tứ chánh cần dành cho thiền sinh nguyên thuỷ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

tứ chánh cần dành cho thiền sinh nguyên thuỷ

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Tứ chánh cần
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Tứ chánh cần : bốn việc chánh yếu cần phải tinh tấn hành trì, cũng là sự khởi động ban đầu dành cho người thiền sinh , tuy vậy nó sẽ không giống như của các cư sỹ tu theo pháp môn không có thiền .
Phật dạy bốn điều cần phải chuyên tâm tu tập như sau:
1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.
3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
Riêng tôi, tôi xin phép rút gọn tứ chánh cần dành cho thiền sinh như sau:

Việc ác đã làm, luôn đoạn diệt
Ác Ý chưa khởi. luôn chẳng sinh
Việc thiện đã làm, luôn làm
Ý thiện sẽ luôn khởi đầu thân khẩu

Hàm nghĩa của chữ “ luôn” là Tỉnh giác tinh tấn (phát triển & chuyên cần )
Đối với thiền sinh của chúng ta, Ý khởi đầu cho vạn pháp có liên quan tới Thân và khẩu, do đó thiền sinh cần phải quán sát thân tâm mình từng giây từng phút theo tứ niệm xứ mà Đức Phật đã ban cho.
Tôi không đồng ý hoàn toàn với một số luận sư cho rằng : thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã và thọ thị khổ.
Ông dạy :
“Thưa tất cả quý Phật tử, “vô” có nghĩa là không, “thường” nghĩa là thường có. Vô thường có nghĩa là không thường còn, không bền chắc lâu dài, dù nhỏ bé như hạt bụi, hoặc lớn như mặt trời, mặt trăng, cũng đều phải chịu sự chi phối thay đổi, tan rã, chuyển biến theo thời gian, hoặc chậm hay mau mà thôi. Vô thường tạm chia thành ba loại: Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường”
Nhưng nếu nói rằng thân bất tịnh và tâm vô thường thì chẳng sai , nhưng không đi vào cái gốc rễ của nó. Mà nếu không đi vào cái gốc rễ thì quý vị chỉ thấy trái thấy quả rồi cho nó là, còn do đâu mà nó có thì ta bị tịt.
Theo tôi, Thân chẳng những bất tịnh, mà còn vô thường nữa, còn Tâm chẳng những vô thường mà còn bất tịnh nữa, vô thường ở đây phải hiểu là ta không điều khiển được nó, nó nằm ngoài sự kiểm soát của Ta, Ta không muốn bịnh mà nó cứ bịnh, ta muốn khoẻ mà nó lại không muốn.Tâm cũng vậy ta không muốn nghĩ tới điều quấy mà nó cứ nghĩ…..
Tôi có một định nghĩa vô thường thật đơn giản hơn một chút , tổng quát hơn một chút, cái gì có sanh thì có diệt, trạng thái sanh rồi diệt , diệt rồi sanh là vô thường, không thường trụ là vô thường.
Nếu đặt trên cơ sở như vậy, Tâm vô thường không phải là dành cho toàn thể, vì các vị arahan đã chứng đắc chơn như tâm, tức tâm vô tạp niệm (thân tâm thanh tịnh) , và mãi mãi là như thế ,vì với các Ngài chánh tinh tấn đã mãn, phạm hạnh đã thành, và nếu cho rằng tâm là vô thường, thì tu hành vạn kiếp cũng chưa chắc cải tạo được Tâm, thì Phật bày ra pháp để tu Tâm làm gì? Và gần hai ngàn vị đắc quả Arahan thời Phật còn tại thế là không có chăng?
Còn với kết quả hành thiền quán sát, thì Tâm chính yếu là vô ngã, vì với thiền sinh nào đã đạt được quá bậc thiền thứ hai đều biết rõ, ta không có một khởi động tâm nào để xả được thiền cả, lúc đó tâm hành giả là rỗng không, nhưng tỉnh giác cực độ, tâm nhận biết của những giác quan đóng lại, tâm tạo tác cũng dừng bặt, sự vào định càng sâu do sự buông bỏ lục dục hàng ngày của hành giả đã hết năng lượng, lúc đó tự xả thiền, vì vậy cái quả của hành thiền là nhằm biết được, thâm nhập được vô ngã không phải là lý thuyết, mà là một thực tế không ai ngờ đến được.
Ngoài ra chúng ta không thể tách thân ra khỏi tâm hay ngược lại, mỗi một người , mỗi một chúng sinh ở cỏi người nầy đều có chơn ngã bao gồm thân- tâm- nghiệp, cả ba thành phần nầy dính chặt vào nhau không thể tách rời, nó theo ta trong suốt quá trình tồn tại của thân xác, nếu tách rời từng cái rồi cho nó là Ta, thì nó không phải là chơn ngã (cái ta thật) .Ví như cái nhà gồm các chân cột , các chân kèo, các đòn tay của mái và mái nhà, nếu tách chúng ra thì không thể thấy cái nhà được. Nếu tách rời thân hay tâm hay nghiệp rồi cho đó là ngã của Ta, nhưng thật ra đó chỉ là “cái mà ta cho là ngã của ta “, hay “Tự ngã”, chứ chẳng phải là chơn ngã. Còn nếu cho rằng chẳng có cái gì là chơn ngã, thì cái gì đang thọ nghiệp do quả của luật luân hồi đây ?
Phật dạy, “một trong 62 tà kiến là tin vào luật nhân quả, mà không tin vào tái sanh là tà kiến”


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: tứ chánh cần dành cho thiền sinh nguyên thuỷ

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Như vậy khi thân hoại mạng chung thì tâm và nghiệp sẽ tái sanh vào một thân mới , với một đời sống khác , với một thân khác , để tiếp nối sự luân hồi của tâm - nghiệp.
Đức Phật dạy rằng : mọi pháp đều vô ngã
Xin nghe bài tụng sau đây:
Na gāmadhammo nigamassa dhammo,
Na cāpiyaṃ ekakulassa dhammo,
Sabbassa lokassa sadevakassa,
Eseva dhammo yadidaṃ anattatā.
Pháp nào có tên gọi là “vô ngã”, là Pháp có trạng thái “không phải là của ta”, Pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy.
Mọi pháp đều vô ngã có nghĩa là các sự vật cảnh vật tư tưởng , pháp tu đều phải hiểu là không có sở hữu của riêng ai, nếu trói buộc nó là của mình thì thọ Khổ, trong đó nếu mình thấy pháp tu nào làm cho mình có lợi ích, an lạc , làm lợi mình, lợi người thì phải truyền cho người khác không giữ làm của riêng, nên gọi là mọi pháp đều vô ngã.
"Mọi pháp đều vô ngã" (Sabbe dhamma anatta - Chư pháp vô ngã), để chỉ bảo chúng ta không nên chấp thủ vào bất cứ hiện tượng thiên nhiên nào, cảnh nào, vật nào, sắc pháp nào, pháp tu riêng biệt nào, dù chúng là hữu vi hay vô vi.
Kết luận :
Thân vô thường ,Tâm thấy vô ngã, không thọ Khổ
Tâm vô ngã , lấy làm chơn, thọ hỷ lạc
Pháp vô ngã , không chiếm hữu, thọ chơn như


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.106 khách