Phẩm Song yếu tự truyện

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

01. Ví dụ con trâu kéo cày.
image002.jpg
image002.jpg (41.63 KiB) Đã xem 2595 lần
Hình ảnh trâu và cày tượng trưng cho cảnh nông thôn. Người cày cấy cùng với trâu.

Trích dẫn I. Cây cày gồm ba phần là bắp cày, chuôi cày và gọng cày nối dài từ bắp cày chạy dài tới cái ách để gác lên đôi vai trâu bò. Cái ách phải được bào cho láng bóng để khỏi làm phồng da cổ bò trâu.

II.Thơ
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa...
Ý nghĩa câu ca dao này nói lên sự đồng cam, chịu khổ của người vợ và chồng. Muốn có hạnh phúc ấm no, phải làm vất vả mưu sinh thật là khổ cực giống như hình ảnh. Người và trâu...

III.Trâu cày
Trong Pháp kệ số 1. Là hình ảnh trâu cày ví như đời sống đã cực khổ rồi, mà tâm ý còn sanh tâm này nọ, âm mưu tính kế thì cái khổ chỉ trồng thêm khổ thôi.(Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/11/12 22:42 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

02. Ví dụ: Bóng và hình.
imagesCAUCXLBH.jpg
imagesCAUCXLBH.jpg (3.21 KiB) Đã xem 2562 lần
Hình ảnh người con gái và bóng của người mẹ.

I. Hình là hình tướng, hình thể, hình đâu thì bóng đó, khi ta đứng dưới ánh nắng, ngọn đèn. Hiện rõ bóng dáng của hình hay vật. Hình và bóng ngụ ý tình mẹ, tâm con.

II. Thơ:

Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm được những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.

Bài thơ này thể hiện công lao nuôi dưỡng của người mẹ như lá trong rừng, như sao trên trời, không thể nào đếm hết cho được. Sư thương yêu của người mẹ thật vô bờ bến.

III. Bóng chẳng lìa hình:

Theo Pháp kệ 2, so tâm ý trắng trong như bóng chẳng lìa hình. Là ngụ ý thể hiện như một tình mẩu tử thiêng liêng của mẹ đối với con. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/11/12 22:44 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

03. Nặng cõi lòng
Nặng cõi lòng.jpg
Nặng cõi lòng.jpg (8.33 KiB) Đã xem 2524 lần
imagesCAEH1TY4.jpg
imagesCAEH1TY4.jpg (13.79 KiB) Đã xem 2519 lần
I. A Tu La là tâm tức giận, kiêu căng và nghi kị, chiến tranh, khói lửa, chém giết lẩn nhau...Kẻ thua thì,

Ngậm đắng nuốt cay, chờ ngày trả hận.

Hoặc là...

Thù này không trả, chẳng đội trời chung.

II. CA DAO
Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.

III. Nặng cõi lòng, chính là do mình tạo. A Tu La cũng chính do mình gây. Chẳng lợi ích gì. Đại ý của Pháp kệ 3 là như vậy. Nếu tâm bạn còn nghĩ tới kẻ hại, người thù. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

04. Nhẹ cõi lòng
Nhẹ cõi lòng là thế đấy!.jpg
Nhẹ cõi lòng là thế đấy!.jpg (10.85 KiB) Đã xem 2482 lần
Bồ tát, A tu la.jpg
Bồ tát, A tu la.jpg (11.92 KiB) Đã xem 2488 lần
I. Bồ tát là người tốt, có tâm độ lượng, đại bi tâm.
Bồ tát có nhiều đẳng cấp, công hạnh hoằng Pháp khác nhau.
Bồ tát thế gian, và Bồ tát xuất thế gian, Xem tiếp...

II. Pháp kệ:
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chịu khổ đau.
Vui thay, sống an hoà,
Thắng bại bỏ lại sau.

III. Bài kệ này giống ý của bài pháp 4, có nghĩa là người không còn chấp ta, chấp người, chúng sanh thọ giả, cuộc sống lúc nào cũng thư thái, tâm hồn nhẹ nhàng. Lòng không nặng lo ưu phiền, nhẹ cõi lòng. (Bất Nhị)
(Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến trong kinh Kim Cang)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

05. Oán hận nên giải, không nên kết.
Obama tắm Phật.jpg
Obama tắm Phật.jpg (21.13 KiB) Đã xem 2460 lần
I. kinh A Hàm
Ðức Phật có dạy:"Cuộc đời là biển khổ. Nước mắt chúng sanh nhiều hơn bốn biển lớn".

