TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Một vị A La Hán không làm thị giả. Cho nên ngài A Nan chưa chứng A La Hán khi Phật còn tại thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

@nhà báo: vấn đề nằm ở chỗ tài liệu mà bạn trích dẫn là tài liệu thứ cấp và có nhiều sơ sót; có nói vòng vo quanh co thì nó vẫn là thứ tài liệu thứ cấp :D
Bạn không thể chỉ ra được những gì bạn trích là từ nguồn nào, từ Kinh, từ Luật hay từ Luận? :D

và tôi cũng không nói là cư sĩ tại gia không chứng được quả thánh (chứng trước Tỳ khèo thì có trường hợp có, có trường hợp không). Tôi chỉ đưa ra là dẫn chứng là cách diễn dịch chữ "Bhikkhu" như trên là cách diễn dịch méo mó làm sai lạc ý nghĩa của chánh pháp :D
dĩ nhiên là bạn có quyền đưa ra những thông tin, những dẫn chứng gì mà bạn biết; và tôi cũng có quyền đưa ra những gì mà tôi biết. Chúng ta cứ dọn hết những món gì mà chúng ta nấu được lên bàn ăn, còn việc lựa chọn món ăn là việc của thực khách. Những người nào mà không có óc quán sát, không khéo léo lựa chọn mà ăn nhầm món ăn có độc thì tự bản thân họ phải thọ lãnh kết quả. Chúng ta cứ khách quan như vậy nhé :D

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính gởi đạo hữu KHÔNG BIẾT cùng tất cả các đạo hữu trong PGNT
Xin chân thành cám ơn đạo hữu trong thời gian vừa qua đã bỏ công chỉ dẫn để tôi được học hỏi rất nhiều, những gì đạo hữu diễn giải hôm nay tôi đã hiểu và đã biết làm những gì mà mình cần làm,và cũng xin cám ơn các đạo hữu khác cũng đã góp nhiều ý kiến rất hay.Thiết nghĩ để tránh lãng phí tài nguyên của diễn đàn tôi xin chấm dứt chủ đề TÂM THƯ KHẨN THỈNH từ ngày hôm nay để nhường chổ cho những topic khác lợi ích thiết thực hơn xin chân thành cám ơn tất cả
Thân ái kính chào kinhle
Đạo hữu CHT thân mến! đây là diễn đàn Phật pháp, chúng ta là những người hữu duyên; tức là còn duyên thì đến hết duyên thì đi, không việc gì Đh lo là tốn tài nguyên của diễn đàn cả :D
chỉ khi nào chúng ta cuồng ngôn xảo biện, nói những chuyện phù phiếm ra ngoài Kinh Luật Luận thì đó mới là việc vô ích và tốn tài nguyên diễn đàn :D cho nên Đh cứ tùy duyên mà đến-đi hen!

Thân ái !


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Không biết đã viết:@nhà báo: vấn đề nằm ở chỗ tài liệu mà bạn trích dẫn là tài liệu thứ cấp và có nhiều sơ sót; có nói vòng vo quanh co thì nó vẫn là thứ tài liệu thứ cấp :D
Bạn không thể chỉ ra được những gì bạn trích là từ nguồn nào, từ Kinh, từ Luật hay từ Luận? :D

và tôi cũng không nói là cư sĩ tại gia không chứng được quả thánh (chứng trước Tỳ khèo thì có trường hợp có, có trường hợp không). Tôi chỉ đưa ra là dẫn chứng là cách diễn dịch chữ "Bhikkhu" như trên là cách diễn dịch méo mó làm sai lạc ý nghĩa của chánh pháp :D
dĩ nhiên là bạn có quyền đưa ra những thông tin, những dẫn chứng gì mà bạn biết; và tôi cũng có quyền đưa ra những gì mà tôi biết. Chúng ta cứ dọn hết những món gì mà chúng ta nấu được lên bàn ăn, còn việc lựa chọn món ăn là việc của thực khách. Những người nào mà không có óc quán sát, không khéo léo lựa chọn mà ăn nhầm món ăn có độc thì tự bản thân họ phải thọ lãnh kết quả. Chúng ta cứ khách quan như vậy nhé :D

