Hỳ lac trong sơ thiền

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Vấn đề tôi trình bày nơi đây, vì có rất nhiều vị chưa có thực chứng sơ thiền, vội đem trí của mình mà suy diễn để giàng kinh Phật , họ tự cho rằng tu thiền như vầy mới đúng, tu như thế kia là sai, thấy như vầy mới đúng, thấy như thế kia là tà.....
Ở đây tôi xin được phép tập trung lên duy nhất một pháp thiền trong kinh Tăng Chi bộ do chính đức Phật đã thuyết và các thánh đệ tử của Ngài đã ghi lại sau khi Ngài nhập niết bàn.
Phật dạy:
Trích:
Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý".

Trích (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V)

Phật dạy trong kinh Tăng chi bộ ở phần nhất pháp là pháp thiền bao gồm cả hai thiền quán và thiền chỉ , cả hai pháp thiền nầy chính là thiền định, nó cũng như hai mặt của một bàn tay.Thiền chỉ giống như cái lọc dầu , làm cho dầu trong, thiền quán giống như cái tim đèn rút dầu lên để đốt, dầu càng trong, thì đèn càng sáng. Do đó không ai được nói tôi chỉ dùng một pháp thiền chỉ hay chỉ dùng một pháp thiền quán, mà đạt tới chánh giác ngộ, chánh giải thoát như lời phật dạy được, vì nói như vậy là biên kiến.

Lại nữa, xin hãy nghe lại lời dặn của Phật
Trích:
"Niệm hơi thở vô và hơi thở ra, được tu tập như vậy (16 pháp quán niệm hơi thở) , này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi một trong hai quả sau: "Ngay trong đời hiện tại được Chánh trí. Nếu có dư y, chứng quả Bất lai". (Tương Ưng Bộ)

đó là pháp môn Anàpànasati bao gồm cả tứ niệm xứ(cattàrosatipatthàna), Pháp môn này gồm cả thiền định và thiền tuệ, gồm cả chỉ (samatha) và quán (vipassanà))
Thiền là một tập trung tư tưởng trên một đối tượng, nhờ sức tập trung ấy nên có khả năng làm chuyển hóa năm triền cái Dục Tham, Sân, Hôn trầm, thụy miên, Trạo hối, và Nghi, bằng năm Thiền chi, tức là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.

Ở đây tôi không thể dùng từ nào để thích nghĩa cho Tầm và Tứ hay hơn là dùng ví dụ để quý vị có thể trực giác ngay ý của nó mà không cần phải dụng danh từ biên dịch.

Tầm được ví như đưa tay lên , vói và nhắm theo hướng các bọt bóng xà phòng, Tứ là chộp được một bong bóng xà phòng.

Tầm chuyển hóa cho Hôn trầm thụy miên
Tứ chuyển hóa cho Nghi,
Hỷ chuyển hóa cho Sân
Lạc chuyển hóa Trạo hối, và
Nhất tâm chuyển hóa cho tham Dục

Nhiều người lầm tưởng cho rằng hỷ- lạc là cùng một trạng thái, thật sự là hai trạng thái khác biệt nhau, do chánh niệm và loại bỏ được 5 triền cái nên TÂM hân hoan
Bạn có thể so sánh với việc bạn đang tham gia chạy đua , bạn bỏ rơi 5 kẻ kình địch mạnh nhất ở lại phía sau và từ từ tiến về đích vậy, do tâm hân hoan nên hỷ sinh , đây là trạng thái của TÂM, tức tâm bạn cảm thấy thoải mái, không bị trói buộc, như khi còn 5 triền cái ( tham dục- sân hận- hôn trầm-trạo cử-nghi) bám giữ nữa, có thể ví như người tù bị 5 sợi dây xích cột vào cổ, lúc muốn đi ra cửa thì bị từng sợi dây trì kéo, sau khi có chánh niệm (cố đi ra cửa) thì anh ta không còn bị vướng bận bởi 5 sợi dây.

