Ăn Thịt Là Phạm Giới Trộm Cướp ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
xahybitu
Bài viết: 2
Ngày: 24/07/13 22:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: dia nguc

Ăn Thịt Là Phạm Giới Trộm Cướp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi xahybitu »

Kính thưa các bạn ,

Ăn thịt là phạm giới trộm cướp : Vì sao ? Vì thịt là thịt của con vật bị giết , con vật bị giết chẵng những không bao giờ đồng ý cho bất kì kẻ nào ăn thịt của nó mà nó còn căm hận tột cùng . Giới trộm cướp chắc chắn mọi người đều biết là khi ta lấy đi một vật gì đó của một kẻ nào đó mà kẻ đó không đồng ý nhưng ta vẫn lấy cho bằng được . Lấy vật chất bên ngoài ( không phải bên trong cơ thể ) của kẻ khác đã là phạm tội trộm cướp rồi huống chi lấy thịt của kẻ đó ăn . Xác thân là tài sản bên trong nó còn quí giá hơn tài sản bên ngoài biết bao . Như vậy tội còn năng hơn

Như vậy ăn thịt là phạm giới trộm cướp

Một lần nữa mong các bạn còn ăn thịt hoan hỉ cho bài viết này . Xin sám hối với những bạn nào đã không vui vì bài viết này . Mình chỉ muốn đưa ra một nhận định về nền tảng của giới cấm thủ trong nhà Phật . Đặc biệt dựa trên nền tảng của giới luật : Không Trộm Cướp !!!

Cái mâu thuẫn là Phật Giáo Nam Tông cho phép ăn thit vậy liệu điều này có mâu thuẫn với giới cấm Không trộm cướp không ?


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Ăn Thịt Là Phạm Giới Trộm Cướp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Ăn thịt không là phạm giới trộm cướp.
Tại sao?
Nếu xét đến tận cùng, ăn gì không phải là trộm cướp. Ăn rau, ăn quả, thì nhà nông mà giết hại côn trùng, phá hủy môi trường sống của thú rừng. Một con vật, mất đi là 1 con vật. Một cọng rau, mất đi không chỉ là sâu bọ do nhà nông giết, còn làm mất đi chỗ sống của thú rừng.
Bên cạnh đó, còn những nơi không thể trồng trọt cây cỏ thì sao? Lẽ nào nhịn đói mà chết? Mật tông cũng cho phép ăn thịt.
Pháp của Phật, quy về một chữ Tâm, không nên vướng mắc vào sự.
Ăn thịt cũng là phạm giới.
Nếu đó là thịt không thanh tịnh. Phật chỉ cho phép ăn ngũ tịnh nhục:
1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.
Bạn còn nhớ trong kinh Phật có đề cập đến lục phái ngoại đạo chăng, trong đó có một vị là Ni kiền tử. Ni - kiền tử là giáo chủ giáo phái Jain, giáo phái này hiện vẫn còn đến giờ. Họ cho rằng dù là ăn bất cứ thứ gì cũng là gây nghiệp xấu do hại đến sinh vật. Nên đến lúc gần cuối đời, họ tự tử bằng cách nhịn đói.
Ăn ngũ tịnh nhục mà quán tưởng về thức ăn, là không phạm giới.
Ăn đồ chay, mà tâm tham, sân, mạn, nghi, vô minh kéo nhau nổi lên ùn ùn thì làm gì
Giòng Thiền Tào Khê Trung Quốc và giòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, các vị tổ cũng không quá cố chấp tập quán ăn chay. Một số nước Phật giáo Ðại Thừa như Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bổn v.v...họ cũng không bảo thủ tục ăn chay, với họ thì "quân tử ưu đạo bất ưu thực" cũng như người Việt Nam thường nói "ăn để sống chớ không phải sống để ăn"; hay là "tham lam sân hận không chừa, bo bo mà giữ tương dưa ít gì!"; hoặc "uổng ngật mê chay nan liễu đạo, khống đồ xướng niệm đạo nan thành!"

Riêng tôi thì "không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay", có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát nhã "cá thịt nhưng không phải là cá thịt" (nếu lúc ăn có chánh niệm tỉnh giác, thấy các vật thực vốn là nguyên chất đất, nước, lửa, gió...), "tuy không phải cá thịt nhưng là cá thịt" (bởi khi ăn các món chay mà hình thức lẫn tên gọi đều là đồ mặn như thịt quay, cá kho v.v...đồ chay mà tâm mặn). Vì vậy mới bị người ta phê bình là "ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối"
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, xin thảm khảo bài viết trích từ Đạo gì của thầy Thích Trí Siêu.
http://www.nguyetsanlonghoa.net/bt0310ThichTriSieu.htm


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.80 khách