Xả ly bậc nhất

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu của box Nam Truyền,

Alpha vừa qua đã được một bước tiến dài trong xả ly, nay còn một phần cặn trong tâm muốn xả ly đến mức cao nhất có thể đối với hoàn cảnh của người tại gia.
Mong được hạnh hội và chỉ bảo của các vị thực sự đã xả ly (alpha biết có nhiều vị của tâm xả ly rất tốt, tuy nhiên rất ít lên tiếng nhưng thường theo dõi diễn đàn).

Thành kính kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Vô duyên!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính chào đạo hữu Alphatran

lành thay Đạo Hữu đã đặt lên Pháp này kinhle , bt sẽ chia xẻ theo sự học Pháp, hiểu Pháp & hành Pháp.

Xả ly mức cao nhất của Đức Phật là buông bỏ tất cả & ra khỏi tam giới.
Xả ly bậc nhất chính là Hành Xả Ba La Mật trong Thập Ba La Mật (xả thí BLM, trì giới BLM, ly dục BLM, trí tuệ BLM, tinh tấn BLM, kham nhẫn BLM, chân thật BLM, chí nguyện BLM, tâm từ BLM & hành xả BLM)
Ba-la-mật vốn không thiện không ác, mà nó là nguyện & chỉ được phát nguyện 1 lần trong đời, khi đã nguyện rồi mà không thắng được giặc lòng thì xem như đứt ba-la-mật đó.

Hành giả phát nguyện bất cứ ba-la-mật nào cũng sẽ đồng thời có mặt 2 hạnh ba-la-mật ly-dục & chí-nguyện, là 2 hạnh căn bản trong sự dụng hạnh của mình, vì phát nguyện ba-la-mật chính là nhân thành tựu Chánh Đẳng Giác, Độc Giác hoặc Thanh Văn Giác tùy theo tâm nguyện.
Do đó nếu phát nguyện Hành-xả ba-la-mật có nghĩa vị hành giả sẽ đồng thời hành Ly-dục ba-la-mật, Chí-nguyện ba-la-mật & Hành-xả ba-la-mật.

Nay nói về Hành-xả ba-la-mật, ba-la-mật là nguyện, Tứ niệm xứ là pháp hành dùng Niệm quán thấy rõ bản năng của chúng sinh đang hiện bày, sự hiện bày này là đối tượng của ba-la-mật & chính nó cũng bổ túc cho ba-la-mật. Lúc đó không còn có Tôi, Ta đối mặt với sự khổ đau của thân, phiền não của tâm, mà chính là ba-la-mật đối mặt với những đau khổ đó. Khi ba-la-mật & thân tâm là 1 thì ba-la-mật không còn là 1 pháp môn ở bên ngoài.
Một điều quan trọng là, sự khắc cốt ghi tâm hạnh ba-la-mật đã phát nguyện sẽ giúp cho hành giả vượt qua chướng ngại thử thách trong đời.

Dùng Tứ Niệm Xứ bổ túc cho Hành-xả nguyện thì cũng cần hiểu thật rõ về 3 chữ Tứ Niệm Xứ. Nguyên chữ là Satipatthana (sati: ghi nhớ, niệm ; patthana: duyên sinh duyên hệ)
Vì sao phải hiểu chữ Patthana ? hành giả tu Vipassana không nguyện ba-la-mật thì đường đi rất dài & chưa biết bao giờ mới đến. Ngược lại có nguyện ba-la-mật thì chí-nguyện mang mang, đời này không thành tựu đạo quả thì ba-la-mật cũng tiếp nối đời sau, nên trí tuệ đòi hỏi sự thấu hiểu nhân duyên của từng Niệm trên thân & tâm, nghe thì thật là khó phải không thưa Đạo Hữu ? vâng, đúng là quá khó nên con đường Đạo Quả ít người đi, nhưng cũng không hẳn là quá khó nếu hành giả từ tâm bố thí cho chính mình lòng kham nhẫn.
Vậy thì Tứ Niệm Xứ nhắc cho hành giả mỗi mỗi niệm khởi đều từ duyên sinh duyên hệ, mỗi mỗi sự sinh lên của thân thọ tâm pháp mà Niệm bắt được đúng thời đúng lúc, là để thấy Pháp (tức đang xả ly), để hành xử theo Pháp (tức đang xả ly) & để không dính mắc Pháp (đã xả ly) - cũng là duyên sinh duyên hệ - đó là nghĩa Patthana. Chấp nhận nó thì đang đi trên đường giải-thoát-đạo (Vimutti Magga), không chấp nhận nó thì có thể đi con đường trong-sạch đạo (Visuddhi Magga) , tức là xả ly vừa đủ để được quả phước báu Trời, Người.