Lạc là một trạng thái khác của THÂN, nhưng nhờ Tâm thoải mái, nên nhận biết được sự an lạc của THÂN, có nhiều người cho là cả hai, nhưng hãy dùng thiền quán sát, sẽ thấy ngay. Hỷ và lạc nầy thấm nhuần cả thân và tâm hành giả không chừa chổ nào và khó biết lúc nào hỷ lúc nào lạc ở sơ thiền và nhị thiền, vì lúc đó cũng có cả tịnh và xả niệm tịnh và cả định nữa, nhưng nếu thiền sinh có tuệ quán sát và thường biết phân biệt danh sắc sẽ thấy ngay lúc nào Hỷ lúc nào Lạc......

Để chứng minh ta đọc đoạn nầy
Trích:
"Do Tâm hân hoan nên hỷ sanh. Do hỷ sanh nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên lạc thọ sanh. Do lạc thọ nên định sanh" (Kinh Trường Bộ).

Nếu suy ngược lại thì:

Định sanh nhờ lạc thọ. Lạc thọ sanh nhờ thân khinh an, thân khinh an là nhờ tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ là nhờ tâm hân hoan.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu Vân Quang,

Alpha rất quan tâm tới chủ đề này của đạo hữu, mong từ bi chỉ cho điểm này còn chưa rõ:

Kinh Ngọn đèn viết:
—Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Và này các Tỷ-kheo, tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống … “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời có quả lớn, có lợi ích lớn.

Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với trú này. Này các Tỷ-kheo, do Ta trú nhiều với trú này, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc; và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Tuy nhiên alpha khi thực hành lại bị mỏi mắt nhiều và thân - cụ thể là chân bị tê nhiều? Mong đạo hữu có thể chỉ cho cách giải kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

alphatran đã viết:Kính đạo hữu Vân Quang,

Alpha rất quan tâm tới chủ đề này của đạo hữu, mong từ bi chỉ cho điểm này còn chưa rõ:

Kinh Ngọn đèn viết:
—Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Và này các Tỷ-kheo, tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống … “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời có quả lớn, có lợi ích lớn.

Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với trú này. Này các Tỷ-kheo, do Ta trú nhiều với trú này, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc; và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Tuy nhiên alpha khi thực hành lại bị mỏi mắt nhiều và thân - cụ thể là chân bị tê nhiều? Mong đạo hữu có thể chỉ cho cách giải kinhle
CHào alphatran có cần DN này chỉ điểm cho không?


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Chào quý đạo hữu AlphaTran,
Theo tôi thì bài kinh nầy Phật dạy thiền cho các Tỷ kheo, Các vị nầy đã giữ gìn dâm giới rất khéo léo, còn chúng ta, tôi cho rằng qúy hữu cũng như tôi cùng là cư sỹ áo trằng ,nên chỉ giữ giới tà dâm mà thôi, hơn nữa , tôi đồ rằng quý hữu phải trên 55 rồi thì phải, và mức thiền chưa đủ cao để huyết sinh tinh- tinh hoá khí- khí hóa thần, nên Thuỷ (tạng thận) hỏa (tạng tim) chưa giao hoà (vị tế), mà không thể làm cho mắt không mỏi và thân không mệt, Lại nữa nhiều vị khi thiền xong xả thiền không kỹ, nên khí tích tụ ở một số nơi nhiều hơn nơi khác và cũng do định lực chưa đủ cao, mà sinh thêm bệnh. Hôm nay tôi đi Bạc Liêu để khánh thành cầu giúp dân xây với mấy người bạn, khi về tôi sẽ trao đổi rõ hơn.
Thân ái,


