Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính thưa các đạo hữu, kính thưa đạo hữu Tê Giác Một Sừng, đạo hữu Biển Tâm, đạo hữu Mymamut, đạo hữu Khai Nhụy
kinhle kinhle kinhle
Do duyên lành, TMH đã được quen và học pháp nơi đạo hữu Tê Giác Một Sừng, từ thảo luận cuối cùng về Tứ Niệm Xứ của đạo hữu ấy, đạo hữu ấy đã hạ quyết tâm tinh tấn tự mình tìm ra câu trả lời về pháp hành Niệm Xứ, như tê giác một sừng thích sống độc cư.
Mong rằng đạo hữu Tê Giác Một Sừng được nhiều an lạc, đã thấy ánh sáng trên đường đi, và tinh tấn trong diệu pháp của Thế Tôn.
Nhờ sự động viên khi trao đổi với đạo hữu ấy mà TMH mới tìm hiểu về Thiền Minh Sát và thực hành.
Tuy không được gần gũi thầy nhưng TMH coi như cũng có thầy, là thầy Mahasi với lời dạy trong Sách Căn bản Thiền Minh Sát.
Nay để tri ân thầy, tri ân đạo hữu Tê Giác Một Sừng, TMH xin được đưa lên sách thầy đã viết.
Hy vọng sách này sẽ hướng dẫn ít nhiều phương pháp để những ai mong cầu thoát khổ nương theo thực hành bước đầu, đến để mà thấy. kinhle kinhle kinhle
TMH kính,
kinhle kinhle kinhle

Căn bản Thiền Minh Sát
Thiền Sư Mahasi
Dịch giả : Thiện Anh Phạm Phú Luyện
Lời Người Soạn Dịch
Cách đây hơn 15 năm, rất cảm kích khi đọc cuốn Fundamentals of Vipassana (Căn Bản Thiền Minh Sát) của ngài Hòa Thượng Mahasi Saydaw do Thiền Sư U Silananda hiệu đính, tôi đã phát tâm dịch tác phẩm này sang tiếng Việt để phổ biến đến phật tử và thiền sinh Việt Nam.
Sau vài lần thử dịch nhưng không thành công nên đành bỏ dở. Lý do có lẽ là trong đời sống quá bận rộn khó mà tìm được một khoảng thời gian dài để có thể chuyên tâm vào việc dịch thuật. Vì thế, đã có lần tôi nghĩ sẽ không bao giờ thực hiện được mộng ước nhỏ nhoi của mình. Nhưng bỗng một hôm chợt nhớ lại hình ảnh Hòa Thượng Thích Minh Châu, viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, dưới ánh đèn đêm đã đều đặn dịch thuật Tam Tạng Kinh Điển từ Pali sang tiếng Việt vào cuối mỗi ngày trên lan can lầu hai của trường trong thập niên 1970, tôi liền nghĩ đến việc bắt đầu thực hiện chương trình hàng ngày vào giờ nghỉ trưa tại sở làm. Hình ảnh đó đã mang lại niềm hứng khởi trong những giờ phút quí báu nhất trong ngày và bản dịch đã hoàn thành.
Sau đó dịch phẩm này được kết hợp thêm những tài liệu giảng dạy của các Ngài sau đây để làm thành một tuyển tập liên quan đến pháp hành thiền Minh Sát Niệm Xứ:
• 59 câu hỏi của thiền sinh được Ngài Hòa Thượng Mahasi trả lời liên quan đến pháp hành được sưu tập từ những sách nhỏ (booklets) đã được xuất bản.
• Instructions to Insight Meditation (Chỉ Dẫn Hành Thiền Minh Sát) do Hòa Thượng Mahasi Sayadaw giảng tại thiền viện Sasana Yeiktha Meditation Center ở thủ đô Ngưỡng Quang, Miến Điện.
• The Benefits of Walking Meditation (Lợi Ích Thiền Hành) của Hòa Thượng Thiền Sư U Silananda.
• Guidance for Yogis at Interview (Hướng Dẫn Trình Pháp) của Hòa Thượng Thiền Sư U Pandita.
Nay tuyển tập đã hoàn tất và trong tôi chỉ còn lại lòng biết ơn sâu xa. Song song với lòng tri ân Tam Bảo trong khi soạn dịch, tôi thâm cảm đối với ân nghĩa bao la của cố Hòa Thượng Thiền Sư U Silanada đã hướng dẫn pháp học lẫn pháp hành Minh Sát Niệm Xứ trong gần hai thập niên qua. Dù Ngài bây giờ không còn nữa nhưng hình ảnh của Ngài vẫn mãi sâu đậm và sống động trong lòng mọi thiền sinh. Điều này rất rõ ràng trong suốt thời gian dịch tuyển tập này, nhất là khi phải trải qua những phần thật khó lãnh hội và những lúc như vậy lòng biết ơn Ngài lại dâng tràn.
Cuối cùng, xin cám ơn các đạo hữu Nguyên Khiêm và Từ Sơn đã bỏ ra rất nhiều thì giờ đọc bản dịch và cho nhiều hồi ý quý báu để tuyển tập được hoàn chỉnh hơn cũng như đạo hữu Bùi Hoài Thanh đã tận tâm giúp phần đánh máy.
Mong các bạn đạo và thiền sinh khắp nơi được nhiều lợi lạc qua tập sách nhỏ này.
Trong tâm từ,
Thiện-Anh Phạm-Phú-Luyện

Namo Tassa Bhagavato Arahato
SammÈsambuddhassa
Thành kính đảnh lễ Thế Tôn
Bậc A La Hán cao thượng, Chánh Biến Tri.

[...] Phần tiểu sử Hòa thượng Mahasi , và các lời dẫn khác TMH sẽ đăng ở cuối sách. kinhle kinhle kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Căn Bản Thiền Minh Sát
Thiền Vắng Lặng và Thiền Minh Sát
Chúng ta dựa vào đâu để hành thiền? Làm thế nào để phát triển Tuệ Minh Sát? Đây là một câu hỏi rất quan trọng.

Có hai loại thiền: Thiền phát triển sự tĩnh lặng (Thiền Vắng Lặng hay Thiền Chỉ) và thiền để có được tuệ minh sát hay trí tuệ (Thiền Minh Sát hay Thiền Quán). Hành thiền dùng 10 đĩa Kasina làm đề mục chỉ đưa đến sự tĩnh lặng của tâm chứ không dẫn đến trí tuệ. Hành thiền trên 10 sự ô trược (xác chết sình thối chẳng hạn) cũng chỉ đưa đến tĩnh lặng chớ không phải trí tuệ. Mười sự suy niệm như tưởng nhớ đến các phẩm tính của Đức Phật, Giáo Pháp và những thứ khác cũng chỉ phát triển sự tĩnh lặng, không phải trí tuệ. Hành thiền trên 32 thân phần như tóc, lông, móng, răng, da cũng không đưa đến trí tuệ. Chúng chỉ giúp phát triển sự định tâm hay tĩnh lặng mà thôi.

Chú niệm về hơi thở cũng nhằm phát triển sự định tâm nhưng chúng ta có thể phát triển trí tuệ từ sự thực tập này. Luận thư Thanh Tịnh Đạo liệt kê sự theo dõi hơi thở vào những chuyên đề của Thiền Vắng Lặng để phát triển sự định tâm nên chúng ta cũng xếp loại như vậy.

Rồi còn Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ, Xả và bốn cõi vô sắc dẫn đến các tầng thiền vô sắc cũng như sự hành thiền trên sự bất tịnh của thực phẩm. Tất cả những đối tượng này cũng là đề mục của Thiền Vắng Lặng.

Khi bạn hành thiền về Tứ Đại trong cơ thể, sự thực tập này được gọi là sự phân tích bốn yếu tố. Tuy đây là Thiền Vắng Lặng nhưng cũng giúp phát triển trí tuệ.

Tất cả 40 đề mục trên của Thiền Vắng Lặng đều nhằm phát triển sự định tâm. Chỉ có sự theo dõi hơi thở và phân tích tứ đại liên hệ đến Thiền Minh Sát. Những đề mục còn lại không đưa đến Tuệ Minh Sát. Nếu bạn muốn phát triển trí tuệ bạn cần thực hành thêm nữa.

Trở lại với câu hỏi là làm thế nào để phát triển Tuệ Minh Sát hay trí tuệ? Câu trả lời là: Chúng ta phát triển Tuệ Minh Sát bằng cách hành thiền về ngũ uẩn thủ tức là các tính chất nơi thân và tâm tạo thành chúng sinh (ngũ uẩn) làm đối tượng cho sự dính mắc (chấp thủ). Ngũ uẩn có thể được bám níu một cách thỏa thích với ái dục và trong trường hợp này được gọi là “chấp thủ các đối tượng giác quan” (dục thủ) hoặc chúng được bám níu sai lầm do tà kiến và như vậy là “chấp thủ do tà kiến” (kiến thủ). Bạn phải hành thiền trên các đề mục này để thấy được bản chất đích thật của chúng. Nếu không, bạn sẽ chấp chặt chúng bằng ái dục hoặc tà kiến. Một khi thấy được chúng đúng như thật, bạn sẽ không còn dính mắc vào chúng nữa. Bằng cách này bạn phát triển trí tuệ hay Tuệ Minh Sát. Chúng ta sẽ giải thích một cách chi tiết về ngũ uẩn thủ.
Ngũ Uẩn
Ngũ Uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức uẩn. Chúng là gì? Chúng là những gì bạn không ngừng trải nghiệm. Bạn khỏi nhọc công tìm đâu cho xa xôi vì chúng ở ngay trong bạn. Khi bạn thấy, chúng ở ngay trong sự thấy. Khi bạn nghe, chúng ở ngay trong sự nghe. Khi bạn ngửi, nếm, đụng hoặc suy nghĩ, chúng ở ngay trong sự ngửi, nếm, đụng hoặc suy nghĩ.
Khi bạn co, duỗi hay di chuyển tay chân, ngũ uẩn nằm ngay trong sự co, duỗi hay di chuyển. Chỉ vì bạn không biết chúng là ngũ uẩn mà thôi. Lý do là bạn chưa bao giờ hành thiền về chúng và do đó không hiểu biết về chúng. Bởi vì không biết rõ sự thật về ngũ uẩn, bạn bị dính mắc vào chúng qua ái dục và tà kiến nên gọi là ngũ uẩn thủ. Điều gì xảy ra khi bạn co cánh tay? Động tác co tay bắt đầu với ý muốn co. Kế đến là những tính chất vật chất của sự co xảy diễn tuần tự từng cái một. Trong ý định muốn co có bốn danh uẩn (bốn uẩn thuộc về tâm). Tâm muốn co là thức uẩn. Khi bạn nghĩ đến co và sau đó co, có thể bạn cảm thấy sung sướng, bực bội hoặc không sung sướng cũng không bực bội. Nếu bạn co mà có cảm giác vui sướng là có lạc thọ. Nếu bạn co với sự bực bội hoặc giận dữ thời có cảm giác đau khổ hay khổ thọ. Nếu bạn co mà không cảm thấy sung sướng cũng như đau khổ thời có cảm thọ trung tính. Do đó, khi bạn nghĩ đến sự co, có thọ uẩn. Rồi có tưởng uẩn tức là uẩn nhận ra sự co. Rồi có trạng thái tâm thôi thúc bạn co. Hình như nó bảo bạn “co! co!” Đây là ý muốn tác hành hay hành uẩn. Như vậy trong sự muốn co bạn có thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn là bốn danh uẩn. Chuyển động co là sắc pháp hay hình dáng. Đó là sắc uẩn. Do đó, ý định co và động tác co cùng nhau làm thành năm uẩn (ngũ uẩn).

