Phơi mở tâm hồn

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Phơi mở tâm hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Phơi mở tâm hồn

Trước hết, chúng ta phải hình dung hóa những hình thái đau khổ mà mình vẫn luôn có thái độ đối kháng hoặc nhắm mắt làm ngơ trong đời sống thường nhật. Ðể có được một tâm hồn giao hòa, đồng cảm thật sự thì điều cần thiết là chúng ta phải nhìn lại cái khuynh hướng trốn chạy mamg tính hữu cơ đối với các đau khổ, đồng phải có được những cảm nghiệm khoáng đạt về toàn bộ nhân sinh quan của mình.

Ryokan, một thiền sư du phương người Nhật Bản (ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18) đã diễn đạt sinh phong tuyệt vời này trong một bài thơ của mình, mà nội dung đặc biệt chuyển tải một ý hướng tha thiết nhắm đến điều mà đạo giáo vẫn gọi là "tự tại trong vui buồn" - dịch thoát từ chánh văn là "vạn hỷ vạn sầu". Nội dung đó muốn nhắn nhủ với chúng ta một điều rằng một sự giao hòa, vong thân và vị tha sâu sắc, vô lượng chỉ có được từ một cảm nghiệm trọn vẹn về tất cả thực tại bằng một trái tim rộng mở. Và sau đây là một trong những dòng thơ vừa nói trên của Ryokan.

"Một lần nữa, bọn trẻ con và tôi lại đánh nhau trên một chiến trường mà vũ khí của đôi bên chỉ là những lá cỏ mùa xuân.
Chúng tôi tiến quân rồi lui binh, và cuộc chiến mỗi lúc một tế nhị, nhẹ nhàng hơn.
Hoàng hôn xuống rồi, ai về nhà nấy; và ánh trăng đã giúp tôi chịu đựng được niềm cô đơn của mình.
Những đêm tối mùa thu sao mà dài quá
Và cơn lạnh đã bắt đầu thấm đẫm vào chăn đệm của tôi.
Mười sáu năm trời qua rồi mà như mới hôm qua,
Vẫn chưa có một ai biết dành ra chút thương cảm cho tấm thân già yếu này.
Cơn mưa rồi cũng tạnh hẳn; giờ chỉ còn lại những giọt nước nhỏ xuống từ mái nhà.
Suốt đêm lũ côn trùng vẫn ra rã kêu hoài không dứt tiếng.
Tôi vẫn thao thức vì không thể nào ngủ được
Vẫn kê đầu trên gối, tôi ngắm nhìn những tia sáng thanh sạch của bình minh.
Ô hay! Lá y của Thầy tôi đã đủ rộng để choàng kín những kiếp đời khổ lụy trong cõi thế trầm phù này".

Tại sao chúng ta lại không được như Ryokan: Biết phơi mở tất cả niềm vui và nỗi buồn, tất cả những gì là sự thật trong cuộc sống của chính mình? Chúng ta vẫn còn cứ mãi khép kín biết bao là cảm nghiệm về đời sống chỉ vì một thứ vô minh có từ nguồn cội của nội tâm, một sự mê muội về bản chất như nhiên của thế giới hiện tượng, giả tướng. Chúng ta giao phó niềm tin một cách mù quáng, nông nỗi vào những thứ mà mình cứ ngỡ là hạnh phúc, vào cái phù du và bản chất bất toàn của chúng. Chính cái vô minh này đã nuôi lớn trong ý thức ta những khát vọng triền miên về cái gọi là hạnh phúc, thay vì chỉ nên hiểu rằng chúng chỉ là những ảo giác. Và cho dù những ước vọng hạnh phúc của chúng ta có được đáp ứng liên tục, chúng ta cũng không bao giờ cảm thấy mình được thỏa mãn trọn vẹn.

Nói một cách chính xác, là bởi vì tất cả những cảm giác thỏa mãn đó luôn ngắn hạn và hư ảo. Những đầu tư để đáp ứng cho các ước vọng của chúng ta thực ra chỉ đơn giản có ý nghĩa là trưởng dưỡng và tiếp sức cho lòng tham ái để rồi sau cùng, chúng ta chỉ còn lại thất vọng và tiếp tục tìm đến những ham muốn khác. Thái độ sống đó có khác gì hình ảnh một người giải khát bằng nước biển, nước muối: càng uống càng thấy khát.

Một khía cạnh bất khả ly của ước vọng hạnh phúc chính là lòng mong mỏi "tránh được đau khổ". Một niềm tin điên cuồng về cái ảo tưởng hạnh phúc thông qua những ảo giác về thực tại chỉ càng khiến ta bị mê mờ về tất cả thực tại vẫn luôn xảy đến trong đời sống của mình. Vô minh và tham ái luôn phương hại đến khả năng tỉnh thức và phơi mở trí tuệ trước tất cả đau khổ của đời sống, đồng thời cũng khép kín luôn ở chúng ta cánh cửa giao hòa vị tha. Trong khi đó, cái giá trị của lòng vị tha lại bị đánh đổ trong chính sự buồn khổ, mà sự buồn khổ lại luôn có đặc tính chối bỏ những đau đớn chứ không hề giúp ích cho một sự phơi mở nào cả.

Có một số người cứ nghĩ rằng thái độ trốn chạy, chán ghét đau khổ là nhân tố tâm điểm xoa dịu nó nhưng nếu có được một sự quan sát nghiêm túc và khu biệt được sự khác nhau giữa tình thương vị tha với lòng bi lụy thì ta sẽ thấy ngay rằng một tình thương vị tha thật sự không bao giờ có sự can dự của thương và ghét. Mà ngược lại, đó chính là sự phơi mở để thấu suốt tất cả đau khổ với ý nghĩa giải trừ kỳ tuyệt và tương ứng với một cách hữu hiệu.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Phơi mở tâm hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Hành động vị tha (Sống tình thương)

Trí tuệ sẽ thế chỗ vô minh khi chúng ta nhận chân được một điều rằng hạnh phúc vẫn không hề có được từ sự tích lũy những cảm giác khoái lạc, và thái độ đáp ứng để làm thỏa mãn lòng ham muốn cũng không bao giờ đem lại cho ta một đáp ứng trọn vẹn. Nó chỉ là lớn mạnh những vọng niệm phân biệt thương ghét mà thôi. Một khi chúng ta biết tự mình cảm nghiệm chính chắn rằng hạnh phúc không thể đến bằng sự kiếm tìm mà ngược lại là từ sự chối bỏ, nó cũng không đến với ta bằng sự tầm cầu những cảm nghiệm ngọt ngào mà là từ sự phơi mở, tỉnh thức trong mỗi phút giây thực tại, thì chính sự hoán chuyển ý thức này cũng đồng thời khai phóng tất cả năng lực của tình thương ngay trong chính chúng ta. Một khi nội tâm ta không còn bị giới hạn trong sự sợ khổ ham vui nữa thì tình thương, hay nói rộng hơn là sự giao hòa đồng cảm với thực tại, sẽ trở thành phản ứng tất nhiên của trái tim đã được mở rộng.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này một cách trung thực và trực tiếp ngay trong chính công phu thiền định của mình. Khi chúng ta có thái độ đối diện và phơi mở để đón chào một cách tỉnh thức tất cả thực tại trong từng giây phút mà không hề bị chi phối bởi các khái niệm thương ghét, thì xem như chúng ta cũng cùng lúc làm thăng hoa tâm phong vị tha của mình đối với từng cảm nghiệm. Từ trình độ nội tâm này, ngoài thành quả nâng cấp công phu thiền định, chúng ta còn có thể bắt đầu thể hiện một tâm hồn vị tha thật sự vào cuộc đời.

Việc thể hiện tấm lòng thương người đó không hề đòi hỏi một phương thức nào hành động nhất định bởi khắp nơi và mọi người trên toàn thế giới lúc này đều là những cánh đồng để chúng ta gieo trồng lên đó những hạt giống tình thương. Mọi sự đều bắt đầu ngay từ chính bản thân chúng ta và vòng tay tình thương kia sẳn sàng dành cho tất cả mọi loài, không phân biệt một ai và vượt qua mọi giới tuyến cá thể cũng như cộng đồng. Hành động vị tha nào cũng là tốt cả: Bất luận là một nỗ lực xoa dịu những nỗi đau sinh lý hay một cố gắng xoa dịu tâm lý cho những ai thật sự cần đến. Chúng ta có thể linh động thoải mái cách đáp ứng những nhu cầu của những người đau khổ, từ một sự can thiệp trực tiếp vào hoàn cảnh của họ cho đến việc thực hiện một tác phẩm nghệ thuật để nuôi dưỡng và chăm sóc đời sống nội tâm của người ta một cách nhiều ý nghĩa: Chẳng hạn xây dựng ở họ một tình thương hay một kiến thức giá trị. Thậm chí việc lấy mình làm một biểu tượng cho tình thương các mối quan hệ đối giao thường nhật cũng là trong những hành động vị tha đáng quí mà chúng ta có thể thực hiện được. Vấn đề cũng đơn giản thôi: Hãy biến mình thành một người tốt bụng vô danh cũng được.

Ta có thể nói rằng tình thương đối với tha nhân luôn được khai sinh từ sự tiếp cận với những đau khổ. Nó là một phản ứng tích cực trước những hoạn nạn cụ thể mà ta có thể quan sát từ thế giới xung quanh, một phản ứng giúp ta thấu đáo được những cợi nguồn sâu sắc nhất mà từ đó mình đã bị giam hãm tù đầy suốt bấy lâu nay.