Thập Ba-la-mật hay bất cứ Pháp nào của Đức Phật đều không chỉ dành cho người xuất gia. Chí-nguyện với người tại gia không phải là khó, chỉ khó là người tại gia có vượt qua được những tham đắm của 5 dục sắc thinh khí vị xúc, chính đó là điều kiện ly dục tối cần thiết cho trí tuệ giái thoát. Chữ Nekkhamma Pàrami , trong đó Nekkhamma mang ý nghĩa xuất ly, ly dục - Nekkhamma không mang nghĩa xuất gia như Việt Ngữ chuyển dịch.

Chân thành gởi đạo hữu Alphatran, Đạo Hữu hãy kham nhẫn nhiều hơn nhé tangbong

kính,bt


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Kính ĐH AlphaTran, kính ĐH Biển Tâm,

Lành thay khi được biết ĐH AlphaTran phát tâm nguyện mạnh mẽ tột cùng, quyết thực hành xả ly đến mức cao nhất. kinhle

Phần chia sẻ quý báu của ĐH Biển Tâm ở trên, đã nêu lên những điểm quan trọng trong thực hành xả ly, tu tập hướng tới giác ngộ, giải thoát. kinhle

Ở đây, MT chỉ xin được mạn phép nói thêm chút ít, từ kinh nghiệm trong tu tập, thực hành.

Đối với quý Phật tử là cư sĩ tại gia, tuy khó đạt Xả ly đến mức cao nhất, đúng là vẫn có thể thực hành hướng tới Xả ly "bậc nhất," không gì hơn là cố gắng sắp xếp thời gian tham dự các khóa thiền dài ngày, các khóa thiền Vipassana, thiền Tứ Niệm Xứ tại các thiền viện. Do duyên lành trong điều kiện tu tập thực hành tại thiền viện, thiền sinh nguyện giữ giới, trước tiên là giữ im lặng tuyệt đối trong suốt khóa thiền - hoàn toàn tịnh khẩu, giới bị các căn, tinh tấn quán sát, tinh tấn nắm bắt nhưng không phản ứng cho tới khi các tâm, các pháp ấy diệt ngay tại chỗ chúng khởi sanh - đây là thực hành xả.

Thiền sinh trong khóa thiền Vipassana quán cảm thọ, nếu tinh tấn tốt, tâm thiền có thể nhanh chóng nắm bắt các điểm xúc chạm nhỏ hơn, sâu hơn, và các cảm thọ khởi sanh ngay tại các điểm xúc chạm đó. Theo đó mà quán sát từ sanh tới diệt, quán sát toàn thân, từ trên đỉnh đầu xuống tới chân, rồi từ chân trở lên tới đầu, từ ngoài vào trong, từ bên ngoài da thịt cho tới từng lớp, từng lớp sâu lần bên dưới của da, cứ thế tiếp tục quán sát các cảm thọ đi sâu vào từng cơ quan nội tạng, xuyên suốt tận xương tủy, từng chút từng chút.

Đâu đâu, thiền sinh cũng "thấy", cũng kinh nghiệm sự hiện diện của chấp thủ khởi sanh. Tâm thiền tiếp tục quán sát, xả. Thiền sinh tinh tấn đúng mức, tới một thời điểm đột nhiên sẽ thấy tất cả các cảm thọ, sự đau nhức ngứa ngáy, khó chịu chẳng hạn, trong phút chốc hoàn toàn tan biến không còn nữa. Thiền sinh trong thời thiền quán (- không phải thiền định, thiền quán đề cập là quán sát các xúc chạm thân thọ, không phải quán tưởng), còn sẽ đạt tới một kinh nghiệm xả, mà tất cả, cả cơ thể sẽ trở nên một khối rỗng không, trong suốt, tâm thiền quán sát đến đâu, dù là bên ngoài hay tận bên trong, tâm quán sát nhận rõ ràng sự xúc chạm của các danh sắc liên tục luân lưu tới đó, xuyên xuốt khắp châu thân, gần như không thấy có các cảm thọ tương ứng khởi sanh nữa - xả.