Thân ái !
Bạn Không biết thân mến, rõ ràng comment ở trang trước bạn đã cho rằng việc cư sĩ chứng quả, mà lại chứng trước cả tỳ-kheo là "cuồng ngôn loạn pháp". Xin bạn chớ nói hai lời như vậy. 8->

Bạn cũng chưa hề chứng minh được cách hiểu từ "Bhikkhu" của HT.Silananda là sai lầm. Lý luận của bạn chỉ cho thây tính chủ quan, áp đặt và cao ngạo của bạn mà thôi.

Tôi cũng xin nhắc lại rằng, Pháp Cú Sớ Giải là bản Phụ lục của Kinh Pháp Cú. Giá trị của bản Phụ lục này đã được đông đảo cộng đồng Phật giáo Thế giới công nhận, cả Nam tông và Bắc tông, được dịch ra nhiều ngôn ngữ.

Còn theo kinh Kalama thì chẳng có loại tài liệu nào là tài liệu "sơ cấp" để cho bạn chấp giữ cả. Kiểu diễn giải của bạn dựa vào câu "Này các tỳ-kheo" để khăng khăng cho rằng kinh Tứ Niệm Xứ chỉ dành riêng cho các tu sĩ xuất gia, người cư sĩ tại gia không được tu tập theo là kiểu diễn giải hồ đồ, xuyên tạc Giáo pháp của Đức Phật. Ma vương hẳn ưa thích những người như bạn lắm đấy! 8->


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính thưa tất cả qúy đạo hữu
Tôi cũng tính khép lại chủ đề này nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi các trao đổi của các bậc thiện tri thức thấy vẫn rất hay và lợi ích cho số đông nên tôi quyết định tham gia lại chủ đề này trên tinh thần khẩn thỉnh và học hỏi . Khi đọc hai quan điểm của @KHÔNG BIẾT và @NHÀ BÁO mỗi người điều có quan điểm riêng về vấn đề người cư sĩ có được quyền tu TỨ NIỆM XỨ hay không ? đúng hay sai tùy vào nhận thức của mỗi người giống như đạo hữu Không Biết có viết "không có óc quán sát, không khéo léo lựa chọn mà ăn nhầm món ăn có độc thì tự bản thân họ phải thọ lãnh kết quả. Chúng ta cứ khách quan như vậy nhé" :D trên tinh thần khách quan đó tôi cũng mạo muội đưa ra quan điểm của tôi về vấn đề này như sau để cho các đạo hữu khác cùng tham gia thảo luận
Trong kinh Đại Bát Niết bàn đức PHật có nói như sau:
"Này Ananda, cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Kalinga... Này Ananda, cư sĩ Nikata... Này Ananda, cư sĩ Katissabha... Này Ananda, cư sĩ Tuttha... Này Ananda, cư sĩ Santuttha... Này Ananda, cư sĩ Bhadada... Này Ananda, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn năm mươi cư sĩ mệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn chín mươi chín nam nữ cư sĩ mệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quả Nhứt lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. "
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Trong đoạn kinh trên đức phật khẳng định những cư sĩ trên có người đã đoạn năm hạ phần kiết sử tức chứng quả thánh A Na Hàm (Bất Lai)
Và trong kinh Tứ Niệm Xứ ở đọan kinh cuối đức PHật có nói như sau:
. "Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn"
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Qua đoạn kinh trên đức phật khẳng định nếu như một vị tỳ kheo tu tập Tứ Niệm Xứ một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn
Vậy xin hỏi các đạo hữu qủa Bất hoàn này có phải là quả thánh A na Hàm( Bất Lai) hay không ? nếu đúng như vậy thì những cư sĩ trong trong đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn đã tu tập pháp gì để chứng quả này? nếu như pháp Tứ Niệm Xứ chỉ dành cho tỳ kheo
Còn câu "y kinh diễn nghĩa tam thế PHật oan" câu này không phải đơn giản, nế́u diễn giải y như kinh PHật một cách cứng ngắt thì nói oan cho PHật, còn nếu lý giải một cách thông thoáng bừa bải mà không đúng với ý PHật thì sao? vậy xin hỏi người có những tiêu chuẩn như thế nào để có thể diễn giải một cách đúng nhất lời PHật dạy mà không bị rơi vào hai cực đoan cứng ngắt và thông thoáng một cách bừa bải ?
kính mong các bậc thiện tri thức đóng góp cho hai vấn đề nêu trên


