GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh

Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH
BODHINYĀNA
GIÁC MINH


Hình ảnh

Ajahn Chah

Sunanda Phạm Kim Khánh
và Sumanā Lê Thị Sương, dịch.

VÀI ĐOẠN NGẮN CỦA GIÁO PHÁP
Tất cả quý vị đều có niềm tin nơi Phật giáo từ nhiều năm qua vì đã được nghe nhiều người đề cập đến những Lời dạy của Phật giáo - nhất là các nhà sư và các thầy dạy học ngoài đời. Trong vài trường hợp Giáo pháp được giảng dạy một cách bao quát và mơ hồ đến độ khó hiểu, khó nhận thức, để có thể đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Trong những trường hợp khác, Giáo pháp được thuyết giảng với ngôn ngữ quá cao siêu hay với những danh từ quá đặc biệt chuyên môn làm cho phần đông khó lãnh hội, nhất là khi lời dạy theo quá sát văn tự của kinh điển. Sau cùng, có một lối giảng bình dị, thông thường, không quá mơ hồ cũng không quá sâu sắc, không quá rộng rãi bao quát cũng không quá bí ẩn - chỉ vừa phải cho người nghe lãnh hội và thực hành để tự mình thọ hưởng lợi ích của Giáo Huấn.

Hôm nay Sư muốn chia sẻ với quý vị lời thuyết giảng Giáo pháp mà trong quá khứ Sư thường áp dụng để dạy đệ tử; Giáo huấn mà Sư hy vọng sẽ có thể mang lợi ích đến cho từng cá nhân quý vị đang ngồi đây lắng nghe.
  • Người Có Ước Vọng Ðạt Ðến Phật Pháp
Người có ước vọng đạt đến Giáo pháp của đức Phật (Buddha-Dhamma, Phật Pháp) trước tiên phải có đức tin, hay niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo để làm nền tảng. Người ấy phải thấu hiểu ý nghĩa của Phật pháp như sau:

- Phật, Buddha - Người giác ngộ, người thông suốt, người có tâm trong sạch, sáng ngời và thanh bình an lạc.

- Pháp, Dhamma - Các đặc tính của sự trong sạch, sáng ngời và thanh bình an lạc phát sanh từ Giới, Ðịnh, Tuệ.

Vì lẽ ấy, người có nguyện vọng tiến đạt đến Phật pháp là người gia công trau dồi và phát triển Giới, Ðịnh, Tuệ bên trong mình.
  • Ði Trên Con Ðường Của Phật Pháp
Lẽ dĩ nhiên, những ai muốn về nhà mình đến nơi đến chốn sẽ không chỉ giản dị ngồi yên một chỗ rồi suy tư về cuộc hành trình. Vị ấy phải thật sự dấn thân vào cuộc đi, bước từng bước một theo đúng chiều hướng, để cuối cùng về đến nhà. Nếu đi lạc đường họ có thể gặp phải những khó khăn như bị đầm lầy hoặc các chướng ngại khác, cản ngăn mà không thể đi bọc vòng quanh. Hoặc nữa, trong khi lầm đường lạc nẽo họ có thể rơi vào những hoàn cảnh hiểm nguy và sẽ không bao giờ về được đến nhà.

Người về đến nhà có thể nghỉ ngơi thoải mái và an giấc ngon lành - nhà cửa mình là nơi có đầy đủ tiện nghi cho cả thân lẫn tâm. Giờ đây họ thật sự về đến nhà. Tuy nhiên, nếu khách lữ hành chỉ đi ngang qua trước nhà, hoặc chỉ đi vòng quanh nhà, thì không thọ nhận được lợi ích của người đã về đến tận nhà.

Cùng thế ấy, đi trên con đường nhằm đạt đến Phật pháp là công trình mà mỗi người chúng ta, từng cá nhân, phải tự mình gia công nỗ lực, bởi vì không ai khác có thể làm cho ta. Và chúng ta phải dấn thân đi dài theo con đường Giới, Ðịnh, Tuệ cho đến khi tìm được quả phúc cao thượng của trạng thái tâm trong sạch, sáng ngời và thanh bình an lạc, vốn là quả lành của cuộc hành trình trên con đường. Dầu sao sự hiểu biết suông qua sách vở và kinh điển, qua những thời pháp hay những bài kinh, chỉ giống như kiến thức của người xem bản đồ hay nghiên cứu kế hoạch đi đường, dầu có phải trải qua hằng trăm kiếp sống đi nữa, cũng sẽ không bao giờ biết được trạng thái trong sạch, sáng ngời, và thanh bình an lạc của tâm. Chỉ hoang phí thì giờ mà không bao giờ thành đạt những lợi ích của pháp hành. Các bậc Ðạo sư là những người chỉ vạch cho ta hướng đi trên con đường.

Sau khi đã nghe lời dạy của Thầy, có đi theo con đường cùng không, có gia công thực hành để thọ hưởng những quả lành của con đường cùng không, hoàn toàn do nơi mỗi người chúng ta.

Một lối nhìn khác là so sánh pháp hành với lọ thuốc mà vị bác sĩ trao cho bệnh nhân. Trên chai thuốc có những dòng chữ chỉ dẫn rành mạch với đầy đủ chi tiết về phương cách dùng thuốc. Tuy nhiên, dầu có đọc đi đọc lại hằng trăm lần những lời chỉ dẫn ấy, và chỉ làm có thế thôi, bệnh nhân ắt phải chết, không thọ hưởng lợi ích nào của thuốc. Có thể trước khi lìa đời người bệnh ấy sẽ chua cay trách móc, than phiền rằng thầy dở, thuốc xấu, không chữa được bệnh anh! Anh ta sẽ nghĩ rằng vị bác sĩ là hạng lang băm, hạng lương y giả mạo, còn thuốc thì không công hiệu, trong khi ấy anh chỉ phung phí thì giờ để quan sát lọ thuốc và đọc lời chỉ dẫn. Anh không theo đúng lời dặn của bác sĩ, không uống thuốc.

Nếu thật sự tuân hành theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và đều đặn uống thuốc, bệnh nhân sẽ bình phục. Nếu là chứng bệnh trầm trọng bệnh nhân sẽ cần phải uống thật nhiều thuốc, còn như chỉ ốm đau sơ sài thì người bệnh chỉ cần uống một ít cũng đủ lành bệnh. Sở dĩ phải uống nhiều thuốc là vì chứng bệnh của ta trầm trọng. Ðó chỉ là tự nhiên, và nếu thận trọng suy tư, tự chính ta có thể thấy rõ điều nầy.

Bác sĩ biên toa cho thuốc để tiêu trừ chứng bệnh của thân. Những lời dạy của đức Phật được ban truyền để chữa trị những chứng bệnh tâm thần, đem tâm trở về trạng thái lành mạnh thiên nhiên. Như vậy đức Phật có thể được xem là vị bác sĩ cho thuốc để chữa bệnh của tâm. Trong thực tế, ngài là bậc Tối Thượng Y Vương trên thế gian.

Những chứng bệnh tâm linh ấy đều có hiện hữu bên trong mỗi người chúng ta, không loại trừ ai. Như vậy, mỗi khi thấy bệnh mà ta hướng cái nhìn về Pháp bảo để tìm nương tựa, tìm phương thuốc trị liệu cho căn bệnh tâm linh của mình, thì có hợp lý chăng? Trên "con đường Phật Ppháp" ta không đi bằng thân. Cuộc hành trình phải được trải qua bằng tâm mới thành đạt lợi ích. Và khách lữ hành có thể được phân làm ba nhóm người ở ba mức độ khác nhau như sau:

Mức độ thứ nhất: bao gồm những người hiểu biết rằng họ phải tự mình gia công thực hành, và họ cũng hiểu biết phải thực hành như thế nào. Họ quy y Tam Bảo, trở về nương tựa nơi Phật, Pháp, Tăng và lập tâm nhất quyết chuyên cần thực hành Giáo pháp. Những người ấy chỉ tự mình tách rời ra khỏi những phong tục tập quán quen thuộc mà họ đã theo, và dùng lý trí tự mình quán chiếu bản chất thiên nhiên của vạn pháp. Ðó là nhóm người "Phật tử có đức tin".

Mức độ trung bình: bao gồm những người nỗ lực thực hành cho đến khi đức tin nơi Giáo pháp trở nên vững chắc, tức niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng của mình không thể còn bị lay chuyển. Các vị nầy cũng thấm nhuần, tiến sâu vào sự hiểu biết bản chất thật sự của tất cả các pháp hữu vi. Các ngài dần dần buông bỏ, giảm bớt bám níu và luyến ái, không nắm giữ sự vật, và tâm tiến đạt đến mức sâu sắc thấu triệt Giáo pháp. Tùy thuộc mức độ buông bỏ - tức không luyến ái - và trí tuệ, các ngài tiến dần từ bậc Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, đến A Na Hàm, hay nói một cách giản dị, các ngài tuần tự chứng đắc các tầng Thánh.

Mức độ cao nhất: bao gồm những vị mà pháp hành đã đưa các ngài đến trạng thái thân, khẩu, ý của đức Phật. Các ngài đã vượt lên trên thế gian, ra khỏi thế gian, và qua khỏi mọi hình thức bám níu và luyến ái. Các Ngài được tôn là bậc A La Hán (Arahat), hoàn toàn giải thoát, mức độ cao siêu nhất trong các tầng Thánh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Làm Thế Nào Thanh Lọc Giới Ðức?
Giới đức là thu thúc và kiểm soát thân, khẩu, khép hành động và lời nói của mình vào khuôn khổ kỷ cương. Về phương diện nghi thức, giới luật được phân làm hai hạng: giới cho người cư sĩ tại gia và giới của hàng xuất gia, tỳ khưu và tỳ khưu ni. Tuy nhiên, một cách tổng quát, đặc tính căn bản của giới luật là "tác ý", "ý muốn" nằm phía sau hành động và lời nói. Khi có chánh niệm, tự hay biết mình, ắt chúng ta suy tư chân chánh và có "ý muốn làm" chân chánh. Công trình tự hay biết mình và gom tâm chú niệm sẽ dẫn đến giới đức thanh cao trong sạch - giới tịnh.

Ðó chỉ là lẽ dĩ nhiên, khi ta mặc áo quần dơ dáy và mình mẩy của ta cũng nhơ bẩn thì tâm sẽ cảm nghe kém thoải mái, bực bội, và khó chịu. Trái lại, nếu chúng ta giữ thân mình sạch sẽ và quần áo tươm tất gọn gàng thì tâm sẽ cảm nghe nhẹ nhàng khoan khoái và dễ chịu. Cùng thế ấy, khi giới đức không được thanh tịnh nghiêm trì, thân và khẩu ắt nhơ bẩn và đó là nguyên nhân làm cho tâm ưu phiền, sầu muộn và nặng nề. Chúng ta đã xa lìa pháp hành chân chánh, và điều nầy gây trở ngại, không để cho ta thấm nhuần, ăn sâu vào tinh chất nguyên thể của Giáo Pháp trong nội tâm. Trạng thái lành mạnh trong sạch của thân và khẩu tùy thuộc nơi mức độ mà tâm được chân chánh rèn luyện, vì tâm điều khiển hành động và lời nói. Vì lẽ ấy chúng ta phải gia công thực hành pháp luyện tâm.
  • Thực Hành Thiền Tập
Thực tập an trụ tâm là pháp hành làm cho tâm trở nên vững chắc, không chao động. Pháp hành nầy đưa tâm đến trạng thái an tĩnh, vắng lặng. Thông thường, cái tâm không được rèn luyện của chúng ta luôn luôn di động, khó kiểm soát, khó điều khiển. Tâm bay nhảy điên cuồng hoang dại theo những mê loạn của giác quan giống như nước chảy tán loạn đầu nầy đầu kia, tìm đến nơi thấp nhất. Mặc dầu vậy, các chuyên viên nông nghiệp và các kỹ sư hiểu biết phải làm thế nào để kiểm soát và dùng nước vào những việc có lợi ích nhất cho nhân loại. Con người thông minh, biết cách giữ chứa nước lại, biết xây đắp những hồ chứa thật rộng lớn, và đào kinh - tất cả những công trình nầy chỉ nhắm vào mục đích duy nhất là dẫn nước và làm cho nước trở nên hữu dụng. Hơn nữa, nước được tích trữ trong hồ chứa lại được xử dụng để tạo điện lực, ánh sáng và các công dụng khác cũng do nhờ ta biết kiểm soát lưu lượng, không để nó tự nhiên trôi chảy một cách hoang phí và ứ đọng trong các vũng đầm nhỏ.

Tâm ta cũng vậy. Ðược chứa giữ và kiểm soát, được cần mẫn và kiên trì rèn luyện, tâm sẽ đem lại những lợi ích to tát không thể lường. Ðức Phật dạy, "Tâm được kiểm soát đem lại chân hạnh phúc. Vì lẽ ấy các con hãy gia công tu tập, rèn luyện tâm mình để thành đạt lợi ích cao thượng nhất". Các con thú mà ta thấy quanh đây cũng thế, như voi, ngựa, bò, trâu v.v... đều phải được tập luyện mới có thể dùng được. Chỉ khi nào được rèn luyện đầy đủ, sức mạnh của con vật mới thật sự hữu dụng cho ta.

Một cái tâm được rèn luyện thuần thục sẽ đem lại phước lành không biết bao nhiêu lần nhiều hơn là tâm buông lung hoang dại. Ðức Phật và chư vị Thánh đệ tử của Ngài đều khởi đầu y như chúng ta - với cái tâm không được rèn luyện. Vậy mà về sau, hãy xem các ngài đã trở nên đối tượng kỉnh mộ tôn sùng của tất cả chúng ta như thế nào, và hãy nhìn xem bao nhiêu lợi ích mà chúng ta đã thọ nhận từ những lời dạy của các ngài. Quả thật vậy, hãy nhìn xem những lợi ích mà toàn thể thế gian đang thọ hưởng do những vị đã trải qua suốt công trình luyện tâm và thành đạt tự do cùng tột. Một cái tâm được cẩn trọng kiểm soát và rèn luyện ắt cũng được trang bị hoàn hảo để hỗ trợ chúng ta trong mọi nghề nghiệp, ở mọi hoàn cảnh. Một cái tâm được uốn nắn và khép vào khuôn khổ kỷ cương sẽ giữ cho cuộc sống quân bình, công ăn việc làm dễ dàng hơn và phát triển dưỡng nuôi lý trí để điều hành các sinh hoạt của ta. Cuối cùng, hạnh phúc của chúng ta sẽ tăng trưởng cùng nhịp, tương xứng với pháp luyện tâm thích nghi.

Công trình luyện tâm có thể được thực hiện theo nhiều đường lối, với nhiều phương thức khác nhau. Phương pháp hữu ích nhất và có thể được tất cả mọi người - với những tâm tánh khác nhau - áp dụng thực hành là pháp "niệm hơi thở". Ðó là trau dồi và phát triển tâm, chú niệm hơi thở ra, thở vào. ở tu viện nầy chúng tôi tập trung sự chú ý vào chót mũi và gom tâm hay biết nơi hơi thở vào và hơi thở ra bằng cách niệm thầm hai chữ "BUD-DHO" như câu chú. Nếu hành giả muốn dùng chữ nào khác để niệm, hoặc không niệm chữ nào mà chỉ chú tâm vào hơi gió di chuyển ra vào cũng được. Hành giả thay đổi, tự điều chỉnh, tìm lối thực hành nào thích hợp nhất với mình. Yếu tố chánh yếu trong pháp hành là luôn luôn giữ chánh niệm, luôn luôn ghi nhận, hay biết hơi thở trong khoảnh khắc hiện tại, để theo dõi gom tâm vào mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra, ngay lúc nó xảy diễn. Trong khi đi kinh hành, hãy cố gắng luôn luôn giữ tâm niệm ở cảm giác của bàn chân chạm xuống đất.

Pháp hành thiền nầy phải được kiên trì thực hành, càng liên tục càng tốt, để mang lại kết quả tốt đẹp. Không nên chỉ hành một thời gian ngắn trong ngày rồi ngưng luôn một hai tuần hay cả tháng mới hành trở lại. Hành gián đoạn như thế sẽ không gặt hái thành quả. Ðức Phật dạy nên siêng năng hành thiền, và chuyên cần hành thiền, có nghĩa là ta phải tận lực cố gắng, giữ cho pháp hành luôn luôn liên tục, không gián đoạn. Khi hành thiền chúng ta nên tìm một nơi yên tĩnh, thanh vắng, để có thể hành mà không bị ngoại cảnh làm xao lãng. Trong vườn hoặc dưới một cội cây có tàng bóng mát mẻ, kín đáo, phía sau nhà hoặc nơi nào khác mà ta có thể ở một mình không bị khuấy động, là những nơi thích hợp. Nếu là tỳ khưu hay nữ tu sĩ thì ta nên tìm một cái cốc (tịnh thất nhỏ) thích nghi, một khu rừng yên tĩnh hoặc một hang đá hoang vu vắng vẻ. Cảnh núi non có nhiều nơi đặc biệt thích nghi với pháp hành.

Trong bất luận trường hợp nào, dù ở đâu, chúng ta phải nỗ lực gia công chú tâm niệm hơi thở ra, thở vào một cách liên tục. Nếu sự chú tâm xao lãng, hướng đến điều gì khác, hãy cố gắng kéo nó trở về đề mục. Cố gắng dẹp qua một bên tất cả những suy tư hay những lo âu khác. Không nghĩ đến bất cứ gì. Chỉ theo dõi bám sát vào hơi thở. Nếu ta giữ chánh niệm, ghi nhận và hay biết những ý nghĩ ngay lúc nó vừa khởi sanh và chuyên cần quay về đề mục hành thiền, tâm sẽ càng lúc càng trở nên vắng lặng.

Khi tâm thư thái tự tại và an trụ vững vàng, hãy buông rơi hơi thở, không dùng hơi thở làm đề mục hành thiền nữa. Bây giờ hãy quán chiếu thân và tâm (danh và sắc), vốn bao gồm năm uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Hãy theo dõi và quán sát năm uẩn ấy ngay lúc nó đến rồi đi. Ta sẽ thấy rõ ràng rằng ngũ uẩn là vô thường, rằng trạng thái vô thường làm cho nó là bất toại nguyện và không đáng được ưa thích, rằng tự nó đến rồi đi - không có một cái "ngã" điều khiển sự vật. Chỉ có thiên nhiên, di chuyển theo định luật nhân quả. Tất cả mọi sự vật trên thế gian đều nằm trong những đặc tính bất ổn định, bất toại nguyện, và không có một tự ngã thường còn, hay một linh hồn trường cửu.

Khi nhìn toàn thể kiếp sinh tồn dưới ánh sáng nầy mọi luyến ái và bám níu vào ngũ uẩn sẽ dần dần suy giảm. Ðó là do chúng ta thấy được những đặc tính thật sự của thế gian, bản chất thật sự của vạn hữu. Ta gọi đó là sự phát sanh trí tuệ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Trí Tuệ Phát Sanh
Trí tuệ là nhìn thấy thực tướng những biểu hiện khác nhau của thân và tâm. Khi dùng cái tâm an trụ và được rèn luyện thuần thục của mình để quán chiếu năm uẩn ta sẽ thấy rõ ràng rằng cả hai, thân và tâm, là vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã. Thấy tất cả các pháp hữu vi với trí tuệ như vậy ta không còn luyến ái hay bám níu vào nó nữa. Bất luận gì thọ nhận, ta thọ nhận với chánh niệm. Chúng ta không quá đổi vui mừng. Khi vật gì của ta tan vỡ, hư hoại hay biến tan, chúng ta không quá âu sầu phiền muộn, và khi bị đau đớn chúng ta không buồn khổ - bởi vì ta thấy rõ bản chất vô thường của tất cả mọi sự vật. Khi lâm bệnh và phải chịu đau nhức như thế nào đi nữa ta vẫn bình thản, giữ tâm xả, bởi vì tâm của ta đã được rèn luyện đầy đủ. Tâm thuần thục là nơi nương tựa thật sự.

Tất cả những điều nầy được gọi là trí tuệ, cái trí tuệ thấu triệt chân tướng của sự vật ngay lúc nó vừa khởi sanh. Tuệ phát sanh do niệm và định. Ðịnh phát sanh từ nền tảng giới luật, hay đức hạnh. Tất cả những pháp nầy - giới, định và tuệ - tương quan với nhau rất mật thiết, đến độ không thể thật sự tách rời ra. Theo kinh nghiệm của pháp hành ta có thể nhìn ba pháp nầy như sau: Trước tiên, đặt tâm trong khuôn khổ kỷ luật để niệm hơi thở. Ðó là sự khởi sanh của Giới. Khi chánh niệm được kiên trì và liên tục an trụ vào hơi thở cho đến khi trở nên vắng lặng, đó là sự phát sanh của Ðịnh. Ðến lúc công trình quán chiếu cho thấy rằng hơi thở là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã, và tiếp theo đó là tâm buông bỏ, không luyến ái, đến với hành giả. Ðó là sự phát sanh của Tuệ. Như vậy có thể nói rằng pháp niệm hơi thở là một pháp môn tu tập nhằm trau giồi và phát triển Giới, Ðịnh, Tuệ. Cả ba cùng đến chung với nhau.