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

VÂN QUANG đã viết:Chào quý đạo hữu AlphaTran,
Theo tôi thì bài kinh nầy Phật dạy thiền cho các Tỷ kheo, Các vị nầy đã giữ gìn dâm giới rất khéo léo, còn chúng ta, tôi cho rằng qúy hữu cũng như tôi cùng là cư sỹ áo trằng ,nên chỉ giữ giới tà dâm mà thôi,
:(
VÂN QUANG đã viết: mức thiền chưa đủ cao để huyết sinh tinh- tinh hoá khí- khí hóa thần, nên Thuỷ (tạng thận) hỏa (tạng tim) chưa giao hoà (vị tế), mà không thể làm cho mắt không mỏi và thân không mệt,
Mong đạo hữu Vân Quang có thể chỉ giảng thêm làm thế nào để "huyết sinh tinh- tinh hoá khí- khí hóa thần" để thủy hỏa vị tế được?
VÂN QUANG đã viết: Lại nữa nhiều vị khi thiền xong xả thiền không kỹ, nên khí tích tụ ở một số nơi nhiều hơn nơi khác và cũng do định lực chưa đủ cao, mà sinh thêm bệnh.
Thân ái,
Chết thật! Alpha đọc sách có được nhắc về cách xả thiền nhưng nghĩ còn trẻ nên không lo, vì thế khi xả thiền alpha đứng phắt dậy, bóp bóp cái chân cho đỡ tê rồi xong. :(


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết: Chết thật! Alpha đọc sách có được nhắc về cách xả thiền nhưng nghĩ còn trẻ nên không lo, vì thế khi xả thiền alpha đứng phắt dậy, bóp bóp cái chân cho đỡ tê rồi xong. :(
Vậy là khi về già, alphatran phải đi bằng ba chân rồi đấy. :D

Tôi ngồi thiền thế kiết già, khi xả thiền cũng phải làm theo bài bản (mất 30 phút) thứ tự từ trên xuống dưới như sau: mắt, tai, mũi, miệng, ý (đầu), thân.... xoa bóp các kinh mạch, thư giản trên các bộ phận vừa nói, nên không có bị các chứng bệnh tê nhức ở chân, vai, lưng và mỏi mắt, ù tai v.v...

Kể lại một chuyện chính mắt tôi trông thấy (tôi ngồi kế bên cụ). Trong khóa tu hai ngày với thầy Thích Phước Tịnh tại Trung Tâm Vạn Hạnh, có một cụ già tuổi khoảng 75, người ốm nhưng tinh thần còn tráng kiện, mắt sáng, tiếng nói sảng sảng, tay chân lanh lẹ. Giờ ngồi thiền 30 phút, cụ ngồi thế kiết già an nhiên bất động (cụ nói ở nhà cụ ngồi thiền một tiếng đồng hồ là tối đa). Lúc xả thiền, cụ làm các động tác xoa bóp, thư giản theo thứ tự vừa nói ở trên, đặc biệt cụ vẫn trong tư thế kiết già, cụ chắp thẳng hai tay ra sau lưng gập mình xuống đầu đụng sàn nhà, rồi ngẩng mình lên và gập mình sang bên vế phải, vai phải đụng đầu gối, cái đầu đụng dưới sàn phía trước đầu gối, rồi sang bên trái cũng trong tư thế đó. Tôi thấy hay nên bắt chước nhưng khó vô cùng vì cái lưng bị đau. Và khi đứng dậy xá, cụ bung hai chân ra thu gọn lại phía trước bụng theo thế ngồi chồm hổm nhưng bàn tọa vẫn còn đụng sàn nhà, hai tay chấp trước ngực rồi đứng dậy thật nhanh và cúi đầu xá ba xá là xong thời công phu của cụ. Trong khi đó mọi người đứng dậy phải chống tay xuống sàn nhà để nâng mình lên mệt nhọc vô cùng.

Và thêm một điều đáng phục, khi tới thời tụng kinh Phổ Môn, niệm và lạy hồng danh Bồ tát Quán Thế Âm theo bài kệ trùng tuyên, trong bài kệ cứ bốn câu là có một câu niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm. Mọi người niệm và lạy theo cách của mình, nhưng cụ lạy cách này rất hay:

Cụ đứng thẳng người, hai bàn chân xếp song song, hai tay chắp trước ngực, mắt ngó thẳng về phía trước. Khi niệm xong một danh hiệu, cụ đưa hai tay lên trán rồi hạ xuống trước ngực, đồng thời từ từ quỳ xuống bằng cách trụ cả thân mình trên hai bàn chân nhón gót lên, Khi hai đầu gối đụng sàn nhà, cụ cúi mình xuống trước, hai bàn tay song song đặt trước đầu gối, hai cùi chỏ đụng hai đầu gối, cái đầu đặt trên hai bàn tay ngửa ra, cái mông sau của cụ đặt trên hai gót chân được bung ra và xếp thẳng trên mặt sàn nhà, chứ không có chổng mông lên như một số người vẫn làm. Cụ lạy theo thế ngũ thể đầu địa đẹp vô cùng. Và khi đứng dậy, cụ từ từ ngóc đầu lên, hai bàn tay thu về trước ngực, lưng thẳng và đứng dậy với hai bàn chân nhón gót trong khi mọi người đứng dậy còn phải chống hai bàn tay xuống sàn mượn lực để nâng mình lên.

Bài kệ trùng tuyên trong kinh Phổ Môn rất dài, có bao nhiêu câu xưng tán là cụ lạy đều đặn bấy nhiêu câu và bài kệ được tụng ba lần mà cụ vẫn lạy đúng thế ngũ thể đầu địa lên xuống không mỏi mệt, trong khi đại chúng phải đổi thế lạy quỳ, lạy ngồi mà còn thấy mệt nhọc. Tôi thấy cụ lạy xong, lưng cụ thấm đẩm mồ hôi, gương mặt đỏ hồng trông đẹp vô cùng, cụ thở điều hòa không hổn hển như mọi người. Ai trông thấy cũng khâm phục...

Thế mới biết chỗ đắc dụng của công phu ngồi thiền và lạy Phật đúng phép. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

alphatran đã viết:
VÂN QUANG đã viết:Chào quý đạo hữu AlphaTran,
Theo tôi thì bài kinh nầy Phật dạy thiền cho các Tỷ kheo, Các vị nầy đã giữ gìn dâm giới rất khéo léo, còn chúng ta, tôi cho rằng qúy hữu cũng như tôi cùng là cư sỹ áo trằng ,nên chỉ giữ giới tà dâm mà thôi,
:(
VÂN QUANG đã viết: mức thiền chưa đủ cao để huyết sinh tinh- tinh hoá khí- khí hóa thần, nên Thuỷ (tạng thận) hỏa (tạng tim) chưa giao hoà (vị tế), mà không thể làm cho mắt không mỏi và thân không mệt,
Mong đạo hữu Vân Quang có thể chỉ giảng thêm làm thế nào để "huyết sinh tinh- tinh hoá khí- khí hóa thần" để thủy hỏa vị tế được?
VÂN QUANG đã viết: Lại nữa nhiều vị khi thiền xong xả thiền không kỹ, nên khí tích tụ ở một số nơi nhiều hơn nơi khác và cũng do định lực chưa đủ cao, mà sinh thêm bệnh.
Thân ái,
Chết thật! Alpha đọc sách có được nhắc về cách xả thiền nhưng nghĩ còn trẻ nên không lo, vì thế khi xả thiền alpha đứng phắt dậy, bóp bóp cái chân cho đỡ tê rồi xong. :(
Đối với người bình thường thì người ấm không quá nóng không quá lạnh, nước tiểu trong hơi nhạt màu (tuỳ theo loại thức ăn có nước màu gì)Có hai trường hợp sai lệch của tạng thận là thận âm hư,và thận dương hư, thận âm hư: người nóng, nóng từ trong xương nóng ra,đổ mồ hôi trộm ù tai mắt mờ, nhứt mỏi gân cốt dể bị hóa vôi cột sống,nước tiểu sậm màu và nóng,đó là chứng thận âm hư, bị chứng này khiến thiếu huyết, vì Thận âm chủ sanh huyết ,và dể bị tiểu đường, thấp khớp, loãng xương, rối loạn cương dương, liệt dương, vô sinh....khoảng 85% người VN bị chứng nầy và có thể kèm theo chứng can hư .
Thông thường nếu huyết đủ sẽ sinh tinh, tinh đủ sinh khí và khí đủ hóa thần, quan sát thần ở đâu?, ở mắt , ở cử chỉ, tướng đi đứng nằm ngồi. Thận âm chủ huyết , thận dương chủ khí, khí huyết đủ thì nhờ tim và phổi mà vận hành đi các cơ quan khắp cơ thể, thần bất túc thường khiến mắt lơ láo, lấm lét, lúc sáng lúc tối , không nhìn thẳng chỉ nhìn xuống....đa số đều do thần bất túc, tuy Phật không dạy những điều nầy, vì sợ người ta phân tâm, rồi trở thành tu theo tiên đạo.
Kế đó, bạn cũng chỉ mới ngồi tỉnh lự lắng tâm mà chưa vào sơ định, nên chưa thể có được những điều mà Phật dạy, từ từ tôi sẽ nói rõ những chướng ngại mà thiền sinh thường gặp phải.
Thân
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 23/11/13 15:26 với 2 lần sửa.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

