Hộ Niệm vãng sanh trong thời Đức Phật.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Hộ Niệm vãng sanh trong thời Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Trung Bộ Kinh: Giáo Giới Cấp Cô Độc

1. Thời Đức Phật, khi một người họ cảm thấy trong người mình không còn đủ sức sống nữa họ hay thường nhờ những người nhà đến để đảnh lễ Đức Phật và Chư Tăng để mong các Ngài vì lòng bi mẫn quan lâm hộ niệm.
Hình ảnh
Trường hợp như ông Cấp Cô Độc thỉnh được Ngài Xá Lợi Phất đến thuyết pháp, về sau này chúng ta thấy có ghi trong Trung Bộ Kinh là bài Giáo Giới Cấp Cô Độc.

2. Ở trong trường hợp này các vị tỳ khưu không thuyết pháp nhưng các Ngài đã tụng kinh hộ niệm bài kinh Tứ Niệm Xứ, một bài kinh mà chúng ta thường thấy trong Trung Bộ Kinh hoặc bài Đại Niệm Xứ trong Trường Bộ Kinh, thì việc tụng niệm như vậy đã được ghi nhận từ thời Đức Phật còn tại thế, và việc tụng niệm rất đơn giản.

3. Ngày hôm nay tại các quốc gia Phật Gíao Nam Tông Chư Tăng vẫn còn duy trì việc tụng niệm này trong hình thức tương đối rất giản dị, thí dụ như một người sắp lâm chung thì Chư Tăng đến bên giường người bịnh để tụng một bài kinh nói về vô thường, khổ não, vô ngã, một bài kinh nói về Phật Pháp Tăng, bài kinh nói về sự tu tập, bài kinh có khi dài khi ngắn tùy theo vị trưởng lão hướng dẫn kinh, nhưng phần lớn người ta xem việc hộ niệm là quan trọng và nếu trong đời mình trong giây phút lâm chung có người hộ niệm tụng kinh hay thuyết pháp cho mình nghe thì đó cũng là một duyên may rất lớn, nên giây phút cận tử rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta.
***
II. Câu chuyện thứ hai trong kinh Pháp Cú, kệ số 16 có nói về ông Đàm Mi.

4.Tích chuyện ông Đàm-mi.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến chuyện ông Đàm-mi, một người thiện-nam được sanh lên cõi trời Đâu-suất.

Thuở xưa, ở nước Xá-vệ có một người thiện-nam rất có đức-hạnh và rất chăm làm việc bố-thí. Thường thường, ông dưng thực-phẩm cho các vị tỳ-kheo đi khất-thực và cúng-dường các vật-dụng cần-thiết cho chư Tăng, như thuốc men, quần-áo, giường chiếu, v.v. Ông lại lãnh-đạo một nhóm cư-sĩ đông-đảo thường đến đảnh-lễ và nghe Đức Phật thuyết-giảng giáo-lý. Ông được bảy người con trai và bảy người con gái, tất cả đều giống tánh Cha, biết giữ-gìn giới-đức và chăm làm bố-thí.

Đến khi về già, gần chết, ông Đàm-mi cho cung-thỉnh chư Tăng đến tụng kinh bên giường bịnh. Trong khi chư Tăng đang tụng Kinh TỨ-NIÊM-XỨ, thì có sáu chiếc thiên-xa từ trên các cõi Trời hiện xuống và mời ông tùy-ý bước lên một chiếc để được đưa lên một trong sáu cõi Trời. Ông Đàm-mi bảo chư Thiên hãy chờ một chút, sợ làm gián-đoạn việc tụng kinh.

Khi dứt thời kinh, ông Đàm-mi gọi các con lại, nói rằng các thiên-xa đang chờ ông, và yêu-cầu các con rắc hoa lên chiếc thiên-xa đi về cung Trời Đâu-suất mà ông chọn để tái-sanh. Rồi đó, ông thở hơi cuối cùng và được sanh lên cung trời Đâu-suất như ước-nguyện. Như thế, người làm lành được hưởng phước ngay trong đời nầy và còn tiếp-tục hưởng nữa về đời sau.
Khi Đức Phật kể tích chuyên nầy xong, Ngài đọc lên bài Kệ như sau
Nay vui-sướng, mai còn vui-sướng,
Kẻ làm lành vui hưởng hai đời.
Anh còn sung-sướng lâu dài,
Mỗi khi nhớ lại điều ngay mình làm.
(Kệ số 016).

III. Và xin nói thêm về hiện tượng cận tử nghiệp:

Chúng tôi muốn nói đến hiện tượng khác, một hiện tượng mang tính chất tâm lý, nhưng tâm lý hơi đặc biệt đó là hiện tượng của một người lúc sắp lâm chung, theo trong kinh Phật một người sắp lâm chung họ có thể thấy một ở trong 3 điều mà chúng ta gọi là những giây phút cận tử, họ có thể thấy kama tức là nghiệp của mình, một người trước kia là một chiến sĩ xông pha ngoài trận mạc họ có thể thấy những trận đánh, hay một người chài lưới họ có thể nhớ lại hành động chài lưới của mình, hoặc giả một người tạo phước cúng dường họ nhớ lại những công việc của mình đã làm, những hình ảnh đó chúng ta gọi là nghiệp.

Có những người thấy nghiệp tướng như người đồ tể sắp chết thì lại nhớ đến con dao, một người nhậu nhẹt thì nhớ tới chai rượu hoặc giả người thầy giáo thì nhớ đến bảng đen phấn trắng v.v… nghiệp tướng là họ làm cái gì đó làm cho họ liên tưởng đến thứ đó thì gọi là nghiệp tướng.

Người ta còn thấy một thứ nữa gọi là sanh tướng hay thú tướng, thú này không phải là loài vật mà là cảnh giới khi thọ sanh, chẳng hạn chúng ta nói thiện thú, ác thú - thú là cảnh giới tái sanh, thì cảnh giới tái sanh người ta có thể nhìn thấy chẳng hạn một người mất đi nhìn thấy vú mẹ thì họ sanh làm người, hay họ thấy cảnh sông núi, nếu một người phải sanh vào địa ngục thì họ thấy lửa của địa ngục đang cháy phừng phừng, hoặc giả họ thấy được thiên cung thì họ sanh cõi trời.(Giảng Sư: TT Giác Đẳng).

IV. Forum:
So sánh lại bài này và Tịnh Độ thì chúng ta thấy việc hộ niệm hay trợ niệm vãnh sanh điều giống nhau trên hình thức. Là cầu nguyện cho người sắp chết ra đi thông thả, thứ đến muốn cho người sắp chết quên đi và đừng nghĩ đến vĩ vãng, quá khứ như gia đình vợ con tiền của, có thể làm ảnh hưởng đến việc thọ sanh.v.v.
Tóm lại: Nếu là một Phật tử thuần về Tịnh Độ thì cầu ban trợ niệm, cầu tha lực Phật A Di Đà.
Riêng về Phật tử Nam Tông thì có kính Tứ Niệm Xứ hay kinh Đại Niệm Xứ.v.v. (Xem lại bài giảng của Giảng Sư TT Giác Đẳng.)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.85 khách