Khi Giới, Ðịnh và Tuệ đều cùng được trau giồi và phát triển ta gọi là thực hành Bát Chánh Ðạo. Ðức Phật dạy rằng đó là con đường duy nhất dẫn thoát ra khỏi mọi khổ đau.

Bát Chánh Ðạo cao siêu hơn tất cả các pháp, vì nếu thực hành thích nghi, đó là con đường đưa thẳng đến Niết Bàn, đến thanh bình an lạc. Ta có thể nói rằng pháp hành nầy thật sự đưa đến tận đức Phật và Giáo Pháp một cách chính xác.
  • Những Lợi ích Của Pháp Hành
Khi ta hành thiền như đã được giải thích ở phần trên, những quả lành của pháp hành nầy sẽ trổ sanh theo ba giai đoạn như sau:

Trước tiên, đối với những vị hành giả ở mức độ "Phật tử có đức tin" thì niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Niềm tin nầy trở thành nguyên động lực thật sự dũng mãnh, hỗ trợ bên trong mỗi người. Các vị nầy cũng thấu hiểu tận tường hơn, bản chất "nhân sanh quả" của vạn pháp, rằng thiện nghiệp sẽ đưa đến quả lành và bất thiện nghiệp sẽ đưa đến quả dữ. Ðối với người như thế ấy hạnh phúc càng thêm dồi dào và nội tâm càng thêm thanh bình an lạc.

Thứ đến là những vị đã thành đạt các Thánh Quả Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, hoặc A Na Hàm. Niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng, của những vị nầy không còn có thể lay chuyển. Các Ngài vô cùng an lạc và vững vàng tiến bước trên con đường dẫn đến Niết Bàn.

Thứ ba là chư vị A La Hán, bậc Toàn Thiện, những vị đang thọ hưởng loại hạnh phúc hoàn toàn vượt ra khỏi mọi hình thức đau khổ. Các Ngài đã là Phật, đã vượt ra khỏi thế gian và đã viên mãn hoàn tất cuộc hành trình trên Con Ðường của bậc Thánh Nhân.
* * *
Tất cả chúng ta đã có diễm phúc được sanh làm người và được nghe Giáo huấn của đức Phật. Ðó là cơ hội ngàn vàng mà hàng triệu chúng sanh khác không được có. Như vậy, chớ nên hờ hững dể duôi hoặc buông lung không chuyên cần. Hãy nhanh chóng tạo phước, hành thiện, và noi theo con đường của pháp hành từ đoạn đầu, đoạn giữa, đến mức độ cao thượng nhất. Không nên để thời gian trôi qua một cách hoang phí mà không có mục tiêu. Hãy cố gắng vượt đến chân lý của những lời dạy mà đức Từ Phụ đã ban truyền, ngay trong ngày hôm nay. Bây giờ, để chấm dứt thời Pháp hôm nay, Sư nhắc lại một bài ca dao của người Lào, đại ý như sau:

"Nhiều cuộc vui đã tàn, nhiều lạc thú đã trôi vào dĩ vãng. Trời sắp xế chiều và màn đêm sẽ nhanh chóng rủ xuống. Giờ đây, đang say sưa với những dòng lệ tuôn rơi, hãy ngừng nghỉ và nhìn xem, không bao lâu nữa sẽ quá muộn để viên mãn hoàn tất cuộc hành trình".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MÓN QUÀ PHÁP BẢO
  • (Dưới đây là thời Pháp do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng tại chùa Bung Wai, một ngôi chùa rừng tại tĩnh Ubon, ngày 10 tháng 10, năm 1977, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sa di và cư sĩ người Tây Phương. Ngài đặc biệt giảng cho cha mẹ một vị sư người Pháp, nhân dịp ông bà nầy đến chùa thăm người con tu học tại đó).
Sư lấy làm hoan hỷ hôm nay thấy hai Ông Bà có cơ hội đến viếng Wat Pah Pong và thăm con là một nhà sư đang tu học tại đây. Nhưng Sư cũng lấy làm tiếc vì không có quà tặng nào để biếu Ông Bà. Tại Pháp đã có nhiều vật quý giá, nhưng Giáo pháp thì quả thật hiếm hoi. Sư đã có qua bên đó và đã nhìn thấy tận mắt rằng ở đó không có Giáo pháp nào khả dĩ thật sự dẫn đến thanh bình an tĩnh. Chỉ có những sự vật không ngừng khuấy động tâm tư con người.

Pháp là một quốc gia phồn thịnh, có đời sống vật chất phong phú dồi dào và có nhiều quyến rũ đủ loại để kích thích giác quan: sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tuy nhiên, người không thông hiểu Giáo pháp sẽ bị rối loạn và lạc lối giữa dòng lôi cuốn mê ly ấy. Do vậy, hôm nay Sư thân tặng hai Ông Bà một ít Giáo pháp để mang về quê nhà như một món quà của Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat.

Giáo pháp là gì? Giáo pháp là cái gì có thể cắt ngang và chận đứng, làm suy giảm dần dần và tận diệt những vấn đề phiền phức và những khó khăn của nhân loại. Ðó là cái được gọi là Giáo pháp. Và đó là cái gì phải được nghiên cứu và học hỏi hằng ngày, xuyên qua suốt kiếp sống, để mỗi khi có một cảm xúc khởi phát chúng ta có thể đối phó và vượt qua một cách an toàn.

Tất cả chúng ta đều phải gặp những vấn đề khó khăn, dầu sống ở Thái Lan hay trong một quốc gia nào khác. Nếu ta không biết phương cách để giải quyết ắt phải chịu đau khổ và phiền muộn âu sầu. Phép mầu có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn của đời sống là trí tuệ, và muốn thành đạt trí tuệ phải rèn luyện, phát triển và trau giồi tâm.

Ðối tượng của pháp môn tu tập nầy không phải ở đâu xa lạ mà nằm ngay trong thân và tâm của ta. Dầu người Phương Tây hay người Thái cũng vậy, ai ai cũng đều có thân và tâm, sắc và danh. Thân tâm rối loạn có nghĩa là con người rối loạn. Thân tâm an lạc là con người an lạc.

Trong thực tế, cũng như nước mưa, bản chất thiên nhiên của tâm là trong sạch. Mặc dầu vậy, nếu ta nhỏ vào nước mưa trong trẻo một vài giọt màu, màu xanh chẳng hạn, nước sẽ trở nên xanh. Nếu nhỏ màu vàng, nước sẽ vàng. Phản ứng của tâm cũng dường thế ấy. Khi vài "giọt" cảm thọ thoải mái dễ chịu được "nhỏ" vào tâm, tâm sẽ thoải mái dễ chịu. Những thọ cảm bực bội khó chịu sẽ làm cho tâm bực bội khó chịu. Giống như nước có pha màu, tâm sẽ trở nên "lu mờ", không còn trong trẻo.

Pha lẫn màu vàng vào nước trong, nước sẽ vàng. Pha màu xanh, nước sẽ xanh. Nước đổi màu mỗi khi pha trộn với màu. Trong thực tế, bản chất thiên nhiên thật sự của nước, dầu xanh hay vàng, vốn là trong trẻo và sạch sẽ. Trạng thái thiên nhiên của tâm cũng vậy, sạch sẽ và trong trẻo, tinh khiết và an tĩnh. Những thọ cảm khác nhau làm cho tâm trở nên rối ren cuồng loạn; tâm bị lạc lối giữa mê hồn trận, trong những cơn buồn vui lẫn lộn của cuộc sống.

Ðể Sư giải thích rõ thêm. Hiện giờ chúng ta đang ngồi tại khu rừng an tĩnh nầy. Ở đây không có gió. Lá cây im lìm, không chao động. Khi có gió thoảng qua thì lá cây rung chuyển, phất phơ. Tâm cũng như chiếc lá. Khi tiếp nhận thọ cảm tâm cũng "rung chuyển và phất phơ" như lá, tùy thuộc và tương ứng với bản chất của loại thọ. Càng ít hiểu biết Giáo pháp tâm càng liên tục theo đuổi những thọ cảm nhiều hơn. Nếu là cảm giác sung sướng, thọ lạc, tâm rơi vào trạng thái hạnh phúc. Nếu là đau đớn, thọ khổ, tâm sẽ bị lôi cuốn vào buồn khổ. Mãi mãi bị rối loạn! Trong cả hai trường hợp, đàng nào tâm cũng bị khuấy động.

Cuối cùng người ta bị loạn thần kinh. Tại sao? Bởi vì họ không hiểu biết! Họ chỉ chạy theo cảm xúc vui buồn tùy hứng và không biết phải làm thế nào để chăm sóc cái tâm của mình. Khi tâm không được ai trông nom chăm sóc thì nó giống như trẻ con không cha không mẹ, không được ai trông chừng dạy dỗ. Ðứa bé mồ côi không nơi nương tựa ắt phải sống trong tình trạng vô cùng bấp bênh, bất an toàn.

Cùng một thế ấy, nếu cái tâm không được giữ gìn chăm sóc, nếu nó không được rèn luyện thuần thục theo đường hướng của chánh kiến, thì rõ thật là phiền phức.

Phương pháp rèn luyện tâm mà Sư sẽ tặng cho quý vị hôm nay là kammatthāna. "Kamma" là hành động. "Thāna" là nền tảng. Trong Phật giáo, đây là pháp làm cho tâm thanh bình, vắng lặng, phương pháp mà quý vị áp dụng để rèn luyện tâm. Với tâm được rèn luyện, quý vị sẽ quán chiếu thân.

Con người gồm có hai thành phần: thân là một, và phần kia là tâm. Chỉ có hai phần ấy. Phần mà chúng ta gọi là "thân" thì mắt thịt có thể thấy. Còn "tâm" thì không có hình tướng vật chất. Chỉ có thể thấy tâm được bằng "nội nhãn", hay "tâm nhãn", mắt của tâm. Cả hai thành phần nầy - thân và tâm - đều ở trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, luôn luôn chao động.

Tâm là gì? Tâm không phải thật sự là "cái gì". Theo ngôn ngữ quy ước thông thường, tâm là cái gì cảm thọ hay tri giác. Cái gì cảm thọ và kinh nghiệm tất cả mọi cảm giác được gọi là tâm. Trong khi Sư đang ngỏ lời cùng quý vị, chính cái "tâm" của quý vị cảm nhận và hiểu biết những gì Sư nói. Âm thanh lọt vào tai, và quý vị biết Sư nói gì. Cái gì hiểu biết đó là "tâm".

Cái tâm ấy không có thực chất hay tự ngã. Nó không có hình thể. Nó chỉ kinh nghiệm những sinh hoạt tâm linh, thế thôi! Nếu chúng ta rèn luyện, dạy dỗ cho cái tâm ấy có được cái nhìn chân chánh (chánh kiến) nó sẽ không gặp khó khăn mà sẽ được thoải mái dễ chịu.

Tâm là tâm. Những đối tượng của tâm là đối tượng của tâm. Ðối tượng của tâm không phải là tâm. Tâm không phải là đối tượng của tâm. Nhằm hiểu biết rành rẽ cái tâm và những đối tượng của nó, ta nói rằng tâm là cái gì thọ nhận, và đối tượng của tâm là cái gì "thoạt nhiên nhảy vào" tâm.

Khi hai yếu tố - tâm và đối tượng của nó - tiếp xúc với nhau thì có thọ khởi sanh. Những thọ cảm nầy có thể tốt hay xấu, có thể lạnh, có thể nóng, đủ tất cả loại! Nếu không có trí tuệ để đối phó với những thọ cảm ấy tâm sẽ bị rối loạn.

Hành thiền là đường lối trau giồi tâm để có thể dùng tâm nầy làm căn bản cho trí tuệ khởi sanh. Nơi đây, hơi thở là nền tảng vật chất. Chúng ta gọi là Ānāpānasati, niệm hơi thở ra, thở vào. Dùng hơi thở làm đối tượng của tâm, tức lấy hơi thở làm đề mục hành thiền, bởi vì dùng nó giản tiện nhất và cũng vì từ ngàn xưa hơi thở vẫn là trung tâm điểm của pháp hành thiền.

Khi có cơ hội tốt để ngồi thiền, chúng ta ngồi tréo hai chân lại, chân mặt đặt trên chân trái và tay mặt trên tay trái. Giữ lưng ngay thẳng và lập tâm tự nhủ, "Bây giờ ta sẽ buông bỏ, để cho tất cả những gánh nặng và những lo âu trôi qua". Ta không muốn điều gì sẽ gây phiền não lo âu. Trong hiện tại hãy để cho tất cả những băn khoăn lo ngại trôi qua.

Giờ đây hãy tập trung sự chú tâm vào hơi thở, rồi thở vào, thở ra. Trong khi nỗ lực ghi nhận và hay biết hơi thở, không nên cố ý làm cho nó dài ra hay ngắn lại. Cũng không nên làm cho nó mạnh hay yếu. Hãy để nó trôi chảy bình thường và tự nhiên. Sự chú niệm và tự hay biết mình, phát sanh trong tâm, sẽ biết hơi thở vào và hơi thở ra.

Hãy cứ tự nhiên thoải mái. Không suy tư điều gì. Không cần phải nghĩ đến việc nầy hay điều nọ. Chỉ có một việc phải làm là gom tâm chăm chú đặt trên hơi thở vào và hơi thở ra. Không có gì khác phải làm, chỉ có bao nhiêu đó! Giữ tâm niệm vững chắc bám sát hơi thở vào và hơi thở ra, đúng ngay lúc nó xảy diễn. Khi thở vào, hơi thở bắt đầu từ chót mũi, xuống đến ngực, và chấm dứt nơi bụng. Khi thở ra thì ngược lại, bắt đầu nơi bụng, lên đến ngực và chấm dứt ở mũi. Hãy trau dồi tâm, hay biết hơi thở:
  • 1. Tại chót mũi,
    2. Ở ngực,
    3. Nơi bụng.
Rồi ngược lại:
  • 1. Nơi bụng,
    2. Ðến ngực và
    3. Ở chót mũi.
Vững vàng an trụ tâm vào ba điểm ấy sẽ làm suy giảm những lo âu. Không nên suy tư đến bất luận gì khác! Hãy cứ giữ tâm ở hơi thở. Những ý nghĩ khác có thể khởi sanh. Tâm sẽ chụp lấy một đề tài nào khác và xao lãng. Không nên lo. Hãy kéo tâm về và cột chặt trở lại vào hơi thở vì hiện thời đó là đề mục của pháp hành. Có thể tâm vướng mắc trong tình trạng đang tìm hiểu hay xét đoán những cảm xúc của ta lúc bấy giờ, nhưng hãy cứ tiếp tục pháp hành, luôn luôn hay biết từ đoạn đầu, đoạn giữa, đến đoạn cuối cùng của hơi thở.

Ðến một lúc nào tâm sẽ luôn luôn hay biết hơi thở nơi ba điểm ấy. Khi thực hành như vậy trong một thời gian, tâm và thân sẽ quen thuộc với công trình tu tập nầy, không còn nghe mệt mỏi. Ta sẽ cảm nghe cơ thể nhẹ nhàng hơn và hơi thở sẽ trở nên ngày càng vi tế. Công phu chú niệm và tự hay biết mình sẽ canh phòng và bảo vệ tâm.

Chúng ta thực hành như vậy cho đến khi tâm vắng lặng và an lạc chỉ còn một. Một ở đây có nghĩa là tâm sẽ trọn vẹn và hoàn toàn an trụ vào hơi thở, sẽ bám chắc vào, không tách rời ra khỏi hơi thở. Tâm sẽ không vọng động, không rối loạn, mà ở trong trạng thái tự tại, nhàn lạc. Nó sẽ hiểu biết lúc khởi đầu, đoạn giữa và nơi chấm dứt hơi thở.

Ðến chừng ấy tâm thật an tĩnh, ta chỉ giữ chặt nó ở hơi thở vào, thở ra tại chót mũi, không còn theo dõi xuống bụng và trở lên mũi nữa. Chỉ an trụ vững chắc tâm ngay tại điểm mà hơi gió chạm vào mũi.

Hành như vậy được gọi là "lắng tâm", làm cho tâm trở nên vắng lặng, thoải mái dễ chịu và an lạc. Lúc ấy, khi trạng thái vắng lặng khởi sanh thì tâm dừng lại. Tâm dừng lại để chỉ an trụ vào một điểm duy nhất, hơi thở. Ðó là trau giồi, phát triển tâm thanh bình an lạc để trí tuệ có thể phát sanh.

Ðây là giai đoạn đầu tiên, xây đắp nền tảng cho pháp hành của chúng ta. Phải tận lực thực hành mỗi ngày, từng ngày một, bất luận ở đâu mà ta có thể hành. Dầu ở nhà, đi trên xe, nằm hoặc ngồi, phải giữ chánh niệm, hay biết và luôn luôn nhìn cái tâm của mình.

Ðó là pháp luyện tâm mà ta phải cố gắng thực hành trong tất cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không phải chỉ lúc ngồi (tọa thiền) mà luôn cả khi đi, khi đứng và nằm. Ðiểm quan trọng là phải biết trạng thái tâm của mình trong mỗi khoảnh khắc. Muốn làm được vậy phải luôn luôn giữ chánh niệm, ghi nhận và hay biết. Tâm vui hay buồn? Tâm có vọng động không? Có an tĩnh không? Khi hiểu biết tâm như vậy nó sẽ trở nên vắng lặng. Tâm có vắng lặng trí tuệ mới phát sanh.

Với tâm vắng lặng nầy bây giờ ta hãy quán thân, đề mục hành thiền của mình. Quán chiếu từ đỉnh đầu xuống đến lòng bàn chân, và từ bàn chân trở lên đỉnh đầu. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Nhìn và thấy tóc, lông, móng, răng và da. Trong pháp hành nầy ta sẽ thấy rằng toàn thể thân mình được cấu thành do bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và gió.

Những phần cứng và ở thể đặc của thân do nguyên tố đất cấu thành. Những thành phần lỏng do nguyên tố nước. Hơi, chạy lên xuống trong cơ thể do nguyên tố gió, và nhiệt độ của thân là do nguyên tố lửa.

Bốn nguyên tố ấy cấu hợp lại thành cái được gọi là "cơ thể con người". Tuy nhiên, khi phân chia thân nầy ra từng thành phần cấu tạo của nó thì chỉ còn lại bốn nguyên tố ấy. Chỉ có bốn nguyên tố ấy còn lại. Ðức Phật dạy rằng không có "chúng sanh" tự mình hiện hữu, không có con người, không có người Thái hay người Tây Phương, không có một cá nhân. Ðến mức cùng tột chỉ có bốn nguyên tố ấy. Chỉ có vậy thôi! Chúng ta giả định rằng có một người, một "chúng sanh", nhưng trong thực tế không có cái gì như vậy.

Dầu ta phân chia ra từng loại như đất, nước, lửa, gió hay hợp chung lại, và dán lên trên cái giả hợp ấy nhãn hiệu "con người", tất cả đều vô thường, phải chịu đau khổ, và vô ngã. Tất cả đều bấp bênh, không bền vững, bất ổn định, và ở trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, không thể ngừng đổi thay, dầu trong một khoảnh khắc vi tế.

Thân của ta bất ổn định, hư hoại, và luôn luôn biến đổi. Tóc biến đổi, móng tay móng chân biến đổi, răng biến đổi, da biến đổi - mỗi mỗi đều biến đổi, tất cả đều hoàn toàn biến đổi.

Tâm của ta cũng vậy, cũng luôn luôn biến đổi. Nó không phải là tự ngã hay cái gì có thực chất. Nó không phải thật sự là "ta", cũng không phải là "chúng nó", mặc dầu tâm có thể nghĩ như vậy. Tâm có thể nghĩ đến tự sát. Tâm có thể nghĩ đến hạnh phúc, hay nghĩ đến đau khổ - nghĩ đủ chuyện. Nó không ổn định. Nếu ta không có trí tuệ và tin rằng cái tâm nầy là của mình, nó sẽ lừa dối và luôn luôn phỉnh gạt ta. Và chúng ta sẽ hạnh phúc và đau khổ, đau khổ và hạnh phúc, hết hạnh phúc đến đau khổ, hết đau khổ đến hạnh phúc, triền miên không cùng tận.