II. Cuộc đời đầy dẫy những chuyện khổ đau, chúng sanh chìm đắm trong biển khổ, khiến cho nước mắt trong nhiều đời nhiều kiếp có thể so sánh với nước bốn biển lớn. Con người mãi mê đấu tranh, giành giựt, hận thù, bon chen, hơn thua trong cuộc sống, do lòng tham lam, sân hận, si mê, mà quên đi những khổ đau, cho đến khi nhắm mắt lìa đời, cũng chưa giác ngộ được. Ðó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi. (Cư Trần Lạc Ðạo, Cư sĩ Chính Trực )

III. Xem ảnh ông Obama tắm Phật, Kinh A Hàm Phật dạy. Xem lại: bài Pháp kệ 5. ===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

06. Hơn thua, tranh cải cũng thua ôn thần.
Thần chết.jpg
Thần chết.jpg (26.78 KiB) Đã xem 2426 lần
I. Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể...Xem wikipedia

II. Ca dao:
Chỉ đâu mà buộc ngang trời,
Tay đâu mà bụm miệng người thế gian.
Ngụ ý câu ca dao, nếu làm chuyện gì tốt hay xấu cũng không thể che miệng thế gian.

III. Trong pháp kệ 6 này, có tranh cải hơn thua rồi cũng thua ông thần chết, Hoặc bạn hơn người thì người khác cũng muốn hơn bạn...Trong đại ý kinh: Nếu mình có nhu yếu tu học, nếu mình có khả năng lắng nghe và học hỏi thì mình sẽ không có nhu yếu tranh luận hơn thua.Kinh Buông bỏ ý muốn hơn thua
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
*KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
*Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
*Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

07. Ví dụ: Như gió to nhổ cả cây mềm.
Gió.jpg
Gió.jpg (8.07 KiB) Đã xem 2388 lần
I. Cảnh
Gió đưa liễu yếu mai oằn,
Liễu yếu mặc liễu, mai oằn mặc mai.
(Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Nam, Đồng Tháp (câu số 3200 )

II. Thơ:
Lắm kẻ yêu như diều gặp gió,
Chẳng ai ngó như chó đầu hè.
Gió đưa kẽo kẹt cành tre,
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu.
(Ghi Chú: * Đàn bầu một loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam chỉ có một giây tiếng ngân ai oán ru ngủ làm lắm người mê Xuất xứ: - Đại Chúng (câu số 19827 )

III. Ái dục
Pháp kệ 7, kẻ nào thích tìm, thú vui, vật chất, thích chạy theo trần cảnh, đắm chìm trong các dục vọng, thì sẽ giống như cây cỏ không chịu nổi gió sương. Như bài thơ trên. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

08. Ví dụ: Núi đá và gió to.
Như núi đá sao ngại gió to.jpg
Như núi đá sao ngại gió to.jpg (125.92 KiB) Đã xem 2369 lần
I.
Làm ít, ăn ít có dư
Làm giỏi ăn dữ cũng như không làm.

II. Tục ngữ (tục: thói quen có từ lâu đời; ngữ: lời nói) là những câu nói gọn ghẽ, có ý nghĩa, lưu hành từ xưa do cửa miệng người đời truyền lại.
Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao.(Giáo sư Vũ Ngọc Phan)

III. Thiểu dục là muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. Sống cuộc đời đừng quá đòi hỏi, đeo đuổi theo dục vọng thì sẽ khổ thêm. Phải biết thân là Bất tịnh, tâm này vô thường... Theo Pháp kệ 8. Khuyên: Chấn chỉnh giác quan, điều độ uống ăn...Bởi ví như núi đá, thì sao ngại gió to...!? (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

09-10. Chiếc áo cà-sa.
cà sa.jpg
cà sa.jpg (14.3 KiB) Đã xem 2358 lần
I. Áo cà sa
Theo Thiền tông Trung quốc, áo cà sa của Phật tượng trưng cho sự lảnh đạo. Tổ thứ năm là Ngài Hoằng Nhẫn (601-674) trao truyền (Y Bát) cho ngài Huệ Năng. Là vị Tổ cuối cùng nhận y bát.

