Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đây là bài viết của chú nguyenvanhoc2006 ,
Các bạn thử tìm xem trong Kinh Phật xưa

ngoại trừ Ngài Mục-Kiền-Liên vì quyết tâm cứu Mẹ ruột của Ngài mà dấn thân vào Địa-ngục,

còn có vị A-La-Hán nào vì sự hạnh phúc, bình yên, an-ổn, giải thoát

của những người không quen biết, không bà con họ hàng

mà dấn thân vào địa-ngục, vào những chốn đầy phiền não, thị phi

chịu tạm rời điểm đứng an-ổn của mình để NHẨY VÀO TRẦN LAO hay không ?
Trong Kinh điển Nam Tông KHÔNG CÓ NHẤN MẠNH đến :

CÁI SỐNG VÌ MỌI NGƯỜI, CHẾT CHO MỌI NGƯỜI

(thậm chí còn có tư-tưởng cho rằng ĐÂY LÀ ĐIỀU NGU NGỐC)


Cho nên những vị A-La-Hán nếu có DẠY NGƯỜI TU HÀNH THEO PHẬT PHÁP

cho nên những vị A-La-Hán nếu có HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP,

cũng chỉ là NGÀY NÀO CÒN TẠM NƯƠNG NƠI THẾ GIAN THÌ CÒN LÀM CHÚT CHÚT CHO VUI

NGÀY NÀO RỜI BỎ THẾ GIAN LÀ CHẤM HẾT.

Các Ngài KHÔNG CÓ QUYẾT TÂM ĐỘ SINH NHƯ CON ĐƯỜNG ĐẠI THỪA !


Con đường Đại thừa thì sao ?

Con đường Đại thừa thì :

NGÀY NÀO CÒN MỘT CHÚNG SINH CHƯA VỀ PHẬT QUỐC

THÌ HÀNH GIẢ CÒN LẶN LỘI TRONG BA CÕI SÁU ĐƯỜNG ĐỂ CỎNG, VỚT CHO ĐẾN NGƯỜI CUỐI CÙNG.

VÌ TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU LÀ CHA MẸ, ANH EM QUYẾN THUỘC CỦA HÀNH GIẢ
(Kinh Báo Ân)
Để giải nghi cho mọi người trước nhất Zelda muốn biết mọi người nghi thế nào.
Kính mong các bạn tiếp tục góp ý thêm.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Các bạn thử tìm xem trong Kinh Phật xưa

ngoại trừ Ngài Mục-Kiền-Liên vì quyết tâm cứu Mẹ ruột của Ngài mà dấn thân vào Địa-ngục,