Tâm nầy bấp bênh, bất ổn định. Thân nầy bấp bênh, bất ổn định. Cả hai cấu hợp lại là nguồn cội của đau khổ. Cả hai cấu hợp lại không có tự ngã thường còn. Phật giáo chỉ vạch sáng tỏ rằng cả hai không phải là một chúng sanh, không phải một người, không phải tự ngã, không phải là linh hồn trường cửu, không phải ta, không phải chúng nó - mà chỉ là những nguyên tố: đất, nước, lửa, gió. Chỉ là những nguyên tố!

Khi ta quán chiếu và thấy rõ rằng tất cả là vô thường, khổ và vô ngã ắt sẽ không còn bám níu vào một cái ta, một con người nam hay nữ. Cái tâm mà đã thấu triệt thông suốt như vậy sẽ hướng về trạng thái nhàm chán thế gian, về hạnh buông bỏ không luyến ái, hướng đến Niết Bàn. Tâm ấy sẽ thấy tất cả mọi sự vật là vô thường, khổ và vô ngã. Chừng ấy tâm dừng lại. Tâm là Giáo Pháp. Tham, sân, si sẽ suy giảm và biến dạng dần dần cho đến khi cuối cùng, chỉ còn có tâm -- chỉ còn lại cái tâm thanh tịnh. Ðó là "pháp hành thiền".
* * *
Ðến đây Sư yêu cầu hai Ông Bà hãy nhận lãnh món quà Pháp bảo mà Sư lấy làm hân hạnh trao tặng ngày hôm nay để đem về nghiên cứu học hỏi và quán tưởng hằng ngày. Xin Ông Bà hãy nhận quà tặng Giáo Pháp nầy của hai chùa, Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat, xem như một di sản tinh thần. Tất cả quý Sư ở đây, trong đó có con của hai Ông Bà, và tất cả quý vị Thiền Sư, trao tặng đến Ông Bà Giáo pháp nầy để đem về Pháp quốc. Giáo pháp nầy sẽ rọi sáng cho con đường dẫn đến trạng thái tâm an tĩnh, sẽ làm cho tâm trở nên vắng lặng, tự tại và không giao động. Thân Ông Bà có thể bị xáo trộn, nhưng tâm sẽ không bị. Những người khác trên thế gian có thể bị phiền lụy và rối ren, Ông Bà thì không. Mặc dầu trong xứ có thể bị hỗn loạn, nhưng Ông Bà sẽ không bị, bởi vì tâm của Ông Bà sẽ ở trong tình trạng đã có thấy, tâm là Giáo pháp. Ðây là con đường chân chánh, là đường lối thích nghi.

Ngưỡng mong rằng trong tương lai Ông Bà sẽ còn nhớ Lời dạy nầy.

Ngưỡng mong Ông Bà được an lành và hạnh phúc.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BẢN CHẤT CỦA GIÁO PHÁP
(Dưới đây là một thời Pháp do Ngài AJAHN CHAH thuyết giảng cho một nhóm đệ tử người Tây Phương tại chùa Bung Wai, Thái Lan, trong mùa an cư kiết hạ năm 1977).

Một cội cây ăn trái trổ hoa đầy cành. Thỉnh thoảng một ngọn gió nhẹ nhàng thoáng qua, thổi bay rải rác xuống đất những tai hoa đang tung nở. Vài nụ còn trên cây, nở ra thành trái non. Ngọn gió khác thổi qua, cùng thế ấy làm một vài trái xanh rơi rụng. Trên cành vẫn còn những trái khác gần già hoặc đã già và những trái đã chín mùi, chờ ngày lìa cành.

Con người cũng cùng một thế ấy. Cũng như hoa và trái trước những cơn gió của đời sống con người cũng rơi rụng vào nhiều lứa tuổi khác nhau. Có trẻ con chết từ khi còn trong bụng mẹ. Những em bé khác lìa đời chỉ vài ngày sau khi được sanh ra. Những em khác nữa sống vài năm rồi ra đi. Cũng có những thanh thiếu niên, nam hay nữ, chết trong tuổi xuân xanh, và những vị khác, niên cao tuổi lớn, tuy đã già yếu mà vẫn còn thọ, nhưng rồi cũng sẽ cất bước lên đường.

Trong khi suy gẫm về kiếp nhân sinh, ta hãy nghĩ nhớ đến bản chất phù du của hoa và trái trước gió - cả hai đều rất bấp bênh, bất ổn định, không có gì chắc chắn.

Bản chất bấp bênh không bền vững nầy cũng có thể được thấy trong đời sống ở các tự viện. Vài người đến chùa với ý định xuất gia, lắm khi họ đã xuống tóc. Rồi đổi ý ra về. Vài người khác đã xuất gia sa di, nhưng quyết định hoàn tục. Có người chỉ xuất gia trong ba tháng Hạ, rồi trở về với cuộc sống tại gia cư sĩ. Chỉ giống như hoa và trái trước gió - rất bấp bênh, không có gì chắc chắn.

Tâm của ta cũng dường thế ấy. Một thọ cảm phát sanh, kéo tới đẩy lui cái tâm, rồi tâm rơi rụng - giống như hoa và trái.

Ðức Phật thấu hiểu đặc tính bấp bênh của vạn hữu. Ngài quan sát hiện tượng hoa quả trước gió và suy gẫm về các vị tỳ khưu và sa di, đệ tử ngài, và nhận thức rằng các vị nầy cốt yếu cũng cùng một bản chất bấp bênh, không chắc chắn. Làm thế nào khác hơn được? Ðó chỉ là con đường của tất cả mọi sự vật.

Như vậy, đối với vị hành giả luôn luôn cảnh giác, không cần phải có người khuyên nhủ và dạy dỗ dài dòng để có thể nhìn thấy và lãnh hội. Trường hợp Vua Chanokomun, tiền thân của đức Phật trong một kiếp sống quá khứ xa xưa, là một thí dụ. Ngài không cần học hỏi nhiều. Chỉ quan sát một cây xoài là tất cả những gì ngài đã làm để có thể thấu hiểu sự vật.

Ngày kia, trong khi ngồi trên thớt tượng để cùng với một nhóm quần thần dạo chơi trong công viên, Vua thoáng nhìn thấy vài cây xoài có trái chín nặng trĩu trên cành.

Vào lúc ấy Vua không thể dừng lại kịp thời nên nghĩ thầm, để chuyến đi trở về sẽ dừng lại hái vài trái thưởng thức. Tuy nhiên, Vua không ngờ rằng các vị đại thần từ phía sau đi đến, nhìn thấy xoài ngon, xúm lại dùng cây, vừa thọc vừa quơ đập lung tung cho trái rụng. Ðập tới đập lui, không mấy lúc cây xoài gãy nhánh và rụng lá tơi bời, trở nên xơ xác, cằn cỗi trơ trọi.

Vào buổi chiều đi trở lại ngang qua vườn xoài, Vua còn đang tưởng tượng mùi vị ngon ngọt của những trái xoài chín cây thì hết sức ngạc nhiên chỉ còn thấy những cây xoài cành lá xơ rơ xác rác, không còn trái đâu nữa.

Vua lấy làm thất vọng và bất mãn. Rồi Vua nhìn sang phía bên kia thấy một cây khác bên cạnh, cành lá vẫn còn nguyên vẹn. Vua tìm hiểu tại sao, và sớm nhận thức rằng vì cây nầy không có trái. Nếu cây không có trái thì không ai khuấy nhiễu và do đó, không ai làm gãy cành rơi lá. Bài học nầy thấm sâu vào tâm tư của nhà vua trên đường ngự giá hồi cung: "Kiếp sống làm vua thật là khó khăn, phiền muộn và đầy bực dọc. Luôn luôn cần phải lo lắng cho tất cả thần dân. Lại còn biết bao phiền lụy hơn nữa nếu có mưu toan tấn công, cướp giựt, hay xâm chiếm phần nào của vương quốc?" Mãi suy tư Vua không thể an giấc. Dầu có ngủ đi nữa cũng chiêm bao mộng mị.

Hình ảnh cây xoài không trái với cành lá sum sê tươi tốt nguyên vẹn luôn luôn lảng vảng trong tâm. Rồi Vua suy tư: "Nếu chúng ta trở thành giống như cây xoài không trái nầy, cành và lá của chúng ta ắt cũng sẽ như vậy, không bị tổn hại".

Vua ngồi trong cung thất, trầm tư mặc tưởng. Cuối cùng lãnh hội và thấm nhuần bài học của cây xoài, Vua quyết định xuất gia, sống đời tu sĩ. Vua tự ví mình như cây xoài và nghĩ rằng nếu không dấn thân vương víu trong đường lối của thế gian ắt ta sẽ trở nên độc lập, tự do, không còn phải bận bịu lo âu, không còn phải đương đầu với những khó khăn phiền phức, và tâm trí sẽ không bị khuấy động. Suy tư như thế rồi Vua ra đi.

Kể từ lúc ấy, bất luận đến đâu, khi có ai hỏi thầy của ngài là ai thì ngài liền đáp, "là cây xoài". Ngài không cần phải thọ nhận giáo huấn dông dài. Chỉ một cây xoài đủ làm bừng tỉnh và đưa ngài thẳng vào Opanayiko Dhamma, Giáo pháp hướng trở vào nội tâm. Nhờ sự giác tỉnh nầy Vua trở thành một nhà sư, người có ít bận bịu lo âu, người sống tri túc, biết đủ với chút ít gì mà mình có, người biết thỏa thích trong cuộc sống ẩn dật, an tĩnh, đơn độc một mình. Ngài từ bỏ cuộc sống trên nhung lụa của đời vương giả và cuối cùng được thanh bình an lạc.

Trong câu chuyện, lúc bấy giờ đức Phật là một vị Bồ Tát đang nỗ lực liên tục tiến bước trên con đường hướng về Ðạo quả Phật. Cũng như đức Phật vào thời làm Vua Chanokomum, chúng ta phải nhìn quanh và quan sát, bởi vì tất cả mọi sự vật trên thế gian đều sẵn sàng giáo huấn, cung ứng cho ta bài học.

Dầu chỉ với chút ít trí tuệ trực giác chúng ta sẽ có thể lãnh hội rõ ràng, xuyên qua đường lối của thế gian. Chúng ta sẽ thấu hiểu rằng mọi sự vật trên thế gian là một vị thầy. Cây cối và dây leo chẳng hạn, có thể hé mở cho ta thấy bản chất của thực tại. Với trí tuệ, không cần phải hỏi ai cả, không cần phải học với ai. Ta có thể học nơi thiên nhiên, đủ để giác ngộ, như trường hợp Vua Chanokomum, bởi vì tất cả mọi sự vật đều theo con đường của Chân lý, không tách rời ra khỏi Chân lý.

Tác phong tự tại và tự chế kết hợp với trí tuệ, và hai đức tính nầy - tự tại và tự chế - có thể khai triển tuệ minh sát, đưa ta tiến sâu vào vị trí thông suốt đường lối của thiên nhiên. Bằng cách ấy chúng ta sẽ thấu triệt chân lý cùng tột của vạn pháp là Vô Thường, Khổ và Vô ngã (Aniccā, Dukkha và Anattā). Thí dụ như cây. Tất cả những cây cối trên quả địa cầu đều như nhau, là "Một", khi ta nhìn xuyên qua thực tại "Vô Thường, Khổ, Vô ngã". Trước tiên cây mọc lên, lớn, và già, trong lúc ấy không ngừng biến đổi, cho đến khi cằn cỗi và chết, như mỗi cây đều phải chết.

Cùng thế ấy, người và thú được sanh ra, trưởng thành và không ngừng biến chuyển trong suốt thời gian ấy cho đến khi qua đời. Những biến đổi khác nhau xảy diễn vô số lần trong khoảng thời gian chuyển tiếp từ sanh đến tử đã chỉ rõ con đường của Giáo pháp, tức nói lên đặc tính thiên nhiên của vạn pháp là vô thường, hư hoại và tan rã.

Nếu giác tỉnh và thông suốt, nếu nghiên cứu học hỏi với trí tuệ và chánh niệm, chúng ta sẽ thấy Giáo pháp (Dhamma) là thực tại. Vậy chúng ta sẽ thấy con người luôn luôn được sanh ra, trưởng thành và cuối cùng chết. Mỗi người, và tất cả mọi người, đều phải trải qua vòng quanh sanh và tử. Vì lẽ ấy mỗi người trong vũ trụ là "Một" chúng sanh, tất cả đều in nhau. Như vậy, khi nhận thấy rõ ràng và tường tận một người thì cũng giống như ta thấy tất cả mọi người trên thế gian.

Cùng thế ấy, tất cả mọi sự vật là Giáo pháp. Không phải chỉ những sự vật được thấy bằng mắt thịt mà chí đến những sự vật thấy trong tâm cũng vậy. Một ý nghĩ khởi sanh, rồi biến đổi và tan biến. Ðó là Danh Pháp (Nāma-Dhamma), chỉ giản dị là một cảm thọ tâm linh khởi phát và trôi qua. Ðó là bản chất thật sự của tâm. Chung hợp lại, đó là Diệu Ðế của Giáo pháp, hay Chân lý thâm diệu cao siêu của Giáo pháp. Nếu không nhìn và không quan sát bằng đường lối nầy ắt ta sẽ không thật sự thấy! Nếu thấy, ắt ta sẽ có trí tuệ để lắng nghe Giáo pháp mà đức Thế Tôn đã ban truyền.
  • - Ðức Phật ở đâu?
    - Ðức Phật ở trong Giáo pháp.
    - Giáo pháp ở đâu?
    - Giáo pháp ở trong đức Phật. Ngay tại đây, trong hiện tại.
    - Tăng Già ở đâu?
    - Tăng Già ở trong Giáo pháp.
Phật, Pháp và Tăng hiện hữu trong tâm chúng ta, nhưng ta phải thấy rõ ràng. Vài người chỉ chụp lấy câu nói và mỗi khi có cơ hội, họ mạnh dạn lặp lại, "Ồ, Phật, Pháp và Tăng hiện hữu trong tâm tôi". Nhưng pháp hành của họ không thích ứng, hoặc không thích nghi và do đó, không xứng đáng để có thể cung thỉnh Phật, Pháp, Tăng ngự vào trong tâm của họ. "Cái tâm" trước tiên phải là tâm thông hiểu Giáo pháp.

Ðem mọi sự vật trở về điểm nầy của Giáo pháp ta sẽ biết rằng Chân lý thật sự có hiện hữu trên thế gian và như vậy, chúng ta có thể nương theo pháp hành để chứng ngộ.

Thí dụ "Danh Pháp" (Nāma-Dhamma) như những thọ cảm, những suy tư, tưởng tượng v.v... tất cả đều bất ổn định, không chắc chắn vững bền. Khi sân hận phát sanh, nó tăng trưởng và biến đổi, rồi cuối cùng tan biến. Hạnh phúc cũng vậy, phát khởi, tăng trưởng và biến chuyển, rồi cuối cùng tan biến. Tất cả đều trống rỗng. Nó không phải thật sự là "cái gì". Mãi mãi, đường lối của tất cả mọi sự vật - cả tinh thần lẫn vật chất - đều là như vậy. Bên trong chúng ta có thân và tâm. Bên ngoài có cây cối, các loại dây leo và các vật khác. Tất cả đều phơi bày rõ ràng định luật phổ thông về bản chất bấp bênh, không chắc chắn của toàn thể vạn pháp.

Dầu là một cội cây, một hòn núi hay một con vật, tất cả đều là Giáo pháp, mọi sự vật là Giáo pháp. Giáo pháp ở đâu? Ở cùng khắp. Một cách giản dị, không có gì không phải là Giáo pháp. Cái "không phải là Giáo pháp" không hiện hữu. Giáo pháp là thiên nhiên. Ðó là "Sacca Dhamma", Giáo pháp của chân lý, Giáo pháp đúng với chân lý. Nếu ta thấy thiên nhiên tức là ta thấy Giáo Pháp. Nếu thấy Giáo pháp, tức thấy thiên nhiên. Khi thấy thiên nhiên ta thấu hiểu Giáo pháp.

Và như vậy, học hỏi thật nhiều có lợi ích gì, khi mà chân lý cùng tột của đời sống, trong mỗi khoảnh khắc, trong mỗi hành động, chỉ là một vòng sanh và tử, lẩn quẩn loanh quanh vô cùng tận? Nếu ta giữ chánh niệm, ghi nhận và giác tỉnh trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, thì sự tự hay biết mình đã sẵn sàng để phát khởi. Ðó là thấu hiểu chân lý của Giáo Pháp, đã có hiện hữu nơi đây và trong hiện tại.

Trong hiện tại, đức Phật - vị Phật thật sự - vẫn còn sống, bởi vì Ngài chính là Giáo pháp, "Sacca Dhamma". Và "Giáo pháp của Chân lý" mà giúp làm cho ta có thể thành Phật vẫn hiện hữu tồn tại. Giáo pháp ấy không lẩn trốn nơi nào cả!

Giáo pháp ấy làm khởi phát hai vị Phật: một trong thân, và vị Phật khác trong tâm.

"Giáo pháp thật sự", Ðức Phật dạy Ngài Ānanda, "chỉ có thể chứng ngộ bằng pháp hành". Người thấy Giáo pháp là thấy Phật. Người thấy Phật là thấy Giáo pháp. Tại sao? - Trước kia không có Phật. Chỉ sau khi Ðạo sĩ Siddhattha Gotama chứng ngộ Giáo pháp Ngài mới trở thành Phật. Nếu chúng ta giải thích như vậy thì Ngài cũng như ta. Nếu chứng ngộ Giáo Pháp ắt chúng ta cũng sẽ thành Phật, y như ngài. Ðó là vị Phật trong tâm hay Danh pháp (Nāma-Dhamma).

Phải giữ chánh niệm trong mỗi việc mà ta làm, bởi vì chính ta sẽ trở thành người thừa kế, lãnh trọn di sản của những nghiệp, thiện cũng như bất thiện, của mình. Hành thiện, gặt quả lành. Làm điều ác, gặt quả dữ. Không cần tìm ở đâu xa vời. Chỉ nhìn vào cuộc sống hằng ngày của ta cũng đủ thấu hiểu điều nầy. Ðạo Sĩ Siddartha Gotama đã giác tỉnh và chứng ngộ Chân lý ấy. Và do nhờ vậy mà có một vị Phật xuất hiện trên thế gian. Cùng thế ấy, nếu mỗi người và tất cả mọi người thực hành và chứng đắc Chân lý, chừng ấy họ cũng vậy, tất cả đều sẽ tự mình biến đổi và trở thành Phật.

Ðức Phật vẫn còn đây. Nghe vậy vài người sẽ lấy làm hoan hỷ nói rằng: "Nếu đức Phật vẫn hiện hữu thì tôi còn có thể thực hành Giáo pháp!" Ðó là đường lối mà ta phải nhìn vào vấn đề.

Giáo pháp mà đức Phật chứng ngộ là Giáo pháp hiện hữu trên thế gian một cách thường xuyên, và ta có thể ví như nước mạch trong lòng đất, luôn luôn hiện hữu dưới đất. Người muốn đào giếng lấy nước phải đào sâu vào lòng đất, đủ sâu để gặp mạch nước. Nước mạch vẫn hiện hữu. Người kia không tạo nên, mà chỉ khám phá ra mạch. Cùng thế ấy, đức Phật không sáng tạo Giáo pháp. Ngài cũng không đặt để hay ban hành Giáo pháp. Ngài chỉ khám phá ra cái gì đã sẵn có. Do nhờ công phu quán niệm đức Phật đã thấy Giáo pháp. Vì lẽ ấy ta nói rằng đức Phật giác ngộ, bởi vì giác ngộ là thông suốt, thấu triệt Giáo pháp. Giáo pháp là Chân lý của thế gian. Vì Ngài thấy Giáo pháp nên người ta tôn gọi ngài là Phật. Và Giáo pháp là cái gì làm cho những người khác cũng trở thành Phật, "Người Hiểu Biết", người thấu triệt Giáo pháp.

Những ai có phẩm hạnh thanh cao và có niềm tin vững chắc nơi Phật - Pháp (Buddha-Dhamma) sẽ không bao giờ kém giới đức và từ bi. Với sự hiểu biết, ta sẽ thấy rằng thật sự ta không cách xa đức Phật. Chúng ta ngồi đây, trước mặt ngài, đối diện với ngài. Khi thấu triệt Giáo pháp ta sẽ thấy đức Phật.

Nếu thực hành thật sự đầy đủ ta sẽ nghe được Phật - Pháp (Buddha-Dhamma), dầu ngồi dưới gốc cây, hoặc nằm, hay ở trong bất cứ oai nghi nào. Ðây không phải là điều gì mà ta chỉ nghĩ đến suông. Nó phát sanh trong một cái tâm trong sạch. Chỉ hồi nhớ suông những dòng chữ nầy ắt không đủ, bởi vì đây là vấn đề thấy Giáo pháp, chỉ tùy thuộc nơi khả năng thấy Giáo pháp chớ không phải bất luận gì khác. Vậy, ta phải quyết định gia công thực hành để có thể thấy, và đến chừng ấy pháp hành của ta mới viên mãn. Bất luận nơi nào mà ta ngồi, đứng, đi, hay nằm, chúng ta cũng sẽ nghe Giáo pháp.

