Phẩm tỉnh giác tự truyện

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Phẩm tỉnh giác tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

21-23. Tỉnh giác
Hình ảnh
I. "Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm ngự tâm".
Cảnh vật là vô thường biến đổi. Tất cả hiện tượng chỉ như dòng nước chảy trôi không bao giờ dừng nghỉ – Họa chăng còn rớt lại trên vết thời gian một chút dư âm "trăm năm: lòng nhủ lòng". Nói theo thi hào Nguyễn Du:

II. Tỉnh giác: Tỉnh là tỉnh thức, tỉnh táo, bình tỉnh, giác là cái biết, biết của các giác quan. Tỉnh giác là sự hiểu thấy bằng tâm thức qua sáu giác quan.

III. Trong Kinh Niệm Xứ dạy:
•Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.
•Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”.
•“Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập;
•“An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
1. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri: “Tôi quay dài”; hay khi quay ngắn, tuệ tri: “Tôi quay ngắn”.
2.Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, tuệ tri: “Tôi thở ra dài”;
3.Hay thở vô ngắn, tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”.
4.“Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
(Trích trong Trung Bộ Kinh - tập I (bài 10). Nguyên bản Pàli. Việt dịch: HT Thích Minh Châu.)

IV. Bất luận là cuộc sống ngoài đời hay đạo cũng phải sống tỉnh giác chuyên cần. Thứ đến biết rõ việc " ác bỏ, thiện giữ " là người sống tốt. Người Phật tử không thể nào thiếu ba món tư lương làm hành trang, đó là ba môn "Tam vô lậu học" vậy. Xem lại bài kệ 21;22;23. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.
Trung Bộ Kinh - tập I .10. Kinh Niệm xứ. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Sơ lược tiểu sử Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm tỉnh giác tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

24. Tự giác
Hình ảnh
I. Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm và người chạy theo ánh sáng Bình đẳng, từ bi và trí huệ thật là ý nghĩa.

II. Nghèo cho sạch rách cho thơm. Nghèo nhưng không trộm cắp, tức là nghèo nhưng lòng trong sạch, Nghèo nhưng không bợ đở, lòn cuối để cầu xin, mà quên đi nhục nhã. Mất đi danh dự... Tức là nghèo cho sạch rách cho thơm là vậy. (Xem tiếp bài tâm sự: Nghèo đeo bám tôi cả cuộc đời http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/ta ... -cuoc-doi/

III. Trong bài kệ số 24 nói lên sự trong sạch của người tỉnh giác, dầu bắt cứ ở hoàn cảnh sang giàu, nghèo đói cũng phải sống đúng theo lời Phật dạy, thì mới thật sự là người Phật tử chân chánh.(Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm tỉnh giác tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

25. Có công mài sắt có ngày nên kim
Hình ảnh
I. Chính Ta thu nhận ông vào Tăng đoàn. Nay anh ông đuổi đi, tại sao ông không đến Ta? Ðến đây! Ông hoàn tục thì làm được gì? Hãy ở lại với Ta.

Phật xoa đầu ông, với lòng bàn tay mang đường chỉ bánh xe Pháp, và dẫn ông đến ngồi cạnh hương thất. Xong Ngài dùng thần lực tạo ra một miếng vải thật sạch đưa cho ông, bảo:

- Cùlapanthaka, ông hãy ngồi tại đây, quay mặt về hướng đông, vừa lau khăn này vừa nói: "Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn!"

II. ...Ngài đã quáng thấy vào thời Phật Ca-diếp, Châu-lợi-bàn-đặc rất thông minh, nhưng khi vào Tăng chúng, ông đã chế nhạo và đùa cợt một Tỳ-kheo kém trí. Vị này vì bị làm trò cười nên không học thuộc, thậm chí không lặp lại được lời kinh. Do quả báo này ông tái sanh thành người đần độn.

III. Bài kệ này nói về sự... Nỗ lực không chễnh mãng. Tự chế, có kỷ cương. Ví như một Bậc trí xây hải đảo, thì Lũ lụt khó dâng tràn. Về chuyên nhân quả như tích chuyện Châu-lợi-bàn-đặc. Và sự kiên trì thực hành một "Pháp". Thì việc gì có khó mấy, vẫn có thể làm xong.
(Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.106 khách