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:49 với 1 lần sửa.


huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Khổ
Tập
Diệt
Đạo

12 Nhân Duyên
Pháp tuỳ thuộc phát sinh cũng là tập đế vòng luân hồi bất tận

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Không có cái gì là ta và của ta trong 5 thủ uẩn
Kính quý đạo hữu. tangbong

Hê..hê....theo kinh nghiệm của hh thì là như sau :
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Khổ
Tập

12 Nhân Duyên
Theo vòng thuận hành sanh tử luân hồi và cũng là tập đế.
Theo vòng nghịch hành sanh tử và cũng là diệt đế.

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Diệt
Đạo
....................................................................
Chư thánh tăng tóm gọm giáo pháp của Đức thế tôn cho chúng ta để hiểu :
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN + KINH VÔ NGÃ TƯỚNG = tóm gọm là Tứ Diệu Đế.
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN + KINH VÔ NGÃ TƯỚNG = tùy pháp thuận pháp tóm lược là Tứ Niệm Xứ.

Ly dục ly tham ái ==tứ thiền.
Xả ly dục xả ly tham ái == tứ thánh đế,

Hê.hê...Vài hàng chia sẽ chúc an lạc,
Kính,


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:48 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính gởi đạo hữu TPTS
Đọc bài viết của bạn tôi rất lấy làm cảm kích trước tinh thần tu học của bạn. Tôi cũng giống như bạn thôi, cũng đang trên đường tầm sư học đạo nên không có thành tựu gì để chia sẽ, cùng đồng cảm với nhau nên tôi tặng bạn quyển sách này do tôi sưu tầm trên mạng hy vọng với quyển sách này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều về Tứ Niệm Xứ :D
Tập tin đính kèm

[Loại tập tin doc không còn được phép sử dụng và vì thế sẽ không hiển thị.]



Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:25 với 1 lần sửa.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

nhà báo đã viết:
Không biết đã viết:@nhà báo: vấn đề nằm ở chỗ tài liệu mà bạn trích dẫn là tài liệu thứ cấp và có nhiều sơ sót; có nói vòng vo quanh co thì nó vẫn là thứ tài liệu thứ cấp :D
Bạn không thể chỉ ra được những gì bạn trích là từ nguồn nào, từ Kinh, từ Luật hay từ Luận? :D

và tôi cũng không nói là cư sĩ tại gia không chứng được quả thánh (chứng trước Tỳ khèo thì có trường hợp có, có trường hợp không). Tôi chỉ đưa ra là dẫn chứng là cách diễn dịch chữ "Bhikkhu" như trên là cách diễn dịch méo mó làm sai lạc ý nghĩa của chánh pháp :D
dĩ nhiên là bạn có quyền đưa ra những thông tin, những dẫn chứng gì mà bạn biết; và tôi cũng có quyền đưa ra những gì mà tôi biết. Chúng ta cứ dọn hết những món gì mà chúng ta nấu được lên bàn ăn, còn việc lựa chọn món ăn là việc của thực khách. Những người nào mà không có óc quán sát, không khéo léo lựa chọn mà ăn nhầm món ăn có độc thì tự bản thân họ phải thọ lãnh kết quả. Chúng ta cứ khách quan như vậy nhé :D

Thân ái !
Bạn Không biết thân mến, rõ ràng comment ở trang trước bạn đã cho rằng việc cư sĩ chứng quả, mà lại chứng trước cả tỳ-kheo là "cuồng ngôn loạn pháp". Xin bạn chớ nói hai lời như vậy. 8->

Bạn cũng chưa hề chứng minh được cách hiểu từ "Bhikkhu" của HT.Silananda là sai lầm. Lý luận của bạn chỉ cho thây tính chủ quan, áp đặtcao ngạo của bạn mà thôi.

