tuệ tri Pháp thì thật là vong ân với Pháp Luật Thích Ca Mâu Ni & Tứ Thánh Đế - Bát Thánh Đạo e rằng sẽ mất.

Chưa khi nào bt phải nói quá nhiều như vầy, đây cũng là thủ chấp, chúng ta đã thu vào biết bao tri kiến tưởng rằng trí huệ, nhưng thật ra đó là rác của Xúc Thọ Ái Thủ Hữu, gọi là rác vì tuy là Pháp Phật mà bởi tưởng điên đảo thủ chấp thời có đáng quăng bỏ vào thùng rác hay chăng ? nếu không, xử dụng sai thì Pháp đó trở thành thuốc độc.

Do tâm nguyện làm rõ phần nào sự hành pháp Tứ Thánh Đế - Bát Chánh Đạo tương ưng với những gì Thế Tôn dạy trong Kinh Điển, một chút chia xẻ kính tặng cho những vị chân thật đi tìm con đường giải thoát, cũng như kính tặng cho những vị mới hưởng được Thọ Lạc & Thọ Không Khổ Không Lạc lầm tưởng Khổ Diệt, mà bt phải viết dài với hy vọng đầy đủ & đã xử dụng nhiều từ ngữ không được bình dị có thể khiến tâm Người đọc không an, kính xin Quí Thiện Hữu từ bi hỉ xả cho bt. ||

Cuối cùng xin hãy hiểu Pháp chơn thật không phải là từ ngữ Khổ Tập Diệt Đạo.
Pháp chơn thật chỉ có nơi bt, nơi quí Thiện Hữu khi chúng ta có Diệt có Đạo.

Đây cũng chính là phần bt kính chia xẻ cùng đạo hữu Mymamut như đã hứa từ lâu mà chưa có dịp. ||

Kính chúc quí Đạo Hữu, quí Thiện Tri Thức luôn an lành trong Pháp Bảo.

kính,bt ||



Kính chào Đạo Hữu bientam.

Kính mong Đạo Hữu trình bày tiếp rõ nét hơn về mục số 3 thế nào là biết rõ nhân sinh khổ và câu Khi hành giả đã có chánh niệm tỉnh giác & xả thanh tịnh, cũng như bậc hữu học, vị ấy không còn cần an trú tâm trên đề mục hơi thở và nhu cầu thiền tọa cũng không còn cần thiết, vị ấy trong đời sống bình thản thấy biết Khổ, Tập & sự sanh diệt của chúng. Thấy, Biết & Xã như thế trong 1 tâm hoàn toàn tĩnh lặng có Chánh Định hướng về Niết Bàn thời vị ấy đạt Diệt trong bất cứ tư thế nào. Thánh đệ tử như thế là vị có Đạo (Bát Thánh Đạo) & đầy đủ bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỉ Xả. trong mục số 4.

Chúng tôi hiểu Đh đã nói tất cả những cần thiết cho những người đang trên Đạo lộ, xin hãy xem sự chia xẻ thật là có hữu ích với người cần nó như đạo hữu đã viết, với ai không cần nó thì xem như họ không đọc đến.

chúng tôi trân trọng tri ân và kính chúc Đh vẫn luôn thanh tịnh an lạc.

chiem tuan


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kinhle kính đạo hữu Chiem Tuan
bài viết trên từ một nhân duyên khá đặc biệt, sau đó bt không trở lại diễn đàn PTNN nên không được biết về bài của Đạo Hữu. Nay bt rất hoan hỉ chia xẻ chút hiểu về con đường Bát Thánh Đạo đang đi, như một chút duyên nho nhỏ góp phần vào nhóm tu của đạo hữu Chiem Tuan. Mong những lời dưới đây không vượt ngoài học giới chánh ngữ.
bientam đã viết:3) Thế nào là Biết rõ Nhân sinh Khổ ? chúng ta chỉ thấy Quả Khổ chứ chưa thấy Nhân Khổ. Người chưa có chánh niệm tỉnh giác không thể thấy Nhân, nếu có thấy là do tư duy, do thấy Khổ trước mặt, Tưởng về Khổ đã qua rồi kiến giải ra cái Nhân, đây là văn tu & tư tu hay còn gọi là pháp học, pháp hành.