Sau khi mãn khóa thiền về nhà, nếu phát nguyện, kiên định trì giới, tiếp tục tinh tấn trong thực hành, không chỉ những lúc vào thời thiền - mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, khi phải lăn vào cuộc sống tiếp xúc với đủ loại ngoại cảnh nhân duyên, hoặc có lúc ngay cả phải đối diện với sống còn - chính là thuốc thử tốt nhất của các triền cái, của thực hành xả. Mỗi giờ, mỗi phút, mỗi một giây, từng khắc thời gian khi các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý liên tục bắt các sắc trần, thiền sinh vẫn có thể liên tục thực hành xả ly trong đời thường nhật. Nếu tâm có thể liên tục quán sát mà không dẫn tới các hành xử, phản ứng bởi tham, sân, si, bởi các triền cái, nếu có ứng xử thì chỉ bởi do duyên, lượng rõ quả là do nhân tương ưng của mỗi một tác hành, ứng xử với tâm xả, tâm an lành, tâm tĩnh lặng, vị lợi lạc tha nhân và khắp các cõi chúng sanh.

MT không rành về kinh điển để trích dẫn, nên ở đây chỉ có thể chia sẻ 1 ít kinh nghiệm trong tu học thực hành, mong ĐH thông cảm, lượng thứ.

Xin chân thành kính chúc ĐH sớm viên mãn, trọn thành tất cả mọi hạnh nguyện.

Với tâm lành, nguyện mong quý ĐH và khắp các cõi chúng sanh đồng tu tập, sớm thoát khổ, giác ngộ, giải thoát.

kinhle

Kính,
mt


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính cô Biển tâm,
Kính đạo hữu Minh Thoát,

Alpha xin tạ ơn hai vị đã quan tâm giúp alpha. kinhle Alpha ý thức được xả ly thiệt giúp cho con người ta nhẹ nhàng đi rất nhiều trước mọi hoàn cảnh.

Con đọc đi đọc lại mấy lần nhưng dường như không hiểu được bao nhiêu những lời cô Biển tâm viết. Con có tìm hiểu về các pháp Ba la mật, thực sự quá rộng lớn đi. Có thể nào cô nói rõ hơn và dễ hiểu hơn giúp con không!
Alpha sẽ ghi nhớ lời đạo hữu Minh Thoát chỉ bảo.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Alphatran

Đạo hữu Alpha không hiểu là lỗi ở bt, nhận thấy ĐH là người tu thiên nhiều về nghiên cứu lý luận nên bt viết nhiều về Xả Ba La Mật ngày 17/03. Rất tiếc là khái niệm luôn luôn làm ta phải suy nghỉ, mặc dù đó là Tư (trong văn tư tu), là Pháp Hành (trong pháp học, pháp hành & pháp thành), bt nhận ra mình đi xa rồi.

bt sống bằng tứ niệm xứ và nguyện BLM trong cuộc đời Bát Thánh Đạo, nên sự chia xẻ cũng chỉ bao hàm trong ấy mà thôi.
hai bàn tay buông xuống,
làm sao ôm cuộc đời.
mắt thôi nhìn lại bóng,
cô đơn, bóng vở tan
"buông" là như thế đó Đạo Hữu ạ
Nếu người tu không allergie (dị ứng) với khái niệm Phật Pháp mà vừa học vừa ứng dụng thì chính những khái niệm đó là Pháp thực tính mà ta lần hồi thể nghiệm (ex: thể nghiệm chữ Xúc, thể nghiệm chữ Dính Mắc, thể nghiệm chữ Xả......chữ nào mà Phật đã nói ra ta đều có thể học lấy nó nơi tự bản thân, gọi là thể nghiệm hay kinh nghiệm). Sự thể nghiệm càng nhiều thì Xả càng tự nẩy nở lớn mạnh trong tâm, chứ không đợi khi có phiền não thì mới tập Xả. Khi lặng lẽ kinh qua thực tướng hiện tiền thì Xả thanh tịnh đã bao hàm trong đó rồi vậy.