còn có vị A-La-Hán nào vì sự hạnh phúc, bình yên, an-ổn, giải thoát

của những người không quen biết, không bà con họ hàng

mà dấn thân vào địa-ngục, vào những chốn đầy phiền não, thị phi

chịu tạm rời điểm đứng an-ổn của mình để NHẨY VÀO TRẦN LAO hay không ?
Trong kinh điển xưa rõ ràng không có một vị Alahan nào lại làm chuyện dấn thân vào địa-ngục, vào những chốn đầy phiền não, thị phi . Tuy nhiên khái niệm " rời điểm đứng an-ổn " thì thật sự sai lầm.
Các bạn có thấy một vị trí thức nào lập kế hoạch để giải cứu những chúng sinh bị nhốt trong tù không?
Nếu chấp nhận đây đúng nghĩa là lao vào chốn thị phi từ bỏ những gì mình đã tạo được qua học tập và lao động chân chánh để lấy tất cả nguồn lực đế mà lập nên kế hoạch cướp tù, sau khi lập nên kế hoạch cướp tù vị này sẽ bị truy nã và mãi mãi không bao giờ trở lại được địa vị ban đầu được nữa .
Như vậy theo các bạn một người như vậy là một người ngu si hay kô?
Chắc chắn là một người ngu si. Vì những quả báo do chúng sinh nào đó làm ra thì phải gánh lấy không một vị thánh nào lại có thể dung Tha Lực(tha lực là một khái niệm tà kiến) để mà cứu giúp ai đó được. Vi dụ như nếu Đại Đức Mục Kiều Liên cứu mẹ chẳng hạn,vậy người mẹ đó có bị oan không?
Và nhân đây cũng nói luôn câu chuyện Đại Đức Mục Kiều Liên cứu mẹ là một truyền thuyết không đúng đạo đức và lẽ phải .
Khi chúng ta đã tu tập trọn đủ để mà có thể trở thành một vị Phật Thinh Văn thì điêu trước nhất là không còn tham ái , và chính sự không còn tham ái này các vị không còn một chút sự thương xót đối với chúng sinh nào. Minh chứng cho điều này là khi Đức Bổn Sư của chúng Vô Dư Niếp Bàn thì không có một vị Alahan nào khóc cả, chỉ có những vị tăng đang tu tập theo con đường thánh đạo hay còn gọi là những vị BỒ Tát , khóc lóc đau khổ. Sự khóc lóc này chính là xuất phát từ một tâm thức còn đầy rẩy ô uế mà phát sinh, và hậu quả là sự đau khổ từ sự thương xót đó.
Cũng như vậy Đại Đức Mục Kiều Liên không hề mảy may thương xót bất kì người mẹ nào trong địa ngục cả , ngài hoàn toàn dửng dưng.Các bạn nghe có vẻ là tàn nhẫn nhưng các bạn phải dùng trí tuệ để nhận ra đâu là tàn nhẫn đâu là từ bi , thái độ dửng dưng trước nổi khổ đó chính là từ bi đó các bạn.
Vi dụ: một đứa bé tập đi , be đi bị té chảy máu , người cha thấy vậy làm ngơ , mặc cho con mình tự vận dụng sự Tự Giác mà đứng lên.
Người vô trí thấy vậy bèn chê cười người cha là tàn ác, nhưng thật sự nếu bạn thấy bé té mà lại đở lên không cho bé cơ hội tự đứng lên bằng đôi chân của mình thì chừng nào bé mới nên người.
Các vị Alahan trí tuệ cao thâm ác biết rõ điều này và không bao giờ đi cứu kiểu như vậy cả.
Các vị chỉ có thể chỉ chư PT con đường đi đến sự thoát khổ nếu vị ấy chịu đi,nếu không chịu đi thì ráng mà chịu.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu chư vị theo khuynh hướng thanh văn thì quả thực thanh văn là cao cả.
Nếu chư vị theo khuynh hướng Như Lai thì có khi chư vị chê bai thanh văn. Nhưng Như Lai chẳng chê, chẳng khen, hai chữ chê-khen không dùng được.

Điệp khúc: thanh văn và bồ tát không biết chừng nào mới chấm dứt?

Thanh văn và bồ tát tôn sùng khuynh hướng như vậy đều không phải đệ tử của Phật.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hình như người ta hiểu sai về "sự giải thoát" nên mới chê lý tưởng Alahán là "ích kỷ".Giải thoát nếu là chạy trốn một mình thì mới là ích kỷ;ngược lại sự giải thoát của Alahán theo như chỗ tôi hiểu được là sự giải thoát khỏi tất cả những tâm bất thiện và những ô nhiễm(lậu hoặc);là kết quả của một sự rèn luyện đấu tranh lâu dài.Do đó tất cả những người đắc quả A-la-hán đã viết nên những bản anh hùng ca của một sự sống hữu ích;và đương nhiên theo tôi nghĩ;những vị A la hán là những người thoát khỏi sự ích kỷ một cách rốt ráo nhất;sự xan tham và ghen tị đã được đoạn diệt từ quả Dự Lưu;kể cả bỏn sẻn pháp lẫn tài vật.

Lý tưởng bồ tát tất nhiên là rất đẹp và nếu là thiện thì ai phản đối làm gì.Tuy nhiên thiết nghĩ để thực sự giúp đỡ người khác giải thoát khỏi khổ đau thì bản thân Bồ tát phải đắc quả A la hán trước đã.Giống như một vị thầy giáo không gương mẫu;và không có năng lực chuyên môn thì khó mà học sinh cảm phục(nhất là lại dạy môn "đạo đức" hay "giáo dục công dân" nữa :D !);cũng vậy bồ tát không giải thoát khỏi tất cả các ác pháp thì định cứu ai ra khỏi luân hồi đây? I-);thậm chí như bồ tát Tất Đạt Đa;sau khi giác ngộ đã chần chừ không thuyết pháp bởi vì việc "bố thí pháp"(thực chất là việc cải hóa người khác) không phải là việc dễ dàng;ngay cả khi đã giác ngộ.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

So với phàm phu thì hàng thanh văn siêu vượt. Vì phàm phu thích trụ luân hồi, thanh văn thì trụ vào quốc độ chư Phật. Cả hai đều có sở trụ, nhưng trụ của thanh văn siêu vượt trụ của phàm phu, phàm phu dùng trí tưởng tượng hay tư duy đều chẳng đụng tới được. Do đó, dù sao lý tưởng của thanh văn vẫn có sở đắc, không hiểu tất cả việc Phật.