Ðể có thể thực hành những "Lời Dạy" của ngài (Phật Pháp), đức Phật khuyên nên sống nơi thanh vắng và gia công luyện tập thu thúc lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu căn là nền tảng của pháp hành, bởi vì đó là những nơi mà tất cả sự vật phát sanh, và sự vật chỉ khởi phát ở các nơi ấy. Ta thu thúc lục căn để có thể thấu rõ những nhân duyên phát sanh tại nơi nầy. Tất cả những gì thiện và bất thiện đều phát khởi xuyên qua sáu căn. Lục căn là những khả năng quan trọng nhất trong cơ thể. Mắt là yếu tố chánh trong sự thấy; tai là yếu tố chánh trong sự nghe; mũi, trong sự ngửi; lưỡi, trong sự nếm; thân, trong sự xúc chạm, nóng, lạnh, cứng, mềm v.v..., và ý là yếu tố chánh trong sự thọ cảm. Chúng ta phải củng cố xây dựng pháp hành của mình quanh quẩn sáu căn ấy.

Pháp hành nầy được dễ dàng vì đức Phật đã đặt để và ban truyền rành mạch tất cả những gì cần phải làm. Giống như đức Phật đã trồng cây xuống và mời chúng ta đến ăn trái. Phần chúng ta khỏi phải trồng cây. Dầu là những gì thuộc về Giới, Ðịnh hay Tuệ, không cần phải sáng tạo, đặt để, hay tranh luận dông dài. Tất cả những gì cần phải làm đều đã sẵn có trong Giáo huấn của đức Bổn Sư.

Chúng ta vô cùng may mắn và có rất nhiều phước lành mới được nghe Lời dạy của đức Phật. Cây ăn trái đã được trồng sẵn. Trái đã sẵn sàng chín mùi. Mọi sự vật đều được chuẩn bị, trọn vẹn và toàn hảo. Tất cả chỉ còn thiếu người đến hái trái và thưởng thức - người có đủ niềm tin để thực hành! Ta phải nhận thức rằng phước báu và may mắn của ta quả thật là hy hữu và vô giá. Chỉ cần nhìn quanh để thấy bao nhiêu chúng sanh khác rất là bất hạnh; hãy nhìn xem những con chó, con heo, con rắn và những chúng sanh khác. Chúng quả thật bất hạnh, không được duyên lành để học hỏi Giáo pháp, không được cơ may để thực hành Giáo pháp. Ðó là những chúng sanh bất hạnh đang gặt hái sự báo ứng của nghiệp bất thiện mà chúng đã gieo trồng trong quá khứ. Khi không có được cơ hội may mắn để nghiên cứu học hỏi, để hiểu biết và để thực hành Giáo Pháp, ắt không có cơ may thoát ra khỏi đau khổ.

Ðã là người, là một chúng sanh trong cảnh người, ta không nên để mình trở thành nạn nhân của bất hạnh, thiếu kém phẩm hạnh thích nghi và nếp sống kỷ cương trong giới luật. Chớ nên để mình trở thành nạn nhân của số phần bất hạnh! Có nghĩa là người không hy vọng tiến đến Con đường Giải thoát, Con đường đưa đến Niết Bàn, không hy vọng trau dồi giới đức. Không nên nghĩ rằng chúng ta đã tuyệt nhiên không còn hy vọng! Nghĩ như vậy chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của hoàn cảnh bất hạnh, cũng như các sinh vật khác.

Chúng ta là những người đã nằm trong vùng ảnh hưởng của đức Phật. Như vậy, trong cảnh người chúng ta đã có đủ phước báu và cơ may, đủ phương tiện. Nếu ta tự sửa sai, phát huy đường hướng suy tư và sự hiểu biết của mình trong hiện tại thì việc làm nầy sẽ dẫn ta đến phẩm hạnh và pháp hành thích nghi để có thể thấy và thấu triệt Giáo pháp, ngay trong kiếp sống làm người hiện tại.

Không giống như chúng sanh trong các cảnh giới khác, ta nên sớm thức tỉnh trong sự chứng ngộ Giáo pháp. Ðức Phật dạy rằng trong khoảnh khắc hiện tại có Giáo pháp hiển hiện nơi đây, ngay trước mắt ta. Ðức Phật ngồi hướng về phía chúng ta, ngay tại đây và trong hiện tại. Ta còn đợi chờ đến lúc nào hay nơi nào khác mới nhìn?

Nếu không suy tư chân chánh, nếu không thực hành thích nghi, ta sẽ té rơi, sa đọa vào những khổ cảnh: thú, địa ngục hay ngạ quỷ. Vậy thì sao? Hãy nhìn thẳng vào tâm của mình. Nếu sân hận phát sanh, cái gì đó? Nó đây rồi, chỉ nhìn! Khi si mê phát sanh, cái gì đây? Chính là nó, ngay tại đây! Khi tham ái phát sanh, cái gì đây? Hãy nhìn vào nó, ngay chính nơi nầy!

Vì không nhận ra và không thấu triệt tận tường những trạng thái tinh thần ấy nên tâm biến chuyển, không còn là loại tâm của loài người. Tất cả các pháp hữu vi đều ở trong trạng thái luôn luôn đang trở thành. Trạng thái trở thành đưa đến tái sanh, và tái sanh như thế nào tùy thuộc nhân duyên hiện tại. Như vậy chúng ta trở thành và sẽ có cuộc sống như thế nào do tâm tạo duyên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HAI MẶT CỦA THỰC TẠI
(Dưới đây là thời Pháp do ngài AJAHN CHAH thuyết giảng tại Wat Pah Pong, Thái Lan, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sau khi đọc tụng Giới Bổn, Patimokkha).

Trong đời sống của chúng ta, hai trường hợp có thể xảy ra: hoặc dể duôi lợi dưỡng trong những sự vật của thế gian, hoặc vươn mình vượt qua khỏi thế gian. Ðức Phật là người đã thoát ra khỏi thế gian, và do vậy ngài chứng đắc Giải thoát Tinh thần.

Cùng thế ấy, sự hiểu biết của chúng ta cũng có hai loại: hiểu biết về những sự vật trong thế gian, và hiểu biết có tính cách tinh thần đạo đức, hay trí tuệ thật sự. Nếu chúng ta chưa thực hành và chưa tự mình rèn luyện thì dầu có thâu đạt bao nhiêu kiến thức, những kiến thức ấy vẫn còn thuộc về thế gian, không đưa đến giải thoát.

Quý vị hãy suy tư và nhìn thật sự tận tường! Ðức Phật dạy rằng những sự vật của thế gian quấn quít quay cuồng thế gian. Cái tâm đeo đuổi theo những sự vật của thế gian sẽ rối loạn vướng mắc trong thế gian, trầm mình đắm chìm trong ô trược, dầu đến hay đi, mà không bao giờ thỏa mãn. Con người thế gian lúc nào cũng mong mỏi tìm một cái gì, nhưng không bao giờ tìm được đầy đủ như ý nguyện. Kiến thức trần gian thật sự là si mê, không phải là kiến thức bao gồm sự hiểu biết rõ ràng, do đó không bao giờ chấm dứt. Nó mãi mãi quây quần, chạy theo những mục tiêu của người thế gian, tích trữ tài sản, thâu đạt quyền thế, mưu tìm danh vọng và lạc thú. Ðó là một khối ảo tưởng mà chúng ta đã lầm lạc bám chặt, dính kẹt vào.

Mỗi khi chúng ta được thêm vật gì ắt có ganh tỵ, lo âu, và ích kỷ. Và khi cảm nghe bị đe dọa mà về phương diện vật chất ta không thể tự bảo vệ thì chúng ta vận dụng trí não để sáng tạo đủ loại phương kế và dụng cụ, đủ loại khí giới, chí đến khí giới hạt nhân, chỉ để tàn sát, phanh thây lẫn nhau.

Tại sao có những phiền nhiễu và khó khăn như vậy? Ðó là đường lối của thế gian. Ðức Phật dạy rằng nếu ta quay cuồng chạy theo nó ắt không thể chấm dứt.

Còn pháp môn thực hành để giải thoát! Không dễ gì sống điều hợp đúng theo trí tuệ thật sự, nhưng những ai thật sự khẩn thiết mong tìm Ðạo và Quả và có nguyện vọng thành đạt Niết Bàn sẽ có thể kiên trì và nhẫn nại chuyên cần. Nhẫn nại là biết đủ và thỏa mãn với chút ít: ít ăn, ít ngủ, ít nói và sống đạm bạc. Bằng cách làm như vậy ta có thể chấm dứt những gì thuộc về thế gian.

Nếu mầm mống của những gì thuộc về thế gian chưa được bứng nhổ tận gốc rễ ắt chúng ta sẽ còn mãi mãi bị phiền lụy và rối loạn trong một vòng lẩn quẩn vô cùng tận. Dầu quý Sư đã xuất gia, nó vẫn tiếp tục kéo lôi, sáng tạo cho quý Sư những quan kiến và những ý niệm, và nó sẽ nhuộm màu, tô điểm, làm đẹp đẽ thêm những suy tư của quý Sư. Nó là vậy.

Người ta không nhận thức! Người ta nói rằng mình đã làm xong điều nầy hay việc nọ trong thế gian. Con người luôn luôn hy vọng hoàn thành mọi việc. Cũng giống như vị bộ trưởng của một chính phủ mới, hăng say bắt tay vào nhiệm vụ mới. Vị ấy nghĩ rằng mình có đầy đủ những giải đáp thỏa đáng cho mọi vấn đề, rồi dẹp qua một bên những gì người trước đã làm. Ông ta nói, "Hãy nhìn xem! Chính tôi sẽ hoàn tất mọi việc". Ðó là tất cả những gì mà người ta thực hiện: dẹp cái nầy đi, đem cái kia lại, dọn dẹp tới lui, mà không bao giờ hoàn tất điều gì. Họ có cố gắng, nhưng không bao giờ thật sự viên mãn hoàn thành.

Ta không thể làm điều gì vừa lòng tất cả mọi người. Người thích ít, kẻ ưa nhiều, người nầy ưng ngắn, người nọ chịu dài, vài người đòi mặn trong khi ấy vài người khác lại muốn có nhiều gia vị. Làm cho mọi người hợp chung lại và đồng thuận, vừa ý với nhau là điều không thể được.

Tất cả chúng ta đều muốn hoàn thành một điều gì trong đời, nhưng thế gian vô cùng phức tạp nầy làm cho ta hầu như không thể hoàn tất điều gì một cách thật sự viên mãn. Chí đến Ðức Phật, sanh trưởng với tất cả mọi thuận lợi của một hoàng tử cao sang, vẫn không thể thật sự hoàn mãn viên thành điều nào trong cuộc sống ở thế gian.
  • Cạm Bẫy Của Giác Quan
Ðức Phật đề cập đến sự ham muốn, hay ái dục, và sáu đối tượng làm thỏa mãn lòng ham muốn: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Ham muốn, khát khao mong cầu hạnh phúc và đau khổ, những gì tốt đẹp và những gì xấu xa v.v.. lòng khát khao ham muốn lan tràn và ẩn sâu, thấm nhuần vào tất cả.

(Lời người dịch: "Mong cầu hạnh phúc và đau khổ". Ðoạn nầy thoạt nghe hình như vô nghĩa. Người ta mong cầu hạnh phúc chớ bao giờ có ai mong cầu đau khổ. Nhưng theo pháp Thập Nhị Nhân Duyên, "Ái" phát sanh tùy thuộc nơi "Thọ". Ðại khái, Thọ có ba loại là: thọ lạc, thọ khổ, và thọ vô ký. Không phải chỉ có thọ lạc, hay cảm giác hạnh phúc, mới tạo điều kiện cho Ái phát sanh. Ái cũng phát sanh do thọ khổ. Ái ở đây là thương mà cũng có nghĩa là ghét, vì ghét là một hình thức của thương, theo chiều ngược lại. Thí dụ như trong cơn phiền não con người thèm khát (Ái) được ra khỏi hoàn cảnh bất hạnh ấy và mong mỏi, nóng lòng, ước muốn, được hạnh phúc an vui, hoàn cảnh ngược lại. Tóm tắt, người nghèo nàn thiếu thốn, người bệnh hoạn ương yếu, tật nguyền - những người chịu thọ khổ - khao khát mong cầu (Ái) được an toàn vui vẻ).

Sắc... không có sắc nào như hình thể người phụ nữ. Có phải vậy không? Có phải chăng thân hình thật sự đẹp đẽ của một thiếu phụ làm cho ta muốn nhìn? Một bóng dáng mỹ miều xinh đẹp đi thoáng qua, "xẹp, xẹp, xẹp..." ta không thể đừng ngước mắt lên chăm chú nhìn! Còn tiếng động (thinh) thì sao? Không có âm thanh nào trói buộc ta chặt chẽ bằng tiếng nói của người phụ nữ. Nó đi thẳng vào, đâm xuyên qua tim! Mùi cũng vậy, mùi thơm của người phụ nữ có năng lực quả thật mãnh liệt. Không có mùi nào như vậy. Rồi vị giác, không có thức ăn nào mà hương vị có thể sánh bằng hương vị của người đàn bà. Xúc giác cũng vậy, tâng tiu vỗ về một thiếu nữ làm cho ta tê tái, say mê và cuồng loạn.

Vào thời xưa tại Taxila, Ấn Ðộ, có một vị phù thủy nổi tiếng là đại tài. Ông có một đệ tử, và tận tụy hết lòng dạy trò tất cả những bùa phép và thần chú. Khi người đệ tử đã tinh thông lão luyện, đủ sức tự lực cánh sinh và sẵn sàng ra đi, thì lời khuyên nhủ cuối cùng của vị thầy trứ danh là: "Thầy đã dạy con đầy đủ tất cả những phù phép và bùa chú mà thầy biết. Những con vật có răng nhọn hay những con có nanh vuốt dữ tợn, chí đến những con vật có ngà to lớn đi nữa con cũng không cần phải sợ. Con đã có đủ khả năng để tự bảo vệ, chống lại những con ác thú ấy, thầy có thể đoan chắc với con như vậy. Tuy nhiên, chỉ có một điều duy nhất mà thầy không thể chắc chắn bảo vệ được con, và đó là sắc đẹp kiều diễm của người phụ nữ(*)[/i]. Ðến đây thì thầy không thể giúp con. Không có bùa phép hay thần chú nào để bảo vệ con chống lại nó, mà chính con phải tự bảo vệ lấy con.

Pháp, tức đối tượng của tâm, khởi phát trong tâm do lòng ham muốn: muốn tài sản quý giá, muốn giàu sang phú quý v.v... luôn luôn lo nghĩ và, nói một cách tổng quát, chạy theo những sự vật. Mặc dầu vậy loại thèm khát nầy không đến nỗi sâu hiểm hay mãnh liệt lắm. Nó không đủ năng lực để làm cho ta mất trí hay làm cho ta không thể tự kiểm soát. Nhưng khi lòng khát khao ham muốn đượm nhuần tính cách thiên về tình dục khởi phát thì ta không còn có thể tự kiểm soát. Ðến chừng ấy ta có thể quên tất cả, luôn cả những vị đã dày công sanh thành dưỡng dục - chính cha mẹ ta!

Ðức Phật dạy rằng đối tượng của giác quan là cạm bẫy, cạm bẫy của Ma Vương. Ma Vương phải được hiểu là những gì gây tai hại cho ta. cạm bẫy là cái gì trói buộc ta, giống như cái lưới rập. Ðó là cạm bẫy của Ma Vương, cái lưới rập của người thợ săn, và người thợ săn là Ma Vương. Tình trạng của con vật mắc bẩy trong lưới rập quả thật là đáng thương. Nó bị quấn buộc chặt chẽ và nằm đó chờ người thợ săn đến bắt. Quý vị có bao giờ đi rập chim không? Cái rập nhanh chóng bật lên và "bụp!", cổ chim bị quấn chặt! Lúc bấy giờ sợi nhợ siết chắc cổ con chim. Dầu nó có vùng vẩy hay bay nhảy đi đâu cũng không thoát khỏi. Nó rán sức bay đầu nầy nhảy đầu kia nhưng cổ bị trói chắc. Chim chỉ còn chờ người chủ lưới rập. Khi người ấy đến, chim kinh hoàng sợ hãi - không còn lối thoát.

Cạm bẫy của thinh, hương, vị, xúc, pháp, cũng dường thế ấy. Nó bắt chúng ta và trói buộc chặt chẽ. Nếu ta còn vương víu trong nhục dục ngũ trần, ắt cũng như con cá mắc lưỡi câu. Khi người thợ câu đến, dầu có vùng vẫy chiến đấu thế nào cá cũng không thể thoát thân. Ðúng ra thì lúc bấy giờ ta không giống hệt như cá, mà giống con ếch mắc câu hơn - con ếch nuốt luôn lưỡi câu vào tận ruột. Cá chỉ mắc câu ở miệng.

Người say mê chìm đắm trong dục lạc của giác quan cũng vậy. Người ghiền rượu chẳng hạn, ngày nào mà lá gan của anh chưa bị tiêu diệt thì anh ta vẫn còn chưa biết uống bao nhiêu là đủ. Anh mãi mê buông lung rượu chè và say sưa vô độ. Anh đã mắc câu. Về sau anh phải khổ đau, bệnh hoạn.

Trong một cuộc hành trình dài dẳng, người kia đi trên đường rất khát nước và hết lòng mong mỏi được uống một bụm cho đỡ khát. Anh dừng lại bên đàng, vào nhà xin nước uống. Chủ nhà có sẵn nước, chỉ cho anh biết và nói, "Nước có sẵn kia! Nếu anh muốn thì cứ uống đi. Màu nước trong veo đẹp đẽ, mùi thơm, vị ngọt, nhưng nếu uống vào anh sẽ lâm trọng bệnh. Tôi phải nói trước cho anh biết rõ như vậy. Uống nước nầy vào, anh sẽ bệnh nặng, nếu không chết thì cũng gần chết". Khách đi đường vì quá khát nước nên không nghe lời cảnh cáo. Anh khát khao thèm uống một chút nước, giống như người vừa bị giải phẫu, bị cấm không cho uống, kêu la đòi nước.

Người khát khao chạy theo nhục dục cũng dường thế ấy. Ðức Phật dạy rằng đó là thuốc độc - sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là thuốc độc, là cạm bẫy vô cùng nguy hiểm. Nhưng người khát nước kia không nghe lời khuyên nhủ. Vì khát khao thèm muốn, anh vừa rơi lệ vừa kêu la: "Hãy cho tôi uống nước! Dầu có phải chịu hậu quả đớn đau thế nào tôi cũng sẽ cam chịu, miễn là được uống chút nước!" Và anh ta hớp một hớp nước, nuốt vào ngon lành - thật là đã khát. Rồi anh uống, uống thêm nữa, uống đầy bụng... và ngã bệnh gần chết. Anh không khứng nghe lời người chủ nhà vì khát khao thèm uống cho được miếng nước. Lòng khát khao ham muốn quá mãnh liệt.

Con người bị vướng mắc trong lạc thú của giác quan cũng dường thế ấy. Người ấy tìm giải khát trong sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - tất cả đều thơm ngon! Và người ấy mãi mê thỏa mãn lòng khát khao, vui "uống" mà không ngừng, rồi bị dính kẹt, ngày càng kẹt cứng, cho đến ngày chết.

CHÚ THÍCH:

(*) Trong bản tiếng Thái, người phụ nữ được gọi là những con vật có sừng mềm ở ngực. Như vậy, những con vật có răng nhọn, có nanh, có ngà, thì con không cần sợ, nhưng con phải sợ con vật có sừng mềm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Con Ðường Của Thế Gian Và Tình Trạng Giải Thoát
Vài người chết, vài người khác hầu như đã chết - vướng mắc, dính kẹt trong đường lối của thế gian là vậy. Trí khôn của người thế gian đeo đuổi chạy theo nhục dục ngũ trần. Dầu có khôn ngoan sáng suốt đến đâu nó chỉ khôn ngoan theo ý nghĩa của người thế gian. Dầu có mãnh lực quyến rũ đến độ nào, nó chỉ quyến rũ theo ý nghĩa của người thế gian. Dầu nó đem lại nhiều hạnh phúc đến đâu, đó chỉ là những hạnh phúc hiểu theo ý nghĩa của người thế gian, không phải là hạnh phúc giải thoát, không thể đưa ta vượt ra khỏi thế gian.

