DO ĐÂU MÀ CÓ VÔ MINH?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

DO ĐÂU MÀ CÓ VÔ MINH?

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Do đâu mà có vô minh? chính vô minh là duyên khởi phát động ra hành vi tạo nghiệp? hay do một nguyên nhân nào khác?
Vô minh từ đâu đến?
Trước khi thảo luận đề tài nầy, chúng ta cần làm rõ nghĩa của vô minh, có những loại định nghĩa mà chúng ta không cần phải tra từ, mà chỉ cần nói lên sự đối kháng của ý nghĩa đó, hay nhiều khi bắt đầu từ ý nghĩa của phản nghĩa lại có tính đơn giản hơn làm nổi bậc cái nghĩa theo chiều ngược lại làm ta trực giác ngay được nghĩa của từ kia.

Nếu muốn dùng định nghĩa để hiểu vô minh, thì có thể định nghĩa vô cùng đơn giản là không thấy biết như thật, ngoài ra những định nghĩa theo từ ngữ , không đem lại cho quý vị bất kỳ sự thực nào, và đối nghịch với vô minh là chánh tuệ giác (nhờ có chánh định nên có chánh tư duy và có chánh kiến, chính chánh kiến nầy sẽ phá vở vô minh từ từ , nhưng chỉ khi nào đạt được quả tuệ chánh tuệ giác thì lúc đó vô minh mới tan biến hoàn toàn)
Vì sao chánh kiến lại phá vở từ từ được vô minh?
Vì Chánh kiến là cái nhìn toàn diện, là nhận thức đúng đắn về bản chất của sự vật, về các pháp là do duyên sinh, vô thường, vô ngã.
và cũng chính chánh kiến phối hợp với 7 đường còn lại dần dần sẽ hình thành chánh tuệ giác- trạch pháp nhãn – thấy biết thật tính của vạn pháp hay thấy như thật)
Vậy khi chuyển hoá được vô minh thì sinh được Tuệ vậy,và đó cũng là lúc hành giả đạt quả Bất lai hay Arahan. Tức không còn tái sanh nữa, không còn luân hồi nữa, đó cũng chính là quả chánh giải thoát
Chỉ khi đó mới hoàn toàn xoá được vô minh.

Ngoài ra Tôi xin dùng thử một cách định nghĩa khác sau đây:
Vô minh là sự thấy biết không rõ thật tính của đối tượng.
Nếu định nghĩa theo từ ngữ thì vô minh vừa là danh từ vừa là tỉnh từ
Định nghĩa nầy tương đối để quý hữu nắm được sơ nghĩa của vô minh, nhưng đối với Phật pháp thì phải thêm vào một khúc nữa mới tròn nghĩa.
Vô minh là sự thấy biết không rõ thật tính của đối tượng là vô thường ,khổ, và vô ngã.
Thật tính của mọi đối tượng mà hành giả đang quán sát đều có tính vô thường, nếu hành giả mong muốn ái-thủ -hữu thì sẽ thọ khổ, và bản chất của chúng cũng như của hành giả đều là vô ngã, vô thường
Vô minh còn biểu thị của sự lẫn lộn, tưởng như thế nầy là đúng, như thế kia là sai, nhưng thật sự dù cho chấp ngược lại, cũng vẫn không thể đúng với tự tánh của đối tượng đang quán sát, vì đối tượng được quán sát không nằm trong cái hiểu biết thực của người quan sát.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: DO ĐÂU MÀ CÓ VÔ MINH?