Ngược lại tâm thiền sẽ nhìn được Nhân Khổ ở bậc thô (Thọ Tưởng Hành), thiền thâm sâu sẽ thấy được Nhân vi tế (Thức), Pháp này có được nhờ ba chi phần Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm & Chánh Định của Bát Chánh Đạo
Chúng ta có thể quán sát hay chiêm nghiệm hình ảnh, cảnh thật….bên ngoài để thấy Quả Khổ, nhưng muốn thấy & biết Nhân phải quay vào bên trong.
Trong đạo lộ, Chánh Tinh Tấn là chi pháp quan trọng nhất gồm 4 sự cần mẫn đoạn trừ bất thiện & hành thiện qua thân, ngữ, ý (thân hành, ngữ hành, ý hành) , bất thiện pháp càng ít hiện hành thời chánh niệm càng sâu.
Chánh Niệm là chi pháp quan trọng thứ hai đặt trên 4 xứ Thân Thọ Tâm Pháp, để thấy & biết trạng thái Nhân; thấy & biết Nhân. Thấy & biết như thế từ thô cho đến tế tùy thuộc vào căn cơ duyên nghiệp, thời gian, tâm tánh của người hành Pháp.
Chánh Định là chi pháp cuối cùng để Diệt tận Nhân Tập Đế tùy miên. Đây là pháp thành.

Hơi thở xem ra thật tầm thường với người không hành thiền, có lẽ vì hơi thở không nói lên 4 chữ Khổ Tập Diệt Đạo. Thế nhưng ở những nơi tầm thường nhất lại thể hiện điều cao quí nhất, với chánh niệm vào hơi thở Khổ Tập hiển hiện & Diệt Đạo ở phía trước.
Tám chánh đạo mà chúng ta đã hành, đang hành là những trạng thái tâm đồng được hổ trợ bởi nhiều tâm sở khác tạo thành 37 phẩm trợ đạo:
quan trọng đầu tiên, xuyên suốt & cuối cùng là chi chánh kiến, chánh kiến về nhân quả, về 12 nhân duyên, về Tứ Thánh Đế.
Vị chánh kiến Tứ Thánh Đế là đã hiểu sự bao trùm nhân & quả (Khổ đế) trên thế gian, hiểu Tập đế là 12 nhân duyên, chắc chắc vị ấy sẽ chánh kiến về sự Diệt & con đường đi đến diệt khổ.

Khi đã chánh kiến về Khổ thì sẽ hướng tâm về sự xa lìa tham dục, xa lìa sân hận, xa lìa sự làm hại người hại mình, đây là chánh tư duy.

Song song với chánh kiến & chánh tư duy là phòng hộ 6 căn để không gieo nhân tập đế (tiêu biểu là giai đoạn Xúc Thọ Ái Thủ trong 12 Nhân Duyên) . Phòng hộ sự Xúc khi 6 căn gặp 6 trần cảnh, ví như cần xa lìa những sự tham vui ô nhiễm, thấp kém để Xúc không hình thành; nếu Xúc đã hình thành thời phải nhận biết để thọ kịp thời dừng lại không tiến đến ái & thủ. Đồng thời trong đời sống cũng giữ gìn từng suy nghỉ, lời nói & hành động. Đây là 3 chi chánh ngữ, chánh nghiệp & chánh mạng.

Nhờ Giới & sự bớt dính mắc vào pháp bất thiện, bấy giờ đặt chánh niệm trên 4 xứ thân thọ tâm pháp để có chánh định.

Xuyên suốt con đường 8 chánh luôn hiện diện chánh kiến, chánh tinh tấn & chánh niệm hổ trợ đắc lực cho các chánh khác thành tựu.

