So Sánh Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassanā)

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

So Sánh Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassanā)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

1.5. THIỀN MINH SÁT

1. Thiền Minh Sát là một hình thức trí tuệ (pañña) biết danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã (không có đàn ông, đàn bà). Những loại trí tuệ khác là không phải là Tuệ minh sát

2. Ðối tượng của Thiền Minh Sát là danh và sắc trong sát na hiện tại. Nếu hành giả nhận biết một điều gì, ngoài sắc và danh của bản thân mình, hành giả không thể nhận ra Trạng Thái Thật của Bản chất Vạn Vật

3. Nhiệm vụ của Thiền Minh Sát là đoạn trừ phiền não khi nó xảy ra bất cứ nơi nào ở sáu căn môn. Do đó chúng ta phải tu tập quan sát từng sát na hiện tại ở sáu căn môn, bởi vì phiền não xuất hiện ở nơi đó.

4. Lợi ích của Thiền Minh Sát là đoạn tận Vipallāsa (ảo tưởng) cho rằng sắc pháp là xinh đẹp, danh và sắc là trường tồn, hạnh phúc, danh và sắc là của ta.

Khi tuệ minh sát mạnh mẽ, nó sẽ dẫn đến sự chấm dứt khổ (Nirodha) và kể từ đó là Níp Bàn.

5. Sự tu tập Minh Sát Tuệ sử dụng Thiền Tứ Niệm Xứ (Satiptthana) như được vạch ra trong bộ kinh Ðại Niệm Xứ.

(...)

Các nền tảng Minh sát là những đối tượng mà chúng ta cần phải quan sát khi tu tập minh sát tuệ, để có được tuệ minh sát phát sanh, có sáu loại:

- Năm uẩn (Khandha)
- 12 xứ (Ayatan)
- 18 giới (yếu tố) 6 căn + 6 trần + 6 thức
- 22 căn
- Tứ Diệu đế
- 12 nhân duyên- Paticcasamuppada.

Tất cả điều này được tóm gọn lại chỉ là danh sắc, bởi vì một người đến với sự tu tập thiền thiền quán là quán sát danh sắc, và nó sẽ mang chân lý đến Tuệ minh sát (Thiền Minh Sát trí tuệ). Chân lý là sự biết rằng danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã, trí tuệ (pañña) đó được gọi là Tuệ Minh sát, và có thể đoạn tận phiền não.

(...)
Tuệ minh sát phải nhận thức định luật Tự nhiên cho rằng tất cả sự sống (sự hiện hữu) đều có ba đặc tính (tam tướng): vô thường, (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Nếu một người không biết được Ðịnh Luật Tự Nhiên, được gọi là vô minh (avijjā). Không biết được Ðịnh Luật Tự Nhiên, người ấy vẫn chịu trong vòng sinh tử luân hồi (samsara-vatta), và không thể dứt khổ.(...)

1.5.1. Ba loại Trí Tuệ Tu Tập (khác biệt với trí tuệ phàm tục):

1. Trí văn (sutta pañña) [3] là sự biết được pháp học hoặc nghe thuyết pháp trước khi tu tập.

2. Trí tư (cinta pañña) là sự biết được bằng cách tu tập, như chúng ta đang thực hiện bây giờ.

3. Trí tu (vipassanā pañña) là sự biết được bằng tuệ minh sát, đó là chỉ có danh và sắc và chúng thì vô thường, khổ và vô ngã.

(Pháp học đúng sẽ dẫn đến sự tu tập đúng và pháp hành đúng sẽ dẫn đến tuệ giác).

Tu tập thiền quán thì khác với Tu tập thiền chỉ. Nếu hành giả không biết điều này, có thể lẫn lộn hai loại với nhau và tu tập thiền không tiến triển, và không diệt khổ . Tu tập thiền chỉ là thiện pháp, tuy nó dẫn đến vắng lặng nhưng vẫn còn trong vòng luân hồi.

1.5.2. Ðịnh (samādhi)

Ðịnh có nghĩa là tập trung, hoặc kết quả của sự tập trung. Trong nghĩa sau, một số vị thầy thích định nghĩa mở rộng hơn. "sự gom lại". Ðịnh rất ích lợi trong thiền quán nhưng chỉ đến mức độ tập trung tạm thời.

Có ba loại định (tập trung) cơ bản:

1. Sát na định
2. Cận định (sự tập trung cao)
3. Nhập định duy trì tâm vững chắc trên một đối tượng trong một thời gian dài.

Sát na định:
Lý do chúng ta phải dùng sát na định cho minh sát tuệ đó là sát na định vẫn còn nằm trong 6 căn. Ví dụ, khi thay đổi các đối tượng, từ oai nghi ngồi cho đến danh nghe (căn ý và căn thinh) cận định có thể theo sự thay đổi. Cận định là công cụ cơ bản để khiến cho Minh sát tuệ tiến triển. Chính sự thay đổi của các đối tượng này giúp cho hành giả thấy được sự sinh và diệt của các tâm thức.