battinh đã viết:
alphatran đã viết: Chết thật! Alpha đọc sách có được nhắc về cách xả thiền nhưng nghĩ còn trẻ nên không lo, vì thế khi xả thiền alpha đứng phắt dậy, bóp bóp cái chân cho đỡ tê rồi xong. :(
Vậy là khi về già, alphatran phải đi bằng ba chân rồi đấy. :D

Tôi ngồi thiền thế kiết già, khi xả thiền cũng phải làm theo bài bản (mất 30 phút) thứ tự từ trên xuống dưới như sau: mắt, tai, mũi, miệng, ý (đầu), thân.... xoa bóp các kinh mạch, thư giản trên các bộ phận vừa nói, nên không có bị các chứng bệnh tê nhức ở chân, vai, lưng và mỏi mắt, ù tai v.v...

Kể lại một chuyện chính mắt tôi trông thấy (tôi ngồi kế bên cụ). Trong khóa tu hai ngày với thầy Thích Phước Tịnh tại Trung Tâm Vạn Hạnh, có một cụ già tuổi khoảng 75, người ốm nhưng tinh thần còn tráng kiện, mắt sáng, tiếng nói sảng sảng, tay chân lanh lẹ. Giờ ngồi thiền 30 phút, cụ ngồi thế kiết già an nhiên bất động (cụ nói ở nhà cụ ngồi thiền một tiếng đồng hồ là tối đa). Lúc xả thiền, cụ làm các động tác xoa bóp, thư giản theo thứ tự vừa nói ở trên, đặc biệt cụ vẫn trong tư thế kiết già, cụ chắp thẳng hai tay ra sau lưng gập mình xuống đầu đụng sàn nhà, rồi ngẩng mình lên và gập mình sang bên vế phải, vai phải đụng đầu gối, cái đầu đụng dưới sàn phía trước đầu gối, rồi sang bên trái cũng trong tư thế đó. Tôi thấy hay nên bắt chước nhưng khó vô cùng vì cái lưng bị đau. Và khi đứng dậy xá, cụ bung hai chân ra thu gọn lại phía trước bụng theo thế ngồi chồm hổm nhưng bàn tọa vẫn còn đụng sàn nhà, hai tay chấp trước ngực rồi đứng dậy thật nhanh và cúi đầu xá ba xá là xong thời công phu của cụ. Trong khi đó mọi người đứng dậy phải chống tay xuống sàn nhà để nâng mình lên mệt nhọc vô cùng.

Và thêm một điều đáng phục, khi tới thời tụng kinh Phổ Môn, niệm và lạy hồng danh Bồ tát Quán Thế Âm theo bài kệ trùng tuyên, trong bài kệ cứ bốn câu là có một câu niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm. Mọi người niệm và lạy theo cách của mình, nhưng cụ lạy cách này rất hay:

Cụ đứng thẳng người, hai bàn chân xếp song song, hai tay chắp trước ngực, mắt ngó thẳng về phía trước. Khi niệm xong một danh hiệu, cụ đưa hai tay lên trán rồi hạ xuống trước ngực, đồng thời từ từ quỳ xuống bằng cách trụ cả thân mình trên hai bàn chân nhón gót lên, Khi hai đầu gối đụng sàn nhà, cụ cúi mình xuống trước, hai bàn tay song song đặt trước đầu gối, hai cùi chỏ đụng hai đầu gối, cái đầu đặt trên hai bàn tay ngửa ra, cái mông sau của cụ đặt trên hai gót chân được bung ra và xếp thẳng trên mặt sàn nhà, chứ không có chổng mông lên như một số người vẫn làm. Cụ lạy theo thế ngũ thể đầu địa đẹp vô cùng. Và khi đứng dậy, cụ từ từ ngóc đầu lên, hai bàn tay thu về trước ngực, lưng thẳng và đứng dậy với hai bàn chân nhón gót trong khi mọi người đứng dậy còn phải chống hai bàn tay xuống sàn mượn lực để nâng mình lên.