Bồ tát thì phát tâm dẹp bỏ cả trụ phàm phu lẫn trụ thanh văn, tức lý tưởng vô trụ, vô đắc.
Bồ tát có là do phàm phu hoặc a la han phát tâm bồ đề.
Bồ tát mà thành a la han thì thối lui tâm bồ đề, không còn là bồ tát nữa.
Bồ tát không cứu độ chúng sanh mà là "tập cứu độ chúng sanh", nên muốn thật sự cứu độ chúng sanh thì phải lên địa vị Phật, Thế Tôn,...


Hình đại diện của người dùng
Sun_26
Bài viết: 8
Ngày: 09/08/09 10:06
Giới tính: Nữ
Đến từ: DHQGHN

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Sun_26 »

Các đạo hữu cho Sun hỏi một tí:
Bồ tát là vẫn còn ái dục phải không?
Bồ tát rồi sẽ thành Phật?
Có khi nào chuyển sang Alahan rồi mới lên tiếp không?


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các đạo hữu cho Sun hỏi một tí:
Bồ tát là vẫn còn ái dục phải không?
Bồ tát rồi sẽ thành Phật?
Có khi nào chuyển sang Alahan rồi mới lên tiếp không?
Bồ Tát Phàm Thì Còn Tham, Sân, Si.

Bồ Tát Thánh Thì Hết Tham, Sân, Si.

Tu Bồ Tát Hạnh Viên Mãn Thì Thành Phật.

Bồ Tát Phàm Thì Có Thể Thối Tâm Bồ Đề.

Bồ Tát Phàm Thối Tâm Bồ Đề Thì Sẽ Chuyển Qua Tu Hạnh A La Hán Hay Là Duyên Giác.

Bồ Tát Thánh Thì Không Còn Thối Tâm Bồ Đề



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phật Pháp là Pháp Vô Ngã Vô Ngã Sở (không gì là ta, không là của ta) Tự Lợi Lợi Tha (lợi người lợi mình). Cho nên hễ tu Phật Pháp thì là Vô Ngã Vô Ngã Sở Tự Lợi Lợi Tha. Kinh Điển Phật dạy đều như thế.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên hiểu Phật tùy căn cơ mà nói Pháp, tức dùng đúng thuốc để trị đúng bịnh của chúng sanh. Chúng sanh muôn ngàn bệnh thì Pháp của phật củng có muôn ngàn. Nhưng mục đích chính là cùng một vị giải thoát.

Cho nên không thể đem pháp phật dạy cho người nầy so sánh với pháp của phật dạy cho người kia mà cho rằng có đúng có sai, có tốt có sấu. Nếu so đo đúng sai, tốt sấu thì tức là dùng lời phật để bán phật, dùng pháp để bán pháp. Đó là việc làm của kẻ vô tri, phá hoại phật pháp, là nhân hạnh của địa ngục a tỳ. Chẳng những tự mình không được lợi ích, mà tuyệt chủng sự lợi ích của người khác. Như vậy đó không phải là hành động của người tu Phật Pháp. Vì người tu Phật Pháp là tu theo tinh thần vô ngã, vô ngã sở, tự lợi, lợi tha.

Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát v.v.. đều tu theo tinh thần vô ngã, vô ngã sở, tự lợi, lợi tha cả. Chẳng qua là tùy căn cơ cấp bậc mà tu thôi.

Tu được 1 phần vô ngã vô ngã sở tự lợi lợi tha thì chứng được một phần Phật quả
Tu được 10 phần vô ngã vô ngã sở tự lợi lợi tha thì chứng được 10 phần Phật quả trọn vẹn.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kinh điển đại thừa nhằm chỉ đường cho hành giả đạt con đường triệt để, tới chỗ tột cùng nhất, đó là Phật quả.
Trong kinh điển này, nhằm chỉ đường cho các bồ tát không lạc đường mau được Phật quả. Nếu bồ tát trụ vào địa vị thanh văn, duyên giác, hoặc phàm phu,....thì đều lạc đường, ngay cả Phật quả còn không dám trụ.
Kinh điển ấy giúp bồ tát thấy rõ địa vị thanh văn, duyên giác là không rốt ráo.

Có thể nhiều người không hiểu, tưởng rằng kinh điển đại thừa bài xích thanh văn, duyên giác.

Nếu ở địa vị thanh văn, duyên giác, ngay cả phàm phu thì sớm muộn gì cũng phát tâm bồ tát, cầu Phật quả.
Nếu gặp kinh điển đại thừa thì chư vị phải phát tâm bồ tát, cầu Phật quả rồi hãy đọc. Tức là y như đại chúng trong kinh mà học tập.
Chớ nên phỉ báng Kinh Phật, cho dù Kinh nào cũng vậy, nếu không tội rất nặng, rất lâu mới giải thoát.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đường đi khác nhau (Bồ tát hanh., A la hớn) điễm đến chĩ môt. (Phât. quã).