Chúng ta đến đây, sống đời tu sĩ và thực hành để đi sâu vào và thấm nhuần trí tuệ thật sự, để buông bỏ mọi bám níu. Hãy tinh tấn thực hành để vượt khỏi mọi bám níu! Hãy quán chiếu thân, quán chiếu mọi sự vật quanh mình cho đến chừng nào trở nên mệt mỏi và chán chê tất cả. Ðến chừng đó tâm buông bỏ sẽ phát sanh. Dầu sao đi nữa tâm buông bỏ, tâm không bám níu, không luyến ái, sẽ không phát sanh dễ dàng đâu, bởi vì ta chưa thật sự thấy rõ ràng tường tận.

Chúng ta đến đây và thọ giới tỳ khưu. Chúng ta học hỏi, nghiên cứu, đọc kinh điển, chúng ta thực hành, chúng ta hành thiền. Và chúng ta nhất quyết tự tạo cho mình một ý chí bất khuất. Nhưng điều nầy quả thật khó. Ta quyết tâm hành thiền theo một pháp môn nào. Ta tự nhủ là phải hành như vậy - chỉ một ngày, hai ngày trôi qua, hoặc nữa, có thể chỉ một vài giờ trôi qua ta đã quên tất cả những ý định ấy.

Rồi ta sực nhớ lại và cố gắng quyết định chắc chắn một lần nữa, "lần nầy ta quyết phải làm đúng như vậy!" Không bao lâu sau ta lại bị ảnh hưởng của một giác quan nào lôi cuốn, kéo rời xa mục tiêu. Một lần nữa, mọi cố gắng tan vỡ, và ta lại phải bắt đầu làm lại tất cả! Thông thường là như vậy.

Cũng như con đê nhằm ngăn chận nước mà người ta đắp không vững chắc, pháp hành của ta còn non nớt. Ta chưa có đủ khả năng để thấy và chưa hành đúng theo pháp hành chân chánh. Và pháp hành của ta tiếp tục diễn tiến như vậy cho đến khi ta thành đạt trí tuệ thật sự. Một khi thấm nhuần, ăn sâu vào Chân Lý thì ta thoát ra khỏi tất cả. Chỉ còn thanh bình an lạc.

Sở dĩ tâm ta còn chưa được thanh bình an lạc là vì nó vẫn còn chứa chấp những thói xưa tật cũ. Chúng ta thừa hưởng các thói quen xưa cũ ấy từ những hành động trong quá khứ. Nó theo dính liền và không ngừng quấy rầy ta. Ta chiến đấu, tìm lối thoát ra khỏi, nhưng nó đã trói buộc chặt chẽ và kéo lôi ta trở lại. Những thói quen ấy không quên vùng đất cũ xưa, phạm vi hoạt động của nó. Nó níu chắc, bám sát vào tất cả những sự vật quen thuộc từ thời xa xưa để xử dụng, để vui thích ngắm nhìn và tiêu thụ - cuộc sống của chúng ta là vậy.

Như tình yêu giữa nam và nữ. Người nữ tạo vấn đề khó khăn cho người nam. Người nam tạo vấn đề khó khăn cho người nữ. Thông thường là vậy, nam và nữ đối nghịch lẫn nhau. Nếu người nam sống chung với người nam ắt không có phiền toái. Nếu người nữ sống chung với người nữ ắt không có vấn đề. Khi một người nam nhìn thấy người nữ thì tim đập "đùng, đùng", giống như chày giã gạo. Ðó là gì? Những năng lực ấy là gì? Nó lôi cuốn và thu hút ta vào. Không ai nhận thức rằng có một giá nào mà ta phải trả!

Tất cả mọi sự vật đều cùng thế ấy. Dầu ta cố gắng thế nào để vươn mình vượt thoát, ngày nào còn chưa nhận thức được giá trị của trạng thái giải thoát và chưa nhìn thấy đau khổ trong vòng trói buộc thì ta vẫn còn chưa có thể buông bỏ. Thông thường người ta chỉ thực hành chịu đựng khổ nhọc, khép mình vào kỷ cương của giới luật, mù quáng theo đúng những hình thức nghi lễ, mà không hướng về mục tiêu thành đạt tự do, hay giải thoát. Ta phải nhận thức giá trị của sự buông bỏ, không bám níu vào những dục vọng của mình, trước khi có thể thật sự thực hành. Chí đến chừng ấy mới có thể thực hành thật sự.

Tất cả những gì ta làm, phải làm một cách sáng suốt, làm với chánh niệm, luôn luôn giác tỉnh. Khi nhìn thấy rõ ràng thì ta sẽ không cần nhẫn nại chịu đựng hay cố gắng tự cưỡng ép mình. Ta cảm nghe khó khăn nặng nhọc vì không nhận thức điểm nầy. Trạng thái thanh bình an lạc khởi sanh từ những việc làm với toàn thể thân và tâm mà ta đã hoàn tất viên mãn.

Bất luận gì còn bỏ sót lại chưa thực hiện được sẽ làm cho quý vị cảm nghe bất toại nguyện. Những điều ấy sẽ trói buộc quý vị trong lo âu, dầu có đi đâu hay ở đâu. Quý vị muốn hoàn thành mọi việc, nhưng không thể làm được tất cả.

Thí dụ như thường có những vị thương gia đến đây viếng Sư. Họ nói, "để chúng tôi trang trải nợ nần và sắp xếp xong chuyện nhà đâu ra đó rồi sẽ đến xin xuất gia với Sư".

Họ nói vậy, nhưng mọi việc sẽ được hoàn tất chăng? Họ có thể sắp xếp việc nhà đâu đó xong xuôi chăng? Ðó là những việc không bao giờ chấm dứt. Họ chỉ vay món nợ nầy để trả món nợ kia.

Họ nghĩ rằng nếu rảnh rang nợ nần sẽ an vui hạnh phúc, nhưng họ không bao giờ dứt nợ. Ðó là đường lối giả dối của thế gian, nó phỉnh gạt lừa đảo ta - chúng ta đi quanh quẩn vòng vòng mà không bao giờ nhận thức mối hiểm hoạ.
  • Liên Tục Thực Hành
Trong pháp hành chúng ta chỉ nhìn vào tâm. Bất cứ lúc nào mà công trình thực hành bắt đầu trì chậm, ta nhận thấy liền và tinh tấn củng cố, làm cho nó trở nên vững chắc trở lại. Không bao lâu sau ta sẽ thực hành điều hoà, tốt đẹp như trước. Thông thường đó là cách thức mà chúng ta bị lôi kéo quanh quẩn. Nhưng người có tâm niệm chân chánh sẽ nắm vững pháp hành của mình và luôn luôn kéo tâm trở về đề mục tu tập và tự mình phát triển.

Người mà tâm niệm còn non nớt chỉ để cho tất cả tan vỡ, tâm phóng đi đầu nầy đầu kia và trở đi trở lại. Người ấy không dũng mãnh bám sát và vững chắc an trú trong pháp hành, mà luôn luôn bị lòng tham dục trần tục lôi cuốn - khi kéo theo chiều nầy, lúc đẩy tới hướng nọ. Họ chỉ sống theo bẩm tánh ham muốn bất thường và lòng khao khát chạy theo những sự vật trong thế gian của họ, không bao giờ chấm dứt vòng quanh triền miên tiếp diễn.

Ðến đây xuất gia không phải là điều dễ làm. Quý Sư đã phải nhất quyết lập tâm vững chắc. Hãy đặt trọn niềm tin nơi pháp hành nầy. Hãy có đủ đức tin để tiếp tục thực hành cho đến chừng nào chán nản cả hai, ưa thích và ghét bỏ, và thấy sự vật đúng theo Chân lý. Thông thường ta chỉ bất mãn với những gì mình ghét. Ðiều ưa thích, ta sẽ không sẵn sàng buông bỏ, khước từ. Quý Sư phải biết nhàm chán cả hai, những gì mình ghét bỏ và những gì mình ưa thích. Phải biết buông bỏ đau khổ cũng như không bám níu vào hạnh phúc.

Quý Sư không thấy rằng chính đó là tinh chất chánh yếu, là nòng cốt của Giáo pháp! Giáo huấn của đức Phật quả thật là sâu sắc và tinh vi tế nhị, không dễ gì lãnh hội. Nếu trí tuệ thật sự chưa phát sanh ắt không thể thấy được. Quý Sư không nhìn tới và quý Sư không nhìn lui. Khi chứng nghiệm hạnh phúc, quý Sư nghĩ rằng chỉ có hạnh phúc. Khi bị đau khổ, quý Sư nghĩ rằng chỉ có đau khổ. Quý Sư không thấy rằng khi có lớn là có nhỏ. Mỗi khi có nhỏ tức có lớn. Quý Sư không nhìn sự vật như vậy mà chỉ thấy có một bề, chỉ nhìn một cách phiến diện, và do vậy không bao giờ chấm dứt. Mỗi việc gì đều có hai mặt, ta phải thấy cả hai. Chừng ấy, khi hạnh phúc đến, ta không bị lạc lối; khi đau khổ phát sanh ta không bị bơ vơ, bởi vì ta biết rằng hạnh phúc và đau khổ tương quan lẫn nhau.

Cùng thế ấy, vật thực hữu ích cho tất cả chúng sanh vì nó bảo trì cơ thể. Nhưng trong thực tế, vật thực cũng có thể là một nguyên nhân gây tổn hại, như một món ăn làm cho ta đau bụng. Thấy điểm lợi ích của vật gì, ta phải nhận thức những bất lợi của nó, và trái lại. Khi cảm nghe sân hận và bất mãn khởi phát ta nên niệm tâm Từ, và nên hiểu biết. Làm như vậy tâm ta sẽ trở nên quân bình và sẽ ổn định vững vàng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Lá Cờ Rỗng Không
Có lần Sư đọc một quyển sách về Thiền Tông. Quý Sư biết rằng trong pháp hành của tông phái nầy, vị Thiền Sư không giảng giải dông dài. Thí dụ như trong thời thiền tọa mà một thiền sinh ngủ gục, vị Thầy cầm thiền trượng trong tay đi ngang qua và "Quắc!", cây trượng đập ngay vào lưng. Người thiền sinh lầm lỗi bị đập liền cảm tạ Thầy để bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình. Trong pháp hành thiền nầy thiền sinh được dạy phải biết ơn tất cả những gì tạo cho mình những cảm giác khả dĩ là cơ hội để phát triển.

Ngày kia một nhóm tỳ khưu tụ hội trong giảng đường. Ngoài sân chùa một lá cờ bay phất phới trước gió, làm đầu đề bàn thảo giữa hai nhà sư: Vì sao lá cờ thật sự bay phất phơ trong gió. Một thầy cho rằng vì gió. Thầy kia cãi lại, nói là vì cờ. Hai thầy tranh luận, cố bênh vực quan kiến hẹp hòi của mình và không thể đồng ý với nhau. Cứ thế họ có thể bàn cãi đến chết.

Nhưng vị Thiền Sư can thiệp và dạy: "Cả hai chúng con đều sai. Lối hiểu biết đúng là không có cờ, và không có gió".

Ðó là pháp hành. Ta thực hành không phải để được bất cứ gì, không phải để có cờ, và không phải để có gió. Nếu có một lá cờ ắt có một luồng gió, nếu có một ngọn gió ắt có một lá cờ.

Quý Sư phải quán tưởng và suy niệm tận tường cho đến khi cái thấy của mình điều hợp, đúng theo Chân Lý. Quán suy cặn kẽ sẽ thấy rằng không có gì còn lại. Nó là rỗng không - hư vô. Rỗng không, không có cờ. Rỗng không, không có gió. Trong Hư Vô to lớn không có cờ và không có gió. Không sanh, không già, không bệnh, không chết. Sự hiểu biết có tính chất quy ước của chúng ta về lá cờ và ngọn gió chỉ là khái niệm. Trong thực tế không có gì. Thế thôi! Không có gì khác hơn là nhãn hiệu rỗng không.

Nếu thực hành theo đường lối nầy chúng ta sẽ đạt đến mức độ có thể thấy trọn vẹn toàn bộ, và tất cả những vấn đề khó khăn của chúng ta sẽ chấm dứt. Trong cái Hư Vô to lớn ấy Thần Chết không bao giờ tìm thấy ta; không có gì để lão, bệnh, tử, bám đeo dính theo. Khi chúng ta thấy và hiểu biết điều hòa, hợp đúng với Chân lý - tức có chánh kiến - thì chỉ còn trạng thái rỗng không to lớn. Ðây là nơi mà không còn "chúng ta", không còn "chúng nó", không còn "tự ngã", không có gì hết.
  • Khu Rừng Giác Quan
Thế gian và đường lối vô cùng tận của thế gian triền miên diễn tiến. Nếu chúng ta cố tìm hiểu nó, công phu ấy chỉ đưa ta đến hỗn loạn và rối trí. Tuy nhiên, nếu ta sáng suốt quán chiếu thế gian một cách rõ ràng thì trí tuệ thật sự phát sanh. Chính đức Phật đã thấu hiểu đường lối của thế gian. Ngài có khả năng điều ngự và hướng dẫn rộng lớn vô biên vì kiến thức về trần thế của ngài rất dồi dào phong phú. Xuyên qua giai đoạn chuyển tánh, từ trí thông minh sáng suốt tại thế có tính cách phàm tục, ngài đã thấm nhuần, ăn sâu vào và đạt đến trí tuệ siêu thế, phi trần tục, và sự biến đổi nầy làm cho ngài là Vô Thượng Sĩ, bậc thượng sĩ không ai sánh bằng.

Như vậy, nếu hành trì đúng theo Giáo huấn của đức Phật, hướng tâm quán chiếu trở lại vào bên trong chính mình, ta sẽ tiến đạt đến một mức độ hiểu biết hoàn toàn mới mẻ. Khi ta thấy một vật, không có vật gì. Khi ta nghe một âm thanh, không có tiếng động nào. Trong khi ngửi ta có thể nói là không có mùi. Tất cả những giác quan hiển nhiên là có hiện hữu, nhưng tất cả đều là không, không chứa đựng gì là ổn định. Nó chỉ là những tri giác, phát sanh rồi hoại diệt, sanh rồi diệt.

Nếu ta thấu hiểu sự vật đúng với thực tại thì giác quan không có gì là thực chất mà chỉ là những tri giác, đến rồi đi. Trong thực tế không có "một cái gì". Nếu không có "một cái gì" tức nhiên không có "chúng ta" và "chúng nó". Nếu không có "chúng ta" xem như một con người, ắt không có gì "của ta". Ðó là phương cách để chấm dứt đau khổ. Không có bất luận ai để thâu nhận sự khổ thì ai đau khổ?

Khi đau khổ phát sanh, ta bám níu vào trạng thái đau khổ và do đó, phải thật sự chịu đau khổ. Cùng thế ấy, khi hạnh phúc phát sanh ta bám níu vào hạnh phúc và do đó, chứng nghiệm lạc thú. Bám níu vào những cảm giác như vậy làm khơi dậy khái niệm về "một cái ta", về "tự ngã" và những tư tưởng về "chúng ta", "chúng nó" liên tục phát hiện. Ðây là đầu dây mối nhợ cho tất cả, bắt đầu mang ta đi trong một vòng lẩn quẩn vô cùng tận.

Do vậy, chúng ta đến đây hành thiền và sống điều hòa, hợp theo Giáo pháp. Chúng ta ly gia cắt ái, xa lìa nhà cửa để sống giữa rừng, tâm đượm nhuần trạng thái thanh bình. Chúng ta ra đi để sống an lạc với chúng ta chớ không phải vì sợ sệt, cũng không phải là đào tẩu. Tuy nhiên, có người vào rừng sống rồi lại bám níu vào cảnh rừng núi, đâm ra luyến ái cuộc sống trong rừng; giống như người quen sống ở thành thị bám níu vào cuộc sống đô thị. Họ lạc lối trong rừng và họ lạc lối trong thành phố.

Ðức Phật ca ngợi cuộc sống giữa rừng sâu bởi vì trạng thái đơn độc của thân và tâm thích hợp thuận lợi cho pháp hành nhằm giải thoát. Nhưng Ngài không muốn cho ta phải tùy thuộc vào lối sống trong rừng hay phải dính mắc, kẹt cứng trong trạng thái vắng lặng thanh bình. Chúng ta đến đây thực hành để khai triển trí tuệ. Nơi đây, giữa rừng sâu, ta có thể gieo trồng và vun quén đắp bồi hột giống trí tuệ.

Sống trong cảnh hỗn loạn và phiền nhiễu, những hột giống ấy khó mà sanh sôi nảy nở, nhưng một khi đã học làm quen với lối sống trong rừng ta có thể trở lại sống an vui với thành phố, cùng với tất cả những khuấy động của chốn phồn hoa đô thị. Học sống trong rừng có nghĩa là khơi động, phát triển, làm cho trí tuệ tăng trưởng. Trí tuệ ấy, ta có thể áp dụng vào bất cứ nơi nào.

Khi giác quan của chúng ta bị khuấy động ta bị kích thích, bồn chồn, và giác quan trở thành kẻ thù nghịch. Nó thù nghịch với ta bởi vì chúng ta còn điên cuồng. Chúng ta không có trí tuệ để đối phó với nó. Ðúng ra nó là thầy của ta, nhưng vì ta còn si mê nên không thấy như vậy. Ta quen sống trong thành phố và không bao giờ nghĩ rằng giác quan của mình có thể dạy mình. Ngày nào mà trí tuệ chưa thật sự phát sanh chúng ta vẫn còn thấy giác quan và những đối tượng của nó (tức lục căn và lục trần) là kẻ thù. Một khi trí tuệ phát hiện, lục căn và trần cảnh không còn là thù nghịch nữa mà trở thành con đường chính, đưa ta vào tuệ minh sát và Chánh Kiến.

Một thí dụ hiển hiện là mấy con gà rừng ở quanh đây. Tất cả quý vị đều biết rằng gà rừng rất sợ người ta. Vậy mà từ ngày Sư về đây, ở trong rừng nầy Sư có thể dạy chúng nó học và Sư cũng học của chúng nữa. Lần nọ Sư rải lúa cho chúng nó ăn. Thoạt tiên chúng nó rất nhút nhát và không dám đến gần mấy hột lúa. Tuy nhiên, sau một thời gian, chúng nó quen đến tìm ăn và còn trông chờ Sư cho ăn là khác. Quý Sư thấy không? Có một vài điều ở đây mà ta có thể học hỏi. Lúc ban đầu mấy con gà rừng e sợ vì nhận thấy có sự hiểm nguy trong những hột lúa, chúng xem lúa là kẻ thù. Trong thực tế, không có hiểm họa trong lúa, nhưng chúng nó không biết rằng lúa chỉ là vật thực, và chúng nó sợ. Khi cuối cùng, tự mình thấy rằng không có gì phải sợ, chúng có thể đến ăn mà không có gì hại.

Những con gà rừng học hỏi như vậy một cách tự nhiên. Sống ở đây, trong khu rừng này, ta cũng học hỏi cùng một thế ấy. Lúc ban sơ, ta nghĩ rằng giác quan của ta là vấn đề tạo khó khăn, và bởi vì không biết xử dụng nó một cách thích nghi nên ta gặp rất nhiều phiền toái. Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm của pháp hành, ta học được lối nhìn chúng nó thích ứng với Chân Lý. Chúng ta học cách xử dụng giác quan giống như mấy con gà xử dụng hột lúa. Chừng đó giác quan không còn là thù nghịch với ta nữa, và bao nhiêu vấn đề khó khăn đều tan biến.

Giờ phút nào mà chúng ta còn suy tư, quán xét, và hiểu biết lầm lạc thì những sự vật ấy còn là thù nghịch với ta. Nhưng khi ta bắt đầu quán xét chân chánh thì những gì kinh nghiệm sẽ đưa ta đến trí tuệ và hiểu biết chân chánh - giống như mấy con gà cuối cùng hiểu biết chân chánh. Theo đường lối nầy ta có thể nói rằng mấy con gà thực hành "thiền minh sát". Chúng nó hiểu biết thích ứng với Chân Lý, đó là tuệ minh sát của chúng.

Trong pháp hành nầy lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, là những công cụ mà nếu xử dụng thích nghi, sẽ soi sáng Giáo Pháp cho chúng ta. Ðó là điều mà tất cả những ai hành thiền phải quán niệm. Nếu không nhận thức rõ ràng, chúng ta vẫn còn sống mãi trong tình trạng mâu thuẫn và xung đột.

Như vậy, đã sống trong cảnh tĩnh mịch của rừng thiêng chúng ta nên tiếp tục phát triển những cảm giác vi tế và chuẩn bị dọn đất nhằm canh tác trí tuệ. Quý Sư đừng nghĩ rằng mình đã thâu hoạch một vài trạng thái tâm thanh bình an lạc giữa khu rừng vắng, và như thế là đủ. Chớ nên yên trí ngừng nghỉ chỉ vì đã hưởng được bao nhiêu đó! Quý Sư hãy ghi nhớ nằm lòng rằng chúng ta đến đây để gieo trồng và vun quén hột giống trí tuệ.