Như vậy, trong một cử động co cánh tay có đủ ngũ uẩn. Bạn di chuyển cánh tay một lần là ngũ uẩn sanh khởi. Nếu bạn di chuyển lần nữa sẽ có ngũ uẩn sanh khởi nữa. Mỗi một chuyển động làm sanh khởi ngũ uẩn. Nếu bạn không hành thiền về ngũ uẩn một cách đúng đắn và không biết chúng một cách xác thực thì những gì xảy ra chúng tôi sẽ không cần nói với bạn.
Có thể bạn nghĩ “tôi định co tay” và “tôi co tay”, có phải như vậy không? Mọi người đều nghĩ như vậy. Bạn hãy hỏi các trẻ em, chúng sẽ trả lời y hệt như vậy. Bạn hỏi những người lớn không biết đọc hay viết, họ cũng trả lời giống như vậy. Bạn hỏi những người biết đọc, họ cũng trả lời tương tự nếu họ thật sự nói ra những gì trong tâm tư họ. Tuy nhiên, vì đọc nhiều, người này có thể sáng chế câu trả lời thích hợp với kinh điển và nói rằng đó là “danh và sắc”. Nhưng điều này không phải là điều họ thật sự trải nghiệm. Họ chỉ sáng chế cho phù hợp với kinh điển. Trong tận cùng tâm tư, họ đang nghĩ “chính tôi muốn co tay, chính tôi co tay!” Người đó còn nghĩ: “Đây là tôi trong quá khứ, trong hiện tại và sẽ còn trong tương lai. Tôi mãi mãi có mặt.” Suy nghĩ như vậy được gọi là ý niệm về sự thường hằng. Không ai nghĩ: “Ý định co tay chỉ có mặt ngay bây giờ”. Người đời luôn luôn nghĩ: “Tâm này có mặt trước đây. Chính tôi có mặt trước đây bây giờ đang nghĩ về co tay.” Họ còn nghĩ: “Do chính sự suy nghĩ này mà tôi hiện hữu bây giờ và sẽ tiếp tục trong tương lai.”

Khi co hay di chuyển tay chân, bạn nghĩ: “Cũng tứ chi này có mặt trước đây bây giờ cử động. Cũng chính tôi đã từng hiện hữu nay di chuyển.” Sau khi di chuyển xong, bạn lại nghĩ: “ Tứ chi này, tôi đây, luôn luôn có mặt.” Bạn chẳng bao giờ ngờ là chúng sanh rồi diệt. Đây cũng là ý niệm về sự thường hằng. Đó là sự chấp vào những gì vô thường là thường, những gì vô ngã là ngã.
Rồi sau khi đã duỗi hoặc đưa tay xuống như ý muốn, bạn nghĩ cử động này rất là thoải mái. Chẳng hạn khi cảm nhận sự tê cứng nơi cánh tay, bạn di chuyển hay thay đổi vị trí cánh tay và sự tê cứng biến đi, bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn nghĩ điều này thật tốt và cho đó là hạnh phúc. Các vũ công chuyên nghiệp hay tài tử co duỗi tay chân khi họ nhảy múa và nghĩ rằng làm như vậy là hay. Họ thỏa thích trong sự nhảy múa và hài lòng với chính mình. Khi nói chuyện với nhau, các bạn thường bắt tay, lắc đầu và hài lòng và nghĩ đó là hạnh phúc. Khi làm thành công một điều gì, bạn lại cho điều này thật tốt, là hạnh phúc. Đây là cách mà bạn thỏa thích qua ái dục hay chấp thủ vào sự vật. Những gì vô thường bạn cho là thường và thỏa thích. Những gì không phải hạnh phúc, vô ngã nhưng chỉ là danh uẩn và sắc uẩn, bạn cho là hạnh phúc, bản ngã và thỏa thích. Bạn thỏa thích và bám níu vào chúng, bạn cũng lầm lẫn chúng là ngã và dính mắc vào.

Do đó, khi co duỗi hay di chuyển tay chân, ý nghĩ “tôi co” là uẩn thủ. Động tác co là uẩn thủ. Ý nghĩ “tôi duỗi” là uẩn thủ. Động tác duỗi là uẩn thủ. Ý nghĩ “tôi di chuyển” là uẩn thủ. Sự di chuyển là uẩn thủ. Cho nên khi nói hành thiền trên các uẩn thủ, chúng ta muốn ám chỉ các điều này.

Những điều tương tự cũng xảy ra với sự thấy, nghe, ngửi….Khi bạn thấy, căn của sự thấy là con mắt hay nhãn căn có mặt, và đối tượng được thấy hay sắc trần cũng vậy. Cả hai thuộc sắc uẩn. Chúng không có khả năng nhận biết. Nhưng nếu không hành thiền trong khi thấy, chúng ta sẽ bám níu vào chúng. Người ta nghĩ toàn thể thế giới vật chất cùng với đối tượng thấy được là thường hằng, tốt đẹp, hạnh phúc, có bản ngã và chấp thủ vào chúng. Do đó, nhãn căn và sắc trần là thủ uẩn. Khi bạn thấy, sự “thấy” cũng có mặt. Đó là bốn danh uẩn. Sự thấy đơn thuần là tâm thấy (nhãn thức) thuộc về thức uẩn. Thích hay không thích khi thấy là trạng thái tâm (tâm sở) cảm nghiệm hay thọ uẩn. Trạng thái tâm nhận ra đối tượng là tưởng uẩn. Trạng thái tâm tác ý để thấy là hành uẩn. Chúng hợp thành bốn danh uẩn.

Nếu bạn không thiền tập trong khi nhìn thấy, bạn sẽ có khuynh hướng suy nghĩ rằng sự thấy “đã có mặt trước đây và hiện hữu ngay bây giờ”. Hoặc trong khi thấy những điều tốt, bạn có thể nghĩ “sự thấy là tốt.” Vì suy nghĩ như vậy, bạn theo đuổi những điều lạ lùng và tốt đẹp để thưởng thức sự thấy. Bạn đi xem diễn hát và chiếu bóng mặc dù tốn tiền, mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe bởi vì bạn nghĩ điều này tốt. Nếu không nghĩ vậy, bạn sẽ chẳng tiêu phí tiền bạc hoặc làm hại sức khoẻ của mình. Nghĩ rằng cái gì thấy hoặc thưởng thức là “tôi”, “tôi đang thưởng thức”, là chấp thủ với ái dục và tà kiến. Do chấp thủ, nên danh và sắc thể hiện trong sự thấy được gọi là uẩn thủ.

Bạn chấp thủ một cách tương tự khi nghe, ngửi, nếm, đụng hay suy nghĩ. Bạn dính mắc vào những gì liên hệ đến cái tâm suy nghĩ, tưởng tượng và nghĩ rằng đó là tôi, là bản ngã. Do đó, ngũ uẩn thủ không gì khác hơn là những hiện tượng danh sắc thể hiện ra tại sáu cửa giác quan bất cứ lúc nào chúng ta thấy, nghe, cảm giác hoặc nhận biết. Bạn nên cố gắng tuệ tri các ngũ uẩn này bằng cách hành thiền về chúng để chúng như thế nào thì ta thấy chúng thật sự như thế ấy. Đó là trí tuệ minh sát.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Trí Tuệ và Giải Thoát

Thiền Minh Sát là hành thiền về ngũ uẩn thủ. Điều này phù hợp với lời dạy của Đức Phật. Những lời dạy của Đức Phật được gọi là Kinh, có nghĩa là “sợi chỉ”. Khi người thợ mộc sắp sửa bào hay cưa đứt một tấm gỗ, ông ta dùng chỉ để vạch một đường thẳng. Tương tự như vậy, khi chúng ta muốn sống đời phạm hạnh, chúng ta dùng “sợi chỉ” hay kinh để vạch ra những đường thẳng cho hành động của chúng ta. Đức Phật đã cho ta những sợi chỉ hay cách thức giữ giới (giới), phát triển tâm định (định) và thành đạt trí tuệ (huệ). Bạn không thể đi ra ngoài con đường này và nói năng hay hành động tùy tiện theo ý mình. Sau đây là một vài sự trích dẫn từ các bài kinh liên hệ đến việc hành thiền về ngũ uẩn:

“Sắc, này chư tỳ kheo, là vô thường. Cái gì vô thường cái đó là khổ. Cái gì khổ, cái đó không phải là ngã. Cái gì không phải là ngã, cái đó không phải của ta, không phải là ta, không phải là bản ngã của ta. Với trí tuệ, nên kinh nghiệm chúng thật sự như vậy.” Tương Ưng Bộ Kinh, ii, 19

Bạn phải hành thiền để thực chứng sắc pháp vô thường, khổ, vô ngã là thật sự vô thường, khổ và vô ngã. Tương tự như vậy bạn hành thiền về thọ, tưởng, hành và thức. Có lợi ích gì khi thấy ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã? Đức Phật dạy chúng ta:

“Kinh nghiệm như vậy đối với ngũ uẩn, vị đệ tử thuần thục giáo huấn của các bậc thánh nhân sẽ nhàm chán sắc pháp, nhàm chán cảm thọ…..”
Tương Ưng Bộ Kinh, iii, 68

Người thực chứng bản chất vô thường, khổ và vô ngã của ngũ uẩn sẽ nhàm chán sắc cũng như thọ, tưởng, hành và thức.
“Vì nhàm chán nên không còn ham muốn.”
Điều này có nghĩa là vị đó đạt Thánh Đạo.
“Do không còn ham muốn, vị đó giải thoát.”
Khi đạt Thánh Đạo, vị đó cũng thành đạt Thánh Quả.
“Trong sự giải thoát, trí tuệ sanh khởi là ‘tôi được giải thoát’. ”

Một khi giải thoát, chính bạn biết như thế. Nói khác đi, khi bạn trở thành bậc Ứng Cúng hay A La Hán (Arahant) không còn phiền não, bạn biết là phiền não đã bị dập tắt.

Tất cả những trích dẫn trên được lấy ra từ Kinh Vô Thường (Yad Anicca Sutta) và có nhiều bài kinh thuộc loại này. Toàn bộ Kinh Thiên Uẩn Tương Ưng (Khandhavagga Samyutta) là những bài kinh như thế. Hai trong những bài kinh này đáng để ý là Kinh Giới Hạnh (Silavanta Sutta) và Kinh Thông Suốt (Sutavanta Sutta). Trong cả hai bài kinh, đại đức Mahā Kotthika vấn đạo ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) và được Ngài trả lời vắn tắt nhưng rõ ràng.
Đại Đức Kotthika hỏi:

“Những gì, này hiền hữu Xá Lợi Phất, nên được một vị tỳ kheo giới hạnh đúng đắn chú niệm?”

Hãy chú ý đến đặc điểm “giới hạnh” trong câu hỏi này. Nếu bạn muốn hành Thiền Minh Sát với mục đích đạt Đạo, Quả và Niết Bàn, tiêu chuẩn tối thiểu mà bạn phải có là giới đức trong sạch. Nếu không có giới đức trong sạch, bạn không thể hy vọng có được điều kiện tốt cho sự phát triển tâm định và trí tuệ.
Ngài Xá Lợi Phất trả lời:

“Ngũ uẩn thủ, này hiền hữu Kotthika, là những gì mà một vị tỳ khưu giới hạnh nên chú niệm đúng đắn như là vô thường, khổ, bịnh hoạn, ung nhọt, tên nhọn, bất thiện, đau ốm, ngoại lai, không có bản ngã, suy đồi.”