Tôi cũng xin nhắc lại rằng, Pháp Cú Sớ Giải là bản Phụ lục của Kinh Pháp Cú. Giá trị của bản Phụ lục này đã được đông đảo cộng đồng Phật giáo Thế giới công nhận, cả Nam tông và Bắc tông, được dịch ra nhiều ngôn ngữ.

Còn theo kinh Kalama thì chẳng có loại tài liệu nào là tài liệu "sơ cấp" để cho bạn chấp giữ cả. Kiểu diễn giải của bạn dựa vào câu "Này các tỳ-kheo" để khăng khăng cho rằng kinh Tứ Niệm Xứ chỉ dành riêng cho các tu sĩ xuất gia, người cư sĩ tại gia không được tu tập theo là kiểu diễn giải hồ đồ, xuyên tạc Giáo pháp của Đức Phật. Ma vương hẳn ưa thích những người như bạn lắm đấy! 8->
Hihi, bửa nay hết bài lại giở cái bài này ra thật là thất vọng quá đi :D làm gì có cái lý luận nào của tôi mà bạn nói là tôi "chủ quan, áp đặt..."

Này nhé, bạn đã trích bài viết của HT Silananda trong đó có câu như sau:
nhà báo đã viết:Chữ tỳ-khưu còn có nghĩa là những người thấy rõ hiểm nguy trong sanh tử luân hồi. Căn cứ trên định nghĩa này thì không phải chỉ có nhà sư mới được gọi là tỳ-khưu mà bất kỳ người cư sĩ nào thấy rõ hiểm nguy của sanh tử luân hồi đều được gọi là tỳ-khưu.

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 0&start=84
tôi đã trích dịch nghĩa từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn rằng:
BHIKKHĀ f. cơm, vật thực
BHIKKHANA nt. sự đi xin ăn
BHIKKHAKA m. người đi xin, ăn mày
BHIKKHU m. tỳ khưu. --nī f. tỳ khưu ni. --bhāva m. bản chất thầy tu. --saṅgha m. nhóm chư Tăng

...........
http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-28-bh.htm
như vậy thì đối chiếu với từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn thì lời giảng của HT Silananda là méo mo sao lạc :D

rồi tôi trích dẫn kinh văn ra rõ rằng:
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Trong sự nuôi sống thấp kém nhất, cùng biên nhất, đó là đi khất thực. Thế gian rất húy kỵ, gọi là “đầu trọc, tay ôm bình bát bước đi.” Nhưng thiện nam tử ấy vì mục đích mà chấp nhận. Lý do vì sao? Vì nhàm tởm, ghê sợ sự sanh, già, bệnh, chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, áo não; hoặc để đạt đến biên tế của toàn vẹn khối lớn đau khổ này. Các ngươi há không phải với tâm như vậy mà xuất gia học đạo chăng?”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Thật sự như vậy.”

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-ahamtr ... ham140.htm
như vậy đối chiếu với Kinh văn (không phải của tôi) thì dòng chữ màu xanh của Kinh văn đồng nghĩa với dòng chứ màu xanh của HT Silananda;
còn chữ màu đỏ là hoàn toàn bịa đặt, không đúng trong Kinh văn lẫn ngữ nghĩa theo Từ điển :D

như vậy, những dẫn chứng mà tôi đưa ra là từ Từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơncủa Kinh tạng chứ không có cái nào là của tôi cả. Bạn nói vậy có phải là "ngậm máu phun người" rồi không? :D