Vấn đề quyết định chính là từ chánh niệm đến chánh định (vì vậy chúng ta thường hay nghe nói về con đường Tứ Niệm Xứ)
Chánh niệm trải qua rất nhiều mức, từ ban sơ ghi nhận tất cả những gì xảy ở thân & tâm (Danh & Sắc) ngay hiện tiền, đến chánh niệm tột cùng là không lưu lại quả dị thục, niệm thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, biết……mà không đặt tên đối tượng (tức là thấy thức uẩn) .

Khổ đã là quả không thể thay đổi, Đạo đế dạy chúng ta một mặt đừng tạo Nhân tập đế, mặt khác dùng chánh niệm & tỉnh giác nhận ra Nhân tham ái vô minh (thể hiện qua cảm thọ) một cách tinh cần sẽ đưa đến chánh định.

Vì sao hơi thở xem ra thật tầm thường nhưng lại thể hiện điều cao quí ? vì chỉ ngay nơi hơi thở chúng ta có thể trực nghiệm „nó“ sinh diệt vô thường; „nó" thôi thúc bất toại; „nó“ cứ mặc nhiên thở mà không phải là „ta“ thở.
bientam đã viết:Khi hành giả đã có chánh niệm tỉnh giác & xả thanh tịnh, cũng như bậc hữu học, vị ấy không còn cần an trú tâm trên đề mục hơi thở và nhu cầu thiền tọa cũng không còn cần thiết, vị ấy trong đời sống bình thản thấy biết Khổ, Tập & sự sanh diệt của chúng. Thấy, Biết & Xã như thế trong 1 tâm hoàn toàn tĩnh lặng có Chánh Định hướng về Niết Bàn thời vị ấy đạt Diệt trong bất cứ tư thế nào. Thánh đệ tử như thế là vị có Đạo (Bát Thánh Đạo) & đầy đủ bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỉ Xả.
Với sự thành tựu chánh định của 4 tầng thiền, toàn bộ 7 giác chi hiển lộ trên các pháp sanh-trụ-diệt nên tâm luôn hướng về Niết bàn, xuôi về Niết bàn khiến Diệt đến một cách bất ngờ như một lẽ đương nhiên.

Bát Thánh Đạo có hữu lậu & vô lậu, hành trình này tiến đến đâu thì an trú & tỉnh giác biết đến đó, an trụ vào pháp sanh là niệm giác chi, biết pháp sanh diệt là trạch pháp giác chi, như thế là xả dần pháp sinh diệt để tiến đến vô sanh chánh giải thoát (Bát Thánh Đạo vô lậu) , nếu chấp thủ vào bất cứ giai đoạn nào (giai đoạn giới thanh tịnh, giai đoạn tâm thanh tịnh của tầng thiền hoặc giai đoạn phát triển tuệ sanh diệt…) cũng chỉ là Bát Thánh Đạo hữu lậu cho phước tái sanh Trời Người.
bt chưa học hết tam tạng kinh điển, tuy vậy qua một số Kinh cần thiết cũng có hiểu rằng Phật Pháp đa dạng do Thế Tôn nói cho mỗi hạng chúng sanh, nhưng đều bao hàm ở chỗ không chấp Thủ.

Tựu chung là chúng ta đi tìm Thoát Khổ thì phải chánh kiến về Tứ Thánh Đế & 12 Duyên Khởi; giữ Giới & phòng hộ sáu căn; tinh tấn – chánh niệm – tỉnh giác trên thân thọ tâm pháp; đạt chánh định – cái gì đến ắt sẽ đến -
Kính chúc đạo hữu Chiem Tuan cùng thiện bạn hữu luôn an lành trong Giáo Pháp & đi thông suốt con đường.

kính,bt kinhle
Sửa lần cuối bởi biển tâm vào ngày 18/02/13 13:57 với 1 lần sửa.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kinhle kính đạo hữu Chiem Tuan & quí Đạo Hữu