Thiền hay chú niệm như vậy có ích lợi gì? Ngài Xá Lợi Phất tiếp tục trả lời:

“Thật vậy, này hiền hữu, một vị tỳ khưu tròn đầy giới đức chú niệm đúng đắn ngũ uẩn thủ là vô thường… sẽ có thể chứng thánh quả Nhập Lưu hay Tu-Đà-Hoàn.”

Do đó, nếu muốn trở thành bậc thánh Nhập Lưu hay Tu Đà Hoàn và không bao giờ bị đọa xuống bốn khổ cảnh thấp kém, bạn phải hành thiền về ngũ uẩn thủ để kinh nghiệm bản chất vô thường, khổ và vô ngã của chúng.
Nhưng không phải chỉ có thế. Bạn cũng có thể trở thành bậc Thánh A La Hán (Arahant) hay Ứng Cúng. Đại Đức Maha Kotthika hỏi tiếp:

“Những gì, này hiền hữu Xá Lợi Phất, nên được vị tỳ khưu đã trở thành bậc thánh Nhập Lưu đúng đắn chú niệm?”

Ngài Xá Lợi Phất trả lời là cũng chính ngũ uẩn thủ mà một vị thánh Nhập Lưu ……chú niệm đúng đắn là vô thường, khổ, và vô ngã. Kết quả là gì? Vị đó tiến lên bậc Thánh Nhất Lai. Và bậc Thánh Nhất Lai hành thiền về gì? Lại cũng chính ngũ uẩn thủ. Rồi vị đó trở thành bậc Thánh Bất Lai. Và vị Thánh Bất Lai hành thiền về gì? Cũng chính là ngũ uẩn thủ. Và bây giờ vị đó trở thành bậc Thánh Ứng Cúng hay A La Hán. Bậc Thánh A La Hán hành thiền về gì? Cũng chính ngũ uẩn thủ. Từ sự trả lời này thật rõ ràng chính ngũ uẩn thủ vẫn là đề mục của pháp hành dù vị đó đã trở thành bậc thánh A La Hán.

Vị A-la-hán tiếp tục hành thiền như vậy để được lợi ích gì? Vị đó có trở thành Phật Độc Giác không? Hay Phật Toàn Giác? Không. Vị đó không trở thành Phật Độc Giác cũng như Toàn Giác. Vị đó đã chấm dứt vòng tái sanh hay luân hồi và sẽ nhập Niết Bàn. Bậc Thánh Ứng Cúng không còn phiền não để thanh lọc hay chế ngự vì tất cả phiền não đã được đoạn tận. Vị này cũng không còn giới đức, sự định tâm hay trí tuệ nào cần được toàn thiện. Tất cả những gì cần được toàn thiện đã được toàn thiện. Cho nên vị này không còn cần toàn thiện những gì phải được toàn thiện cũng như không cần toàn hảo thêm những gì đã được toàn hảo. Sự thực hành Thiền Minh Sát không đem thêm lợi ích như vậy cho vị A La Hán.

Một trong những lợi ích mà bậc A La Hán nhận được khi tiếp tục hành thiền về ngũ uẩn là sống an lạc trong cuộc đời. Mặc dầu là bậc thánh A-La-Hán nhưng nếu không tiếp tục hành thiền, sự không tĩnh lặng hay không thoải mái sẽ thỉnh thoảng xảy ra qua sáu cửa giác quan. Ở đây sự không tĩnh lặng không có nghĩa là khổ tâm mà là do những đối tượng giác quan tiếp tục xảy diễn dù ngài không muốn khiến cho tâm tư không thoải mái vậy thôi. Không cần phải nói đến trường hợp các bậc Thánh A-La-Hán, ngay cả thiền sinh trong các khóa thiền cũng cảm thấy không sao khi gặp những đối tượng của giác quan. Nhưng khi rời thiền viện trở về nhà, thấy cái này, nghe cái kia, bận rộn với công cuộc làm ăn, họ sẽ không cảm thấy tâm được an bình. Do đó, một số quý vị trở lại thiền viện. Đối với một số khác, tình trạng này không kéo dài lâu, chỉ chừng 4, 5 hay 10 ngày mà thôi. Chẳng bao lâu tâm tại gia chế ngự và họ lại sống đời sống gia đình của họ và bắt đầu chăm nom nhà cửa như trước. Một vị A La Hán không bao giờ quay lại với thói quen cũ. Nếu gặp những đối tượng giác quan khác nhau khi không hành thiền, chỉ có sự không tĩnh lặng xảy ra nơi ngài mà thôi. Chỉ khi sống trong sự hành thiền Minh Sát, Ngài tìm được sự an lạc nơi tâm. Như vậy hành thiền về ngũ uẩn thủ khiến cho vị thánh A La Hán sống an lạc trong cuộc đời này.

Khi vị Thánh A La Hán sống trong pháp hành, chánh niệm và tỉnh giác về sự vô thường, khổ và vô ngã liên tục sanh khởi nơi vị ấy. Đây là một lợi ích khác được gọi là an trú liên tục trong thiền (satata-vihāri) khiến ngài có thể an hưởng quả vị giải thoát bất cứ lúc nào và bao lâu tùy theo ý muốn. Vì hai lợi ích sống an lạc trong thế gian này và có chánh niệm tỉnh giác liên tục, vị thánh A-La-Hán tiếp tục hành thiền.

Những câu trả lời ở trên của ngài Xá-Lợi-Phất được ghi lại trong kinh Silavanta Sutta. Chúng cũng được tìm thấy trong kinh Sutavanta Sutta. Hai bản kinh chỉ khác biệt ở tên gọi mà thôi. Silavanta Sutta là Kinh Giới Hạnh trong khi kinh Sutavanta là Kinh Thông Suốt. Ngoài ra, hai bản kinh đều giống nhau. Căn cứ trên hai bản kinh này và những kinh khác về ngũ uẩn, câu cách ngôn sau đây được hình thành:
“Trí tuệ sanh khởi từ pháp hành thiền về ngũ uẩn thủ.”

Bây giờ trở lại sự chấp thủ sanh khởi qua sáu cửa giác quan.
Khi nhìn thấy, người ta nghĩ mình hay những người khác là trường tồn, có mặt trong quá khứ, hiện tại, và sẽ như vậy trong tương lai, có nghĩa là luôn luôn hiện hữu. Họ nghĩ họ là những thực thể sống động, hạnh phúc, tốt lành và đẹp đẽ. Họ cũng nghĩ tương tự như vậy khi họ nghe, ngửi, nếm và đụng. Sự “đụng” này bao quát cả thân thể, bất cứ nơi nào có thịt và máu. Và bất cứ ở đâu sự đụng chạm sanh khởi, dính mắc hay chấp thủ cũng có thể xảy ra. Sự co duỗi hay chuyển động tay chân đề cập trước đây là những ví dụ của sự xúc chạm. Và chuyển động phồng xẹp của bụng cũng vậy. Chúng ta sẽ nói thêm chi tiết về điều này sau.

Khi con người suy tư hay tưởng tượng, họ nghĩ “chính tôi đã từng hiện hữu trước đây hiện bây giờ đang suy nghĩ. Sau khi suy nghĩ, tôi tiếp tục hiện hữu”, và như vậy họ nghĩ về họ như là thường hằng, như một bản ngã. Họ cũng cho suy nghĩ hay tưởng tượng là thích thú, hay ho, hạnh phúc. Nếu được bảo là suy nghĩ sẽ diệt tận, họ sẽ không chấp nhận, hài lòng. Lý do là họ dính mắc hay chấp thủ vào suy nghĩ.

Trong cách thế này, họ chấp thủ vào bất cứ gì đến từ sáu cửa giác quan như là trường cửu, là hạnh phúc, là bản ngã, là tôi. Họ thỏa thích với ái dục và dính mắc vào đó (dục thủ). Họ lầm lạc vì tà kiến và bám níu vào đó (kiến thủ). Do đó, bạn phải hành thiền về ngũ uẩn thủ tức là ngũ uẩn làm đối tượng cho tâm chấp thủ.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Phương Pháp Đúng Đắn

Khi hành thiền, bạn phải theo phương pháp. Chỉ có phương pháp đúng đắn mới đem lại trí tuệ. Nếu bạn cho mọi sự việc đều thường hằng thì làm sao mà có trí tuệ được? Nếu bạn nhìn chúng là tốt đẹp, như linh hồn, bản ngã, thời làm sao trí tuệ có thể phát sanh?

Danh và sắc là những hiện tượng không bền vững. Bạn phải hành thiền về các hiện tượng vô thường này để thấy bản chất thật sự của chúng là vô thường. Chúng sanh khởi, hoại diệt và tiếp tục áp chế bạn; do đó, chúng đáng sợ, chúng là bất toại nguyện hay khổ não. Bạn phải hành thiền để thấy chúng như chúng đang thật là, thấy chúng là khổ não. Chúng là những diễn trình vắng mặt một cá nhân, một linh hồn, một bản ngã. Bạn phải hành thiền để thấy rằng không có cá nhân, không có linh hồn, không có bản ngã. Bạn phải nỗ lực để thấy chúng thật sự như vậy.

Do đó, mỗi lần thấy, nghe, đụng hay nhận biết bạn phải cố gắng để thấy những tiến trình danh và sắc sanh khởi qua sáu cửa giác quan đúng như thật. Bạn phải ghi nhận ‘thấy, thấy’. Tương tự như vậy, khi bạn nghe, hãy ghi nhận ‘nghe, nghe’. Khi bạn ngửi, ghi nhận ‘ngửi, ngửi’. Khi bạn nếm, ghi nhận ‘nếm, nếm’. Khi bạn đụng, ghi nhận ‘đụng, đụng’. Cũng vậy, cảm giác mệt mỏi, nóng, đau hay bực bội khó chịu sanh khởi từ sự đụng chạm nên được ghi nhận như ‘mệt, nóng, đau’…Khi suy nghĩ, ý tưởng sanh khởi, hãy ghi nhận ngay như ’tưởng tượng, mong muốn, thích thú, thỏa thích’. Tuy nhiên, đối với thiền sinh sơ cơ, thật khó mà ghi nhận hết được những gì sanh khởi qua sáu cửa giác quan. Do đó, nên chỉ bắt đầu với một vài đối tượng mà thôi.

Bạn hãy thiền tập như sau. Khi thở vào và thở ra, chuyển động lên và xuống của bụng rất rõ ràng. Bạn hãy bắt đầu theo dõi chuyển động này. Khi bụng phồng, ghi nhận ‘phồng’; khi bụng xẹp, ghi nhận ‘xẹp’. Sự ghi nhận phồng và xẹp không được đề cập đến trong kinh điển. Những người không quen với pháp hành này phê bình một cách khinh thường như sau: “Sự phồng xẹp này không dính dáng gì đến kinh điển. Nó không là gì cả!”. Họ nghĩ như vậy có lẽ vì phương pháp này không được đề cập bằng ngôn ngữ của kinh điển.

