Tâm lý & thuyết pháp

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu Nam Truyền,

Lúc nhỏ alpha có duyên đọc được một số tài liệu huấn luyện huynh trưởng của gia đình Phật tử. Trong đó, người biên soạn đã nói nhiều về tâm ý của thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên... Sau này lớn lên mới biết đó là những nội dung vận dụng từ tâm lý học áp dụng trong hoằng pháp.

Nay alpha thắc mắc, trong Kinh tạng Nam Truyền, Phật dạy như thế nào về tâm lý của các đối tượng nghe pháp; Phật có dạy cho các vị Thánh đệ tử hoặc các vị cư sĩ về cách nói pháp cho người khác không? và nói như thế nào?

Học được những điều này thực sự là rất hữu ích trong việc giúp người khác mà trước nhất là người thân mình.

Mong các vị hoan hỉ giảng nói cho! tangbong


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
co102
Bài viết: 27
Ngày: 20/04/13 09:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Phật Giáo Nguyên Thủy

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi co102 »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu Nam Truyền,

Lúc nhỏ alpha có duyên đọc được một số tài liệu huấn luyện huynh trưởng của gia đình Phật tử. Trong đó, người biên soạn đã nói nhiều về tâm ý của thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên... Sau này lớn lên mới biết đó là những nội dung vận dụng từ tâm lý học áp dụng trong hoằng pháp.

Nay alpha thắc mắc, trong Kinh tạng Nam Truyền, Phật dạy như thế nào về tâm lý của các đối tượng nghe pháp; Phật có dạy cho các vị Thánh đệ tử hoặc các vị cư sĩ về cách nói pháp cho người khác không? và nói như thế nào?

Học được những điều này thực sự là rất hữu ích trong việc giúp người khác mà trước nhất là người thân mình.

Mong các vị hoan hỉ giảng nói cho! tangbong
Gần như 1/8 cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật , ngài dạy về cách giao tiếp qua ngôn ngữ đối với mọi người .
Chánh Ngữ là những gì Đức Phật đã dạy về điều đó .

Ví dụ : Nói dối là sai
Nói lời gây sân hận là sai
Nói lời vô ích mất thì giờ là sai

Nói thật là đúng
Nói lời cần nói dễ nghe là đúng
Nói lời cần thiết để nói là đúng


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu,

Có lẽ đạo hữu không hiểu ý câu hỏi


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Trong kinh số 58, Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời:

-- "Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy".
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-p ... h-ngu.html
->cách nói pháp cho người khác: nói đúng sự thật, nói có mục đích, nói khiến ng khác ưa thích, nói đúng thời, khi cần thiết có thể nói sự thật, có mục đích, đúng thời nhưng ko khiến ng khác ưa thích...
Bên cạnh đó, trong link còn nói về nên nói về đề tài nào.vv..


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thưa hiền hữu,

Hiền hữu thật là có lòng tìm hiểu và giàu lòng từ muốn giúp alpha.
Nhưng này hiền hữu, hãy đọc và phải suy nghĩ.
-- "Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Làm thế nào để biết "lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích" TRƯỚC KHI NÓI?
Phật đã thành tựu nên có thể dùng tha tâm thông để biết. Nay những kẻ phàm phu như alpha đây chỉ còn biết cách là dùng những hiểu biết về tâm lý học để mà hiểu người khác. Đó là lý do alpha lập chủ đề này.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

vn xin trích lại một phần trong link bài viết trên.
Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.

Trong kinh Lời Nói (Tăng Chi 5.198), Đức Phật giảng 5 yếu tố của một lời nói thiện lành như sau:

--"Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ khưu, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những bậc Hiền trí chỉ trích. Thế nào là năm? Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời đem đến lợi ích, nói với lời từ tâm".

1) Nói đúng thời: có khi một lời chân thật nhưng không được phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho người khác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụng lời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc.

2) Nói đúng sự thật: bậc thi?n tri thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối.

3) Nói lời nhu hoà: lời nói cần phải dịu dàng, lễ phép, tạo không khí hòa hợp.

4) Nói lời đem đến lợi ích: lời nói phải có mục đích và ý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô dụng.

5) Nói lời với từ tâm: lời nói phải phát xuất từ tấm lòng thương yêu, cẩn trọng.