Ngoài kinh Trạm Xe - kinh số 24- Trung Bộ chỉ rõ từng giai đoạn thanh tịnh giới, thanh tịnh tâm và thanh tịnh tri kiến liên hệ với 16 tuệ minh sát, còn có những bài Kinh sau chúng ta cũng nên tham cứu thêm:
- Kinh Chánh Tri Kiến – Kinh số 9 - Trung Bộ
- Kinh Phân Biệt Về Sự Thật – Kinh số 141 – Trung Bộ
- Tương Ưng Nhân Duyên – Tập 2 – Chương 1 – Tương Ưng Bộ
- Kinh Ví Dụ Lõi Cây – Kinh số 29 – Trung Bộ
- Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi – Kinh số 27 – Trung Bộ
- Đại Kinh Người Chăn Bò – Kinh số 33 – Trung Bộ
- Đại Kinh Bốn Mươi – Kinh số 117 – Trung Bộ

kính,bt kinhle


chiem tuan
Bài viết: 10
Ngày: 03/02/13 06:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời

Bài viết chưa xem gửi bởi chiem tuan »

Kính thưa Đạo Hữu biển tâm
Vậy là phải hành bát thánh đạo ngay khi bắt đầu tu, chứ không phải như nhiều vị Thầy dạy bát thánh đạo là 8 pháp cuối cùng vì nó nằm ở vị trí cuối cùng trong 37 phẩm trợ đạo. Do nhờ câu bát thánh đạo hữu lậu và vô lậu mà chúng tôi nhận thấy rõ ràng hơn.
Nay xin được hỏi thêm một câu: có người tu tứ niệm xứ nhưng vẫn chưa chánh kiến sâu Tứ Diệu Đế, vậy theo Đh tu như vậy có gì chướng ngại, thiếu thốn cho họ hay không ?
Riêng chúng tôi sẽ thảo luận cùng nhau sâu sắc hơn nữa về bài kinh Chuyển Pháp Luân.
Chúng tôi muốn xin cám ơn bài viết của Đh dành cho nhóm nhỏ chúng tôi và cũng cám ơn Đh chỉ những bài kinh cần phải học tập thêm.
Sắp tới chúng tôi xin được học hỏi từ Đh thêm nữa, xin Đh chấp nhận.
Chiem tuan & đồng đạo kính chúc Đh biển tâm luôn luôn an lạc thanh tịnh.
chiem tuan


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kinhle kính đạo hữu Chiem Tuan

Thiếu chánh kiến về Tứ Thánh Đế & 12 Nhân Duyên thì không chướng ngại cho việc hành Tứ Niệm Xứ, nhưng thiếu sót cho Bát Thánh Đạo siêu thế, vì chưa hiểu được Khổ thì tâm không luôn hướng về giải thoát, không luôn xuôi về Niết Bàn, không thuận dòng Thánh đạo.

Đạo hữu Chiem Tuan & đồng đạo nên tham dự những khóa thiền tích cực tối thiểu 10 ngày, trước đó cần trang bị tư lương Pháp & Luật , đó là chút ít Tứ Thánh Đế, 12 Nhân Duyên & Giới thanh tịnh. Như thế sẽ gặt hái kết quả tốt đẹp mà không mất một thời gian của mấy ngày đầu.

Kính chúc Quí Vị luôn tăng thịnh trong Chánh Pháp

kính,bt kinhle


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kinhle kính đạo hữu Chiem Tuan

bt xin bổ túc thêm, đa số hành giả quán thân hay quán thọ hay quán tâm cũng đều có thể thấy tánh vô thường, khổ & vô ngã, nhưng nhiều vị bị đứng lại sau khi kiến được tuệ sanh diệt, tuệ diệt; hay chưa thể xả được các hành thanh tịnh (vì nó cũng vô thường, khổ, vô ngã) ở tuệ thứ 11. Theo bt, do những vị này thiếu chánh kiến Tứ Thánh Đế (yếu tố tối ưu để tâm hành giả sau khi ngộ Pháp luôn hướng về giải thoát) & thiếu sự mạnh mẽ của Tín lực (1 yếu tố quan trọng trong ngũ lực) tin rằng mình sẽ giải thoát.