Bài kệ trùng tuyên trong kinh Phổ Môn rất dài, có bao nhiêu câu xưng tán là cụ lạy đều đặn bấy nhiêu câu và bài kệ được tụng ba lần mà cụ vẫn lạy đúng thế ngũ thể đầu địa lên xuống không mỏi mệt, trong khi đại chúng phải đổi thế lạy quỳ, lạy ngồi mà còn thấy mệt nhọc. Tôi thấy cụ lạy xong, lưng cụ thấm đẩm mồ hôi, gương mặt đỏ hồng trông đẹp vô cùng, cụ thở điều hòa không hổn hển như mọi người. Ai trông thấy cũng khâm phục...

Thế mới biết chỗ đắc dụng của công phu ngồi thiền và lạy Phật đúng phép. tangbong
@battinh ,
Cụ nầy lạy kiểu ngũ phần nhập địa hay năm vóc sát đất của phái mật tông, thế lạy nầy gồm 3 thế yoga, giúp hành giả thêm sức khoẻ,tiêu trừ bệnh và tích tạo công đức, nếu trong khi lạy biết nhiếp tâm vào sự quán tưởng tri ơn công đức của Đức Phật đã hoằng dương Phật pháp ở cỏi ta bà.....tưởng niệm đến 10 danh hiệu Phật, đây chính là niệm Phật kiểu Nam tông, và lễ Phật kiểu Tây Tạng.
Tuy vậy tôi biết chắc chắn một điều rằng cụ nầy vẫn chưa biết thế ngữa cổ lên trời khi khởi động của lễ lạy với hai bàn tay chấp vào nhau đưa từ ngực lên trước trán và cổ ngữa ra sau , bạn battinh hãy thử quan sát cụ xem sẽ rõ. Vì thế nầy rất tốt về đạo lẩn đời.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đối với người bình thường thì người ấm không quá nóng không quá lạnh, nước tiểu trong hơi nhạt màu (tuỳ theo loại thức ăn có nước màu gì)Có hai trường hợp sai lệch của tạng thận là thận âm hư,và thận dương hư, thận âm hư: người nóng, nóng từ trong xương nóng ra,đổ mồ hôi trộm ù tai mắt mờ, nhứt mỏi gân cốt dể bị hóa vôi cột sống,nước tiểu sậm màu và nóng,đó là chứng thận âm hư, bị chứng này khiến thiếu huyết, vì Thận âm chủ sanh huyết ,và dể bị tiểu đường, thấp khớp, loãng xương, rối loạn cương dương, liệt dương, vô sinh....khoảng 85% người VN bị chứng nầy và có thể kèm theo chứng can hư .
Thông thường nếu huyết đủ sẽ sinh tinh, tinh đủ sinh khí và khí đủ hóa thần, quan sát thần ở đâu?, ở mắt , ở cử chỉ, tướng đi đứng nằm ngồi. Thận âm chủ huyết , thận dương chủ khí, khí huyết đủ thì nhờ tim và phổi mà vận hành đi các cơ quan khắp cơ thể, thần bất túc thường khiến mắt lơ láo, lấm lét, lúc sáng lúc tối , không nhìn thẳng chỉ nhìn xuống....đa số đều do thần bất túc, tuy Phật không dạy những điều nầy, vì sợ người ta phân tâm, rồi trở thành tu theo tiên đạo.
Kế đó, bạn cũng chỉ mới ngồi tỉnh lự lắng tâm mà chưa vào sơ định, nên chưa thể có được những điều mà Phật dạy, từ từ tôi sẽ nói rõ những chướng ngại mà thiền sinh thường gặp phải.
Thân
Kính đạo hữu Vân Quang,

Mong đạo hữu khi phải thời có thể chỉ bày thêm cho. Đạo hữu không những giỏi thiền lại còn giỏi cả y lý Đông Phương.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

CHào ĐH Van Quang tu thiền tông có qua giai đoạn sơ thiền không?