Tuy nhiên, trong cốt tủy, nó là những gì có thực. Sự phồng có thực, sự xẹp có thực, sự chuyển động của nguyên tố gió (phong đại) là có thực. Chúng ta sử dụng ngôn ngữ thông thường dễ hiểu phồng và xẹp vì sự tiện lợi của nó. Theo thuật ngữ kinh điển, phồng xẹp chính là phong đại. Nếu bạn chánh niệm theo dõi bụng trong khi nó phồng và xẹp, sự bành trướng có mặt, chuyển động có mặt, sự lên xuống có mặt. Sự bành trướng hay căng phồng là đặc tánh của phong đại, sự chuyển động là công năng của phong đại và sự lên xuống là sự biểu hiện của phong đại. Biết phong đại đúng như thật là biết đặc tánh, tính cách (công năng) và sự biểu hiện của nó. Chúng ta hành thiền để biết những đặc điểm này của phong đại. Tuệ giác hay trí tuệ bắt đầu với sự phân biệt được danh và sắc. Để đạt được điều này, thiền sinh bắt đầu với sắc pháp. Bắt đầu như thế nào?
“Thiền sinh nên hiểu rõ sắc pháp qua đặc tính, công năng, v.v….”
Thanh Tịnh Đạo, ii, 227

Khi bạn bắt đầu thiền về danh hay sắc, bạn nên ghi nhận theo cách thế đặc tính hay tính cách (công năng). Và “v.v…” ở trên có nghĩa là sự biểu hiện. Theo cách giải thích này, chú giải Compendium of Philosophy rất là rõ ràng:
“Quan kiến trong sạch (kiến tịnh) là sự hiểu biết danh và sắc qua đặc tính, công năng (tính cách), sự biểu hiện và nguyên nhân kế cận.”

Ý nghĩa của đoạn luận giải này như sau: Trí tuệ bắt đầu với tuệ giác phân tách về thân và tâm (Tuệ Biện Biệt Danh Sắc). Trong bảy giai đoạn thanh lọc, đầu tiên là giới tịnh hay sự trong sạch về giới đức và tâm tịnh, sau đó đến kiến tịnh. Để đạt được tuệ biện biệt danh sắc và kiến tịnh, bạn phải hành thiền trên danh sắc và hiểu biết chúng qua đặc tính, tính cách (công năng), sự biểu hiện và nguyên nhân kế cận. Một khi biết được như vậy rồi, bạn sẽ có được tuệ giác biện biệt danh sắc. Khi tuệ giác này chín mùi, bạn phát triển kiến tịnh. Ở đây, “biết qua đặc tánh” có nghĩa là biết bản chất nội tại của danh và sắc. “Biết qua tính chất” là biết công năng, nhiệm vụ của chúng. Sự biểu hiện là cách thế sanh khởi hay xuất hiện. Chưa cần biết đến nguyên nhân kế cận vào giai đoạn đầu tiên của việc hành thiền. Do đó, chúng ta chỉ tiếp tục giải thích về đặc tính, công năng và sự biểu hiện mà thôi.

Cả hai chú giải Thanh Tịnh Đạo và Compendium of Philosophy vừa được dẫn chứng đã không đề cập đến pháp hành thiền về danh và sắc nên được niệm theo tên, số, phần vật chất cực nhỏ (hạt tử) hay tiến trình không ngừng sanh khởi. Theo hai Chú Giải, nên hành thiền trên danh sắc theo cách thức đặc tính, công năng, và sự biểu hiện của chúng. Nên chú ý cẩn thận về điều này vì nếu không, chúng ta có thể bị dẫn dắt đến ý niệm về tên, số, hạt tử hay tiến trình.

Các chú giải nói rằng bạn nên hành thiền về danh và sắc qua đặc tính, công năng và sự biểu hiện; do đó, khi bạn hành thiền về nguyên tố gió (phong đại), bạn hành theo đặc tính, công năng và sự biểu hiện. Đặc tính của nguyên tố gió là gì? Đó là đặc tính nâng đỡ. Đây là bản chất nội tại của đại này. Nguyên tố gió chỉ như vậy thôi. Công năng của nó là gì? Đó là sự chuyển động.
Sự biểu hiện của nguyên tố gió là gì? Đó là sự đưa đẩy. Sự biểu hiện là những gì xuất hiện trước khả năng nhận biết của thiền sinh. Khi thiền sinh ghi nhận nguyên tố gió, nó xuất hiện trước khả năng nhận biết của thiền sinh như là một cái gì đưa đẩy, đẩy tới và kéo lui. Đây là sự biểu hiện của nguyên tố gió. Khi bạn theo dõi sự phồng và xẹp của bụng, tất cả sự bành trướng, chuyển động, đưa đẩy trở nên rõ rệt với bạn. Đây là đặc tính, công năng, và sự biểu hiện của nguyên tố gió. Nguyên tố này rất quan trọng. Trong phần về oai nghi và tỉnh giác, thuộc phần quán thân trên thân của Kinh Tứ Niệm Xứ, nhà chú giải đã nhấn mạnh về nguyên tố gió. Sau đây là lời dạy của Đức Phật:

“Khi đi, hành giả biết mình đang đi.”

Đức Phật dạy chúng ta chánh niệm về sự đi bằng cách ghi nhận ‘đi, đi’ mỗi lần chúng ta đi. Làm thế nào mà tuệ giác phát sinh từ pháp hành này được nhà luận giải giải thích:
“Ý tưởng “ tôi đang đi” sanh khởi. Điều này tạo ra phong đại. Phong đại bành trướng tạo ra sự liên kết mật thiết đưa thân thể về phía trước được gọi là sự đi.”

Sự giải thích này có ý nghĩa như sau: Thiền sinh quen chánh niệm theo dõi ‘đi, đi’ mỗi lần kinh hành sẽ nhận ra như vậy. Trước hết, ý tưởng “tôi sẽ đi” sanh khởi. Ý muốn đi làm sanh khởi sự chuyển động căng thẳng trên toàn cơ thể và theo đó tạo cho cơ thể di chuyển về phía trước từng thế một. Chúng ta nói điều này “Tôi đi” hay “nó đi”. Trong thực tại không có tôi hay nó đi. Chỉ có ý muốn đi và cơ thể bước đi. Thiền sinh kinh nghiệm điều này. Ở đây, cách giải thích của Chú Giải nhấn mạnh vào sự kinh nghiệm chuyển động của phong đại. Do đó, nếu bạn hiểu phong đại qua đặc tính, công năng và sự biểu hiện của nó, bạn có thể tự quyết định là mình đã hành thiền đúng hay không.

Phong đại có đặc tính nâng đỡ. Trong trái banh, chính không khí đầy ắp nâng đỡ để trái banh căng phồng và cứng. Trong cách nói nôm na, chúng ta nói trái banh căng và cứng. Nói một cách triết lý, phong đại nâng đỡ trái banh. Khi duỗi tay, bạn thấy cưng cứng nơi tay. Đó chính là do nguyên tố gió nâng đỡ. Cũng tương tự như vậy, khi ngồi hay nằm trên gối hay giường nệm, thân hình hay đầu không bị tuột xuống nhưng nằm ở trên. Lý do là phong đại trong gối hay nệm nâng đỡ bạn. Gạch được chất thành đống vì cục dưới nâng đỡ cục trên. Nếu cục dưới không nâng đỡ, cục trên sẽ bị rớt xuống. Một cách tương tự, cơ thể con người đầy phong đại nâng đỡ để nó có thể cứng cáp và đứng vững. Chúng ta nói “cứng” một cách tương đối mà thôi. Nếu có gì cứng hơn, thì chúng ta sẽ gọi nó “mềm”. Nếu có gì mềm hơn, nó lại trở thành cứng.

Công năng của phong đại là sự chuyển động. Khi mạnh mẽ, nó di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Chính phong đại làm cho cơ thể co, duỗi, ngồi, đứng, đi hay đến. Những ai không hành Thiền Minh Sát thường nói “nếu bạn theo dõi ‘co, duỗi’, chỉ có ý niệm cánh tay sẽ hiện đến với bạn; nếu bạn theo dõi ‘trái bước, phải bước’, chỉ có ý niệm chân hiện đến với bạn; nếu bạn theo dõi ‘phồng xẹp’, chỉ có ý niệm bụng hiện lên với bạn.” Điều này có thể đúng với một số thiền sinh sơ cơ. Tuy nhiên, điều cho rằng chỉ có ý niệm tiếp tục sanh khởi là không đúng. Cả hai ý niệm và thực tại cùng xuất hiện đến thiền sinh sơ cơ. Một số người dạy các thiền sinh sơ cơ hành thiền chỉ theo dõi thực tại mà thôi. Điều này khó mà thực hiện được. Bỏ hẳn ý niệm lúc ban đầu là hoàn toàn không thực tiễn. Điều thực tiễn là nên theo dõi cả ý niệm và thực tại. Đức Phật dùng ngôn ngữ của ý niệm và dạy chúng ta theo dõi “tôi đang đi” khi chúng ta đi, và tương tự khi co hay duỗi. Đức Phật không dùng ngôn ngữ của thực tại và bảo chúng ta “ theo dõi ‘nó đang nâng đỡ, chuyển động’…”

Mặc dầu bạn hành thiền sử dụng ngôn ngữ của ý niệm như “đi, co, duỗi”, nhưng khi chánh niệm và tâm định trở nên mạnh mẽ hơn, tất cả các ý niệm tan biến và chỉ còn thực tại như nâng đỡ và chuyển động xuất hiện đến bạn mà thôi. Khi bạn đạt đến Tuệ Diệt, mặc dầu bạn theo dõi ‘đi, đi’, cả chân và thân hình không xuất hiện đến bạn. Chỉ có những chuyển động liên tiếp mà thôi. Mặc dầu bạn ghi nhận ‘co, co’, không có cánh tay hay chân. Chỉ có chuyển động. Mặc dầu bạn ghi nhận ‘phồng xẹp’, không có hình dáng của bụng hay cơ thể, chỉ có chuyển động ra vào hay lên xuống. Những động tác này cũng như chuyển động là công năng của phong đại.

Những gì có vẻ đưa đẩy, chuyển dịch xuất hiện đến tâm thiền sinh là sự biểu hiện của phong đại. Khi co hay duỗi cánh tay, việc này xuất hiện như một cái gì kéo vào hay đẩy ra. Khi đi, điều này càng rõ ràng hơn. Đối với thiền sinh mà định tâm sâu sắc hơn nhờ ghi nhận ‘ phải bước, trái bước, dở, bước, đạp’, sự chuyển động về phía trước như được cái gì đó điều khiển từ phía sau trở nên thật rõ ràng. Chân dường như đẩy tới trước một cách thuận nhiên mà không cần nỗ lực nào trở nên rất rõ ràng đối với thiền sinh. Đi thiền hành với chánh niệm theo dõi như vậy rất lợi lạc nên có thiền sinh dành nhiều thời gian để thực tập.
Do đó, khi bạn hành thiền về phong đại, bạn nên biết phong đại qua đặc tính nâng đỡ, công năng chuyển động và sự biểu hiện đưa đẩy. Chỉ khi đó sự hiểu biết mới đúng đắn và nên có.