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Vô minh đang hiện hữu ở đâu trong tâm thức của hành giả?
Hầu hết phát xuất điểm của vô minh đều từ lục thức, do lục thức, bởi lục thức, được bao bọc bởi tạng thức ,kiến thức, ý thức, tâm thức, tập quán, thói quen, nòi giống, dòng tộc…..tôi tạm gọi là tàng thức phát xuất điểm của tàng thức nầy chất chứa và có Nhân Si ngủ ngầm trong đó
Hầu hết các sự phát khởi của vô minh đều do Tâm Si khởi , khi có vô minh là có Si phần tham dự, nó là gốc rễ để vô minh hình thành . Từ các căn thức nhận thấy các trần cảnh hay các pháp và phát sinh ra thức , khi cái thức mới bắt đầu hình thành, thì Tâm hành giả lập tức so sánh với tàng thức của hành giả, để cho ra một ý tưởng nhất định, ý tưởng nầy có thể chỉ là làm cho tâm nhận biết đối tượng, hay khởi lên từ tâm tạo tác để Thân và khẩu phát ra hành vi như vậy , hay lời nói như vậy, còn nếu như trong tàng thức chưa có ghi nhận , thì ngay lúc trước đó Nhân Si đã luồng vào trong sự hình thành của ý nghĩ, của tư tưởng rồi, và theo một thói quen như vậy, sẽ nói điều như vậy, hay làm theo điều như vậy.
Trong khi đó Tâm Si là lòng tăm tối, mê mờ, thiếu trí tuệ, đồng nghĩa với Vô-minh ở vài khía cạnh chứ không hoàn toàn
Tâm Si có hai loại:
-Tâm Si Hoài Nghi.
-Tâm Si Phóng Dật.
Thế nào là Tâm Si Hoài Nghi?
- Tâm Si Hoài Nghi là trạng thái mê mờ do nghi hoặc, phân vân, lưởng lự, không quyết tâm.
Hoài nghi có hai cách:
a) Hoài nghi sự thông thường.
b) Hoài nghi sự tu hành.
Thế nào là Tâm Si Phóng Dật?
- Tâm Si Phóng Dật là trạng thái Tâm mù mịt, mê mờ, do sự loạn động, lao chao, tán loạn, phang duyên theo trần cảnh, bất nhất tâm, không an trú trong đề mục
Từ đó Vô Minh là duyên (tạo điều kiện) cho Hành (hành động), Hành là duyên cho Thức, Thức là duyên cho Danh Sắc, Danh Sắc là duyên cho Lục Nhập (tức là sáu giác quan), Lục Nhập là duyên cho Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái (ưa thích, ham muốn), Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử.
Do vậy , một đoạn trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh "... không vô mình hay diệt tận vô minh, cho đến không già chết hay diệt tận của già và chết " là nói đến Mười Hai Nhân Duyên. Mười Hai Nhân Duyên là lý do con người ở trong vòng luân hồi sanh tử bất tận
Và 12 nhân duyên nầy cũng gọi là pháp “ Tuỳ thuận phát sanh” , là bài chuyển pháp luân đầu tiên của Đức Phật trong vườn Nai cho 5 anh em Kiều Trần Như, và cũng là bài pháp làm rúng động tâm thức của những người Phương Tây học tìm chân lý giải thoát từ Đức Phật.
Kết luận :
Vô minh phát sinh từ Tâm Si, kết tập từ vô thuỷ vào tàng thức của ta, chỉ khi nào thực hành bát chánh đạo đạt tới quả Chánh tuệ giác, thì lúc đó mới có chánh giải thoát , nếu ai tự nhận mình hết vô minh, thì xin hỏi họ đã đạt quả Bất Lai hay Arahan chưa?
Tất cả những hành giả chúng ta chưa có ai hết vô minh, buồn thay!
Nhưng chẳng thà biết vậy để rồi cố gắng tinh tấn hành trì , còn hơn tự mình nâng mình lên, nhưng không đúng cái thực chất thì càng thêm đau khổ vì "... không vô mình hay diệt tận vô minh, cho đến không già chết hay diệt tận của già và chết ”


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: DO ĐÂU MÀ CÓ VÔ MINH?