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

dieungo đã viết:CHào ĐH Van Quang tu thiền tông có qua giai đoạn sơ thiền không?
Chào bạn,
Tôi không biết thiền tông có qua sơ thiền không vì thiền tông rất nhiều phái (hơn hai mươi phái), tôi chỉ biết Thiền tứ niệm xứ hay còn gọi là thiền quán sổ tức hay nhập tức xuất tức niệm, mà Phật dạy là tứ thiền hữu sắc, gồm có sơ thiền hay nhất thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
Nhiều vị thiền sư viết sách và cho rằng Phật dạy 2 pháp thiền khác nhau, tôi cho rằng Phật chỉ dạy 1 pháp thiền duy nhất . Còn với tôi không nghĩ ngồi thiền là quan trọng hơn lúc không ngồi thiền, mà "ngồi thiền" hay “thân hành niệm” là “thiền tập” và sau khi xả thiền trở lại hành động bình thường hằng ngày đó là “thiền hành”.
"Thiền tập” có lợi ích là giúp cho chúng ta sự an chỉ định thân và tâm và tăng cường huệ , còn "thiền hành" giúp chúng ta nhuần nhuyễn pháp hành thiền với tâm tỉnh giác buông bỏ trong từng giây phút ,và ứng xử trong đời sống hàng ngày, nhờ "thiền hành" nên càng dụng công vào thiền tập ( ngồi thiền) ta càng vào định sâu hơn vì sự buông bỏ được nhiều hơn, nói đơn giản là sự buông bỏ cung cấp năng lượng cho định , khi nào hết năng lượng thì cái động cơ tên là “định” nó tự tắt.
Vì hầu hết chúng ta đều cho rằng ngồi thiền là thiền, và áp dụng pháp thiền thật đúng đắn, nghiêm túc hành trì, rồi sau đó thì buông lung thân và tâm chẳng còn gì gọi là gìn chánh niệm nữa, và cũng thường hay khoe mình đã thiền được nhiều giờ nữa, Phật dạy “ gìn chánh niệm mọi lúc mọi nơi”, mà chúng ta vì chưa cắt ái –chưa ly gia nên hay bị quên, từ đó khi ngồi thiền thì rất nhớ lời Phật, có người còn nhận thấy định tướng, sau mười phút ngồi thiền nữa kia, nhưng cuối cùng cũng chẳng thể tiến được bước nào thêm nữa.
Tôi sẽ cố công viết lại kinh nghiệm tu tập mà tôi nghiên cứu , cho quý hữu xem có hợp lý hay không, vì đó cũng chỉ là Văn và Tư thôi, rồi quý vị phải Tu thử nữa, tôi chắc chắn rằng, nếu có quyết tâm quý hữu cũng sẽ đạt định không lâu đâu, và nhờ định mà có hỷ có lạc, thì ái dục thế gian cũng chỉ là hư ảo thật sự, vì không có hỷ không có lạc nào qua được định của thiền dù là sơ thiền .
Thân