Cũng có nhiều hành giả sợ dính mắc vào Pháp, thực ra khi chưa đến bờ thì Pháp cần phải ôm, khi đã đến bờ (xả cao nhất) thì khái niệm Pháp tự rời tâm (giống như hơi thở tự nó buông rời khỏi tâm, sau khi tâm đã nương miên mật vào nó mà chứng nghiệm thực tướng các pháp) .
Về pháp Xả Ly Bậc Nhất Ba La Mật, có lẽ chúng ta sẽ trao đổi thêm về sau, Đạo Hữu đồng ý chứ ?

Bây giờ bt xin được đền bù lỗi mình bằng 1 cách tập nghỉ đến 1 chữ "buông" - tạm thời để buông xả gáng nặng khổ đau phiền não xuống hết.

Thế nào là "buông" ? "buông" - chỉ thực sự buông được khi có định & niệm (tác ý chân chánh). Ví như trong đau khổ, tâm chìm ngập đau khổ, quằn quại như bị dồn dưới 1 chân tường không phương vùng vẫy, lúc bấy giờ tâm chỉ còn muốn thoát ra, muốn thoát ra, muốn thoát ra (định) mà không phương nào thoát được, vào lúc tận cùng không lối thoát ấy, nếu có một niệm (tác ý chân chánh) khởi trong tâm: "buông" - tức thì mọi khổ đau đồng tan biến - Ta với người, với trời xanh, với mây trắng.........không còn là hai thực thể nữa rồi.
Nhưng ĐH sẽ làm gì tiếp với niềm an lạc tính từng giây từng phút đó ? vì cái gì đến tất sẽ ra đi, và ĐH cứ chờ đợi đối tượng phiền não đến để mà "buông" .
Đó là chỗ khác nhau giữa sự tập buông Xả khi có đối tượng (phiền não) và một tâm Xả nhu nhuyến mà lại vững như bàn thạch do thiền tứ niệm xứ đem lại.
Nếu đạo hữu Alphatran thử hành cách Xả bằng niệm "buông" và trải nghiệm như bt tạm diễn tả ở trên, thì xin cho biết, bt xin được chỉ Đạo Hữu đi tiếp chứ đừng dừng lại ở chỗ an lạc đó.

với tâm từ,bt


Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Tinh thần xả ly k phải chỉ đạo phật mới có mà thực ra những người ưa tu dưỡng tinh thần cũng có xu hướng này. Ví dụ như trong những môn võ, những người luyện võ thường nhủ với nhau rằng k nên dùng võ để đánh người, mặt dù họ biết võ và say mê luyện võ đến tan bia vỡ đá nhưng họ lại hạn chế dụng võ, vì họ biết mỗi khi ra tay thì sự việc sẽ k thể vãn hồi lại được. Ví dụ như trong karate, có một bộ phim rất hay nói về võ đạo của karate là phim "đai đen". Trong phim đó mình nhớ có một đoạn vị sư phụ nói : "Taikan, karate k tấn công trước, con k được đánh hay đá đối thủ của mình đâu đấy, đó là tất cả những gì thầy dạy cho con ". Nhưng một đoạn khác vị sư phụ lại nói với người đệ tử khác : " Giryu, đừng vứt bỏ những gì con có". Tinh thần xả ly trong karate nó k có gì cao siêu mà rất đơn giản, tinh tế như những bài kata chân thực. Sư tổ của karate hiện đại Gichin Funakoshi từng nói rằng : " Đừng nghĩ đến chiến thắng, hãy nghĩ làm sao để mình k bị bại"

Các bạn xem phim "đai đen" và nhớ chú ý đến đoạn cuối khi hai người quyết đấu sẽ hiểu vì sao karate k tấn công trước. Nếu chúng ta luôn nghĩ đến phải làm sao để thắng người khác thì chúng ta sẽ k thể nào đạt đến sự tối ưu được. Tất cả tiềm ẩn vào bên trong rồi hiển hiện một cách hoàn hảo khi thời điểm đến. Trong karate shotokan có "kime". Mình thấy nó rất gần với từ "hợp thời" trong đạo phật. Hãy làm những gì hợp thời, nói những gì hợp thời.