Có thể bạn hỏi “Có phải chỉ hành thiền sau khi học về đặc tính, công năng và sự biểu hiện hay sao?” Không phải vậy. Bạn không cần học về chúng. Nếu bạn hành thiền về sự sanh khởi của danh sắc, bạn cũng biết đặc tính, công năng, và sự biểu hiện này. Không có cách nào khác hơn là biết qua đặc tính, công năng và sự biểu hiện trong khi bạn hành thiền về sự sanh khởi của danh sắc. Khi bạn nhìn lên bầu trời vào một đêm trời mưa có sấm sét, bạn thấy tia chớp. Sự rực sáng là đặc tính của tia chớp. Khi có tia chớp, bóng tối bị đẩy lui. Sự đẩy lui bóng tối là công năng của tia chớp, là công việc làm của nó. Bạn cũng có thể thấy sự biểu hiện của tia chớp chẳng hạn như dài, ngắn, cong, tròn, thẳng hay rộng lớn. Bạn thấy đặc tính, công năng và sự biểu hiện của tia chớp cùng một lúc ngay tức khắc. Có thể bạn không thể diễn tả được sáng là đặc tính, xóa tan bóng tối là công năng và hình dáng là sự biểu hiện của tia chớp. Tuy nhiên, bạn thấy tất cả những thứ này cùng một lúc.

Cũng tương tự như vậy, khi hành thiền trên danh sắc đang sanh khởi, bạn biết tất cả đặc tính, công năng, và sự biểu hiện mà không cần phải học về chúng. Một vài người thông hiểu giáo pháp nghĩ rằng bạn phải học như thế trước khi hành thiền. Không phải vậy. Những gì bạn học chỉ là ý niệm về tên gọi (danh ý niệm) chớ không phải thực tại. Người thiền sinh theo dõi hay quan sát danh và sắc sanh khởi, biết chúng như thể đang sờ mó chúng với chính bàn tay của mình. Người thiền sinh không phải học về chúng. Ví như nếu có con voi đang ở trước mặt bạn, bạn đâu cần phải nhìn vào bức tranh của voi.

Người thiền sinh đang hành thiền về phồng xẹp của bụng biết sự căng cứng hay mềm mại là đặc tính của nó. Biết chuyển động là biết công năng. Người này cũng biết luôn sự kéo vào và đẩy ra là biểu hiện. Nếu vị này thật biết những điều đang xảy ra, vị này có cần phải học hỏi về chúng không? Không, nếu vị này chỉ muốn tự thân chứng. Nhưng nếu vị này cần giảng dạy lại cho người khác, vị này cần phải học về những điều trên.

Khi ghi nhận ‘phải bước, trái bước’, bạn biết sự căng cứng trong mỗi bước chân; đó là đặc tính. Bạn biết sự chuyển động; đó là công năng. Bạn biết sự di chuyển; đó là biểu hiện. Đây là sự hiểu biết thích nghi, kinh nghiệm đúng đắn hay Chánh Kiến.
Bây giờ, để tự biết làm thế nào một người có thể phân biệt đặc tính…bằng sự chú niệm trên những gì sanh khởi, bạn hãy cố gắng thiền tập. Chắc chắn bạn sẽ có cảm giác nóng, đau nhức, mệt mỏi một nơi nào đó trên thân. Đây là những cảm giác khó mà chịu đựng được hay khổ thọ. Hãy khéo léo tập trung trên cảm thọ khó chịu và theo dõi ‘nóng, nóng’ hay ‘đau, đau’. Bạn sẽ thấy rằng bạn đang trải qua một kinh nghiệm không thoải mái và khổ sở. Đây là đặc tính của phiền não, sự trải qua một kinh nghiệm khó chịu.

Khi khổ thọ này đến, bạn xuống tinh thần. Nếu sự khó chịu ít, tinh thần xuống ít; nếu sự khó chịu nhiều, tinh thần xuống nhiều; nếu sự khó chịu quá lớn, sự xuống tinh thần cũng quá lớn. Ngay cả những người có ý chí vững vàng, tinh thần cũng chùn xuống nếu khổ thọ mạnh mẽ. Một khi quá mệt mỏi, bạn không còn cử đông hay di chuyển được nữa. Điều làm tinh thần đi xuống là công năng của khổ thọ. Ở đây, chúng ta nói ‘tinh thần’ là tâm. Khi tâm chùn xuống, những trạng thái của tâm (tâm sở) cũng chùn xuống theo.

Biểu hiện của khổ thọ là sự áp đảo cơ thể. Nó tự thể hiện ra trước nhận biết của thiền sinh như đau đớn nơi thân, một điều khó chịu đựng. Khi thiền sinh ghi nhận ‘nóng, nóng, đau, đau’, khổ thọ thể hiện như là một cái gì áp chế nơi cơ thể khó chịu đựng đến nỗi thiền sinh đôi khi phải rên xiết.

Nếu ghi nhận ngay khi khổ thọ sanh khởi trên thân, bạn kinh nghiệm được những gì đang xảy ra nơi đối tượng không ưa thích và đó là đặc tánh của đối tượng. Sự làm suy đồi, giảm sút những trạng thái tâm liên hệ là công năng và sự đau hay khó chịu trên thân là biểu hiện của khổ thọ. Đây là cách mà thiền sinh phát triển tuệ giác.

Tâm


Bạn cũng có thể quán tâm. Tâm nhận biết và suy nghĩ. Do đó, những gì suy nghĩ và tưởng tượng là tâm. Hãy ghi nhận “suy nghĩ, tưởng tượng, tư lự” bất cứ lúc nào tâm như vậy sanh khởi. Bạn sẽ nhận ra rằng tâm có bản chất nội tại hướng về đối tượng, nhận biết đối tượng. Đây là đặc tính của tâm như được nói đến “tâm có đặc tính nhận biết”. Tất cả các loại tâm đều nhận biết. Tâm thấy (nhãn thức) nhận biết đối tượng; tâm nghe (nhĩ thức), tâm ngửi (tỉ thức), tâm nếm (thiệt thức), và tâm suy nghĩ (ý thức) cũng vậy.

Khi làm việc tập thể, phải có vị lãnh đạo. Tâm vương là vị lãnh đạo nhận biết đối tượng xuất hiện nơi sáu cửa giác quan. Khi một vật thấy được lọt vào tầm nhìn của mắt, tâm thấy (nhãn thức) nhận biết đối tượng trước nhất. Rồi tâm vương này được những trạng thái của tâm (tâm sở) như cảm thọ (thọ), tri giác (tưởng), ham muốn, thỏa thích, không ưa, cảm phục…đi theo. Tương tự như vậy, khi một đối tượng có thể nghe được vào tầm nghe của tai, chính tâm nghe (nhĩ thức) nhận biết đối tượng trước tiên. Điều này rõ ràng hơn khi bạn suy nghĩ hay tưởng tượng. Nếu một ý tưởng sanh khởi khi bạn đang chú niệm về “phồng, xẹp” của bụng…bạn phải ghi nhận ý tưởng này. Nếu bạn có thể ghi nhận vào khoảnh khắc ý tưởng vừa xuất hiện, nó sẽ biến mất ngay lập tức. Nếu bạn không thể làm được như vậy, những trạng thái tâm (tâm sở) theo sau như thỏa thích, ham muốn sẽ sanh khởi kế tiếp. Lúc đó, hành giả nhận ra như thế nào là sự dẫn đầu của tâm vương. Đây là công năng của tâm.
“Tâm (tâm vương) dẫn đầu mọi pháp (tâm sở)”
Kinh Lời Vàng, 1

Nếu ghi nhận ngay tâm vương bất cứ lúc nào nó sanh khởi, bạn sẽ thấy rõ ràng vai trò lãnh đạo của tâm vương, khi thì hướng đến đối tượng này, lúc thì đối tượng kia.

Chú Giải lại đề cập: “Tâm vương có sự biểu hiện là tình trạng liên tục”. Khi bạn ghi nhận ‘phồng, xẹp’…tâm đôi khi phóng đi. Bạn ghi nhận phóng tâm và tâm này biến mất. Rồi tâm vương khác sanh khởi. Bạn ghi nhận và nó biến mất. Và lại tâm vương khác nữa sanh khởi. Bạn ghi nhận và nó cũng biến mất. Bạn phải ghi nhận rất nhiều những sự đến rồi đi như thế của tâm vương. Thiền sinh liền nhận ra: “Tâm vương là chuỗi nối kết những biến cố sanh rồi diệt kế tiếp nhau. Khi một tâm vương biến mất, một tâm vương khác sanh khởi.” Như vậy, bạn kinh nghiệm được sự biểu hiện liên tục của tâm vương. Thiền sinh kinh nghiệm điều này cũng kinh nghiệm luôn hiện tượng tử sinh. “Chết không còn xa lạ nữa. Nó chỉ giống như sự diệt đi của mỗi chập tâm vương mà ta đang ghi nhận. Sự tái sinh giống như sự sanh khởi của chập tâm vương mà ta đang ghi nhận tiếp theo ngay tâm vương vừa biến mất trước đó.”

Để chứng minh rằng một người có thể hiểu đặc tính, công năng và sự biểu hiện của các pháp mặc dù chưa học về những điều này, chúng ta đã dùng phong đại thuộc sắc pháp, khổ thọ và tâm vương thuộc danh pháp làm thí dụ. Bạn chỉ cần ghi nhận chúng khi chúng vừa sanh khởi. Đối với những danh và sắc pháp khác cũng tương tự như vậy. Nếu bạn theo dõi khi chúng vừa sanh khởi, bạn sẽ hiểu đặc tính, công năng và sự biểu hiện của chúng. Thiền sinh sơ cơ chỉ cần chú niệm và hiểu các thủ uẩn danh-sắc qua đặc tánh, công năng và sự biểu hiện này mà thôi. Ở phần sơ đẳng của Thiền Minh Sát, tuệ giác đầu tiên về phân tách danh sắc và tuệ giác về tương quan nhân quả, một sự hiểu biết như thế là đủ. Khi đạt được những tuệ giác minh sát thực sự như Tuệ Suy Xét (suy nghiệm và quán xét), bạn sẽ biết thêm đặc tính vô thường, khổ và vô ngã nữa.

[còn tiếp....]
-------------
Kính quý đạo hữu thực tập kinhle kinhle kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khi đi, hành giả biết mình đang đi.”


Đâu phải ai cũng thông minh hơn như bạn mà đọc một lèo bốn bài của bạn. Phải cho họ có cái thú vị:

"Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một"...
:D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

battinh đã viết:
Khi đi, hành giả biết mình đang đi.”


Đâu phải ai cũng thông minh hơn như bạn mà đọc một lèo bốn bài của bạn. Phải cho họ có cái thú vị:

"Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một"...
:D
Đạo hữu kỉnh,
Sau bài về phương pháp đúng đắn, thì TMH nghĩ mới có cơ sở để thực hành được.
Thật hoan hỷ cho TMH khi được nghe đạo hữu
Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một
Mong đạo hữu được nhiều lợi ích,
TMH kính,
tangbong tangbong tangbong kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thongminhhon đã viết:Đạo hữu kỉnh,
Sau bài về phương pháp đúng đắn, thì TMH nghĩ mới có cơ sở để thực hành được.
Thật hoan hỷ cho TMH khi được nghe đạo hữu
Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một


Thì cái gì cũng phải bắt đầu từ cơ sở, không có bước một thì làm sao có bước hai. tangbong

Lấy gì và làm sao nghe. (chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm...). Rất là thú vị khi được đọc: "nghe".
:D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

battinh đã viết:
Thongminhhon đã viết:Đạo hữu kỉnh,
Sau bài về phương pháp đúng đắn, thì TMH nghĩ mới có cơ sở để thực hành được.
Thật hoan hỷ cho TMH khi được nghe đạo hữu
Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một


Thì cái gì cũng phải bắt đầu từ cơ sở, không có bước một thì làm sao có bước hai. tangbong

Lấy gì và làm sao nghe. (chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm...). Rất là thú vị khi được đọc: "nghe".
:D
Đạo hữu kính,
Thật sự là như vậy, thưa đạo hữu, thật sự là như vậy,
TMH chỉ được nghe nơi đạo hữu
Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một
TMH chưa được thấy nơi đạo hữu
Đọc bài một, biết mình đang đọc và thực hành bài một
Mong đạo hữu được nhiều lợi ích,
TMH kính,
tangbong tangbong tangbong kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Tại sao và lúc nào?
Bây giờ có câu hỏi: Tại sao chúng ta hành thiền về ngũ uẩn thủ? Và còn vấn đề thời gian, chúng ta ghi nhận lúc nào? Khi các hiện tượng đã trôi qua, trước khi chúng xuất hiện, hay ngay khi chúng đang sanh khởi?