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VÂN QUANG đã viết: @battinh ,
Cụ nầy lạy kiểu ngũ phần nhập địa hay năm vóc sát đất của phái mật tông, thế lạy nầy gồm 3 thế yoga, giúp hành giả thêm sức khoẻ,tiêu trừ bệnh và tích tạo công đức, nếu trong khi lạy biết nhiếp tâm vào sự quán tưởng tri ơn công đức của Đức Phật đã hoằng dương Phật pháp ở cỏi ta bà.....tưởng niệm đến 10 danh hiệu Phật, đây chính là niệm Phật kiểu Nam tông, và lễ Phật kiểu Tây Tạng.
Tuy vậy tôi biết chắc chắn một điều rằng cụ nầy vẫn chưa biết thế ngữa cổ lên trời khi khởi động của lễ lạy với hai bàn tay chấp vào nhau đưa từ ngực lên trước trán và cổ ngữa ra sau , bạn battinh hãy thử quan sát cụ xem sẽ rõ. Vì thế nầy rất tốt về đạo lẩn đời.
Tôi chỉ mới viết tóm tắt những hành động ngồi thiền và lạy Phật của cụ, chứ chưa nói rõ ràng hơn, tiếc vì lúc đó là lúc trang nghiêm mọi người đều nhiếp tâm vào câu kinh quán niệm và lạy ân đức của Phật (điều này trả lời cho câu hỏi của đạo hữu Vân Quang), nên tôi không có chụp được hình của cụ trong lúc hành lễ, chỉ có người quay phim có thẻ hành sự mới được ghi chép lại những giai đoạn tu tập trong lúc đó.

Tôi không hiểu đạo hữu nói thế lạy ngũ thể nhập địa, có phải là thế lạy cả người nằm dài trên mặt đất như người Tây Tạng thường lạy tại các chùa Tây Tang mà tôi có dịp tham quan hay không?

Bây giờ tôi bổ sung rõ ràng hơn những gì đạo hữu yêu cầu sau khi cố nhớ lại chính xác những tư thế của cụ, mặc dù không biết ba thế yoga (như đạo hữu nói) là những thế nào?

Đầu tiên cụ đứng thẳng người, mắt ngó thẳng về phía trước, hai tay chắp trước ngực, hai bàn chân song song hơi sát vào nhau, chứ không rộng lắm như mọi người vẫn đứng. Khi niệm xong một câu hồng danh, cụ từ từ đưa hai tay lên trán, đầu hơi ngẩng lên một chút, chứ không ngữa về phía sau, rồi tôi thấy thân mình cụ hình như nhích lên cao, nhìn xuống dưới chân thì tôi thấy hai bàn chân cụ nhón gót lên, thì ra cả thân mình của cụ trụ vững vàng trên mười ngón chân bám xuống sàn. Cụ từ từ hạ mình xuống mà lưng vẫn thẳng, hai tay chắp trước ngực, hai bắp chân xếp sát vào song song với mặt sàn, cái mông trụ trên hai gót chân lúc đó đã nhón lên. Rồi cụ từ từ cúi mình xuống, hai đầu gối đụng sàn nhà và đồng thời hai bàn chân bung ra sau, từ đầu gối đến bàn chân tiếp xúc với mặt sàn làm thành cái đế cho cả thân mình trụ ở trên, kế đó hai cánh tay cũng khép sát nhau song song hạ xuống đụng vào hai đầu gối và cụ gập mình xuống đầu nằm trên hai bàn tay ngữa ra, nghĩa là cái lưng vẫn cong khum khum. Nhìn cụ lạy trong tư thế đó giống như một bông sen nở cánh ở phía trên. Đây là thế ngũ thể đầu địa, liền lạc từ thân mình, hai bàn chân, hai mông, hai cánh tay và đầu đều tiếp xúc với nhau và khép kín hai bắp vế, cái mông dính trên hai gót chân, chứ không phải hai bắp vế hở rộng ra và cái mông chổng lên trên như thường thấy ở mọi người.

Những động tác này phối hợp nhịp nhàng từ trên xuống dưới và khi đứng dậy cũng theo trình tự từ dưới lên trên, cụ lạy rất nhẹ nhàng thư thái, hơi thở điều hòa... chứng tỏ công phu của cụ rất thuần thục.

Thế lạy của Mật Tông thì tôi không biết và thế lạy của Nam Tông thì tôi thấy vẫn bình thường qua sự quan sát vị sư Nam Tông lạy ơn đức Phật trước khi thuyết pháp không có gì đặc biệt. Việc quán tưởng và niệm hồng ơn chư Phật thì tự mình biết, chứ tôi không có tha tâm thông làm sao biết được lúc lạy trong tâm họ nghĩ gì?

Vấn đề này xin dừng lại vì không thuộc phạm vi của Nam Tông.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.77 khách