Khi trí tuệ chín mùi và chúng ta bắt đầu hiểu biết thích ứng với Chân Lý, ta sẽ không còn bị lôi kéo lên xuống nữa. Thông thường, khi vui ta xử sự khác và khi buồn chúng ta có một lối cư xử khác. Ưa thích, chúng ta phấn khởi, lên tinh thần. Ghét bỏ, chúng ta bực dọc, buồn phiền, giảm suy ý chí. Theo cung cách ấy chúng ta vẫn còn xung đột với kẻ thù.

Khi sự vật không còn đối nghịch với ta nó sẽ trở thành ổn định và quân bình. Sẽ không còn lên xuống hoặc thấp cao. Chúng ta thấu triệt những sự vật của thế gian và hiểu biết rằng đường lối của chúng là vậy. Nó chỉ là thế gian pháp (atthalokadhamma, tám pháp thế gian: được và thua, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ).

"Thế gian pháp" biến thành "Con Ðường" - tức Bát Chánh Ðạo. "Thế gian pháp" có tám. "Con Ðường" có tám. Nơi nào có "thế gian pháp" cũng có "Con Ðường". Khi chúng ta sống một cách sáng suốt rõ ràng tất cả những kinh nghiệm tại thế của ta trở thành pháp hành "Bát Chánh Ðạo". Nếu không sáng suốt rõ ràng, "thế gian pháp" sẽ lấn áp trội lên và chúng ta tách rời, lìa xa "Con Ðường". Khi Chánh Kiến phát sanh, trạng thái giải thoát ra khỏi mọi đau khổ hiện khởi ngay tại đây, trước mắt ta. Quý Sư sẽ không tìm được giải thoát bằng cách chạy rong chạy rỗi nhìn quanh nơi nào khác!

Như vậy không nên gấp rút và quá sức cố gắng hoặc thực hành hấp tấp. Hãy để cho công phu hành thiền của mình diễn tiến thong thả, nhẹ nhàng, và đều đặn tiến dần từ bước một. Còn về trạng thái an lạc, nếu cảm nghe an lạc, hãy chấp nhận như vậy. Ðó là bản chất của tâm. Phải tìm pháp hành của ta và kiên trì giữ vững.

Có thể trí tuệ không phát sanh! Trước kia Sư thường suy tư về pháp hành, và khi trí tuệ không phát sanh Sư cố ép cho nó đến. Nhưng làm như vậy không có kết quả, không có gì thay đổi. Lúc ấy, sau khi thận trọng suy xét, Sư nhận thức rằng không thể quán chiếu cái gì mà chính mình không có. Vậy thì tốt hơn phải làm thế nào? Tốt hơn hết, chỉ thản nhiên chăm chú hành thiền, hành thiền với tâm xả. Nếu không có gì làm cho ta lo âu thì không có gì để ta cứu chữa. Nếu không có vấn đề thì không có gì để ta cố gắng giải quyết. Khi có vấn đề, đó chính là lúc mà ta phải giải quyết, ngay vào lúc ấy!

Không cần phải đi đâu tìm kiếm cái gì đặc biệt, chỉ sống bình thường, nhưng hiểu biết tâm ta ở đâu! Sống với chánh niệm và hiểu biết rõ ràng. Hãy để cho trí tuệ hướng dẫn ta, không nên dể duôi chểnh mảng, hờ hững lăn trôi theo những cơn buồn vui tùy hứng. Hãy chuyên cần và giác tỉnh!

Nếu không có gì. Tốt! Khi có gì xảy diễn, hãy quán chiếu và suy niệm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Nhập Vào Trung Tâm
Ta thử quan sát con nhện. Nhện giăng tơ, làm thành một màng lưới, rồi ngồi lại ở giữa, im lìm, bất động. Sau đó, một con ruồi bay đến, đáp lên, và mắc vào lưới nhện. Vừa khi ruồi đụng đến và làm rung chuyển lưới thì "phụp!" nhện phóng nhanh tới và quấn chặt. Ruồi bị giữ lại đó. Nhện quay về trung tâm màng lưới, thâu mình vào, im lặng. Quan sát một con nhện như vậy có thể khai triển trí tuệ. Hệ thống giác quan của ta có cái tâm ở giữa và mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý bao quanh. Khi một giác quan bị khơi động, thí dụ như có hình thể tiếp xúc với mắt, thì nó rung động và chạy đến tâm. Tâm là cái gì hay biết - ở đây là biết hình thể. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho trí tuệ phát sanh. Giản dị như vậy!

Giống như con nhện trên màng lưới của nó, ta phải giữ mình, thu thúc lục căn. Vừa khi nhện hay biết có ruồi chạm vào lưới, tức thì nó nhanh chóng phóng tới chụp và quấn chặt, rồi quay về trung tâm trở lại. Không có gì khác biệt với tâm ta. "Nhập vào trung tâm" có nghĩa là sống với chánh niệm, ghi nhận và hay biết rõ ràng, luôn luôn giác tỉnh, làm tất cả mọi việc một cách thỏa đáng và chính xác - đó là trung tâm của chúng ta. Thật sự không phải làm gì nhiều, chỉ thận trọng sống như vậy. Nhưng nói thế không có nghĩa là chúng ta sống buông lung, không chuyên cần, nghĩ rằng, "không cần thiền tọa hoặc thiền hành", hay quên đi, gác qua một bên pháp hành. Chúng ta không thể bất cẩn. Phải thận trọng, luôn luôn giác tỉnh, y như con nhện đứng rình để chụp ruồi làm vật thực.

Ðó là tất cả những gì ta cần phải biết: ngồi lại và suy niệm về con nhện. Chỉ làm thế thôi, trí tuệ có thể tự nhiên phát hiện. Tâm ta giống như con nhện. Những cảm tưởng giống như ruồi, muỗi và những loại côn trùng khác nhau. Tất cả chỉ có bấy nhiêu! Giác quan bao trùm và luôn luôn khơi động tâm. Khi một giác quan tiếp xúc với đối tượng, nó lập tức chạy đến tâm. Tâm quán chiếu, suy xét tận tường rồi nhập trở lại vào trung tâm. Ta sống an trú như vậy - giác tỉnh, hành động chính xác và luôn luôn giữ chánh niệm, hay biết với trí tuệ. Chỉ bấy nhiêu, và pháp hành của ta hoàn thành viên mãn.

Ðiểm nầy rất quan trọng. Chúng ta không nhất thiết phải ngồi thiền suốt ngày suốt đêm, hay là phải đi kinh hành suốt đêm suốt ngày. Nếu quan niệm pháp hành là vậy ta thật sự tạo khó khăn cho mình. Phải làm điều nào mà mình có thể làm được, lượng sức dẻo dai và năng lực của mình và xử dụng khả năng của cơ thể trong mức độ thích nghi.

Ðiều rất quan trọng là hiểu biết cái tâm và các giác quan. Thấu hiểu nó đến như thế nào và thấu hiểu nó đi như thế nào. Khởi sanh như thế nào và hoại diệt như thế nào. Hãy thấu hiểu tận tường. Trong ngôn ngữ của Giáo pháp ta có thể nói rằng giống y như lưới nhện bao bắt ruồi muỗi và những loại côn trùng khác nhau, tâm cột trói giác quan bằng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Rồi những giác quan ấy đi về đâu? Ta giữ nó lại để làm vật thực, tồn trữ nó vào kho để làm chất liệu dinh dưỡng - chất liệu để quán niệm nhằm nuôi dưỡng trí tuệ. Ðó là chất dinh dưỡng đối với người hay biết và thấu hiểu.

Biết rằng những sự vật ấy là vô thường, dính liền với đau khổ và không có gì gọi là "ta" thì phải là điên cuồng ta mới chạy theo chúng! Nếu không nhận thức rõ ràng như vậy ắt ta phải đau khổ. Khi đã quan sát tận tường và thấy rằng những sự vật ấy quả thật là vô thường thì dầu nó có vẻ như đáng cho ta chạy theo, thật sự nó không đáng. Tại sao ta muốn làm gì trong khi bản chất của nó là đau đớn và sầu khổ? Nó không phải của ta, không có thực chất, không có gì thuộc về của ta. Như vậy tại sao ta chạy theo tìm nó làm gì? Tất cả mọi vấn đề khó khăn đều chấm dứt nơi đây. Còn đâu khác để ta chấm dứt nó?

Chỉ nhìn rõ con nhện và quay cái nhìn vào bên trong mình, hướng cái nhìn trở lại vào trong. Ta sẽ thấy rằng hai hình ảnh đều giống nhau y hệt. Khi cái tâm đã thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì nó buông bỏ tất cả và tự phóng thích. Nó không còn bám níu vào đau khổ hay hạnh phúc. Ðó là chất liệu dinh dưỡng cho tâm linh người có pháp hành, người thật sự đã tự rèn luyện. Tất cả chỉ có bấy nhiêu, thật giản dị! Ta không cần chạy tìm nơi nào khác. Như vậy bất luận việc gì mà ta đang làm, đặt tâm ở ngay tại đó. Không cần phải rầm rộ và phiền nhiễu. Làm như vậy đà tinh tấn và năng lực của pháp hành sẽ tiếp tục tăng cường và trở nên thuần thục.
  • Tẩu Thoát
Năng lực của pháp hành nầy đưa ta ra khỏi vòng quanh sanh và tử. Ta mãi còn thênh thang trong vòng lẩn quẩn nầy vì vẫn còn ham muốn và khát khao. Chúng ta không còn lầm lạc trong những hành động bất thiện hay vi phạm giới luật, nhưng được như vậy chỉ có nghĩa là chúng ta sống điều hợp thuận theo Giới luật của Giáo pháp: thí dụ như có người thỉnh chúng ta tụng kinh để cho tất cả chúng sanh đừng xa lìa những sự vật được thương yêu quý mến. Quý Sư hãy suy nghĩ lại xem! Quả thật là trẻ con. Ðó là đường lối của người thế gian, vẫn còn chưa có thể buông bỏ. Ðó là bản chất tham ái của con người, khát khao ham muốn những gì khác hơn là cái mà họ có: họ muốn được trường thọ, họ mong mỏi sẽ không chết hoặc không bệnh hoạn. Ðó là những gì mà con người mong mỏi và thèm khát. Rồi khi họ nghe nói rằng bất luận ham muốn nào mà không được thỏa mãn sẽ gây đau khổ thì họ đuối lý. Họ có thể nói gì? Không nói gì được, bởi vì đó là Chân lý.

Khi đề cập đến tham ái ta biết rằng tất cả mọi người đều có lòng tham và muốn cho tham vọng của mình được thỏa mãn. Nhưng không có ai khứng chịu dừng bước, không ai muốn tẩu thoát. Do đó phải làm cho pháp hành của chúng ta ngày càng tế nhị. Những ai thực hành một cách kiên trì, không sai lệch hay chểnh mảng, sống cuộc đời hiền hòa, thu thúc, và luôn luôn chuyên cần tinh tấn, những vị ấy sẽ thấu triệt. Bất cứ gì phát sanh, các ngài luôn luôn vững chắc không lay chuyển.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHÁP LUYỆN TÂM
(Dưới đây là thời Pháp do Ngài AJAHN CHAH thuyết giảng tại chùa Bovornives, Bangkok, vào năm 1977, trước một cử tọa gồm chư Tăng Thái và một nhóm tỳ khưu người Tây Phương).

Vào thời của các Ngài Thiền Sư Ajahn Mun(1) và Ajahn Sao(2), đời sống thật là giản dị, ít phức tạp hơn ngày nay nhiều. Trong những ngày xa xưa ấy có rất ít Phật sự phải làm và rất ít nghi lễ để cử hành. Các ngài sống giữa rừng sâu, không cố định một nơi nào. Trong hoàn cảnh tương tợ các ngài có thể dành trọn vẹn thì giờ của mình để hành thiền.

Những tiện nghi mà ngày nay ta xem là thông thường, ai cũng có, vào thời ấy thật là hiếm hoi; đúng ra là không có tiện nghi gì hết. Các ngài phải dùng ống tre để làm ly uống nước và ống nhổ, còn thiện tín cư sĩ thì chẳng có ai tới lui thăm viếng. Các ngài không ham muốn, cũng không cầu mong gì nhiều mà chỉ an phận, vui vẻ với những gì mình đang có. Các ngài có thể sống và hành thiền, sống và hành thiền cũng tợ như sống và thở.

Chư sư thời ấy thiếu thốn mọi điều. Nếu có một vị lâm bệnh sốt rét và đến hỏi xin thuốc, thì vị Thầy Bổn Sư bảo, "Sư không cần thuốc đâu! Cứ tiếp tục hành thiền đi!" Ngày nay thì chúng ta có đủ loại thuốc chớ thuở đó thì không có gì hết. Người bệnh chỉ có rễ cây và rau cỏ trong rừng. Vì hoàn cảnh đã là vậy, chư Tăng phải có rất nhiều đức tính nhẫn nại và chịu đựng. Các ngài không màng quan tâm đến những chứng bệnh lặt vặt, không phải như ngày nay, đau một chút gì thì chúng ta vội vã đi ngay đến bệnh viện.

Ði trì bình (pindapad) đôi khi các ngài phải đi xa ba, bốn, hoặc năm cây số. Phải ra đi thật sớm, lúc trời vừa tửng bưng sáng, và có khi đến mười hay mười một giờ trưa mới trở về đến nhà. Vậy mà thọ bát cũng không có gì. Không chừng được một ít xôi, muối và vài trái ớt. Dầu có gì để ăn với xôi không, điều ấy không thành vấn đề. Ðời sống tu hành là vậy. Không ai dám than phiền là đói bụng hay mệt nhọc. Các ngài không có khuynh hướng than phiền mà chỉ lo tu học phương cách tự chăm sóc lấy mình. Các ngài nhẫn nhục hành thiền và chịu đựng giữa rừng sâu đầy hiểm họa. Sống lẩn lộn với các Ngài có rất nhiều thú rừng, đủ loại sài lang hổ báo, và lối sống của vị tu sĩ ẩn dật thực hành hạnh Ðầu Ðà (Dhutaṅga)(3) thật là khổ nhọc, cho cả thân lẩn tâm. Quả thật vậy, hạnh nhẫn nhục và sức chịu đựng của chư Sư thời bấy giờ lên đến mức độ rất cao, bởi vì hoàn cảnh lúc bấy giờ bắt buộc các Ngài phải như vậy.

Ðến nay thì khác hẳn. Hoàn cảnh hiện tại đưa đẩy và lôi cuốn chúng ta theo chiều hướng đối nghịch. Thời xưa người ta đi bộ, kế đó đi xe bò, rồi đến đi xe hơi. Rồi ước vọng và lòng khao khát ham muốn tăng trưởng, mãi đến nay nếu xe hơi không có máy lạnh ta cũng không muốn ngồi trên đó: không thế nào đi được nếu xe không có máy điều hoà không khí! Hạnh nhẫn nhục và đức tính chịu đựng đã suy giảm, yếu dần. Công trình hành thiền bê trễ, và ngày càng bê trễ hơn, đưa đến tình trạng là ngày nay người hành thiền chỉ muốn làm theo ý riêng và sở thích mình. Khi những bậc cao niên nhắc lại những mẫu chuyện thời xưa, họ nghe như chuyện thần thoại hoang đàng. Họ chỉ nghe một cách lơ đễnh mà không quan tâm đến. Họ không hiểu. Nó không đến với họ.

Lắng nghe chính cái tâm của mình quả thật thích thú kỳ diệu. Cái tâm chưa được rèn luyện nầy không ngừng chạy quanh chạy quẩn theo những thói quen tật cũ hoang dại của nó. Nó nhảy nhót một cách điên cuồng bấn loạn, vì chưa bao giờ được rèn luyện. Vì lẽ ấy ta phải luyện tâm. Và pháp hành thiền trong Phật Giáo mật thiết liên quan đến tâm. Hãy trau dồi tâm, hãy phát triển chính cái tâm của ta. Ðiều nầy rất quan trọng, tối quan trọng. Rèn luyện tâm là công trình vô cùng thiết yếu. Phật giáo là tôn giáo của tâm. Chỉ có thế! Ai thực hành pháp trau dồi tâm là thực hành Phật giáo.

Tâm của chúng ta sống trong một cái chuồng. Hơn thế nữa, trong chuồng ấy còn có một con cọp hung tợn. Nếu cái tâm buông lung của chúng ta mà không tìm ra được những gì cọp muốn thì con cọp hung dữ ấy sẽ nổi dậy gây rối loạn. Ta phải huấn luyện, khép nó vào kỷ luật bằng pháp hành thiền, bằng tâm định (samādhi). Làm như vậy gọi là "luyện tâm". Tiên khởi hơn hết, nền tảng của pháp hành là kiên cố giới luật (sīla). Sīla, giới luật, là luyện thân và luyện khẩu. Từ đó phát sanh xung đột và rối loạn. Khi chống đối, không tự cho phép mình làm điều mình muốn ắt có xung đột. Con cọp hung dữ nổi dậy.

Ăn bớt lại! Ngủ bớt lại! Nói bớt lại! Bất luận gì là thói quen của cuộc sống trần tục, hãy giảm bớt lại. Hãy đi ngược lại sức lôi cuốn của nó. Chớ nên chỉ làm những điều mà ta ưa thích. Chớ nên buông lung, để cho dòng tư tưởng tự nhiên trôi chảy. Hãy tự kềm hảm, chấm dứt thói quen quỳ lụy phục tùng, để cho nó sai khiến. Ta phải luôn luôn đi ngược dòng lôi cuốn của vô minh. Ðó là "giới luật", kỷ cương. Khi ta khép cái tâm vào khuôn khổ kỷ cương, ắt nó trở nên bất mãn và bắt đầu chiến đấu chống lại. Nó bị hạn chế và áp bức. Khi bị ngăn chận, không được tự do làm theo ý muốn thì cái tâm bắt đầu phóng đi và chiến đấu chống lại. Chừng ấy Dukkha(4), đau khổ, phát sanh, nổi lên hiển hiện cho ta thấy.

Dukkha, trạng thái đau khổ, là đế (chân lý) đầu tiên trong Tứ Diệu Ðế (bốn chân lý thâm sâu huyền diệu). Phần đông người ta muốn tránh xa, thoát ra khỏi đau khổ. Họ không muốn loại khổ nào hết. Ðúng thật ra, chính đau khổ đem trí tuệ đến cho ta. Chính nó làm cho ta quán tưởng dukkha. Hạnh phúc, sukha, làm cho ta nhắm mắt, bịt tai và không bao giờ cho phép ta phát triển hạnh nhẫn nhục. Tiện nghi và hạnh phúc làm cho ta bất cẩn. Vì không nhẫn nhục và không chuyên cần nên ta không thể thấy được Chân Lý Thâm Diệu Cao Thượng Về Sự Khổ (Khổ Ðế). Do vậy ta phải khơi dậy trạng thái đau khổ để tận diệt đau khổ của ta. Trước tiên phải hiểu biết dukkha là gì rồi mới có thể biết làm thế nào hành thiền.

Trong giai đoạn sơ khởi phải hành như thế nầy. Có thể ta không hiểu biết những gì đang xảy ra hay điểm nào là quan trọng, nhưng khi vị Thiền Sư bảo làm điều gì ta phải làm đúng lời dạy. Bằng cách đó ta trau giồi hạnh nhẫn nhục và đức tính kiên trì chịu đựng. Bất luận điều gì xảy đến, ta vẫn kiên trì chịu đựng, vì đường lối tu học là vậy.

Thí dụ như khi bắt đầu hành pháp định tâm (samādhi) ta muốn đạt đến trạng thái vắng lặng và an tĩnh, nhưng mặc dầu cố gắng, ta không thâu đạt kết quả nào. Không có kết quả bởi vì ta chưa bao giờ hành thiền như vậy. Tâm ta nói, "Ta sẽ ngồi đây cho đến khi nào thành đạt trạng thái vắng lặng". Nhưng vắng lặng không phát sanh. Ta đâm ra bất mãn, đau khổ. Và khi cảm nghe đau khổ ta đứng dậy, bỏ đi! Hành thiền như thế không thể gọi là "phát triển tâm", phải gọi là "đào tẩu".