Chúng ta hành thiền để làm gì? Có phải chúng ta hành thiền về ngũ uẩn thủ để được của cải thế gian? Để khỏi bịnh? Để có thiên nhãn thông? Để bay lên không trung và có thần thông? Thiền Minh Sát không nhắm đến những điều này. Cũng có những trường hợp thiền sinh khỏi bịnh nhờ hành thiền. Vào thời Đức Phật, những bậc thánh có thần thông qua việc hành Thiền Minh Sát. Ngày nay, con người có thể có sức mạnh như thế nếu hoàn toàn chứng ngộ. Tuy nhiên, sự hoàn thành những năng lực này không phải là mục đích căn bản của Thiền Minh Sát.

Chúng ta hành thiền về những hiện tượng đã trôi qua? Về những hiện tượng chưa đến? Về những hiện tượng đang xảy ra trong hiện tại? Hay chúng ta nên hành thiền về những hiện tượng không thuộc quá khứ, tương lai hay hiện tại, nhưng là những gì chúng ta có thể tưởng tượng do đọc được từ sách vở? Trả lời cho những câu hỏi này là: Chúng ta hành thiền để không chấp thủ (bám níu) và chúng ta ghi nhận những gì đang sanh khởi.

Đúng như vậy, người không hành thiền sẽ dễ nắm bắt vào danh sắc đang sanh khởi mỗi lần thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng hay suy nghĩ đến. Họ dính mắc vào chúng vì ái dục (dục thủ), hài lòng với chúng. Họ dính mắc vào chúng do tà kiến (kiến thủ), cho chúng là trường cửu, hạnh phúc, là ta hay bản ngã. Chúng ta hành thiền để không cho các chấp thủ này sanh khởi, để khỏi dính mắc. Đây là mục đích chính của Thiền Minh Sát. Và chúng ta hành thiền trên những gì đang sanh khởi chứ không quán niệm những gì thuộc về quá khứ, tương lai hoặc vô định về thời gian. Ở đây chúng ta đang nói về Thiền Minh Sát thực tiễn. Còn trong sự hành thiền suy diễn, chúng ta quán niệm về những gì thuộc quá khứ, tương lai hoặc vô định về thời gian. Cho Sư giải thích. Thiền Minh Sát có hai loại, thực tiễn và suy diễn. Tuệ giác mà bạn thật sự kinh nghiệm qua việc ghi nhận những gì thật sự sanh khởi gồm đặc tính riêng và đặc tính chung như vô thường là tuệ giác thực tiễn. Từ tuệ giác thực tiễn này, bạn suy diễn về sự vô thường, khổ, vô ngã của những hiện tượng quá khứ và tương lai là những hiện tượng bạn không kinh nghiệm. Đây là minh sát suy diễn.

“Làm cho cả hai (thấy và không thấy) giống nhau bằng cách theo dõi đối tượng…” Patisambhidāmagga
Thanh Tịnh Đạo giải thích câu này như sau:
“…bằng cách dựa vào đối tượng được thấy, xác quyết cả hai (cái được thấy và không được thấy) là có cùng một bản chất nội tại: ‘giống như cái được thấy này, những gì do điều kiện tạo thành đã tan hoại trong quá khứ cũng sẽ tan hoại giống như vậy trong tương lai.”
Thanh Tịnh Đạo

“Đối tượng được thấy” là tuệ minh sát thực tiễn. Và “dựa vào đối tượng được thấy…xác quyết cả hai…trong quá khứ…trong tương lai” là tuệ minh sát suy diễn. Nhưng ở đây hãy để ý: minh sát suy diễn chỉ có thể có được sau minh sát thực tiễn. Không sự suy diễn nào có thể được thực hiện mà không cần kinh nghiệm thân chứng hiện tại. Chú giải Katthāvatthu cũng giải thích tương tự:

“Một khi kinh nghiệm trực tiếp được vô thường, dù chỉ trong một pháp hữu vi (pháp do điều kiện tạo thành), sau đó bằng cách suy diễn người ta cũng có thể rút ra kết luận là ‘tất cả các pháp hữu vi đều vô thường’.”

Tại sao không hành thiền về những gì thuộc quá khứ hoặc tương lai? Bởi vì chúng không giúp bạn hiểu được bản chất đích thực và tẩy sạch phiền não. Bạn không nhớ được những kiếp đã qua. Ngay cả trong kiếp này, bạn cũng không nhớ được thời thơ ấu của mình. Do đó, thiền về những gì thuộc quá khứ làm sao có thể biết chúng thật như thế nào cùng với đặc tính và công năng của chúng? Những gì mới vừa qua còn có thể nhớ được. Nhưng khi nhớ lại bạn có thể nghĩ “tôi đã thấy, tôi đã nghe, tôi đã nghĩ. Chính tôi lúc đó đã thấy và cũng chính tôi đang thấy bây giờ.” Có ý niệm về ‘tôi” nơi bạn. Cũng còn có ý niệm về sự thường hằng và hạnh phúc nữa. Do đó, nhớ những gì trong quá khứ để hành thiền không giúp cho mục tiêu của chúng ta. Bạn đã chấp thủ vào chúng và sự dính mắc này không thể được loại trừ. Mặc dù bạn xem chúng như danh và sắc dựa vào những gì bạn đã học và suy nghĩ, ý niệm về ‘tôi’ vẫn chấp hiện bởi vì bạn đã dính mắc vào nó. Một đàng bạn nói “vô thường”, đàng khác ý niệm “thường” vẫn còn đó. Bạn niệm “khổ” nhưng ý niệm “hạnh phúc” vẫn tiếp tục sanh khởi. Bạn hành thiền về “vô ngã” nhưng ý niệm về ngã vẫn còn mạnh mẽ và chắc nịch. Bạn tranh luận với chính mình. Cuối cùng sự hành thiền của bạn phải nhường bước cho những ý niệm đã thành hình.

Tương lai chưa đến và bạn sẽ không chắc là tương lai sẽ như thế nào khi nó đến. Bạn có thể hành thiền về những gì thuộc tương lai trước nhưng sẽ không thể nhớ để theo dõi khi chúng thật sự xuất hiện. Lúc đó ái dục, tà kiến, và phiền não sanh khởi một cách mới mẻ trở lại. Vì thế, hành thiền về tương lai với sự trợ giúp của học hỏi và suy nghĩ sẽ không thể nào hiểu được được các pháp như thật. Đó cũng không phải là phương cách an tịnh phiền não.

Những gì vô định về thời gian thì chưa từng hiện hữu, không đang hiện hữu và sẽ không bao giờ hiện hữu nơi mình và nơi người khác. Chúng chỉ được tưởng tượng qua sự học hỏi và suy nghĩ. Nghe thì có vẻ hay ho và trí thức nhưng khi suy nghiệm sẽ khám phá ra rằng chúng chỉ là những ý niệm về tên gọi (danh ý niệm), dấu hiệu hoặc hình dáng mà thôi. Giả dụ một người đang hành thiền “Sắc là vô thường. Sắc sanh khởi từng khoảnh khắc và hoại diệt từng khoảnh khắc.” Thử hỏi vị đó: Sắc là gì? Sắc quá khứ, hiện tại, hay tương lai? Sắc nơi mình (nội sắc) hay sắc nơi người khác (ngoại sắc)? Nếu là nội sắc, có phải là sắc ở trên đầu? Cơ thể? Tứ chi? Mắt? Tai? Bạn sẽ thấy danh từ sắc không phải là những thứ kể trên nhưng chỉ là ý niệm. Đó chỉ là danh ý niệm. Chính vì vậy chúng ta không hành thiền về những gì không có thời gian xác định.

[còn tiếp ...]


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

.


Duyên Khởi


Nhưng hiện tượng hiện tại là những gì đang xảy ra qua sáu cửa giác quan, chưa bị ô nhiễm. Nó giống như mảnh vải hay tờ giấy chưa bị dơ bẩn. Nếu bạn nhanh nhẹn ghi nhận kịp thời ngay khi vừa sanh khởi, nó sẽ không bị ô nhiễm. Nếu không, nó sẽ bị ô nhiễm. Một khi bị ô nhiễm rồi, nó không thể nào sạch sẽ trở lại được. Nếu bạn không ghi nhận kịp thời danh-sắc khi chúng sanh khởi, dính mắc hay chấp thủ sẽ xen vào. Có sự chấp thủ bởi ái dục hay vào những ưa thích của giác quan (dục thủ). Có sự chấp thủ do tà kiến (kiến thủ), chấp thủ do lễ nghi (tập hành thủ), hoặc chấp thủ do quan kiến về ngã (ngã kiến thủ). Nếu chấp thủ xảy ra thì sao?

“Do chấp thủ làm điều kiện hữu sanh khởi; Do hữu làm điều kiện, sinh sanh khởi; Do sinh làm điều kiện, già, chết và sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy phát sanh toàn bộ một khối khổ đau.”
Trung Bộ Kinh, i, 333
Tương Ưng Bộ Kinh, ii, 1-2

Chấp thủ không phải là vấn đề nhỏ. Đó là cội nguồn của những hành động thiện và bất thiện. Một người khi đã chấp thủ sẽ làm để thành đạt những gì người đó tin tưởng là tốt đẹp. Mỗi người trong chúng ta sẽ làm những gì mình tin tưởng là tốt. Nhưng cái gì khiến mình nghĩ đó là tốt? Đó là chấp thủ. Người khác có thể nghĩ là xấu nhưng đối với người thực hiện, điều đó là tốt. Nếu nghĩ là không tốt, dĩ nhiên người đó sẽ không làm. Có đoạn văn đáng để ý trong những lời được khắc ghi của vua A Dục:

“Người ta nghĩ tốt về những gì mình làm. Người ta sẽ không bao giờ nghĩ những việc mình làm là xấu ác.” Tên trộm ăn cắp vì đối với y ăn cắp là tốt. Tên cướp giựt đồ mọi người bởi vì y nghĩ rằng ăn cướp là tốt. Tên sát nhân giết người vì nghĩ đó là tốt. Thái tử A Xà Thế (Ajātasattu) giết cha, đức vua Bình Sa Vương (Bimbisāra), vì nghĩ đó là tốt. Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) âm mưu sát hại Đức Phật. Tại Sao? Vì ông nghĩ đó là tốt. Người uống thuốc độc tự vận làm như vậy bởi vì nghĩ đó là tốt. Các con thiêu thân lao vào ánh lửa nghĩ rằng như vậy là tốt. Những chúng sanh làm những gì đang làm bởi vì nghĩ làm như vậy là tốt. Nghĩ là tốt là chấp thủ. Một khi đã thật sự chấp thủ thì sẽ làm. Kết quả là gì? Là tạo những hành động thiện và bất thiện. Như vậy, “Do chấp thủ làm điều kiện hữu sanh khởi”.