Khi các bạn xem một bài kata sẽ nhận ra tinh thần của nó : Gìn giữ sự cân bằng, ẩn tàng sức mạnh vào bên trong, vững vàng và tinh tế. Chúng ta có thể áp dụng nó vào đời sống của mình, khi sức mạnh là tri thức. Cũng giống như những người tập võ, chúng ta có tri thức và say mê nâng tầm tri thức. Vậy hãy học hỏi tinh thần của họ : Gìn giữ sự cân bằng, ẩn tàng trí tuệ vào bên trong, vững vàng và tinh tế. Và đừng nghĩ mình phải thắng mà hãy nghĩ làm sao để mình k bại. Đây theo mình là xả ly chân thực nhất.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Không phải đâu:

Kime chỉ là độ tập trung kình lực
Zanshin là độ tập trung tinh thần.

Chỉ có Satori mới là khái niệm của võ thuật tương quan với Phật pháp (thật ra là bắt nguồn từ Phật Pháp. Khái niệm này đã bị mai một theo võ thuật Nhật Bản hiện đại, chỉ còn được nhắc đến bởi một số ít vị theo hệ cổ truyền/bí truyền và thông hiểu Phật Pháp. Độ hài hòa này (thân tâm hợp nhất) chỉ thấy được ở một số ít đại cao thủ mà thôi. Morihei Ueshiba là một. Ngay cả Masutatsu Oyama cũng chưa đạt được đến trình độ này. 4 tổ sư của 4 đại hệ phái karate hiện đại cũng chưa đạt đến. Vì điều này là trình độ tâm linh chứ không phải là trình độ võ thuật.

Các vị cao thủ võ thuật Nhật Bản hiện đại thường thêm vào chữ Do ( nghĩa là Đạo) thay cho chữ jitsu ( Thuật), nhằm hướng tới giá trị chân thiện mỹ cho môn phái, nhưng các vị ấy cũng lẩm cẩm về điều mà họ muốn hướng tới này lắm, bản thân họ vẫn hiểu sai về chữ Do.

Hầu như không thể đi từ võ thuật để đạt trình độ tâm linh mà là ngược lại tâm linh nâng cao trình độ võ thuật.


Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Cái bạn đang nói đến là bản thể luận, thân và tâm hợp nhất thành một bản thể, thường thì những khái niệm này có xu hướng thôi thúc con người ta đạt đến một cái gì đó. Giống như nhân vật Taikan trong phim kuro obi, rất mạnh mẽ, đi đến chiến thắng này rồi chiến thắng khác, chinh phục tất cả. Tuy nhiên núi này cao thì núi khác lại cao hơn. Anh ta bùng nổ hết khả năng. Rồi cuối cùng chết vì kiệt sức. Trong thi ca thì hẳn đấy là một cái chết đẹp và sẽ được ca ngợi. Nhưng đối với đạo phật nguyên thủy thì đó là một trong 4 điều k nhắc tới.

Cái mình muốn nói tới ở đây, trong kime, mình k nói đến kình lực hay tinh thần, mà là sự quan sát về đối thủ, nhận biết đối thủ, đọc được trận đấu, từ đó luôn giữ cho mình vững vàng và tinh tế ở thế bất bại. Kime chỉ là những sự thăng hoa của nó khi mà thời điểm đến. Bạn biết. Đấy gọi là hợp thời.

