Xin hỏi về Tín căn

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu box Nam Truyền,

Nhờ các vị từ bi chỉ cho alpha một điểm này chưa hiểu từ lâu.
Trong NGŨ CĂN, có TÍN CĂN. Tín căn có Tín đối với TĂNG.
Nhưng xưa nay trong tăng có kẻ chánh người tà, kẻ thực tu người giả tu. Vậy TÍN đối với TĂNG được Phật dạy tín như thế nào?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Kính đạo hữu alphatran!
Đạo hữu có nhiều câu hỏi rất hay và bổ ich cho mọi người, qs xin tặng đh một bài (hông biết là thơ hay là gì hết).
Mê và Ngộ
Thời nay thơ ca toàn thấy ngộ,
Vấn qua vấn lại lộ cái mê,
Người mê bí lối nhớ cố nhân,
Kẻ ngộ thong dong tùy chân giải.
Kính.


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu box Nam Truyền,

Nhờ các vị từ bi chỉ cho alpha một điểm này chưa hiểu từ lâu.
Trong NGŨ CĂN, có TÍN CĂN. Tín căn có Tín đối với TĂNG.
Nhưng xưa nay trong tăng có kẻ chánh người tà, kẻ thực tu người giả tu. Vậy TÍN đối với TĂNG được Phật dạy tín như thế nào?
Y Pháp Bất Y Nhân.

Tín Căn là Tin cho được pháp mình tu mà phật đã dạy trong 84000 pháp môn sẽ đưa đến kết quả an vui giải thoát.

Do nhân có niềm tin vững chắc nên mới "Tinh Tấn" mà dụng công miên mật (Niệm), do dụng công miên mật mà được an Định, nhờ thế mà Trí Huệ khai mở.

Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết: Y Pháp Bất Y Nhân.

Tín Căn là Tin cho được pháp mình tu mà phật đã dạy trong 84000 pháp môn sẽ đưa đến kết quả an vui giải thoát.

Do nhân có niềm tin vững chắc nên mới "Tinh Tấn" mà dụng công miên mật (Niệm), do dụng công miên mật mà được an Định, nhờ thế mà Trí Huệ khai mở.

Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ
Lộn rồi đạo hữu Thánh Tri à,

Mình đang thắc mắc về "Tín đối với TĂNG".


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tín căn là tâm tin tưởng vào Phật, giáo lý của Phật (Pháp), và các đệ tử của Phật (Tăng).
Tăng bảo là nói chung cho chư Tăng toàn thế giới. Nói rộng hơn nữa là chỉ cho chư Tăng trong pháp giới.
Nhờ có Tăng mà Phật pháp được lưu truyền để cứu vớt chúng sinh. Công đức xuất gia có thể cứu vớt chúng sinh luân hồi trong các đường ác (Mục Liên-Thanh Đề). Do đó Tăng là một báu của đạo Phật.

Tất nhiên Trong chúng Tăng cũng có những người suy thoái, không giữ giới luật. Nhưng không thể nhìn một vài người mà đánh giá toàn bộ Tăng chúng được. Cũng như không thể thấy một người Nhật ăn trộm mà nói dân Nhật xấu xa được.
Đối với một vị Tăng có hành động xấu xa, ta vẫn phải cung kính, vì vị đó mang hình tướng của chư Phật.
Trong truyện cổ Phật giáo: Có một con sư tử lông vàng rất đẹp, rất khôn và biết cung kính chư Tăng. Một người thợ săn muốn giết nó để lấy da, đã cải trang thành một Tỳ Kheo để dụ con sư tử. Khi sư tử đến gần, người thợ săn bắn nó bằng mũi tên có tẩm thuốc độc. Sư tử giận dữ, muốn giết thợ săn, nhưng khi nhìn thấy hình tướng Tỳ Kheo mà người thợ săn giả dạng, nó không dám giết vì sợ phạm vào hình ảnh đức Thế Tôn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn Pháp của Đạo hữu Bình


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thánh_Tri đã viết:
alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu box Nam Truyền,

Nhờ các vị từ bi chỉ cho alpha một điểm này chưa hiểu từ lâu.
Trong NGŨ CĂN, có TÍN CĂN. Tín căn có Tín đối với TĂNG.
Nhưng xưa nay trong tăng có kẻ chánh người tà, kẻ thực tu người giả tu. Vậy TÍN đối với TĂNG được Phật dạy tín như thế nào?
Y Pháp Bất Y Nhân.

Tín Căn là Tin cho được pháp mình tu mà phật đã dạy trong 84000 pháp môn sẽ đưa đến kết quả an vui giải thoát.

Do nhân có niềm tin vững chắc nên mới "Tinh Tấn" mà dụng công miên mật (Niệm), do dụng công miên mật mà được an Định, nhờ thế mà Trí Huệ khai mở.

Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ
Tôi nói thẳng tắc có lẽ ông không hiểu.

Ông nghi ngờ trong Tăng chúng long xà hổn tạp thì biết Tin vị nào.

Tôi chỉ ông lời Phật dạy "Y Pháp Bất Y Nhân". Hãy suy sét kỹ càng xem người giảng pháp đó có nói trung với lời Phật dạy hay không. Nếu hợp lời Phật dạy thì tin nhận làm theo. Nếu không nói trúng thì không nghe, không làm theo.

Phật cũng từng dạy, đừng vọi tin những gì ai nói dù người đó có danh tiếng, dù người đó là cấp trên của mình, mà hãy từ từ tỉ mĩ suy xét xem lời người đó nói có lợi ích gì cho mình, cho người. Nếu có lợi ích cho mình cho người thì chừng đó hãy tin cũng được.

Người Thiện Tri Thức hay vị Tăng nào nói đúng với lời Phật dạy thì mình theo thân cận học hỏi. Người Thiện Tri Thức hay vị Tăng nào không nói đúng với lời Phật dạy thì mình không theo, mình xin rời đi tìm vị thầy khác để thân cận. Bởi Quy Y Tăng là quy y cả một đoàn thể thanh tịnh tăng già (ai trong tăng đoàn cũng là thầy mình) không phải quy y theo một cá nhân nào riêng biệt.


Tín Căn ở đây thường được nói đến là Tin Căn nơi Phật Pháp.

Khi Phật tại thế bái Phật làm thầy. Khi Phật nhập diệt Lấy Giới làm thầy.

Y Pháp Bất Y Nhân.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đạo hữu Thánh Tri lưu ý, mình đang ở box Nam Truyền,
Lời đạo hữu nói lẽ nào tôi không hiểu, nhưng tôi không tin chỉ đơn giản như vậy. Vì với cái lý lẽ đó, sẽ loạn cả đấy!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết:........

Trong NGŨ CĂN, có TÍN CĂN. Tín căn có Tín đối với TĂNG.

........
Lành thay, này Hiền giả!

nhưng ở đây, này Hiền giả! do nhân gì, do duyên gì Hiền giả biết được những danh tự ở trên ?

Kính chúc Hiền giả an lạc, tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thưa hiền hữu Cục đất

NHÂN: mong cầu sự hiểu đúng chánh pháp để tu tâm sửa tánh
DUYÊN: alpha nhận thấy nhiều vị tăng
- OAI NGHI thì không giữ,
- GIỚI HẠNH cũng không trì,
- TRÍ TUỆ không tới đâu

Nể nang họ là đệ tử của Phật Thích Ca nên alpha mở miệng kêu thầy mà lòng thì muộn phiền không dứt. Đọc từng dòng lịch sử mà đau lòng nhìn hiện tại.

Kính mong hiền hữu đem bày chánh pháp, giải giúp alpha nỗi muộn phiền này!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết:Thưa hiền hữu Cục đất

NHÂN: mong cầu sự hiểu đúng chánh pháp để tu tâm sửa tánh
DUYÊN: alpha nhận thấy nhiều vị tăng
- OAI NGHI thì không giữ,
- GIỚI HẠNH cũng không trì,
- TRÍ TUỆ không tới đâu

Nể nang họ là đệ tử của Phật Thích Ca nên alpha mở miệng kêu thầy mà lòng thì muộn phiền không dứt. Đọc từng dòng lịch sử mà đau lòng nhìn hiện tại.

Kính mong hiền hữu đem bày chánh pháp, giải giúp alpha nỗi muộn phiền này!
Lành thay, này Hiền giả! câu trả lời không tương ưng câu hỏi, cđ nêu câu hỏi như trên là để biết về duyên khởi sự kiện "Hiền giả biết được những danh tự ấy". Chính vì vậy, này Hiền giả! những danh tự "Chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ tin vì theo truyền thống, chớ có tin..." cần phải thường thường được tác ý. Nguyên văn lời dạy ấy là để dạy những người Kàlàmà chớ nên sa đà vào những chủ thuyết sai khác, nhưng lời cđ nói ở đây là để nhắc Hiền giả "cẩn thận" với những tri kiến của tự thân (khi Hiền giả chưa rõ biết "duyên khởi" của những điều mình nghe).