Hihi, cái đó là chuyện nhỏ, bỏ qua đi. Cái này mới vui nè :D
nhà báo đã viết:Tôi cũng xin nhắc lại rằng, Pháp Cú Sớ Giải là bản Phụ lục của Kinh Pháp Cú. Giá trị của bản Phụ lục này đã được đông đảo cộng đồng Phật giáo Thế giới công nhận, cả Nam tông và Bắc tông, được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
vậy thì tôi cho cái kinh Pháp Cú, Pháp Cú Sớ Giải, cộng đồng Phật giáo Thế giới... vào sọt rác cùng một thể luôn nhé; để cho bớt cái thói chấp thủ u mê của kẻ hậu học, xớn xơ xớn xác mới đọc ba cái tài liệu tào lao đã đem đi "chém" tùm lum :D

Đầu tiên thì phải xác định trước với đại chúng và BĐH Diễn đàn là việc tôi làm là đúng với tinh thần của Chánh pháp; tôi hoàn toàn không có ý đả kích,chỉ trích một ai hay là bất kỳ tông phái nào đâu nhé:

"Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình."

theo lời dạy này của Đức Phật thì bất cứ thông tin nào được tương truyền, dù là gắng mác "Kinh điển, nơi có Uy quyền, hay là Bậc Đạo sư..." đều có quyền không tin; phải soi kỹ cho ra ngô ra khoai rồi mới quyết định có chấp nhận hay là không chấp nhận :D

Kinh Pháp Cú được tìm thấy trong Tiểu Bộ kinh thuộc truyền thống Theravada; mà lịch sử truyền thừa Kinh tạng của hệ thống Theravada diễn ra như thế này nè:
Mahayana và Theravada: Cùng một cỗ xe

Phật giáo ngày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính: Phật Giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật Giáo Nguyên thủy - Theravada. Phật Giáo Mahayana thịnh hành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật Giáo Theravada được lưu truyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.

Riêng Việt Nam có lẽ là một quốc gia Á Châu đầu tiên mà cả hai tông phái lớn nầy đều được chính thức thừa nhận và đã cộng tác hoạt động trong nhiều thập niên qua. Tông phái Đại thừa có một truyền thống lâu đời và đã có mặt tại Việt Nam do các tu sĩ Ấn Độ truyền sang vào cuối thế kỷ thứ II C.N [10, t. 47]. Tông phái Nguyên thủy cũng có mặt tại vùng đất nầy qua nhiều thế kỷ trong các cộng đồng người Khơ me (Cao Miên) tại miền Nam Việt Nam, và được truyền bá đến các Phật tử người Việt trong thập niên 1940 [11, t. 15]. Trong những năm gần đây lại có những dự án dịch thuật các kinh điển của cả hai truyền thống, từ các văn bản gốc tiếng Hán và tiếng Pali, sang tiếng Việt hiện đại.

Trong bài viết ngắn dưới đây, tôi xin mạn phép trình bày sơ lược về nguồn gốc của Mahayana và Theravada, lồng trong bối cảnh lịch sử phát triển của đạo Phật tại Ấn Độ trong khoảng 1000 năm đầu tiên sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Tiến trình đó được tạm chia làm ba thời kỳ: thời kỳ nguyên thủy (100 năm), thời kỳ bộ phái (400 năm), và thời kỳ chuyển hóa (500 năm).

1. Thời kỳ nguyên thủy

Trong 45 năm truyền dạy đạo pháp, Đức Phật đã để lại rất nhiều bài giảng, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cho nhiều người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các bài giảng nầy thường được các vị tu sĩ đệ tử ghi nhớ, sắp xếp lại, truyền khẩu cho nhau, và dùng để giảng lại cho người khác. Khi được phân phối đi hoằng dương đạo pháp ở các vùng khác nhau, các bài giảng nầy thường được chuyển dịch ra tiếng địa phương và điều nầy được Đức Phật chấp nhận và khuyến khích [1, t. 42].