II. Đạo Nguyên (Dogen) nói rằng :
Áo mặc của kẻ thế tục làm gia tăng dục vọng – nhưng tấm áo của Phật, tấm áo của một sinh linh Giác Ngộ, nhổ bỏ tận rễ tất cả những dục vọng đó.

III. Theo truyền thuyết Phật giáo Nguyên thủy, chiếc áo cà-sa là những miếng vải vụn, vải rách bạc màu được khâu lại với nhau để làm áo. Phật và Tăng đoàn của Phật dùng áo ấy để che thân, để đắp và để gấp lại làm tọa cụ. Nếu người không giữ giới hạnh, không khắc phục các giác quan thì không xứng đáng mặt áo cà-sa. Theo Pháp kệ 9. (Bất Nhị)

IV. Ca dao:
Đi với Bụt mặc áo cà sa,
Đi với ma mặc áo giấy.
Tức là đi tu theo Phật thì tất nhiên mặc áo Phật (là áo cà sa). Thì tâm niệm phải lìa bỏ các dục vọng, cắt bỏ những sự ưa chuộng của người đời thì mới thật là một người Phật tử chân chánh.

Ai từ bỏ ô nhiễm
Khéo nghiêm trì giới hạnh
Sống chân thực, tự chế
Thật xứng với cà-sa.010
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

11. Tà kiến
Kệ 11
Kệ 11
11.jpg (61.3 KiB) Đã xem 2271 lần
I. Tà kiến là cái nhìn, cái thấy sai lầm không đúng với cộng đồng. Do ý nghĩ sai, lời nói sai, hành động cũng sai. Xem Kinh Phạm Võng.

II. Thương nhau trái ấu cũng tròn,
Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo.

III. Thương thì sao cũng được, khi đã ghét rồi cái bóng đi ngang cũng ghét. Đó là cái lầm lổi lớn nhất của người trong sự sống. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.[/quote]


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

12.Chánh kiến
Kệ số 12.jpg
Kệ số 12.jpg (91.75 KiB) Đã xem 2255 lần
I. Chánh kiến là cái thấy chân chánh, Chánh kiến cũng là một nền tảng đạo đức, không làm bất cứ điều ác, có thể hại đến tài vật, người...

II. "Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" (3251-3252 Truyện Kim Vân Kiều)

III. Theo bài thơ của Nguyễn Du, ông nói chữ thiện bằng ba chữ tài. Theo nghĩa đen, dù có tài vật nhiều chi cũng không bằng một người thiện lương. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.[/quote][/quote]


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

13. Nhà vụng lợp
Nhà vụng lợp.jpg
Nhà vụng lợp.jpg (34.48 KiB) Đã xem 2221 lần
I. Đây là hình cái nhà ở thôn quê, vùng rừng núi Việt Nam, người dân rất nghèo. Họ lợp mái bằng lá, bằng cây...Do đó mỗi khi mưa lớn thường bị thấm dột xuyên qua mái nhà.

14. Nhà Khéo lợp
Nhà khéo lợp.jpg
Nhà khéo lợp.jpg (42.93 KiB) Đã xem 2216 lần
II. Còn nhà khéo lợp, xây cất bằng gạch đá, máy ngói, tường si măng như chùa miểu thế nào. Thì có khi tới mấy trăm năm. Nhìn nhà có thể đoán được cuộc sống của chủ nhà.

III. Nhà tôi mái dột cột xiêu,
Muốn đi cưới vợ sợ nhiều miếng ăn.

Nhà tôi nghề giã nghề nông,
Lặng thì tôm cá đầy trong đầy ngoài.

IV. Ý nghĩa câu ca dao trên cũng giống như hai bài Pháp kế 13 và 14. Nếu ta không khéo tu, không lo tích phước phùng thiện thì sẽ bị nghèo, còn ở đạo thì bung lung không tinh tấn thì làm sao thành công...Do đó nhìn người ta đoán được số giàu nghèo, nhìn cách ăn ở mà ta hiểu nghiệp nặng nhẹ hay không...(Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.[/quote][/quote][/quote]


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.102 khách