Điều thiện lành là tránh gây khổ đau cho người khác. Thiện nghiệp là giúp đỡ người khác. Bố thí là thiện nghiệp. Đảnh lễ những bậc đáng đảnh lễ là thiện nghiệp. Thiện nghiệp có thể mang lại sự an bình, trường thọ và sức khỏe trong kiếp này. Nó cũng mang lại những kết quả tốt trong tương lai nữa. Chấp thủ như vậy là chấp thủ tốt, chấp thủ đúng. Những ai chấp thủ tốt như thế sẽ làm các việc tốt như bố thí, trì giới và đây là nguyên nhân tạo nên thiện nghiệp. Và như vậy kết quả là gì? “Do hữu làm điều kiện, sinh sanh khởi.”

Sau khi chết, họ sanh trở lại. Họ tái sanh ở đâu? Ở các cảnh giới tốt, cõi người và cõi trời. Là người, họ sẽ được hưởng được nhiều sự tốt lành như sinh ra tốt lành có đời sống dài lâu, sắc đẹp, sức khỏe, nhiều người hầu hạ và tài sản. Chúng ta có thể gọi họ là những “người hạnh phúc”. Cũng vậy, là trời, họ sẽ được hầu hạ bởi nhiều vị thiên nam và thiên nữ và sống trong những cung điện tráng lệ. Họ đã chấp thủ vào ý niệm hạnh phúc và trong ý nghĩa thế tục, họ có thể được xem như là sung sướng.
Nhưng dựa theo lời dạy của Đức Phật, những con người và các vị trời hạnh phúc này vẫn không khỏi bị khổ đau. “Do có sinh mà có sự già và chết”. Mặc dầu được sanh ra làm người sung sướng, người đó vẫn phải trở thành một người già “sung sướng”. Hãy nhìn hết những người già “sung sướng “ trên thế giới này. Một khi đã ngoài bảy mươi hay tám mươi, không phải mọi thứ đều bình thường với họ. Răng long, tóc bạc, mắt mờ, tai ù, lưng còm, da nhăn nheo khắp nơi, hết năng lực, vô dụng! Với tất cả tài sản và tiếng tăm, những người đàn ông và đàn bà già này có thể nào sung sướng được không? Rồi còn bệnh của tuổi già nữa. Họ không ngủ ngon, ăn khỏe, khó khăn mỗi khi ngồi xuống hay đứng lên. Và cuối cùng, họ đều phải chết. Người giàu có, vua chúa, hay người có quyền lực rồi sẽ chết. Họ không còn gì để nương tựa. Trong khi bạn bè và thân quyến vây quanh, họ nằm trên giường nhắm mắt và từ giã cõi đời. Họ ra đi một mình đến một kiếp khác. Chắc họ phải thấy khó khăn lắm để giã từ của cải của mình. Nếu không là người có nhiều thiện nghiệp, họ sẽ băn khoăn về kiếp sống tới của mình.

Những vị trời vĩ đại rồi cũng phải chết. Họ không thể tránh được điều này. Một tuần trước ngày chết, năm dấu hiệu hiện ra với họ. Những bông hoa trang sức trên người chưa bao giờ tàn bỗng nhiên bắt đầu héo úa. Y phục chưa bao giờ cũ đã bắt đầu rách sờn. Mồ hôi toát ra từ nách, một điều thật bất thường. Cơ thể vốn luôn luôn trẻ trung giờ có vẻ già đi. Trước đây họ chưa bao giờ nhàm chán đời sống cõi trời bây giờ cảm thấy buồn nản.

Khi năm dấu hiệu này hiện ra, các vị trời tức khắc nhận thức được cái chết gần kề và hốt hoảng. Vào thời Đức Phật, chính vua trời Đế Thích Sakka (vua của những vị trời) đã thấy những dấu hiệu này xuất hiện đến với mình. Lo lắng mình sẽ chết và mất đi tất cả sự huy hoàng nên liền đến cầu cứu Đức Phật. Đức Phật giảng pháp và vị trời này trở thành bậc thánh Tu Đà Hoàn. Vua trời Đế Thích cũ chết và tái sanh thành vua trời Đế Thích mới. Thật là may mắn cho ông vì có Đức Phật để cứu ông. Nếu không, có lẽ tai ương sẽ đến vị vua trời già vĩ đại này.

Không chỉ có tuổi già và sự chết chóc, “…sầu, bi, khổ, ưu, não cũng có mặt.” Tất cả đều là phiền não. “Đó là sự khởi sanh toàn khối khổ đau.” Do đó, cuối cùng một đời sống tốt lành nhưng bắt nguồn từ chấp thủ vẫn thật là phiền não ghê gớm. Người hay trời, tất cả đều đau khổ.

Nếu đời sống tốt lành do kết quả của thiện nghiệp là đau khổ, phải chăng chúng ta không nên tạo thiện nghiệp? Không phải vậy. Nếu chúng ta không tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp có thể sanh khởi. Chúng có thể đưa dẫn chúng ta xuống cõi địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, a-tu-la. Sự đau khổ tại các cõi thấp kém này còn tệ hại hơn rất nhiều. Kiếp người và trời là đau khổ so với hạnh phúc của Niết Bàn bất tử nhưng thật hạnh phúc hơn so với các cõi này.

Chấp thủ đúng đưa đến thiện nghiệp. Tương tự như vậy, chấp thủ sai đưa đến bất thiện nghiệp. Nghĩ là tốt nên người ta giết, ăn cắp, ăn cướp, làm điều bậy bạ đến người khác. Kết quả là họ tái sanh vào cõi xấu như địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và a-tu-la. Sanh vào địa ngục như nhảy vào lửa. Ngay cả vị vua trời vĩ đại cũng không chống nổi với lửa địa ngục. Vào thời Đức Phật Kukusandha, có vị ma vương chúa tên Dusi. Vị này khinh thường Phật và thánh tăng đoàn. Một ngày nọ, vị này gây ra cái chết cho người trưởng đệ tử của Phật. Hậu quả của hành động ác độc này là vị này chết ngay tức khắc và tái sinh vào cõi địa ngục Vô Gián (Avici). Ở đó, ông ta nằm dưới quyền sinh sát của những lính canh giữ các chúng sanh tội lỗi. Những người nào hãm hại người khác trên thế gian này một ngày nào đó cũng gánh chịu số phận như vị trời Dusi này. Rồi sau một thời gian dài đau khổ nơi đia ngục, các chúng sanh đó sẽ tái sanh vào cõi súc sinh hay ngạ quỷ.


[còn tiếp ...]


------------------


Kính các đạo hữu, nếu mỗi ngày chúng ta dành ra một ít thời gian cố định để thực tập minh sát , thì trong cuộc sống giao tiếp xã hội, tuệ minh sát sẽ giúp chúng ta hạn chế được sự sản sinh cuồng loạn của tâm sân, tâm tham, dục. Trước chúng ta cần chứng khổ, sau chúng ta mới có thể tri khổ tập.

Minh sát là pháp giúp chúng ta chứng khổ, vậy chúng ta còn chần chừ không thực hành sao?
Đây là pháp khó được thấy, khó được nghe. Thật hy hữu khi được nghe có người đã thấy. Thật hy hữu khi được nghe pháp ấy. Người đã thấy là Đấng Đạo Sư của chúng ta. Chúng ta là đệ tử của Ngài. Chúng ta đã được nghe pháp ấy từ Ngài.

Nay những sự hy hữu ấy chúng ta đều đạt được, thật không hợp lý cho vị đệ tử không tinh tấn thực hành.

Chúc các đạo hữu an lạc và tinh tấn,
TMH kính,

kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle

kính chúc đạo hữu Thongminhhon bước thật trọn vẹn con đường tangbong

kính,bt


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Căn bản Thiền Minh Sát - Thầy Mahasi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

.

Chấp Thủ Sanh Khởi Như Thế Nào


Như vậy, chấp thủ rất đáng sợ. Nó cũng rất quan trọng. Do đó, chúng ta hành thiền để chấm dứt chấp thủ không cho nó sanh khởi. Hành thiền để không còn chấp thủ bởi ái dục hay tà kiến về thường hằng, hạnh phúc, là tôi, của tôi, hay là tự ngã. Những ai không chánh niệm ghi nhận khi thấy, nghe, cảm thọ, hay tri giác sẽ chấp thủ. Hãy tự hỏi là mình có chấp thủ không? Câu trả lời sẽ rất hiển nhiên.

Hãy bắt đầu với sự thấy. Giả dụ bạn thấy một cái gì rất đẹp. Bạn nghĩ gì về cái này? Bạn thỏa thích với nó, hài lòng với nó, có đúng vậy không? Bạn sẽ không nói “Tôi không muốn thấy, tôi không muốn nhìn cái đó” mà đang nghĩ “cái này thật đẹp, thật đáng yêu làm sao!” Miệng tươi cười, bạn hài lòng với đối tượng. Cùng lúc đó bạn đang nghĩ nó thường hằng. Dù đối tượng thấy là con người hay đồ vật, bạn sẽ nghĩ nó đã và đang có mặt cũng như sẽ tiếp tục có mặt mãi mãi. Mặc dầu nó không phải là của bạn, nhưng trong tâm, bạn đã chiếm hữu và thỏa thích với nó. Nếu là áo quần, trong tâm bạn mặc nó vào và hài lòng; nếu là đôi giày, tâm ý bạn mang chúng vào; nếu là một người, trong tâm bạn cũng dùng người đó như ý mình và cảm thấy vui sướng.

Những điều tương tự như trên cũng xảy đến khi bạn nghe, ngửi, nếm hoặc đụng chạm. Bạn thích thú trong mỗi trường hợp. Càng suy nghĩ, tầm mức của sự thỏa thích càng rộng xa. Bạn bày vẽ thêm và luyến ái với những gì không phải của bạn, ao ước và tưởng tượng chúng thuộc về bạn. Nếu chúng là của bạn, không cần phải nói, bạn tiếp tục nghĩ đến và luôn luôn hài lòng với chúng. Chúng ta hành thiền để tránh sự luyến ái và chấp thủ đó.

Chúng ta cũng chấp thủ bởi tà kiến, thân kiến.

Khi thấy, bạn nghĩ đối tượng thấy là một người, một bản ngã. Bạn cũng cho nhãn thức của mình là một người, một bản ngã. Khi tuệ giác chưa viên mãn, chúng ta chấp chặt vào mọi thứ khi nhìn thấy. Hãy nghĩ về mình và chính bạn sẽ thấy như thế nào bạn đã có chấp thủ như vậy. Bạn nghĩ mình và những người khác như là một bản ngã đã trải qua một đời sống dài lâu. Nhưng sự thực, không phải như vậy. Không có ai đã từng sống một cuộc sống lâu dài. Chỉ có danh và sắc sanh khởi liên tục. Bạn cho danh và sắc này là con người, là bản ngã và bạn chấp thủ. Chúng ta hành thiền để không cho sự chấp thủ bởi tà kiến như vậy sanh khởi.

