Ý THỨC - QUÁN NIỆM - CHÁNH NIỆM

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Ý THỨC - QUÁN NIỆM - CHÁNH NIỆM

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Nếu nói đến TÂM - Ý - THỨC thì :
-TÂM : là tàng thức (a lại gia thức)
- Ý : là tiềm thức (mạt na thức)
- THỨC: là nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân và ý thức

"Ba tầng tâm thức có khi được gọi chung thành một là tâm-ý-thức.
- Như trong kinh Trung A-hàm (kinh số 17), Phật nói: “Người mà tâm-ý-thức luôn luôn được huân tập bởi tín, tinh tấn, đa văn, bố thí, trí tuệ; người ấy do nhân duyên này tự nhiên thác sinh lên cõi trên, sinh vào thiện xứ…”;
- hoặc Tạp A-hàm (kinh số 289): “Tâm-ý-thức, trong một ngày đêm, từng thời khắc, thoáng chốc sinh, thoáng chốc diệt, biến đổi không ngừng…”;
- hoặc như kinh Hoa Nghiêm (Phật-đà-bạt-đà-la, quyển 23): “Các dòng nước dục, hữu, kiến, vô minh, tiếp nối chảy liên tục, làm nảy sinh hạt giống của tâm-ý-thức trên mảnh đất ba cõi…”
- Luận Câu-xá (quyển 4) nói: “Nó tập khởi nên được gọi là tâm. Nó tư duy trù lượng nên được gọi là ý. Nó phân biệt nhận thức nên được gọi là thức… Tâm, ý và thức, ba tên gọi cùng chỉ một nội hàm. Nghĩa tuy khác nhau nhưng thể là một.”
Đọc chi tiết ở http://thuvienhoasen.org/tamythuc-tuesy.htm


Trong Tổ Sư thiền (thiền Bắc tông), chúng ta thương nghe nói đến những ngôn ngữ và hành đông lìa TÂM - Ý - THỨC thì ở đây :
-TÂM : là tàng thức (a lại gia thức)
- Ý : là tiềm thức (mạt na thức)
- THỨC: là ý thức
Thưc sự hành động và ngôn ngữ gọi là lìa TÂM - Ý - THỨC lúc nào cũng khế hợp với lý tánh, thực tánh, chân tánh thì chỉ ở những thiền sư ngộ đạo, kiến tánh, chứng đạo còn bằng không thì cũng là từ ý thức thô hay ý thức tế mà ra cả.
-Có những hành động hay ngôn ngữ bị đánh giá là thiếu suy nghĩ.
-Có những hành động hay ngôn ngữ không kịp suy nghĩ, không qua ý thức thì lại phát xuất từ tiềm thức (mạt na thức) theo các nhà duy thức học, tức là phản xạ theo quán tính.
-Có những hành động hay ngôn ngữ không bị chi phối bởi ý thức, tiềm thức (mạt na thức) mới thực sự là của những bậc chứng đạo??? và vượt qua cả tàng thức (a lại gia)... dĩ nhiên đến chỗ này thì nó không chỉ trong khoảnh khắc mà hằng ...
SƠ QUAN -TRÙNG QUAN- MẬT HẠO QUAN LÀ NHỮNG CỬA NÀO?

Có phải rằng câu:
Thời thời cần phất thức (lúc nào cũng lau chùi)
Vật sử nhạ trần ai (chớ để dính bụi bặm)
của thượng tọa Thần Tú, hay thiền chăn trâu, thiền chánh niệm, thiền biết vọng,... đều là dùng ý thức (?)chánh niệm để lau chùi vọng niệm, để làm cho vọng niệm yếu đi, vọng niệm hao mòn đi, và đến khi vọng niệm chết đi tức là vọng niệm không còn khởi nữa là thành công, đạt mục tiêu, hay chứng đạo hay kiến tánh??? Nhưng vọng niệm tức là tạp niệm phải tu tập đến nhất niệm, nhất niệm bùng vở mới là vô niệm, cứu kính là đây có phải chăng?

Đấy là thiền bắc tông.


THIỀN NAM TÔNG hay thiền NGUYÊN THỦY căn bản là THIỀN TỨ NIỆM XỨ cộng với thiền quán niệm hơi thở, trong kinh BỐN LĨNH VỰC QUÁN NIỆM ( hay kinh Tứ niệm xứ) do Đạo tràng Mai thôn dịch và xuất bản, mình đếm có khoảng:
-140 chữ Ý THỨC.
-139 chữ QUÁN NIỆM.
-6 chữ CHÁNH NIỆM.
-28 chữ QUÁN CHIẾU.
-3 chữ CHIẾU DỤNG.
-4 chữ TĨNH THỨC.
Chúng ta hãy tìm hiểu và thảo luận :
-Thế nào là Ý THỨC?
-Thế nào là QUÁN NIỆM?
-Thế nào là CHÁNH NIỆM?
-Thế nào là QUÁN CHIẾU?
-Thế nào là CHIẾU DỤNG?
-Thế nào là TĨNH THỨC?

Theo ý nghĩa trong kinh BỐN LĨNH VỰC QUÁN NIỆM.
-Ý THỨC: người ấy thở vào với ý thức minh mẫn là mình đang thở vào...
-QUÁN NIỆM: Bốn phép an trú trong quán niệm là những phép nào?---vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể...hoặc quán niệm bên trong, hoặc quán niệm bên ngoài thân thể ấy...
-CHÁNH NIỆM:ngồi xuống trong tư thế kiết già, giữ thân hình ngay thẳng và thiết lập chánh niệm trước mặt mình...
Quán niệm như thế nào? khi có yếu tố chánh niệm vị khất sĩ ý thức là mình có chánh niệm...
-QUÁN CHIẾU: hoặc người ấy quán niệm : "có thân thể đây" đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của thân thể,...
-CHIẾU DỤNG: khi đi tới đi lui vị khất sĩ cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ của mình về sự đi tới hay đi lui ấy...
-TĨNH THỨC: quán niệm thân thể nơi thân thể, tinh cần, sáng suốt và tĩnh thức, loại ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối vơi cuộc đời.


Mong các bác trong THIỀN VÀ GIÁO LÝ NAM TRUYỀN THẢO LUẬN CHO VUI!!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.105 khách