Nếu nói theo tinh thần kinh Kim Cang thì "Tu vô tu tu; hành vô hành hành; chứng vô chứng chứng" thì lấy gì mà phân biêt.

Tranh cãi vô bỗ làm gì?

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Phật chỉ cho ta con đường qua sông để giác ngộ. Vậy mà đứng trước bờ nước, lửa cháy sau lưng, vẫn có người lo chọn thuyền đẹp thuyền xấu hay thuyền to thuyền nhỏ để qua sông - có đáng cười không?

Câu chuyện tranh cãi này ở đâu ra? Từ thời Phật còn tại thế có không? Sự phân biệt, chia lìa chỉ thực sự xuất hiện vào thời điểm khoảng 500 năm sau khi Phật qua đời (bắt đầu giai đoạn Tượng pháp, rồi sau đó là Mạt pháp).

Thời nay là Mạt pháp, giáo lý lẫn lộn, người tu chứng hầu như chẳng mấy. Thế mà nhiều người tuyên bố cứ như thật rằng này là tốt, này là xấu, này là cao này là thấp - cứ như họ đã có con mắt NHƯ LAI thấy biết như thật vậy. Tâm ngã mạn như thế đâu xứng là con Phật được. Than ôi! đến ngay giáo lý chúng ta được biết qua dòng thời gian lâu xa như vậy chắc gì còn nguyên vẹn như ban đầu. Do vậy điều Phật dạy: "mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi" lại càng cần được nhìn nhận cho thấu đáo như một kim chỉ nam cho chính mình trên con đường tu tập lâu dài với bao trở ngại. Hãy lấy văn - tư - tu kết hợp để mỗi một ngày ta sẽ nhận biết rõ hơn điều ta nên làm, đường ta nên đi. Hãy bỏ qua, không cần tranh luận với những người luôn khởi tâm phân biệt Đại, Tiểu. BẤT KỂ HỌ LÀ AI, ta có thể khẳng định một điều rằng họ đang đi xa con đường Trung đạo và tinh thần phá chấp của Phật Pháp. Chớ có vì họ mà lại sa vào chấp ngã, chấp pháp làm thối trật đường tu của mình.

Ngón tay Phật chỉ trăng tròn
Trăng vàng chẳng ngắm tranh nhòm ngón tay
Ngón tay dù đẹp dù hay
Nhìn tay bỏ lỡ duyên may thấy trăng vàng

Kính.


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Phật Thinh Văn có ích kĩ như kinh điểm ĐT nói ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Đức Phật Nói Ngài Ở Trong Cõi Ta Bà Vì Chúng Sanh Căn Tánh Sai Biệt mà Nói 3 Thừa Giáo Pháp Đó Là:

Thanh Văn Thừa
Duyên Giác Thừa
Bồ Tát Thừa

Sự Sai Biệt Của 3 Thừa Là Ở Nơi Sự Phát Tâm Tu Hành Và Kết Quả Cứu Cánh.

Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa Chưa Tột Lý Chỉ Có Bồ Tát Thừa Là Nói Nghĩa Rốt Ráo.

Đức Phật Có Dạy Chúng Sanh Tùy Căn Cơ Mà Tu Hành Các Thừa Khác Nhau Vì Vậy Mà Nếu Người Tu Bất Cứ Thừa Nào Mà Sanh Tâm Chê Bai Các Thừa Khác Thì Đều Là Không Đúng Với Phật Pháp.

Vì Bồ Tát Thừa Rất Là Sâu Xa Vi Diệu Cho Nên Ít Có Chúng Sanh Phát Tâm Tu Bồ Tát Thừa.

Tu Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa Thì Dễ Dàng Hơn Nên Có Nhiều Chúng Sanh Phát Tâm Tu Tập.

Kinh Nói Trong Vô Lượng Chúng Sanh Mới Có Một Chúng Sanh Chân Thật Phát Bồ Đề Tâm Tu Bồ Tát Thừa.

Điển Hình Là Trong Một Thế Giới Trong Một Lúc Chỉ Có Một Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác Ra Đời Trong Khi Đó Thì Có Rất Nhiều A La Hán.

Kinh Điển Đại Thừa Không Phải Là Chê Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa Mà Chỉ Nói Là Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa Chưa Rốt Ráo.

Tại Vì Kinh Điển Đại Thừa Là Dạy Cho Chúng Sanh Phát Tâm Bồ Đề Tu Bồ Tát Đạo Để Thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách