Tất cả các pháp đều có tự tính.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Tất cả các pháp đều có tự tính.

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Ngài Nagajura Long Thọ có một công thức nổi tiếng: duyên khởi tức tính không.Bên mình dịch thường hiểu tính không là sự không có tự tính của vạn pháp.Thật ra lúc đầu hiểu đúng nhưng vì dùng ngôn ngữ không chính xác nên sau đó rất có thể thành hiểu sai.

Thật ra nên dịch thế này: tất cả các pháp đều không có lõi cứng;chính vì nó biến mất không còn lại một lõi nào sau khi tiêu hoại các duyên đã sinh ra nó;nên các pháp vốn không! Đây chính là tính không (sunnataya) của vạn pháp.

Tất cả các pháp đều có tự tính(tính chất riêng) mà từ đó ta có thể nhận biết;phân biệt được với các pháp khác;và từ đó ý có thể nhận thức được pháp.Lúc đầu;kiến giả có thể nhận thức được rằng tất cả các pháp hữu vi phát sinh đều do duyên khởi;do đó đạt được nhận thức về tính không;và kết luận rằng tất cả các pháp đều không có tự tính với ý hiểu là "không có lõi cứng";nhưng vì từ tự tính gần hoặc hoặc trùng nghĩa với "tính chất của nó;tính chất của riêng nó" nên kiến giả có thể hiểu chệch nó sang thành "tất cả các pháp đều không có tính chất của riêng nó"

Niết bàn là pháp vô vi có đặc tính riêng(tự tính) là an tịnh.

Các pháp hữu vi có ba tự tính;đó là 3 khổ tính cố hữu: khổ khổ;hành khổ và hoại khổ.Khổ khổ chính là tự tính của các khổ thọ thân và tâm-và các pháp hữu vi còn lại đều có hai khổ tính là hành khổ và hoại khổ.Niết bàn thì không có hoàn toàn ba khổ tánh này.

Vậy thì;nói vạn pháp có tự tính là đúng nhưng nói vạn pháp có lõi cứng;thường tồn là sai.Chẳng hạn nói tất cả các pháp hữu vi có tự tính là vô thường;điều này là đúng vì vô thường là tính chất của mọi pháp do duyên khởi) hữu vi


Nếu có thắc mắc: nếu các pháp hữu vi là có tự tính;vì dụ tham sân si;thì làm sao có thể diệt được nó.Trả lời: vẫn được;vì tham sân si là các pháp hữu duyên;và không có lõi cứng do đó với sự tiêu hoại hoàn toàn các duyên dẫn đến tham sân si;thì tham sân si bị cắt đứt hoàn toàn tại thời điểm chứng tứ đạo.

Hỏi: tại sao các thánh đạo là pháp hữu vi mà lại có thể cắt trừ hoàn toàn tham sân si cũng là những pháp hữu vi.Trả lời: vị tự tánh;nhiệm vụ của các thánh đạo là cắt đứt hoàn toàn ô nhiễm.Nếu các thánh đạo không có tự tánh pháp(dhammata) này thì việc tẩy trừ hoàn toàn tham sân si là không thể thực hiện được.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tất cả các pháp đều có tự tính.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tự tánh của Trung Luận được hiểu là "khởi lên tự chính nó", khác với tự tánh của thắng luận được hiểu là "tánh chất riêng"

cho nên không phải là hiểu đúng hiểu sai mà là hai định nghĩa khác nhau?
:)


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tất cả các pháp đều có tự tính.

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Đ/h Whale viết:
"Các pháp hữu vi có ba tự tính;đó là 3 khổ tính cố hữu: khổ khổ;hành khổ và hoại khổ.Khổ khổ chính là tự tính của các khổ thọ thân và tâm-và các pháp hữu vi còn lại đều có hai khổ tính là hành khổ và hoại khổ.Niết bàn thì không có hoàn toàn ba khổ tánh này."

- 3 tự tính trên có đồng nghĩa với Khổ, Vô thường, Vô ngã không ?
- Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ hình như chỉ cho Khổ của Ngũ ấm, còn 3 tự tính của pháp hữu vi nói chung là Khổ, Vô thường, Vô ngã chứ ạ.

TN xin phép đ/h Whale thắc mắc một chút.


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tất cả các pháp đều có tự tính.

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Ồ ! TN xin lỗi đ/h Whale nghe, bây giờ thì TN đã hiểu rồi, đ/h có lý : Hành khổ và hoại khổ cũng đã nói lên tự tính vô thường và vô ngã của các Pháp. Xin đ/h hỉ xã, hỉ xã.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.83 khách