Có một lần, hai vị đại đức Yamelu và Tekula xin phép Đức Phật để ghi chép và chuyển dịch những bài giảng của Ngài sang tiếng Vedic, vốn là văn tự của giới quý tộc dùng để phúng tụng kinh Vệ Đà, để bảo đảm tính nhất quán và chính xác của các bài kinh, nhưng Phật không đồng ý. Ngài cho rằng các bài giảng của Ngài phải được phổ biến đến mọi người qua ngôn ngữ địa phương để họ có thể nghe, hiểu và thực hành được [1, t. 43]. Cũng vì vậy mà dù rằng Đức Phật dùng tiếng Magadhi (Ma Kiệt Đà) để giảng pháp, nhưng các bài giảng đã được truyền khẩu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Ma Ha Ca Diếp triệu tập một hội đồng gồm khoảng 500 tu sĩ tại vùng đồi núi ngoại thành Vương Xá (Rajagaha) để kết tập kinh điển, sau nầy được gọi là Đại Hội Kết Tập Lần Thứ Nhất. "Kết tập" có nghĩa là thu góp, tập hợp lại, ôn lại, đừng để cho tán thất. Tiếng Phạn là "sangiti", có nghĩa là cùng nhau tụng lại (chanting together). Trong Đại Hội nầy, ngài Ma Ha Ca Diếp là chủ quản, ngài A Nan Đa đọc lại các bài kinh giảng và ngài Ưu Ba Ly đọc lại các điều luật. Sau lần kết tập đầu tiên nầy, bộ Luật Tạng và bộ Kinh Tạng được đúc kết [2, t. 69]. Lúc ấy, Kinh Tạng được chia ra thành 4 bộ chính: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, và Tăng Chi Bộ.

2. Thời kỳ bộ phái

Sau đó, nhiều phái đoàn truyền giáo được gửi đi các nơi để hoằng dương đạo pháp, từ miền Trung Ấn đến mạn Nam và mạn Tây xứ Ấn Độ. Trong thời kỳ nầy có nhiều biến động, thay đổi bố cục chính trị giữa các vương quốc trong vùng, và vì thế có nhiều thay đổi trong sinh hoạt xã hội, tạo ảnh hưởng đến các sinh hoạt tăng đoàn, nhất là tại những nơi mà Phật giáo còn mới, chưa vững mạnh. Nhiều tu sĩ trẻ trong những vùng nầy bắt đầu cảm thấy có nhu cầu cần sửa đổi giới luật và lề lối sinh hoạt để phù hợp với đời sống địa phương.

Một trăm năm sau ngày Đức Phật nhập diệt thì có một Đại Hội Kết Tập Lần Thứ II tại thành Vaisali với 700 tu sĩ, mục đích chính là để giải quyết các tranh chấp về 10 điều luật căn bản, trong đó có luật cấm các tu sĩ thu nhận vàng bạc do dân chúng cúng dường [2, t. 80]. Nhưng thêm vào đó, Đại Hội cũng duyệt lại các kinh điển, và kết tập một số bài kinh giảng không được đúc kết lúc trước. Đó là những cơ sở để thành hình bộ kinh thứ 5, Tiểu Bộ, về sau nầy [3, t. 50-56].

Vì Đại Hội quyết định giử nguyên 10 điều giới luật căn bản mà không sửa đổi, một số tu sĩ trẻ không hài lòng và bắt đầu có khuynh hướng ly khai. Đây là mầm mống đưa đến sự phân chia đầu tiên trong tăng đoàn: bộ phái Trưởng Lão Thuyết Bộ (Sthaviravada) gồm các tu sĩ có khuynh hướng bảo thủ, và Đại Chúng Bộ (Mahasanghika) gồm các tu sĩ có khuynh hướng cải cách [2, t. 81].