Còn võ thuật có đi đến trình độ tâm linh hay k thì mình k kết luận. Vì nó phụ thuộc vào cách hiểu võ thuật là gì của mỗi người.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị,
Mong các vị hoan hỷ cho, hãy để chủ đề này được tập trung trọn vẹn với nội dung các pháp xả ly theo tinh thần Phật giáo Nam Truyền Nguyên Thủy.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Cái bạn đang nói đến là bản thể luận, thân và tâm hợp nhất thành một bản thể, thường thì những khái niệm này có xu hướng thôi thúc con người ta đạt đến một cái gì đó. Giống như nhân vật Taikan trong phim kuro obi, rất mạnh mẽ, đi đến chiến thắng này rồi chiến thắng khác, chinh phục tất cả. Tuy nhiên núi này cao thì núi khác lại cao hơn. Anh ta bùng nổ hết khả năng. Rồi cuối cùng chết vì kiệt sức. Trong thi ca thì hẳn đấy là một cái chết đẹp và sẽ được ca ngợi. Nhưng đối với đạo phật nguyên thủy thì đó là một trong 4 điều k nhắc tới.
Câu chuyện bắt đầu từ lòng tham về cái danh dự hão và kết thúc bới cái chết của Taikan, đơn giản là cuối cùng anh ta vẫn không xả ly được bản Ngã. Chuyện này bình thường, xảy ra hoài. Nếu xả ly được thì chẳng phải đánh nhau túi bụi kiểu đó rồi chết 1 cách vô ích. Đó gọi là không thắng nổi chính mình.
Cái mình muốn nói tới ở đây, trong kime, mình k nói đến kình lực hay tinh thần, mà là sự quan sát về đối thủ, nhận biết đối thủ, đọc được trận đấu, từ đó luôn giữ cho mình vững vàng và tinh tế ở thế bất bại. Kime chỉ là những sự thăng hoa của nó khi mà thời điểm đến. Bạn biết. Đấy gọi là hợp thời.
cái đó gọi là Zanshin không phải kime.

Kime là độ tập trung bùng phát kình khí tại điểm chạm. Chỉ xảy ra khi đòn phát lực nhanh gọn chuẩn xác và kết hợp phát khí đúng thời điểm (hét Kiai).

ps: sorry nha Alpha, lâu lâu ngứa nghề , hehe.


Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

alphatran đã viết:Kính các vị,
Mong các vị hoan hỷ cho, hãy để chủ đề này được tập trung trọn vẹn với nội dung các pháp xả ly theo tinh thần Phật giáo Nam Truyền Nguyên Thủy.
uhm, để mình giới thiệu thêm về "kuro obi". Ý mình là nói rõ hơn ý nghĩa của sự xả ly mà bộ phim muốn truyền tải. Và qua đó nói rõ những gì mình muốn nói về xả ly.

bộ phim xoay quanh hai nhân vật chính là Taikan và Giryu. Hai môn sinh của một võ đường ở okinawa. Bộ phim bắt đầu từ một biến cố lớn, đó là võ đường bị quân đội tịch thu. Từ đó cuộc đời hai người trải dài theo hai hướng khác nhau.

Taikan cực kỳ mạnh mẽ, tài năng. Là biểu tượng của khát vọng, ham muốn, cám dỗ, sân hận. Hoặc là người có mục đích, có khát vọng muốn chứng tỏ mình, người dùng sức mạnh để đạt được ham muốn. Anh ta chiến thắng hầu hết những trận đấu của mình. Đôi khi thỏa hiệp với cái ác và không chấp nhận sự yếu đuối. Đối với anh ta chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là chiến thắng hoặc là chết. Suốt cuộc đời luôn truy đuổi đối thủ của mình, hết đối thủ này đến đối thủ khác không mệt mỏi cho đến khi kiệt sức. Rất giống với đặc tính của tâm sân hận và tham ái. Đạp đổ và chiếm phục. Suốt phim anh ta không xây dựng được gì mà chỉ làm có mỗi một việc, đó là phá hoại.

Giryu thì lại là người muốn từ bỏ bạo lực, k muốn làm tổn hại người khác, chỉ muốn được yên thân, nhẫn nhịn, đôi khi có phần cam chịu. Và sự rụt rè đó liên tục làm hại anh ta hết lần này đến lần khác và có lúc làm hại luôn những người anh ta yêu quí. Giryu là biểu tượng của một người muốn từ bỏ tất cả. Một người mong muốn xả ly vì ghê sợ những gì mình có thể gây ra đến mức hầu như anh ta chẳng dám phản ứng lại những biến cố của cuộc đời.