Thay vì dể duôi tự buông trôi theo những cảm xúc buồn vui tùy hứng của mình, ta hãy tự uốn nắn, tu tập đúng theo Giáo pháp (Dhamma) của đức Phật. Dầu lười biếng hay siêng năng ta cũng vẫn tiếp tục hành thiền. Có phải chăng đó là đường lối tốt đẹp hơn? Lối sống kia, lối sống buông tay tự lăn trôi theo những cơn hứng thú, lúc siêng lúc lười tùy hoàn cảnh, sẽ không bao giờ đưa đến Giáo pháp. Nếu quyết tâm thực hành Giáo pháp thì dầu ở trong tâm trạng nào ta vẫn một mực tinh tấn hành thiền, một mực kiên trì chuyên cần. Dễ dãi tự nuông chiều để cuộc sống đẩy đưa tùy hứng không phải là con đường của đức Phật. Nếu khăng khăng cố giữ quan kiến riêng của mình về Giáo pháp ta sẽ không bao giờ nhìn thấy rõ ràng điều nào là đúng, điều nào sai. Ta không hiểu biết tâm mình. Ta không tự hiểu biết chính mình.

Vậy, hành thiền theo lời dạy của chính mình là đường lối chậm trễ nhất. Hành theo Giáo pháp là con đường trực tiếp.

Lười biếng, ta hành; siêng năng, ta hành. Ta hay biết thời gian và nơi chốn mình đang thực hành. Ðó gọi là "phát triển tâm".

Nếu dễ dãi chiều theo quan kiến riêng của mình và cố gắng thực hành đúng theo đó ta sẽ bắt đầu suy tư và hoài nghi nhiều điều. Ta tự nghĩ, "Tôi không được có nhiều phước báu. Tôi không được may mắn. Tôi đã cố gắng hành thiền trong nhiều năm qua mà vẫn không thành đạt đạo quả nào. Tôi vẫn chưa thấy được Giáo pháp". Hành thiền với thái độ tương tợ không thể gọi là "phát triển tâm". Gọi đó là "phát triển thảm bại".

Trong giờ phút nầy, nếu ta còn ở trong tình trạng như vậy, hành thiền mà không biết, không thấy, không tự mình thay đổi, là vì cho đến nay ta thực hành theo một đường lối sai lầm. Ta không theo đúng pháp hành mà đức Thế Tôn giáo truyền. Ðức Phật dạy: "Nầy Ānanda, hãy hành thật nhiều! Luôn luôn chuyên cần phát triển pháp hành! Chừng đó tất cả mọi hoài nghi, tất cả những gì còn mơ hồ, sẽ tan biến". Những hoài nghi và mơ hồ ấy không bao giờ biến tan vì chúng ta suy tư, vì chúng ta lập luận, vì chúng ta biện luận, hay vì chúng ta tranh luận. Những hoài nghi ấy cũng không chấm dứt vì ta không làm gì hết. Tất cả mọi ô nhiễm sẽ tan biến vì ta phát triển tâm, vì ta thực hành đúng theo Giáo pháp.

Ðường lối phát triển tâm mà đức Phật giáo truyền có chiều hướng nghịch hẳn với con đường của thế gian, bởi vì giáo lý nầy phát nguyên từ một cái tâm hoàn toàn trong sạch. Tâm thanh tịnh không bám níu ô nhiễm là con đường của đức Phật và chư Thánh đệ tử của ngài.

Muốn thực hành Giáo pháp ta phải uốn nắn, tự rèn luyện để cái tâm của mình thích hợp với Giáo pháp. Không nên bóp méo Giáo pháp để Giáo pháp thích hợp với mình. Làm vậy ắt đau khổ phát sanh.

Không ai tránh khỏi đau khổ. Vậy, khi ta bắt đầu hành thiền đau khổ đã có sẵn ngay tại đây rồi.

Bổn phận người hành thiền là phải giữ chánh niệm, trụ tâm và an phận. Những pháp tu tập nầy giúp ta dừng lại. Tâm của người chưa từng bao giờ hành thiền có những thói quen buông lung. Công phu tu tập nầy chận đứng những thói quen ấy. Tại sao ta phải chịu khó như vậy? Vì nếu không chịu khó rèn luyện, ắt tâm mãi còn ở trong tình trạng hoang dại, mãi chạy theo những đường lối thiên nhiên. Ta có thể rèn luyện cái bản chất thiên nhiên ấy và xử dụng tâm một cách có lợi ích. Cũng như một cội cây. Nếu để ở trong trạng thái thiên nhiên với cành lá sum sê, ắt không bao giờ dựng lên được một ngôi nhà. Cây ở trong tình trạng ấy, ta không thể cưa ra thành ván để cất nhà. Tuy nhiên, nếu có người tiều phu rong lá, chặt cành, làm cho cây trở nên suôn sẻ, người thợ cưa sả cây ra, người thợ mộc gọt đẽo thành ván, thành cột, kèo, rui, mè v.v... không bao lâu ta có thể dùng đó mà dựng lên ngôi nhà.

Hành thiền và phát triển tâm cũng dường thế ấy. Ta bắt đầu với cái tâm chưa được rèn luyện - giống như cội cây sum sê cành lá trong trạng thái thiên nhiên giữa rừng - và rèn luyện cái tâm thiên nhiên ấy, làm cho nó ngày càng tế nhị, càng bén nhạy và sâu sắc hơn. Tất cả đều ở trong trạng thái thiên nhiên. Khi thấu hiểu trạng thái thiên nhiên như thế nào ta có thể đổi thay, có thể tự tách rời ra khỏi nó và buông bỏ, để nó đi qua. Chừng đó không còn đau khổ nữa.

Bản chất của tâm là mỗi khi nó dính mắc và bám níu thì có chao động và rối loạn. Nó có thể phóng đi đầu nầy rồi nhảy đi đầu kia. Trong khi quan sát ta nhìn thấy trạng thái chao động và có thể nghĩ rằng không làm sao rèn luyện được tâm. Nghĩ như vậy ta đâm ra chán nản, buồn phiền, đau khổ. Ta không thấu hiểu rằng tâm là vậy. Mặc dầu ta đang hành thiền, cố gắng tìm trạng thái an tĩnh, luôn luôn có những tư tưởng và những cảm thọ di chuyển, chao động lăng xăng. Nó là vậy.

Khi quán tưởng nhiều về bản chất của tâm ta sẽ thấu hiểu rằng tâm là vậy, không thế nào khác. Ta sẽ thấu hiểu rằng sinh hoạt của tâm chỉ là vậy. Bản chất của nó là vậy. Nếu thấy được rõ ràng như vậy ta có thể tự tách rời ra khỏi những tư tưởng và thọ cảm. Trong khi luôn luôn tự nhủ rằng, "nó là vậy, nó chỉ là vậy" ta không cần phải thêm gì khác. Khi tâm thật sự hiểu biết nó sẽ để cho tất cả trôi qua mà không dính mắc. Tư tưởng và thọ cảm vẫn còn đó. Nhưng chính những tư tưởng và thọ cảm ấy không còn năng lực lôi kéo hay quyến rũ nữa. Nó là nó, tâm là tâm.

Sự kiện nầy cũng giống như có em bé đùa nghịch làm cho ta khó chịu, la rầy, hay phát đít em. Ta nên hiểu rằng bẩm chất của trẻ con là đùa nghịch. Khi đã hiểu như vậy rồi ta có thể không quan tâm đến và để nó chơi đùa tự nhiên. Như vậy ta không còn khó chịu nữa. Trạng thái bực bội ắt chấm dứt. Tại sao trạng thái bực bội chấm dứt? Bởi vì ta đã chấp nhận bản chất thật sự của sự vật. Ta buông bỏ, không bám níu, và tâm trở nên an tĩnh. Ta đã có "chánh kiến".

Nếu quan kiến của ta sai lầm thì dầu sống trong hang đá sâu thẩm tối đen cũng vẫn bị xáo trộn, mà tung bay lên tận không trung mênh mông cũng vẫn vị xáo trộn. Tâm chỉ được an lạc khi có chánh kiến. Chừng đó không còn gì khó khăn bí ẩn để giải quyết, không còn vấn đề phiền phức.

Ðó là đường lối chân chánh. Ta tự tách rời để cho tất cả trôi qua mà không dính mắc. Mỗi khi có cảm giác bám níu phát sanh ta tự tách rời ra khỏi nó bởi vì đã thấu hiểu rằng chính cảm giác ấy cũng chỉ là vậy, đến rồi đi, sanh rồi diệt. Nó đến, không phải để quấy rầy ta. Ta có thể nghĩ như vậy, cho rằng nó đến để quấy rầy ta, nhưng trong thực tế đó chỉ là bản chất thiên nhiên của nó - cũng như đùa nghịch là bản chất thiên nhiên của trẻ con. Dầu ta có quán xét và suy tư sâu xa hơn nữa thì cũng vậy. Nó chỉ là vậy. Nếu ta để cho tất cả trôi qua thì hình sắc chỉ là hình sắc, âm thanh chỉ là âm thanh, mùi chỉ là mùi, vị chỉ là vị, xúc chạm chỉ là xúc chạm, và tâm chỉ là tâm. Cũng như dầu với nước. Ta có thể để chung dầu và nước trong một cái lọ, hai thứ vẫn không hòa lẩn nhau bởi vì bản chất của hai thứ khác nhau.

Dầu và nước khác nhau cũng như người trí tuệ và người si mê khác nhau. Ðức Phật sống giữa sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, nhưng đã là bậc A La Hán, ngài xây lưng và tự tách rời ra dần dần. Ngài thấu triệt rằng tâm chỉ là tâm và tư tưởng chỉ là tư tưởng. Ngài không mơ hồ lầm lẩn và pha trộn lẩn nhau.

Tâm chỉ là tâm. Tư tưởng và thọ cảm chỉ là tư tưởng và thọ cảm. Thật sự nó là vậy, hãy để cho nó là vậy. Sự vật như thế nào hãy để cho sự vật đúng là vậy! Hãy để cho cái gì là cái đó! Sắc chỉ là sắc, thinh chỉ là thinh, ý là ý. Tại sao ta phải bận tâm bám níu nó? Nếu suy tư và thọ cảm như vậy ta sẽ buông bỏ và tự tách rời ra. Tư tưởng và thọ cảm sẽ ở một bên, còn tâm thì ở bên kia. Cũng như dầu và nước - cả hai thể chất cùng ở trong một lọ nhưng riêng biệt, không hòa tan lẩn nhau.

CHÚ THÍCH:

(1) Ngài Ajahn Mun có lẽ là vị Thiền Sư được quý trọng nhất và cũng có nhiều uy tín nhất tại Thái Lan trong thế kỷ nầy. Theo sự hướng dẫn của Ngài tập tục thực hành hạnh Ðầu Ðà (Dhutaṅga kammatthāna) của chư vị tỳ khưu sống trong rừng đã trở thành quan trọng. Phần lớn các Ngài Ðại Thiền Sư hiện nay và những vị đã viên tịch trong thời gian gần đây đều, hoặc là đệ tử chánh thức hoặc đã chịu nhiều ảnh hưởng của Ngài. Ajahn Mun tịch diệt vào tháng 11 năm 1949.

(2) Ajahn Sao là thầy của Ajahn Mun.

(3) Hạnh Ðầu Ðà (Dhutaṅga), theo nghĩa trắng của danh từ, là "phương tiện khuấy động". Ở đây là khuấy động các ô nhiễm. Dhutaṅga là phương tiện để thanh lọc, làm cho trở nên trong sạch. Ðó là những giới luật nghiêm khắc mà đức Phật khuyên chư Tăng nên hành trì để trau dồi những hạnh nhẫn nhục, tri túc, buông bỏ, tinh tấn, an phận với những gì mình đang có v.v... Vị tỳ khưu có thể hành một hoặc nhiều giới của hạnh Ðầu Ðà trong một thời gian dài hay ngắn, tùy theo lời nguyện. Sách Visuddhi Magga, Thanh Tịnh Ðạo lược kê 13 giới khác nhau của hạnh Ðầu Ðà.

(4) Dukkha, đau khổ, hàm xúc những trạng thái tâm bất toại nguyện. Bất mãn, không toàn hảo, không an toàn, của tất cả những pháp hữu lậu. Pháp hữu lậu là những gì phát sanh và tồn tại do những yếu tố khác tạo điều kiện. Trong thực tế tất cả những sự vật trên thế gian đều là pháp hữu lậu. Bởi vì tất cả những gì làm nguyên nhân và tạo duyên (điều kiện) cho những hiện tượng ấy phát sanh đều phải luôn luôn biến đổi nên chính những hiện tượng ấy cũng luôn luôn biến đổi và do đó, là nhân sanh khổ, dukkha. Dukkha, đau khổ, bao hàm tất cả những hình thức bất toại nguyện, từ sự đau đớn thô sơ của cơ thể vật chất, những khổ đau của tuổi già, của bệnh tật và chết chóc, đến những thọ cảm khó chịu, tế nhị hơn như phải xa lìa người thân kẻ yêu, hay phải kết hợp với người không ưa thích, luôn đến những trạng thái tâm vi tế như dã dượi hôn trầm, phóng dật lo âu v.v... Ðây là một trong những khái niệm thường được hiểu lầm hơn hết và cũng là quan trọng hơn hết để phát triển tâm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ðức Phật và chư Thánh Tăng đệ tử của ngài sống chung với những người thường, những người phàm. Chẳng những sống chung với các người ấy mà các ngài còn giáo dục họ, những người phàm tục tầm thường và si mê ấy, dạy họ phải làm thế nào để trở nên cao siêu thánh thiện, giác ngộ và có trí tuệ. Các ngài có thể làm điều ấy vì các ngài thông suốt pháp hành thiền. Các ngài thấu hiểu rằng đây chỉ là vấn đề luyện tâm, như Sư vừa giải thích.

Như vậy, chớ nên lo lắng và hoài nghi pháp hành thiền. Chúng ta ly gia cắt ái để trở thành tu sĩ chớ không phải rời bỏ cửa nhà để lạc lối trong đám mây mù si mê ảo kiến. Cũng không phải vì hèn nhát hay sợ sệt. Chúng ta ra đi để tự rèn luyện, để làm chủ lấy mình. Hiểu biết như vậy ta có thể noi theo con đường của Giáo pháp. Giáo pháp ngày càng tỏ rạng hơn. Người nào hiểu biết Giáo pháp hiểu biết chính mình, và người hiểu biết chính mình cũng hiểu biết Giáo pháp. Ngày nay chỉ có phần tinh khiết còn lại của Giáo pháp là được chấp nhận. Thật ra thì Giáo pháp ở khắp cùng. Không cần phải lẩn đến nơi nào để tìm. Thay vì đi đâu tìm, hãy lẩn đến bằng trí tuệ, lẩn đến bằng trí minh mẫn sáng suốt, lẩn đến bằng hạnh khôn khéo tinh xảo. Không nên lẩn đến Giáo pháp bằng si mê. Nếu muốn thật sự an lạc, trạng thái an lạc ấy phải là an lạc của trí tuệ. Ðủ rồi! Chỉ có bấy nhiêu!

Bất luận lúc nào thấy Giáo pháp thì đó là con đường chánh, đúng là chánh đạo. Ô nhiễm chỉ là ô nhiễm, tâm chỉ là tâm. Mỗi khi ta buông bỏ và tự tách rời để thấy sự vật chỉ là sự vật, như thật sự nó là vậy, chừng đó ta nhận thức rằng nó chỉ là trần cảnh, những đối tượng của ta. Khi đã đi đúng trên con đường chánh ta trở thành hoàn toàn trong sạch, không còn khuyết điểm, tức luôn luôn có trạng thái siêu thoát và tự tại.

Ðức Phật dạy: "Hãy lắng tai nghe, nầy chư tỳ khưu, chớ nên bám níu vào các pháp". Nơi đây, "các pháp" có nghĩa là "các pháp hữu lậu"(5). Các pháp hữu lậu ấy là gì? - Nó là tất cả. Không có bất luận sự vật nào hay hiện tượng nào trên thế gian mà không phải là pháp hữu lậu. Tình thương và thù hận là pháp hữu lậu, hạnh phúc và đau khổ là pháp hữu lậu, ưa thích và ghét bỏ là pháp hữu lậu. Tất cả những sự việc ấy, dầu là ít oi không đáng kể như thế nào, đều là pháp hữu lậu. Khi ta thực hành Giáo pháp, khi thấu hiểu sâu xa, ta có thể buông bỏ và để cho nó trôi qua. Và như thế, ta có thể làm đúng theo lời của đức Tôn Sư là "không bám níu vào các pháp hữu lậu".

Tất cả những hiện tượng phát sanh trong tư tưởng, tất cả những hiện tượng phát sanh trong tâm, tất cả những hiện tượng phát sanh đến thân của chúng ta đều ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi. Ðức Phật dạy không nên bám níu vào bất luận gì. Ngài dạy hàng đệ tử hành thiền nhằm tách rời ra khỏi những điều ấy chớ không phải hành để đạt đến điều gì. Hành để buông bỏ chớ không phải hành để có thêm được gì.

Nếu hành đúng theo lời dạy của đức Phật là chúng ta hành đúng. Hành đúng, nhưng cũng phiền phức. Không phải giáo huấn của đức Phật là phiền phức mà chính những ô nhiễm của chúng ta là phiền phức. Những ô nhiễm được hiểu biết sai lầm gây phiền phức cho chúng ta. Thật ra, hành đúng theo giáo huấn mà đức Phật truyền dạy thì không có gì phiền phức. Ta có thể nói rằng bám sát vào con đường của đức Phật không đem lại đau khổ vì Con Ðường chỉ giản dị là buông bỏ, "để trôi qua", tức không bám níu vào bất luận pháp nào!

Ðến mức cùng tột, trong pháp hành thiền của Phật giáo đức Phật dạy thực hành nghệ thuật "để trôi qua", "buông bỏ", chớ nên mang theo bất luận gì! Hãy buông bỏ! Nếu thấy điều tốt đẹp, hãy để nó trôi qua. Nếu thấy điều chân chánh, hãy để nó trôi qua. Nói rằng "để nó trôi qua" không có nghĩa là không làm gì hết, mà thật sự có nghĩa là phải hành phương pháp "để trôi qua" ấy. Phương pháp ấy là: không dính mắc, không luyến ái, không bám níu, mà buông bỏ.

Ðức Phật dạy ta quán tưởng tất cả các pháp, phát triển Con Ðường bằng cách quán niệm thân và tâm của chúng ta. Giáo Pháp không ở đâu khác. Nó ở ngay tại đây! Không phải ở nơi nào xa lạ mà trong chính cái thân và cái tâm nầy của ta.

Như vậy hành giả phải tinh tấn hành thiền. Phải làm cho tâm của mình càng to lớn hơn và ngày càng sáng suốt, tỏ rạng hơn. Phải làm cho nó tự do và độc lập. Khi đã thực hiện một hành động thiện, không nên mang nó theo trong tâm mà để nó trôi qua. Khi đã tự chế, không làm một điều bất thiện, hãy để nó trôi qua. Ðức Phật dạy ta sống trong hiện tại kế cận nhất, nơi đây, và trong khoảnh khắc nầy. Chớ nên dể duôi tự buông trôi, lạc lối trong quá khứ hay trong vị lai.

Giáo huấn mà người ta ít lãnh hội nhất, mà cũng thường xung đột nhất với quan niệm của người đời là "hãy để trôi qua", hoặc "hành động với cái tâm rỗng không". Ðây chỉ là một lối nói theo "ngôn ngữ của Giáo pháp". Khi diễn đạt giáo huấn nầy qua ngôn ngữ thông thường của thế gian thì chúng ta trở nên mơ hồ, bối rối, và nghĩ rằng ta có thể làm bất luận gì mà ta muốn. Có thể diễn dịch như vậy, nhưng ý nghĩa thật sự gần nhất của lời dạy nầy là: Cũng như ta khuân một tảng đá nặng. Ði một đổi, ta cảm nghe tảng đá càng nặng hơn, nhưng không biết phải làm thế nào để buông bỏ, tách rời nó ra. Và như vậy, ta cắn răng mãi chịu đựng sức nặng của tảng đá. Nếu có ai thấy vậy bảo ta quẳng nó đi, ta sẽ nói, "nếu quẳng nó đi thì tôi còn gì?" Nếu có ai giải thích cho ta về những lợi ích của sự buông bỏ tảng đá xuống, ắt ta không tin và nghĩ rằng, "nếu quẳng nó đi ta sẽ không còn lại gì." Và như vậy, ta tiếp tục khuân vát tảng đá cho đến khi quá mệt mỏi, yếu dần và kiệt sức, không còn chịu đựng được nữa. Chừng đó ta buông tảng đá xuống.