Một trăm năm sau đó, một Đại Hội Kết Tập Lần Thứ III được triệu tập dưới thời vua A Dục (Asoka), 268-232 T.C.N. (Trước Công Nguyên). Dưới sự chỉ đạo của ngài Mục Kiền Liên Tu Đế (Moggaliputta Tissa), Đại Hội nầy gồm khoảng 1000 tu sĩ đúc kết Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng. Kinh Tạng (Sutta Pitaka) giờ đây gồm 5 Bộ Kinh: Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ, Tương Ưng, và Tăng Chi [2, t. 109]. Thêm vào đó, tổ chức tăng đoàn theo truyền thống Trưởng Lão Thuyết được chấn chỉnh lại theo đúng các giới luật.

Trong thời kỳ nầy, Đại Chúng Bộ bắt đầu phân chia ra thành nhiều tông phái. Nhiều nhà sử học ghi nhận có tất cả bốn lần phân chia, tổng cộng là 7 tông phái trong vòng 200 năm. Bên cạnh đó, Trưởng Lão Thuyết Bộ cũng bị phân chia bảy lần, tạo ra mười một tông phái [2, t. 111]. Vì vậy mà ngày nay có nhiều sách viết về "mười tám tông phái", cộng thêm với hai bộ phái đầu tiên [4, t. 123]. Tuy nhiên, cũng có sách đã liệt kê đến 34 tông phái [2, t. 115].

Vua A Dục là một vị vua rất sùng bái đạo Phật, và đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát huy đạo pháp. Ngài đã gửi nhiều phái đoàn đi truyền giáo nhiều nơi. Trong đó có Đại đức Mahinda, một trong những người con của ngài, cùng với 4 vị tu sĩ được gửi sang đảo Tích Lan để truyền bá đạo Phật. Một mặt khác, đạo Phật cũng được phát triển rộng rãi ở mạn Tây Bắc, và trung tâm Phật giáo ở Kashmir trở thành một trong những trung tâm chính thời đó. Trong thời kỳ nầy, các tư tưởng Đại thừa bắt đầu thành hình, và thâm nhập vào một vài tông phái của Đại Chúng Bộ, chẳng hạn như tông Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadin).

3. Thời Kỳ Chuyển Hóa: Theravada

Khi Đại đức Mahinda và phái đoàn truyền giáo sang Tích Lan, ngài được vua Tích Lan giúp xây cất một ngôi chùa lớn, gọi là Đại Tự Viện (Mahavihara), và từ đó thành lập tông phái Đại Tự Viện ở xứ nầy. Một trăm năm sau thì một ngôi chùa khác, tự viện Vô Úy Sơn (Abhayagiri), được xây cất và các tu sĩ ở chùa nầy bắt đầu tạo ảnh hưởng lớn mạnh ở Tích Lan. Thêm vào đó, cũng có nhiều nhóm tu sĩ với khuynh hướng đại thừa từ Ấn Độ sang hoạt động tại xứ nầy, nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai tông phái nguyên thủy Đại Tự Viện và Vô Úy Sơn kéo dài qua nhiều thế kỷ, và chỉ chấm dứt vào khoảng thế kỷ thứ 12, khi nhóm Đại Tự Viện được vua Parakkamabahu chính thức thừa nhận, kết tạo thành tông phái Theravada như chúng ta thấy được ngày nay.

Vào những thập niên cuối cùng trước công nguyên (29-17 T.C.N.), khoảng 500 tu sĩ phái Mahavihara tập họp lại và bắt đầu cho viết các bộ Kinh, Luật và Thắng Pháp trên một loại giấy bằng lá bối đa. Lần đầu tiên, sau gần 500 năm truyền khẩu, ba bộ Tạng được ghi chép hoàn toàn trên lá bối, và từ đó bộ Tam Tạng kinh điển hệ Pali được tạo ra và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là Đại Hội Kết Tập Lần Thứ IV. Sở dĩ văn tự Pali được dùng vì đó là ngôn ngữ chính thống miền Tây Ấn và là ngôn ngữ sử dụng bởi ngài Mahinda. Nhờ tình trạng xã hội tương đối ổn định và đảo Tích Lan tương đối biệt lập nên các bộ Tam Tạng nầy đã được gìn giữ nguyên vẹn, dù rằng trong khi sao chép chuyển truyền từ đời nầy sang đời khác, có thể có một vài sửa đổi, sơ sót. Nhưng đó chỉ là các đoạn nhỏ, không quan trọng [3, t. 59-60]. Từ đó, Đại Tạng Kinh được truyền bá sang các nước lân cận như Miến Điện, Thái Lan, Lào, và Cam Bốt. Ngoài ra, một số các bài luận thuyết của các danh sư trong thời kỳ nầy, như bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) trước tác trong thế kỷ 4 C.N., bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammattha Sangaha) của ngài Anuruđha, ... cũng được quý trọng, gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.