Nhưng chúng ta phải ghi nhận những hiện tượng ngay khi chúng vừa sanh khởi. Chỉ như vậy mới có thể ngăn ngừa được chấp thủ. Chấp thủ đến từ sự thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng và suy nghĩ. Chúng đến qua sáu cửa giác quan. Có thể nào chúng ta bám níu vào những gì mình không thấy? Không thể có. Có thể nào chúng ta chấp thủ vào những gì chúng ta không thể nghe? Không thể có. Chính Đức Phật đã đưa ra những câu hỏi này.

“Bây giờ con nghĩ như thế nào này người con trai của Malunkya? Đối với những hình sắc mà mắt có thể nhận ra được nhưng con chưa bao giờ thấy trước đây, không thấy ngay lúc nầy và cũng không mong là sẽ thấy trong tương lai, con có ưa thích,đam mê, luyến ái những hình sắc đó không?”
“Dạ không, thưa Đức Thế Tôn.”
Tương Ưng Bộ Kinh, iv, 72

Những hình sắc bạn chưa từng thấy trước đây là gì? Phố thị, làng mạc và quốc độ mà bạn chưa từng đến, đàn ông và đàn bà và những quang cảnh ở đấy. Làm thế nào bạn có thể yêu người đàn ông hay đàn bà chưa bao giờ nhìn thấy? Làm sao mà bạn có thể dính mắc vào họ? Do đó, bạn không chấp thủ những gì mình chưa bao giờ thấy. Phiền não không sanh khởi đối với những gì chưa thấy. Bạn không cần phải hành thiền về chúng. Nhưng đối với những gì bạn đang thấy là một vấn đề khác. Phiền não có thể sanh khởi nếu bạn không ghi nhận kịp thời để ngăn ngừa chúng sanh khởi.
Điều này cũng đúng đối với những gì đang được nghe, ngửi, nếm, đụng và nghĩ đến.


Hành Thiền Ngay Bây Giờ
Nếu không chú niệm trên những hiện tượng đang sanh khởi, bạn sẽ không biết được bản chất vô thường, khổ và vô ngã thực sự của chúng, bạn có thể sẽ sống lại những hiện tượng này và như vậy phiền não sẽ sanh khởi. Đây là trường hợp của phiền não ngủ ngầm. Bởi vì chúng sanh khởi từ đối tượng của sự nhận biết, chúng ta gọi chúng là “đối tượng ngủ ngầm”. Con người chấp thủ cái gì và tại sao chấp thủ? Họ chấp thủ vào vật hay người mà họ đã từng thấy và lý do là họ đã từng thấy. Nếu họ không ghi nhận khi những thứ này sanh khởi, chấp thủ sẽ sanh khởi. Phiền não tiềm tàng nơi bất cứ những gì chúng ta thấy, nghe, nếm…

Nếu có chánh niệm khi hành thiền, bạn sẽ nhận ra rằng những gì bạn thấy sẽ qua ngay, những gì bạn nghe cũng trôi đi. Chúng trôi qua ngay tức khắc. Một khi bạn thấy được chúng thật như vậy, không có gì để thương, không có gì để ghét, không có gì để dính mắc. Nếu không có gì để bám níu vào, sẽ không có dính mắc hay chấp thủ.

Và bạn hành thiền ngay bây giờ, không thể trì hoãn được nữa. Ta có thể mua chịu nhưng không thể chú niệm chịu. Hãy chú niệm ngay tức khắc. Ngay giây phút thấy, bạn ghi nhận. Chỉ như vậy dính mắc mới không sanh khởi. Theo kinh điển, phải ghi nhận ngay khi diễn trình tâm qua nhãn căn chấm dứt và trước khi diễn trình tâm kế tiếp qua ý căn bắt đầu. Khi bạn thấy một hình sắc, diễn trình tâm này xảy ra như sau: Thoạt tiên, bạn thấy đối tượng xuất hiện. Đây là diễn trình thấy. Rồi bạn duyệt lại đối tượng được thấy. Đây là diễn trình tái duyệt. Rồi bạn sắp những hình thể được thấy lại với nhau và thấy hình dạng hay sắc pháp. Đây là diễn trình hình sắc. Cuối cùng, bạn có ý niệm về tên gọi. Đây là diễn trình đặt tên. Với những đối tượng chưa bao giờ thấy, bạn sẽ không biết tên nên diễn trình gọi tên này không sanh khởi.

Trong bốn diễn trình, khi diễn trình đầu tiên hay diễn trình thấy xảy ra, bạn thấy hình dạng hiện tại hay thực tại hiện tiền khi nó sanh khởi. Khi diễn trình thứ hai hay diễn trình tái duyệt xảy ra, bạn xem lại hình dạng quá khứ và hình dạng đã được thấy này cũng là thực tại. Cả hai diễn trình chú ý đến thực tại hay vật được thấy. Ý niệm chưa xảy ra. Sự khác biệt là thực tại hiện tiền và thực tại quá khứ. Với diễn trình thứ ba bạn có ý niệm về hình dạng. Với diễn trình thứ tư bạn có ý niệm về tên gọi. Những diễn trình kế tiếp chỉ là những ý niệm khác nhau. Tất cả các diễn trình này xảy ra thông thường cho những người không thực hành Thiền Minh Sát.

Có tất cả 14 chập tư tưởng (chập tâm) trong diễn trình của sự thấy. Khi nhãn thức (tâm thấy), nhĩ thức (tâm nghe), và ý thức không sanh khởi, hữu phần (luồng hộ kiếp) tiếp tục vận hành. Nó giống hệt với thức tái sanh. Đây là luồng tâm trôi chảy khi bạn ngủ. Khi một vật thấy được hay bất cứ gì xuất hiện, luồng hộ kiếp dừng nghỉ. Ngay khi luồng này vừa ngưng, một chập tâm sanh khởi hướng đến đối tượng vừa lọt vào thị trường của mắt (nhãn môn hướng tâm). Khi chập tâm này vừa chấm dứt, nhãn thức sanh khởi. Khi nhãn thức chấm dứt, tiếp nhận tâm sanh khởi. Rồi kế đến là suy đạc tâm. Tiếp theo là xác định tâm quyết định vật thấy là tốt hay xấu. Sau đó, tùy theo thái độ đúng hay sai của bạn đối với vật thấy, sự vận hành thiện hay bất thiện sanh khởi mạnh mẽ trong bảy chập tâm gọi là tốc hành tâm hay luồng xung lực. Và khi những tâm này chấm dứt, hai chập tâm lưu giữ (đăng ký tâm) sanh khởi. Sau khi những tâm này chấm dứt, tâm trở lại hữu phần như trôi vào giấc ngủ.

Từ tâm hướng về đối tượng (nhãn môn hướng tâm) đến tâm lưu giữ (đăng ký tâm) có cả thảy là 14 chập tâm. Tất cả các chập tâm này được thể hiện thành một sự thấy. Và đó là diễn trình của sự thấy. Khi một người thực tập Thiền Minh Sát tốt đẹp, sau khi hữu phần sanh khởi trở lại tiếp theo diễn trình của sự thấy, tuệ tâm duyệt lại “sự thấy” xảy ra. Bạn phải nỗ lực để có khả năng ghi nhận sự duyệt lại này. Nếu có thể làm được như vậy, trí tuệ cho bạn biết sự ghi nhận này cũng giống như sự ghi nhận các đối tượng khi chúng được thấy hay khi chúng vừa mới sanh khởi. Loại thiền này được nêu trong kinh là “thiền về hiện tại.”

“Vị đó biện biệt sự vật có mặt ngay bây giờ và ở đây.”
Trung Bộ Kinh, iii, 227
“Sự hiểu biết khi duyệt lại sự vận hành của các trạng thái hiện tại là tuệ giác về sanh diệt.”
Patisambhidāmagga

Sự trích dẫn kinh điển trên đây cho thấy rõ ràng rằng chúng ta phải chú tâm ghi nhận những trạng thái hiện tại. Nếu không, diễn trình tái duyệt sẽ sanh khởi. Diễn trình này sanh khởi để ôn lại những gì đã được thấy. Những chập tâm gồm: 1 xác định tâm, 7 tốc hành tâm, và 2 đăng ký tâm, tổng cộng là 10 chập tâm. Cứ mỗi lần bạn suy nghĩ hay tư lự, cả ba loại tâm này gồm 10 chập tâm xảy ra. Tuy nhiên, đối với người hành thiền, chúng chỉ xuất hiện như một chập tâm mà thôi. Điều này phù hợp với các sự giải thích liên hệ đến tuệ diệt trong các chú giải Đạo Vô Ngại Giải (Patisambhidamagga) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nếu có thể ghi nhận ngay sau diễn trình tái duyệt, bạn có thể sẽ không rơi vào ý niệm nhưng còn ở với thực tại là đối tượng được thấy. Tuy nhiên, điều này sẽ không dễ dàng cho thiền sinh sơ cơ.

Nếu không chú niệm kịp thời khi các chập tâm tái duyệt xảy ra, bạn sẽ rơi vào diễn trình hình sắc và diễn trình đặt tên. Lúc đó, chấp thủ sẽ xen vào. Nếu bạn ghi nhận sau khi chấp thủ sanh khởi, chúng sẽ không biến đi được. Đó là lý do tại sao Sư khuyên bạn hãy ghi nhận ngay tức khắc trước khi ý niệm sanh khởi. Các diễn trình nghe, ngửi, nếm, đụng cũng được hiểu một cách tương tự như vậy.

Khi suy nghĩ qua ý căn, nếu không chú niệm ngay tức khắc, những diễn trình tiếp theo sẽ sanh khởi ngay sau suy nghĩ đó. Vì thế, bạn phải ghi nhận tức thì để chúng không thể sanh khởi. Đôi khi trong lúc bạn đang theo dõi ‘phồng, xẹp, ngồi, đụng’, một tư tưởng hay ý nghĩ nổi lên xen kẽ. Bạn ghi nhận ngay khi nó vừa sanh khởi và nó sẽ biến mất ngay. Đôi khi sự phóng tâm sắp sửa xảy ra. Bạn ghi nhận và nó yên xuống. Theo lời của vài thiền sinh, “nó giống như một đứa trẻ ngỗ nghịch lễ phép trở lại khi bị quát ‘im đi’.”

Do đó, nếu bạn ghi nhận ngay giây phút thấy, nghe, đụng, hay nhận biết thời sẽ không có chập tâm chấp thủ sanh khởi tiếp theo.
“Bạn chỉ nhận biết hình ảnh của vật được thấy, âm của tiếng được nghe, mùi của vật được ngửi, và ý tưởng về đối tượng được hay biết mà thôi.”

Như đoạn trích dẫn từ kinh Malunkyaputta Sutta cho thấy, chỉ có đơn thuần hình ảnh, âm thanh, mùi vị, ý tưởng có mặt. Khi nhớ lại chúng chỉ có bản chất thực sự mà bạn đã hiểu sẽ xuất hiện mà thôi. Không có chấp thủ. Thiền sinh chú niệm trên những gì xảy ra ngay khi chúng vừa sanh khởi sẽ thấy như thế nào mọi thứ sanh và diệt ngay tức khắc và cũng sẽ thấy rõ ràng tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Vị đó tự mình biết mà không do vị thầy đã giải thích như vậy. Đây là sự hiểu biết hay tuệ giác thực sự.

[còn tiếp ...]


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.121 khách