Ở đây, này Hiền giả, hãy lóng nghe và khéo léo tác ý!
(V) (15) Cần Phải Thấy

- Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

Và này các Tỷ-kheo, tín lực cần phải thấy ở đâu?
Trong bốn Dự lưu chi phần; ở đấy, tín lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, tấn lực cần phải thấy ở đâu?
Trong bốn Chánh cần; ở đấy, tấn lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, niệm lực cần phải thấy ở đâu?
Trong bốn Niệm xứ; ở đấy, niệm lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, định lực cần phải thấy ở đâu?
Ở trong bốn Thiền; ở đấy, định lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, tuệ lực cần phải thấy ở đâu?
Ở trong bốn Thánh đế; ở đấy, tuệ lực cần phải thấy.

Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 5-0106.htm
lại nữa, này Hiền giả!
8. VIII. Cần Phải Quán (Tạp 26,5, Ðại 2,182b) (S.v,196)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn...

3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).

4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.

5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.

6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.

7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.

8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-48a.htm
* sai khác giữa 2 thời pháp trên là đối với Năm Lực thời là "Thấy", đối với Năm Căn thời là "Quán"; nhưng nội dung Thấy/Quán là hoàn toàn giống nhau đối với từng chi pháp.

lại nữa, này Hiền giả!
..........

3) -- Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn. Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?

4) Cái gì tín căn, này các Tỷ-kheo, cái ấy tín lực. Cái gì tín lực, cái ấy tín căn. Cái gì tấn căn, cái ấy tấn lực. Cái gì tấn lực, cái ấy tấn căn... Cái gì tuệ căn, cái ấy tuệ lực. Cái gì tuệ lực, cái ấy tuệ căn.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-48b.htm
như vậy, này Hiền giả! tùy thời, Thế Tồn dùng căn tự sai khác nhưng nội dung và ý nghĩa là hoàn toàn giống nhau.

ở đây, này Hiền giả! trong thời Thế Tôn còn là một Bồ-tát, khi chưa thành Chánh Đẳng Giác, ngài đã đến lãnh giáo và học tập với hai bậc Đạo sư :
...........

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".

..............

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
.............

- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
như vậy, này Hiền giả! Năm Căn-Năm Lực không phải là do Thế Tôn phát kiến, chính Thế Tôn đã từng thọ học và thực hành viên mãn các pháp ấy từ các vị "Thầy của mình".

này Hiền giả! trong thời Thế Tôn chưa thành Chánh Đẳng Giác, thời chưa có "Phật" cũng như chưa có "Tăng"(với ý nghĩa "đệ tử của Như Lai" như thường được dạy ở trong Kinh); nhưng này Hiền giả, trong thời ấy đã có Pháp; Pháp ở đây là các Pháp thiện, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly dục và Giải thoát. Hai vị ấy dầu chưa diệt tận các Lậu hoặc, chưa chứng quả Giải Thoát hoàn toàn nhưng so với phàm phu thế tục thời chư vị ấy thật xứng là những bậc Tôn sư. Và sau khi Giác Ngộ rồi được Phạm Thiền cầu thỉnh, những người đầu tiên mà Thế Tôn nghĩ đến để độ thoát chính là Hai vị ấy.

(còn tiếp)

trên đây là phần "duyên khởi" và ý nghĩa của nhóm 5 pháp(năm Căn-năm Lực) trong những bối cảnh sai khác. Hiền giả hãy đọc và suy nghiệm kỹ! cđ sẽ viết tiếp phần "TÍN CĂN đối với TĂNG" sau vì thời gian dành cho thảo luận Pháp hôm nay đã hết rồi. Kính mong Hiền giả hoan hỷ!

:)


tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

alphatran đã viết:

NHÂN: mong cầu sự hiểu đúng chánh pháp để tu tâm sửa tánh
DUYÊN: alpha nhận thấy nhiều vị tăng
- OAI NGHI thì không giữ,
- GIỚI HẠNH cũng không trì,
- TRÍ TUỆ không tới đâu

Nể nang họ là đệ tử của Phật Thích Ca nên alpha mở miệng kêu thầy mà lòng thì muộn phiền không dứt. Đọc từng dòng lịch sử mà đau lòng nhìn hiện tại.
Quy Y Tam Bảo : PHẬT - PHÁP - TĂNG
* TĂNG đây = TỔ... Là Bậc đã chứng Đạo, không còn "thối-chuyển". Lời của các VỊ, vẫn không ra ngoài đại ý của Phật Pháp. Tất cả các lời (Thuyết) đều là Chân Lý .
*...Chớ nào phải chỉ là cạo đầu, khoát áo sư. Họ cũng phải quy y Tam Bảo . Một khi chưa Giác-Ngộ vẫn là..."còn trong Vô-minh, kẹt trong Sanh-tử". Cuối đời vẫn còn lầm-lạc, Chết-Sống vẫn chưa biết đi đâu & về đâu ! Người này, lời nói còn sai-trật, là còn đi học, chưa có ra trường Alpha ..à! :((


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.115 khách