Bộ phim kể về những trận đấu, những trận đấu của Taikan để đánh bại tất cả những đối thủ, những trận đấu của Giryu để bảo vệ những người yêu quí của mình, và trận đấu cuối cùng của Giryu và Taikan hay của tâm khao khát bình yên chiến đấu với tâm sân hận, ham muốn. Trong những trận đấu đó thì chính yếu là 2 trận đấu đầu phim và cuối phim.

Đầu phim khi viên đại úy tịch thu võ đường, Taikan không nhịn được và bùng nổ mặc dù sư phụ đã nhắc nhở những gì ông đã dạy anh. Khi Giryu lên thay thế đấu với viên đại úy anh ta đã nói rằng : "nếu chú nghe lời sư phụ mà để thua trận đấu ta sẽ lên và kết thúc nó". Điều này rất giống như khi tâm trạng chúng ta gặp phải biến cố bất chợt, khi tâm nhẫn nhịn thất bại trong việc vãng hồi lại trật tự và thất bại trong việc bảo vệ mình thì tâm sân hận sẽ xuất hiện và phá hủy đối thủ của nó. Taikan và Giryu là biểu tượng của tâm chúng ta khi đương đầu với biến cố. Người này lên thì người kia xuống. Có khi Taikan lên trước, có khi Giryu lên trước. Khi sư phụ triệu hồi Taikan thì Giryu sẽ lên. Giryu thất bại thì Taikan sẽ lên. Nhưng khi Taikan lên thì đối thủ sẽ chết hoặc anh ta chết. Và mặc dù Giryu có thể thắng nhưng chiến thắng của Giryu cũng có thể dẫn đến một nhát dao đâm vào anh ta.

Taikan đánh hết người này đến người khác trong khi Giryu bị hết người này đánh đến người khác đánh, te tua, thê thảm. Nhưng cuối cùng một người thì kiệt sức, một người thì chiến thắng.

Trong trận chiến cuối cùng, tâm xả ly đấu với tâm ham muốn, sân hận. Trận chiến tất yếu sẽ xảy ra để bảo vệ sự yên bình của Giryu. Chúng chiến đấu thế nào ? Tâm xả ly không tấn công trước, mà luôn giữ cho mình thế cân bằng, bất bại. Cuối cùng tâm sân hận, ham muốn chết vì kiệt sức mặc dù nó rất khỏe. Hay nhất là đoạn thoại lúc gần cuối phim, Giryu đã nói rằng : "Cám ơn anh Taikan, nếu k nhờ có anh luôn thôi thúc em lên level thì em k được như bây giờ ". Rồi Giryu trao cái đai của sư phụ lại cho Taikan, một người đã chết.

Cái mình muốn giới thiệu cho các bạn là thực tế trong chúng ta luôn có 2 cái tâm ham muốn, sân hận và chán chường, muốn từ bỏ tất cả. Chúng chiến đấu với những biến cố hằng ngày, đôi khi lại dợt với nhau. Chúng ta hiểu và chấp nhận sự tồn tại của Taikan như người đồng môn giúp cho Giryu trưởng thành. Một ngày nào đó Giryu sẽ trụ vững trong trận đấu cuối cùng trong khi Taikan kiệt sức và ra đi, hãy để Taikan ra đi với cái đai mà anh ta xứng đáng có nó.

Nếu các bạn làm giống như Giryu, có thể các bạn sẽ bị bầm dập giống như anh ta, hay tổn thương những gì mình yêu quí. Nhưng nhiều khi anh ta cũng chiến thắng và khống chế được tình hình chứ k phải chỉ toàn bại trận. Điều này cũng bình thường thôi, vì mọi cái đều có thể bị tổn thương, và mọi người đều có thể chết, không có ai là không thể bị bầm dập cả. Mình thích câu nói của vị sư phụ : "Giryu, con đừng từ bỏ những gì con có".

@gasiphanh : mình nghĩ kime sẽ gần với khái niệm "hợp thời" hơn và nó là sự thăng hoa của một quá trình, mình dùng nó để chỉ sự thăng hoa chứ k phải là để chỉ quá trình support cho nó.
Sửa lần cuối bởi huynhnamphuong vào ngày 25/03/14 08:27 với 1 lần sửa.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.93 khách