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Tâm Tham được chuyển hóa nhờ Giới
Tâm Sân được chuyển hóa nhờ Định
Tâm Si được chuyển hóa nhờ Tuệ
Do đó , nếu giữ gìn giới hạnh tốt thì giảm Tham, nếu thân tâm an tịnh hay có Định thì giảm Sân, nhưng để giảm Si thì khó vô cùng , muốn giảm cho thật hết hẳn (vô lậu), thì phải có chánh tuệ giác, tức thấy biết như thật , còn giảm in ít thì phải có Tuệ .
Cũng như vậy , Ta thấy giữ Giới thì dể hơn đạt Định trong thiền, đạt Định thì dể hơn có Tuệ giác .
Nếu cho rằng còn Tham Sân Si là còn vô minh, hay tham sân si là vô minh, thì cũng có đúng phần nào đó , nhưng vẫn chưa đi về gốc rể của vô minh, và vẫn chưa trả lời được vô minh do đâu mà có ? , kết quả của vô minh là gì? Hết vô minh thì sẽ có quả gì?
Nếu quý vị thường hành thiền quán sát về tâm và pháp, truy tìm cho được khoảng khắc sinh diệt của các pháp , trước khi Tham pháp hiển hiện là pháp nào hiển hiện trước, rồi mới tới Tham pháp, đó là sự truy tìm nguồn gốc của tư tưởng bằng Tầm, khi nắm bắt được nó là Tứ, như đã nói Nhân Si ngủ ngầm trong hầu hết các pháp có Tham Sân Si. Vì vậy Tham và Sân có thể diệt trước hay chuyển hóa trước, nhờ phát hiện được Si phần có tham gia trong quá trình tư duy, khi phát hiện được nó hành giả cắt Tầm và dụng Tứ để bắt Si khởi, và như vậy tiến trình kế tiếp chuyển thành Tham hay Sân hay Si không còn hiện hữu .
Tâm Si vẫn còn tồn tại dù là vi tế tâm, cho tới Thánh quả Arahan thì mới tạm dứt, cho đến khi dứt hẳn Tâm tham vô sắc giới , tham niết bàn, thì Si mới tắt hẳn.Và lúc đó là phạm hạnh đã thành không còn đời sống nào khác nữa.
Nếu cho rằng vô minh là tham sân si , thì vẫn khó trả lời được câu vô minh do đâu mà có, vì bạn chỉ nắm bắt được cái trạng thái ngay tại lúc nào đó trong quá trình về tâm đang diễn tiến, mà vẫn chưa nắm được lúc khởi đầu của “mầm tưởng” Tham Sân Si hay vô minh
Như trên đã nói khi nào Si yếu hẳn hay tắt hẳn thì mới không còn luân hồi, do vậy Si chính là nguồn năng lượng khởi động vô minh và vô minh cũng lại là sự khởi đầu của tiến trình tái sanh luân hồi vô tận.
Cũng bằng lý luận như thế ta thấy Nhân Si là mầm mống sinh ra vô minh, nhưng vô minh không phải là Tâm Si , xin chớ có hiểu lầm .
Đến khi nào ta biết được cái mầm tưởng nào sinh ra bất thiện pháp nào , thì lúc đó ta mới có cách đối trị và chuyển hóa nó.
Và cũng từ những gì đã diễn đạt ở trên vô minh không phải là không sáng suốt , u mê, ngu muội, (nếu ta tra nghĩa từng từ), mà vô minh là chưa đạt quả bất lai , khi nào chưa đạt được quả nầy là vẫn còn vô minh, dù rằng quả nầy vẫn chưa dứt được vô minh vi tế, vẫn chưa dứt hẳn , nhưng ít ra thì không còn trôi lăn trong lục đạo, và đã cắt lìa được 12 nhân duyên.
Và dù cho bạn là ai, từ bậc đại sư cho tới người trí thức, hay người làm ruộng, vẫn chưa thể hết vô minh nếu chưa đạt quả bất lai.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.105 khách