Khi buông tảng đá xuống bỗng nhiên ta kinh nghiệm lợi ích của sự buông bỏ. Trong tức khắc ta cảm nghe thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn, và chính tự bản thân, ta nhận thức rằng khuân vác, mang kè kè theo mình một tảng đá là nhọc nhằn như thế nào. Trước khi tự tách rời, buông nó ra, ta không thể hiểu biết lợi ích của sự buông xả. Do đó nếu có ai khuyên hãy buông bỏ, người chưa giác ngộ sẽ không thông hiểu tại sao phải buông bỏ. Người ấy sẽ bám níu tảng đá một cách mù quáng và từ chối, nhất định không buông ra, cho đến khi cảm nghe quá nặng, mình không còn chịu nổi nữa mới chịu buông bỏ, quẳng xuống gánh nặng. Chừng ấy mới nghe nhẹ nhàng, thoải mái dễ chịu, và chính tự bản thân lãnh hội đầy đủ những lợi ích của sự buông xả. Về sau, có thể ta còn bắt đầu khuân một tảng đá khác, nhưng lúc bấy giờ ta đã hiểu biết hậu quả của việc khuân vát một tảng đá là nặng nhọc như thế nào, và ta sẽ buông bỏ dễ dàng hơn. Sự hiểu biết rằng mang gánh nặng trên vai đi quanh quẩn là vô ích và đặt nó xuống, bỏ nó lại, sẽ tạo cho mình trạng thái nhẹ nhàng thoải mái là một trường hợp cho thấy lợi ích của sự tự hiểu biết mình.

Tính ngã mạn(6) của chúng ta và ý niệm về một tự ngã mà ta bị chi phối nặng nề cũng giống như tảng đá. Cũng dường như đối với tảng đá, nếu nghĩ đến việc buông bỏ, không chấp vào cái tự ngã của mình thì ta sợ rằng sẽ không còn gì hết. Nhưng cuối cùng, khi buông bỏ được rồi tự chính ta nhận thức rằng không bám níu là thoải mái dễ chịu.

Trong pháp luyện tâm ta phải tập buông xả, không bám vào lời khen hay tiếng chê. Muốn được ngợi khen và không muốn bị khiển trách là con đường của thế gian. Con đường của đức Phật là chấp nhận lời khen khi đáng được ngợi khen và chấp nhận lời khiển trách khi đáng bị khiển trách. Chẳng hạn như dạy dỗ trẻ con, nếu ta không rầy la suốt ngày thì thật là rất tốt. Có người rầy la quá nhiều. Người sáng suốt biết la rầy đúng lúc và khen ngợi đúng lúc. Tâm ta cũng vậy. Hãy dùng trí để hiểu biết tâm. Hãy khôn khéo chăm sóc tâm. Chừng ấy ta sẽ trở thành người có tài luyện tâm. Và khi đã trở nên thuần thục, tâm có thể loại trừ đau khổ. Ðau khổ ở ngay tại đây, trong tâm ta. Ðau khổ luôn luôn làm cho sự vật trở nên phức tạp, luôn luôn biến chế, luôn luôn sáng tạo, làm cho tâm nặng nề. Nó phát sanh ngay tại đây và cũng hoại diệt tại nơi nầy.

Bẩm chất của tâm là vậy. Ðôi khi có những tư tưởng thiện, lắm lúc có những tư tưởng bất thiện. Tâm quả thật gian xảo. Không nên tin nó. Thay vì tin, hãy nhìn thẳng vào sinh hoạt của nó. Nó như thế nào hãy chấp nhận nó là vậy. Nó chỉ là nó thôi. Dầu là thiện, bất thiện, hay thế nào đi nữa, nó là vậy. Không hơn, không kém. Nếu ta bám chặt vào ắt bị nó cắn và sẽ đau khổ.

Với "chánh kiến" chỉ có an tĩnh. Tâm định (samādhi) phát sanh và nhường chỗ cho trí tuệ. Dầu trong tư thế nào, bất luận nơi nào mà ta ngồi hoặc nằm, chỉ có trạng thái an tĩnh. An tĩnh ở khắp nơi, dầu ta đi đâu cũng vậy.

Hôm nay quý Sư Huynh mang đệ tử đến đây để nghe Giáo pháp. Có lẽ quý vị lãnh hội được một vài điểm của thời Pháp. Cũng có vài điểm quý vị không lãnh hội. Nhằm giúp quý vị thấu hiểu dễ dàng Sư đã đề cập đến pháp hành thiền. Dầu quý vị nghĩ rằng lời của Sư đúng hay không đúng, hãy thọ lãnh và suy niệm.

Chính Sư đây cũng là một thiền sư như quý Sư. Sư cũng đã có trải qua những trường hợp khó khăn tương tợ. Sư cũng vậy, rất thèm muốn được nghe Giáo pháp bởi vì đi đến đâu Sư cũng phải giảng cho người khác chớ không bao giờ được cơ hội để nghe. Như vậy, lần nầy quý Sư thật sự thưởng thức một thời Pháp do một thiền sư thuyết giảng. Thời gian trôi qua rất nhanh khi ta ngồi im lặng lắng nghe Giáo pháp. Quý vị thèm khát được nghe Giáo pháp nên hôm nay thật sự quý vị muốn nghe. Lúc ban đầu, thuyết giảng Giáo pháp cho người khác là một thích thú, nhưng sau một thời gian cái thích thú ấy cũng tan dần. Ta cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi, thế rồi ta muốn nghe. Do đó, khi lắng nghe một vị thiền sư thuyết giảng ta lấy làm hứng thú và lãnh hội dễ dàng. Khi đã lớn tuổi và đang thèm khát Giáo pháp thì hương vị của Giáo pháp quả thật đặc biệt thích thú.

Là thầy của những người khác quý Sư là gương lành cho họ, là khuôn vàng thước ngọc cho những vị tỳ khưu đệ tử của quý Sư. Quý Sư là khuôn mẫu cho hàng đệ tử, là gương sáng cho tất cả mọi người. Vì lẽ ấy chớ nên quên mình. Cũng chớ nên nghĩ đến mình. Khi có những tư tưởng vị kỷ phát sanh, hãy loại trừ nó đi. Làm được vậy là tự hiểu biết mình.

Có hằng triệu đường lối hành thiền. Nói về pháp hành thiền thì không cùng. Có rất nhiều điều làm cho ta hoài nghi. Hãy dẹp sạch nó đi thì không còn hoài nghi nữa! Khi có chánh kiến thì dầu ngồi đâu, đi nơi nào, cũng được an tĩnh và thoải mái. Bất luận nơi nào mà ta ngồi xuống hành thiền thì đó là nơi mà ta chú niệm và luôn luôn tỉnh thức. Chớ nên đinh ninh rằng chỉ có lúc ngồi và khi đi mới hành thiền. Tất cả mọi sự vật và bất luận nơi nào cũng có thể tỉnh thức. Lúc nào cũng có thể chú niệm. Bất luận nơi nào ta cũng có thể thấy thân và tâm luôn luôn sanh diệt. Chớ nên để nó động lại trong tâm. Hãy để cho nó trôi qua... Nếu có tình thương đến, hãy để nó trôi qua và đi về nhà. Nếu có tham ái đến, hãy để cho nó đi luôn về nhà. Nếu có sân hận đến, hãy để cho nó đi luôn về nhà. Theo dõi nó! Xem coi nó ở đâu, rồi hộ tống nó đi. Không nên cất giữ bất cứ gì. Nếu thực hành như thế ta có thể giống như một ngôi nhà trống. Hoặc nữa, giải thích theo một lối khác, đó là cái tâm trống không. Một cái tâm rỗng không, không còn chứa đựng mảy may bất thiện pháp nào. Ta gọi nó là "tâm rỗng không", nhưng không phải rỗng không là không có gì trong đó. Rỗng không, không còn chứa chấp mảy may bất thiện pháp nào, nhưng nó đầy trí tuệ. Chừng đó, bất cứ điều gì mà ta làm, ta làm với trí tuệ. Ta sẽ suy tư với trí tuệ. Ta sẽ ăn uống với trí tuệ. Chỉ còn lại trí tuệ.

* * *

Bấy nhiêu đó là những lời dạy ngày hôm nay mà Sư lấy làm hoan hỷ hiến tặng quý Sư. Thời Pháp nầy đã được ghi âm. Nếu nghe Pháp mà tâm quý Sư được an tĩnh thì bấy nhiêu đó cũng đủ rồi. Quý Sư không cần phải ghi nhớ điều gì. Nói vậy có thể vài người không tin. Nhưng nếu ta giữ tâm an tĩnh và chỉ nghe thôi, cứ để thời Pháp trôi qua và liên tục suy tưởng, tức nhiên ta cũng giống như cái máy ghi âm. Về sau, khi ta vặn nó lại để nghe thì tất cả đều còn đó. Chớ nên sợ rằng sẽ không có gì. Mỗi khi mà quý Sư vặn lên cái máy ghi âm của quý Sư để nghe thì tất cả đều còn đó.

Sư muốn tặng thời Pháp nầy đến tất cả quý Sư và tất cả mọi người. Có thể vài người trong quý vị chỉ biết chút ít tiếng Thái, nhưng không hề gì. Ước mong quý vị có thể học ngôn ngữ của Giáo pháp. Bấy nhiêu cũng tốt rồi!

CHÚ THÍCH

(5) Dhamma và dhamma: nên ghi nhận những ý nghĩa khác nhau của danh từ "dhamma" (định luật thiên nhiên về sự giải thoát mà đức Phật đã tìm ra và truyền dạy) và "dhamma" (đối tượng của tâm), "các pháp hữu lậu" - cũng được gọi là các pháp hữu vi, hay các hành, hoặc các sự vật được cấu tạo.

(6) Nơi đây danh từ "ngã mạn" được phiên dịch từ Phạn ngữ "Māna", không chỉ có nghĩa là tự cao tự đại như thường danh từ nầy được hiểu. "Māna", ngã mạn, là cố chấp vào cái "ngã" của mình và so sánh. Tự cho mình là hơn người, tự cho mình là bằng người, và tự cho mình là thua kém người, là ba hình thức khác nhau của tâm ngã mạn. Ngã mạn là một trong mười thằng thúc, tức mười dây trói buộc cột chúng sanh vào vòng luân hồi. Ðến khi chứng đắc Ðạo Quả A La Hán mới tận diệt được thằng thúc "ngã mạn". (Lời người dịch)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: GIÁC MINH (BODHINYĀNA)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SỐNG VỚI RẮN ĐỘC
(Dưới đây là một bài Pháp ngắn do ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ).

Ðây là thời Pháp được thuyết giảng vì lợi ích của một vị đệ tử mới, sắp lên đường trở về Luân Ðôn (London). Ước mong rằng những lời dạy nầy sẽ giúp Cụ lãnh hội Giáo huấn đã thọ nhận tại Wat Pah Pong nầy. Một cách giản dị, đây là pháp hành nhằm vượt thoát ra khỏi mọi khổ đau của vòng luân hồi.

Nhằm thực hành pháp môn nầy xin Cụ hãy ghi nhớ nằm lòng: phải nhìn tất cả mọi sinh hoạt khác nhau của tâm, tất cả những gì Cụ ưa thích và tất cả những gì Cụ ghét bỏ, giống như Cụ nhìn một con rắn độc. Rắn độc vô cùng nguy hiểm. Nọc độc của rắn đủ sức làm cho ta chết ngay nếu vô phúc bị nó cắn. Những cơn vui buồn thương ghét của ta cũng dường thế ấy. Những cơn vui mà ta ưa thích là con rắn độc, và những cơn buồn mà ta ghét bỏ cũng là con rắn độc. Cả hai đều ngăn ngừa không để cho tâm của ta được tự do, và tạo chướng ngại, không cho chúng ta thông hiểu chân lý đúng theo như Ðức Phật dạy.

Như vậy cần phải cố gắng, ngày đêm gia công bảo trì chánh niệm. Dầu trong lúc đang làm gì, đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện hay bất luận làm gì khác, luôn luôn phải làm với chánh niệm. Khi niệm được củng cố vững vàng, sự hiểu biết rõ ràng sẽ phát sanh, chung hợp với niệm. Niệm và hiểu biết rõ ràng sẽ khởi duyên cho trí tuệ phát sanh. Như vậy niệm, hiểu biết rõ ràng và trí tuệ cùng chung nhau sinh hoạt và lúc ấy ta sẽ như người ngày đêm "thức tỉnh".

Những Lời Dạy mà đức Phật ban truyền cho chúng ta không phải là Giáo huấn chỉ để nghe suông, hoặc chỉ giản dị để lãnh hội ở mức độ trí thức. Những Lời Dạy ấy là Giáo huấn mà xuyên qua pháp hành, có thể thấm nhuần ăn sâu vào tâm thức. Dầu đi đâu hay làm gì ta luôn luôn có những Lời Dạy ấy. Ý nghĩa của đoạn "có những Lời Dạy ấy", hay "có Chân lý" là: dầu chúng ta làm gì, dầu nói gì, chúng ta luôn luôn nói và làm với trí tuệ. Khi suy tư hay quán niệm, chúng ta suy tư và quán niệm với trí tuệ. Chúng ta nói rằng người có chánh niệm và giác tỉnh - niệm, hiểu biết rõ ràng, phối hợp với trí tuệ như vậy là người sống gần Ðức Phật.

Khi rời nơi nầy Cụ phải gia công đưa tất cả trở vào tâm mình. Hãy nhìn cái tâm của mình với chánh niệm, hiểu biết rõ ràng, và phát triển trí tuệ. Với ba yếu tố ấy chung hợp lại sẽ phát sanh trạng thái "buông xả", để cho tất cả đi qua, không dính mắc hay bám níu vào bất cứ gì. Cụ sẽ nhận thức rằng tất cả mọi hiện tượng đều luôn luôn sanh và diệt.

Cụ phải biết rằng cái gì phát sanh và hoại diệt chỉ là sinh hoạt của tâm. Khi một hiện tượng phát sanh nó liền hoại diệt, và liền theo đó chuỗi dài sanh diệt không ngừng tiếp nối với nhau. Trong ngôn ngữ của Giáo pháp ta gọi sự sanh diệt ấy là "sanh và tử", và đó là tất cả. Tất cả chỉ là vậy! Khi đau khổ phát sanh, nó liền trôi qua. Và khi nó trôi qua đau khổ phát sanh trở lại(7). Chỉ có đau khổ phát sanh và hoại diệt. Khi thấy được bấy nhiêu Cụ sẽ có thể thấu hiểu một cách thường xuyên trạng thái sanh và diệt, và khi thông suốt như vậy Cụ sẽ thấy rằng trong thực tế chỉ có thế. Tất cả mọi sự vật chỉ là sanh và tử, không có bất luận gì tồn tại. Chỉ có sanh và diệt như thế ấy. Chỉ thế thôi!

Lối nhìn nầy sẽ khơi động cảm giác thản nhiên an tĩnh đối với thế gian. Một cảm giác tương tợ phát sanh khi ta nhận thức rằng trong thực tế không có gì đáng được ham muốn; chỉ có sanh và diệt. Chúng sanh vào đời rồi từ giã cuộc đời. Ðó là khi tâm tiến đạt đến "buông bỏ", để cho tất cả mọi sự vật trôi qua theo bản chất thiên nhiên của nó. Sự vật phát sanh rồi hoại diệt ngay trong tâm của ta, và ta thông hiểu như vậy. Khi hạnh phúc phát sanh, ta thấu hiểu. "Hiểu biết hạnh phúc" có nghĩa là ta không tự đồng hóa mình với nó, không xem hạnh phúc là "của mình". Và cùng thế ấy, ta không đồng hóa và xem bất toại nguyện và những điều bất hạnh là "của ta". Khi đã không còn tự đồng hóa mình với, và bám níu vào, hạnh phúc và đau khổ, ta chỉ tách rời, sống riêng với đường lối thiên nhiên của vạn hữu.

Vì lẽ ấy chúng ta nói rằng sinh hoạt tâm linh cũng tựa hồ như con rắn độc. Nếu ta không động đến rắn thì nó chỉ theo con đường của nó. Mặc dầu là rắn độc, dầu nọc độc của nó vô cùng nguy hiểm và nếu bị nó cắn ắt không phương cứu chữa, nhưng nếu không đến gần nó hay không nắm bắt nó ta vẫn không hề gì. Nó sẽ không cắn ta. Rắn độc chỉ hành động theo bản chất thiên nhiên của một con rắn độc. Nó là vậy! Nếu là người sáng suốt ta cứ để nó yên một mình. Cùng thế ấy, hãy buông bỏ những gì tốt đẹp, để nó yên. Ta cũng để yên những gì không tốt đẹp - hãy để cho nó theo bản chất thiên nhiên của nó. Hãy để yên những gì ta ưa thích và những gì ta ghét bỏ, cũng như ta để yên, không động đến con rắn độc.

Vậy người thông minh sáng suốt sẽ có thái độ tương tợ, đối với những cơn vui buồn khác nhau phát sanh đến tâm mình. Khi điều tốt đẹp khởi sanh, hãy để yên cho nó tốt đẹp, nhưng ta cũng thấu hiểu. Ta thấu hiểu bản chất thiên nhiên của nó. Khi điều không tốt đẹp khởi phát cũng vậy, hãy để yên cho nó theo đúng bản chất thiên nhiên của nó. Không nắm giữ lại, bởi vì chúng ta không muốn gì cả. Chúng ta không muốn điều xấu, cũng không muốn điều tốt. Chúng ta không muốn nặng, cũng không muốn nhẹ, không muốn hạnh phúc cũng không muốn đau khổ. Ðến chừng ấy, bằng đường lối nầy, lòng ham muốn chấm dứt và trạng thái thanh bình an lạc được củng cố vững chắc.

Khi được có loại an lạc nầy vững chắc củng cố trong tâm, ta có thể nương tựa vào và tùy thuộc nơi đó. Ta nói rằng trạng thái an lạc nầy đã phát sanh từ tình trạng vọng động mê mờ. Giờ đây rối loạn và si mê chấm dứt. Ðức Phật gọi sự thành đạt giác ngộ cuối cùng là "sự dập tắt", trong ý nghĩa giống như ta dập tắt một ngọn lửa. Khi ngọn lửa bên ngoài được dập tắt, thì có sự "mát mẻ". Khi các ngọn lửa tham ái, sân hận và si mê bên trong được dập tắt, ắt cũng có trạng thái "mát mẻ". Giác ngộ và si mê cùng hiện hữu ở một nơi, giống như nóng và lạnh. Giờ đây là nóng, ngay tại nơi mà trước kia là lạnh. Khi nóng là hết lạnh, và khi lạnh là không còn nóng. Niết Bàn và luân hồi cũng cùng thế ấy.

Ta dập tắt ngọn lửa ngay ở nơi mà nó khởi phát. Nơi nào nóng, ta có thể làm cho mát. Sự giác ngộ cũng vậy. Ðó là sự chấm dứt vòng luân hồi(8), ngưng lại cuộc vận chuyển triền miên của vòng quanh mê hoặc.

Ðó là bản chất thiên nhiên của sự giác ngộ, dập tắt lửa nóng, làm mát lại những gì trước kia là nóng. Ðó là an lạc, là chấm dứt luân hồi. Khi Cụ thành đạt giác ngộ thì đó là vậy. Ðó là chấm dứt cuộc vận chuyển, dừng lại mọi si mê trong tâm ta. Chúng ta mô tả trạng thái chấm dứt nầy bằng những danh từ khác nhau hàm ý "hạnh phúc", bởi vì đó là phương cách mà con người thế gian hiểu lý tưởng mình là như vậy, nhưng thật sự nó đã vượt lên khỏi, vượt ra ngoài mọi tưởng tượng của người thế. Nó vượt lên khỏi hạnh phúc và đau khổ. Nó là thanh bình an lạc toàn hảo.

Trong khi chuẩn bị lên đường Cụ hãy giữ lấy lời dạy của Sư ngày hôm nay và thận trọng quán niệm. Những ngày mà Cụ đã trải qua tại đây không được mấy dễ dàng và Sư không có nhiều cơ hội để chỉ dạy Cụ. Nhưng giờ đây Cụ đã có thể học hỏi ý nghĩa thật sự của pháp hành. Ước mong rằng pháp hành nầy có thể dẫn dắt Cụ đến hạnh phúc. Ước mong nó sẽ giúp Cụ trưởng thành trong chân lý. Ước mong Cụ sẽ thoát khỏi mọi đau khổ của vòng luân hồi.

CHÚ THÍCH:

(7) Nơi đây danh từ "đau khổ" hàm xúc đặc tướng bất toại nguyện của tất cả mọi kiếp sinh tồn trong thế gian vô thường luôn luôn biến đổi nầy. Ở đây không phải là sự đau khổ như thông thường được hiểu, nghịch nghĩa với hạnh phúc.

(8) Samsāra, Ta Bà, vòng luân hồi - theo đúng ngữ nguyên, là cuộc đi thênh thang bất định triền miên - là danh từ thường được dùng để chỉ những kiếp sống thăng trầm trong biển trầm luân triền miên tiếp diễn, hình ảnh của tiến trình vô tận những hoàn cảnh sanh, già, bệnh, chết.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]86 khách