chánh kiến Tứ Thánh Đế & 12 Nhân Duyên cũng hổ trợ cho 5 phần Quán Pháp Trên Pháp (quán 5 triền cái, quán 6 nội xứ, quán ngũ uẩn, quán thất giác chi, quán Tứ Thánh Đế) mà tất cả các vị quán thân, quán thọ, quán tâm đều phải trải qua, nhưng tâm thì nhanh mà chánh kiến lại thiếu nên không Thấy & Biết mà thôi (ví dụ trong phần quán Ngũ Uẩn diệt dần từ sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho đến thức uẩn). Hoàn tất quán pháp là bước vào siêu thế Đạo.

Kính chúc Quí Thiện Hữu luôn tăng thịnh trong Chánh Pháp.

kính,bt


chiem tuan
Bài viết: 10
Ngày: 03/02/13 06:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: nhẫn 1 câu sóng yên gió lặng, lùi 1 bước biển rộng trời

Bài viết chưa xem gửi bởi chiem tuan »

Kính thưa Đạo Hữu biển tâm kinhle
chiem tuan và đồng đạo vô cùng cám ơn sự dẫn giải kỹ lưỡng thể hiện từ tâm nơi Đh biển tâm.
Chúng tôi đang đi con đường Đh biển tâm đã đi qua, chúng tôi ước mình đừng có chán nản, đừng có lạc đường. Lạc đường có nhiều người đã đi trước chúng tôi, nghe nói vì tham vọng, vì mong cầu mau chóng đạt đạo, còn việc chán nản thì dễ xảy ra lắm Đh ơi, trăm phần là con đường nó dài & khó đi quá. Lời của Đh có lý, cần phải hiểu thấu Tứ Thánh Đế và 12 Duyên Khởi, giữ Giới trong đời sống & tìm một trường thiền để tham dự.
Chúng tôi tìm hiểu được biết những trường thiền, những thiền viện ở phương tây rất là nghiêm túc, người phương tây có thể khép mình vào kỷ luật trong 10 ngày không nói 1 tiếng, họ sống & tu trong chánh niệm nên họ dễ đạt được một vài phần tuệ giác nào đó nhỏ lớn tùy theo căn cơ, rồi khi về lại nhà họ là một con người đổi thay, hay có khi là một người mới. Ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan cũng vậy và lại có các Thiền Sư uy tín chỉ dạy. Việt Nam thì chắc là chưa được như vậy đâu, tuy vậy thời gian gần đây VN cũng có nhiều khóa tu do các vị Thiền sư được mời từ nước ngoài về.
Chúng tôi một nhóm chỉ vài người nhưng đã quyết tâm đi, con đường dài thật đó, khó đi thật đó, nhưng chúng tôi đã có thấy nó rõ như trên tấm bản đồ, chỉ còn một việc là chúng tôi phải bước đi thôi thì mới tiến xa hơn được. Đa tạ Đh chỉ bày.
Quán pháp trên ngũ uẩn diệt sắc uẩn thọ uấn tưởng uẩn hành và thức uẩn có phải chứng vô ngã ? quán pháp trên ngũ uẩn là phần thứ 3 của quán pháp trên pháp, vậy có phải còn trải qua quán pháp trên thất giác chi & quán pháp trên tứ thánh đế là bước vào siêu thế đạo ? phải vậy hay chăng thưa Đh ? 2 câu hỏi này đã đi quá xa, có gì không phải thì Đh cũng bỏ qua cho kinhle
chiem tuan và đồng đạo xin cám ơn và kính chúc Đh luôn an lạc thanh tịnh.
chiem tuan


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.96 khách