Khi thấy được sự vô thường trong tâm, sự vô thường này có nghĩa là tâm không kiểm soát được và do đó khổ và vô ngã. Ðịnh nâng cao đơn thuần chỉ là nhất tâm và nó không thể dùng để nhận thấy sự sanh và diệt của tâm.

Khi người nhận ra được sự vô thường trong tâm. Nó phải được nhận thức bằng Trí Tuệ và không phải định tâm.

Như được lưu ý ở trên, chỉ sát na định là cần thiết đối với sự tu tập Minh sát tuệ.

1.6. SÁT NA HIỆN TẠI & THỰC TƯỚNG PHÁP
(...)
Nếu hành giả nhận thức được sát na hiện tại,

(...)Ðối tượng phải làTứ Niệm Xứ. Những đối tượng khác (Tứ niệm xứ) không được lẫn lộn. Ví dụ, khi quán sát oai nghi ngồi, nếu oai nghi ngồi có sự đau đớn, đừng quán sát tâm biết được oai nghi ngồi có sự đau đớn. Chỉ biết rằng oai nghi ngồi là những sự khổ. Chỉ quán sát "thân trong thân".
(...)
1.9. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN
Tu Thiền chỉ (Samatha bhavana)
1. Bản chất thật là định tâm để tạo cho tâm an lạc.
2. Ðối tượng của thiền chỉ là chế định
3. Ðặc tính của thiền chỉ là an định.
4. Nhiệm vụ của thiền chỉ là loại trừ 5 triền cái: tham dục, sân hận, trạo hối, hôn trầm và nghi.
5. Kết quả của thiền chỉ là nhất tâm.
6. Hiệu quả của thiền chỉ là tâm không ham muốn dục lạc.
7. Lợi ích của thiền chỉ là trong đời sống này (samapatti - tám giai đoạn của thiền) là có thể chứng đắc. Tâm tham muốn và không ham muốn thì rất an lạc. Trong kiếp vị lai có thể hóa sanh (Brahmaloka) cõi Phạm thiên.
8. Trong thiền chỉ, chỉ có 1 đối tượng và 2 căn được dùng cùng 1 lúc, chẳng hạn như mắt và tâm (trong trường hợp đề mục Kasiṇa hoặc một đối tượng nhìn thấy) hoặc xúc chạm và tâm thức, trong trường hợp về niệm hơi thở (Ānāpānasati).
(...)
Tu tập Thiền quán (Vipassanā bhavana)
1. Bản chất thật là trí tuệ.
2. Ðối tượng thiền quán là pháp chân đế -paramattha (pháp chân đế hay còn gọi là danh pháp và sắc pháp) tu tập Tứ niệm xứ thành tựu tuệ Minh sát.
3. Ðặc tính của thiền quán là trí tuệ, cho thấy rõ trạng thái thật của vạn vật.
4. Nhiệm vụ của thiền quán là đoạn trừ vô minh.
5. Kết quả của thiền quán là có chánh kiến, (bản chất thật của danh pháp và sắc pháp).
6. Hiệu quả của thiền quán là định tâm trong một đề mục Tứniệm xứ (Khaṇika samādhi), như vậy tuệ Minh sát có thể phát sanh.
7. Lợi ích của thiền quán là đoạn trừ những phiền não (Āsavakkha-yanna). Không còn phiền não, không sinh tử sẽ xuất hiện (vivatta), là Nip bàn. Bởi vì Níp bàn không có tái sinh và đây là hạnh phúc tuyệt đối.
8. Trong thiền thiền quán, chúng ta sử dụng 6 căn và không cần đến các đối tượng đặc biệt. Ðơn thuần chỉ quán sát danh pháp và sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã (Bản chất thật của vạn vật). Ngay cả những chướng ngại (Nivāraṇa) được dùng như một đề mục để suy niệm về các đối tượng tâm (dhamma-anupassanā). (...)

Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Ðức Phật. Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.

Cảm giác khi thiền định đạt được là người ta đạt đến một hạnh phúc thường còn với bản ngã (si mê vẫn còn). Cảm giác khi Tuệ minh sát đạt được, đó là vô thường, khổ và vô ngã.

Xem bản đổi chiếu so sánh Thiền chỉ (Samatha bhavana) và Thiền quán (Vipassanā bhavana) tại website:
http://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-14.htm

Xem toàn bộ:
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ Bao gồm: Lý thuyết, thực hành, kết quả tangbong

tại website: http://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-00.htm.

Tác giả: Thiền sư Achaan Naeb
Nguyên tác: Vipassanā Bhavana
Bản dịch Anh ngữ: Mr Chua và Miss Vitoon
Bản dịch Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh, 2003
tangbong tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.90 khách