Ðức Phật đã để lại cho ta những bài học hết sức quí giá và sinh động về tình thương: Ngài đã từng tắm rửa săn sóc cho những Tỳ kheo đệ tử đang bị lâm trọng bịnh mà thiếu người chăm nom và ân cần trấn an hướng dẫn nội tâm họ cho đến giây phút cuối cùng trước khi các vị tắt thở và chứng ngộ đạo quả. Dấn bước vào con đường giác ngộ, ngay chính lý tưởng đó cũng là một cách thể hiện sâu sắc nhất về tinh thần vị tha. Bởi đó là con đường mang ý nghĩa đánh thức ở chúng ta sự thấu thị về những cấp độ, hình thái và những cội rễ sâu sắc nhất của tất cả đau khổ.

Chính trí tuệ này luôn trưởng dưỡng ở chúng ta một tình thương vô hạn đối với mọi loài và trong tất cả các tình huống. Chúng ta có thể thương được các nạn nhân của một cơ chế xã hội hay chính trị bất công nào đó, nhưng liệu chúng ta có thể thương nỗi những người đã tạo ra thảm trạng này? Chúng ta thường có khuynh hướng tự cho phép mình có quyền căm thù họ, cho thái độ tâm lý đó là đúng đắn mà quên mất rằng tất cả các hành động của những người này đã được điều sử, sai khiến từ một nội tâm mê muội, mù quáng mà hậu quả không chỉ làm khổ người khác, chúng còn là những hạt giống ác nghiệt sẽ chực chờ đày đọa chính họ trong những kiếp lai sinh đau khổ tương lai. Hiểu được như vậy chắc có lẽ bạn sẽ có thể bằng tấm tình thương của mình mà cảm thông và bao dung cho họ một cách dễ dàng hơn phải không?

Một thiền sư, đồng thời cũng là môt nhà hoạt động xã hội người Việt Nam là thầy Thích Nhất Hạnh đã có một bài thơ rất hay nói về thứ tình thương đại đồng, vô phân biệt mà nãy giờ chúng ta vừa nhắc đến. Nội dung bài thơ đề nghị chúng ta một cái nhìn trí tuệ về chính tình thương đó trong cả đời sống, ngay trong chính bản thân mình và một gắn bó với nó với trọn vẹn trái tim củam mình bằng tất cả phơi mở:

Xin hãy gọi tôi bằng chính tên thật của tôi
Xin đừng nói rằng mai này tôi sẽ ra đi
Bởi chính hôm nay tôi vẫn đến nơi này
Xin hãy nhìn nhau bằng cái nhìn sâu sắc nhất
Tôi vẫn đến đây trong từng giây phút để làm một chòi non trên nhánh cây mùa xuân,
Ðể làm một chú chim bé nhỏ, với đôi cánh còn yếu ớt đang tập hót trong chiếc tổ mới của mình
Ðể làm một chú bướm non trong lòng một đóa hoa
Ðể làm một viên ngọc còn dấu mình trong đá.
Tôi vẫn đến, để cười và để khóc, để âu lo và hy vọng đợi chờ
Nhạc điệu của lòng tôi là sự chào đời và nhắm mắt của tất cả những gì đang hiện hữu.
Tôi là một con phù du đang ẩn mình để hóa thân trên mặt nước sông
Và tôi là một con chim đang chờ mùa xuân đến, để tìm tới nuốt sống con phù du.
Tôi là con nhái đang tung tăng bơi lội giữa dòng nước trong của một cái hồ
Và tôi là một chú rắn hiền lặng lẽ bò đến hồ, kiếm sống bằng những chàng nhái nhỏ.
Tôi là một đứa bé ở Uganda, tấm thân chỉ còn lại da với xương,
Ðôi chân tôi khẳng khiu như hai cây gậy trúc,
Và tôi là một thương nhân buôn bán những cánh tay, bán vào Uganda những vũ khí chết người.
Tôi là một bé gái 12 tuổi, náu mình trên một chiếc thuyền con,
Ðã tự gieo mình xuống biển sâu khi bị một tên hải tặc cướp đi cái tiết hạnh ngàn vàng
Và tôi là một tên cướp biển, trái tim tôi mù lòa và không biết yêu thương.
Tôi là đồng đảng của Politburo, nắm trong tay toàn quyền sinh sát, và tôi là người đã phải mua đứt niềm tin đắt đỏ của hắn bằng tính mạng của các tù nhân dưới quyền mình đang chết dần mòn trong những trại tù khổ sai lao dịch.
Niềm vui của tôi giống như tiết trời đang độ vào xuân, đủ sức ấm cho các loài hoa đơm nở khắp mọi nẽo đời.
Nỗi đau của tôi có khác gì một dòng sông đầy những nước mắt, vừa đủ đổ đầy vào cả bốn đại dương.
Xin hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi nhờ vậy tôi mới có thể được nghe tất cả giọng cười và tiếng khóc của mình trong cùng một lúc nhờ vậy tôi sẽ thấy được rằng niềm vui và nỗi buồn của mình thật ra chỉ là một.
Xin cho tôi được gọi tên bằng tên thật của mình để nhờ vậy tôi may ra thức giấc và nhờ thế, cánh cửa tim tôi có thể được mở ra.
Ôi! cánh cửa của tình thương và độ lượng, hải hà...


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.111 khách