Ngoài ra, trong bài kinh Khéo Thuyết,Kinh Tập 78, Đức Phật giảng thêm:

-- "Thành tựu bốn chi phần, này các Tỳ-khưu, lời nói được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chỉ nói lời khéo nói, không nói lời vụng nói; chỉ nói lời đúng pháp, không nói lời phi pháp; chỉ nói lời khả ái, không nói lời phi khả ái; chỉ nói lời đúng sự thật, không nói lời không đúng sự thật. Thành tựu với bốn chi phần này, này các Tỳ khưu, lời nói là được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách."


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Này hiền hữu, hãy tự mình hỏi lấy mình, tự tư duy và phải ăn nuốt từng từ từng dấu vào lòng mới có thể thảo luận được. Nếu không hiền hữu sẽ là kẻ không hiểu chuyện.

Xin phép dừng!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Tinh tấn tu tập , thực hành tốt để tự cứu bản thân , hòa nhập Tánh Không , Pháp Giới thì tự nhiên sẽ có khả năng dạy người khác . Không cần nhọc công mò mẫm học tâm lý phàm tục , vừa tốn thời gian , vừa đau đầu , nhức óc vì hỗn loạn , hàng trăm ngàn kiểu .
Chưa kể khi thời không tốt đến , bao nhiêu chuyện xấu ập đến thì cũng chẳng có khả năng chống chọi , vượt qua . Lúc đó thấy bản thân không làm được gì mà quay ngược lại báng bổ , phạm vào trọng tội thì thật đáng tiếc :)


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

khach_lang_du đã viết:Tinh tấn tu tập , thực hành tốt để tự cứu bản thân , hòa nhập Tánh Không , Pháp Giới thì tự nhiên sẽ có khả năng dạy người khác . Không cần nhọc công mò mẫm học tâm lý phàm tục , vừa tốn thời gian , vừa đau đầu , nhức óc vì hỗn loạn , hàng trăm ngàn kiểu .
Chưa kể khi thời không tốt đến , bao nhiêu chuyện xấu ập đến thì cũng chẳng có khả năng chống chọi , vượt qua . Lúc đó thấy bản thân không làm được gì mà quay ngược lại báng bổ , phạm vào trọng tội thì thật đáng tiếc :)
Nói như thế, ông Thích Ca ngày xưa trong vô lượng kiếp ông ấy phải chẳng cứu ai, chẳng độ ai, chẳng giúp ai cả. Vì ổng phải lo tu cho được cái Tánh Không rồi ông ấy mới đi dạy người.
Làm đệ tử Thích Ca nhưng chẳng hiểu nỗi cái hạnh của Thích Ca!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

alphatran đã viết:
khach_lang_du đã viết:Tinh tấn tu tập , thực hành tốt để tự cứu bản thân , hòa nhập Tánh Không , Pháp Giới thì tự nhiên sẽ có khả năng dạy người khác . Không cần nhọc công mò mẫm học tâm lý phàm tục , vừa tốn thời gian , vừa đau đầu , nhức óc vì hỗn loạn , hàng trăm ngàn kiểu .
Chưa kể khi thời không tốt đến , bao nhiêu chuyện xấu ập đến thì cũng chẳng có khả năng chống chọi , vượt qua . Lúc đó thấy bản thân không làm được gì mà quay ngược lại báng bổ , phạm vào trọng tội thì thật đáng tiếc :)
Nói như thế, ông Thích Ca ngày xưa trong vô lượng kiếp ông ấy phải chẳng cứu ai, chẳng độ ai, chẳng giúp ai cả. Vì ổng phải lo tu cho được cái Tánh Không rồi ông ấy mới đi dạy người.
Làm đệ tử Thích Ca nhưng chẳng hiểu nỗi cái hạnh của Thích Ca!
anh alphatran suy diễn quá rồi . Nói thế này cho dễ , giả sử chẳng may tôi bị ung thư , tôi kiên trì thực hành Pháp và tự tiêu diệt bệnh . Mọi người xung quanh thấy lợi ích vậy nên mong muốn được theo Giáo pháp của Đức Thích Ca . Ai mà không muốn sướng , thoát khổ .
Có phải là phải chờ đến mức như Đức Thích Ca thì mới được dẫn người . Từ những chuyện nhỏ bé trước cũng đã giúp được người rồi . Cứu mình trước rồi người sẽ tin tưởng theo


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Càng nói lại thêm càng sai quấy!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tâm lý & thuyết pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Đúng vậy!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.83 khách