Danh từ Theravada là tiếng Pali, đồng nghĩa với chữ Sthaviravada của tiếng Sanskrit, có nghĩa là giáo thuyết của các vị trưởng lão (Doctrine of the Elders). Sách Tàu thường dịch là Trưởng Lão Bộ, có khi dịch là Thượng Tọa Bộ, nhưng dịch sát nghĩa là Trưởng Lão Thuyết Bộ, là một trong hai bộ phái chính từ thời kỳ nguyên thủy. Tuy nhiên, danh từ Theravada ngày nay thường được dùng để chỉ truyền thống Phật giáo Nam tông, bắt nguồn từ Tích Lan, chịu nhiều ảnh hưởng của nhóm Đại Tự Viện (Mahavihara), do Đại đức Mahinda và các tu sĩ thuộc tông phái Phân Biệt Thuyết Bộ (Vibhajyavada), một nhánh của Trưởng Lão Thuyết Bộ, truyền bá vào Tích Lan khoảng 200 năm trước Công nguyên. Có sách cho rằng thật ra, ngài Mahinda thuộc truyền thống Xích Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya), bộ phái của các tu sĩ mặc y màu đồng đỏ và là một nhánh nhỏ của Phân Biệt Thuyết Bộ [12, t.17-18]. So với các tông phái khác vẫn còn hoạt động ngày nay, truyền thống Theravada có thể được xem như là một truyền thống tương đối lâu đời nhất, tương đối gần với thời kỳ nguyên thủy nhất.
...........
http://budsas.org/uni/1-bai/phap003.htm
Như vậy, ở "Thời kỳ Nguyên Thủy" kinh tạng được kết tập ở Đại Hội Kết Tập Đầu Tiên do sự chủ trì của ngài Đại Ca Diếp (MahaKassapa) và ở kỳ đại hội đó. Ngài A Nan Đa (Ananda) trùng tuyên tạng Kinh hay còn gọi là tạng Pháp, ngài Ưu Ba Ly (Upali). Cả 500 Thánh tăng A-la-hán cùng với ngài đại Ca Diếp,Ananda,Upali... đều là nhữn đệ tử f1, trực tiếp sống và tu đạo cùng với đức Phật. Và sau lần kết tập đó chỉ có 4 Bộ kinh là: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, và Tăng Chi Bộ (không có kinh Tiểu Bộ :D )

đến "Thời kỳ Bộ Phái" thì mới diễn ra Đại Hội Kết Tập Lần Thứ II tại thành Vaisali với 700 tu sĩ, mục đích chính là để giải quyết các tranh chấp về 10 điều luật căn bản, trong đó có luật cấm các tu sĩ thu nhận vàng bạc do dân chúng cúng dường [2, t. 80]. Nhưng thêm vào đó, Đại Hội cũng duyệt lại các kinh điển, và kết tập một số bài kinh giảng không được đúc kết lúc trước. Đó là những cơ sở để thành hình bộ kinh thứ 5, Tiểu Bộ, về sau này.

Như vậy, đây là cơ sở thứ nhất để chúng ta đặt một dấu hỏi lớn về nguồn gốc xuất sử của Tiểu Bộ kinh (bao gồm cả Kinh Pháp cú :D )

Trước khi diệt độ, đức Phật đã dạy về bốn Đại giáo pháp như sau:
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bốn Ðại giáo pháp, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:

8. - Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.

9. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có Tăng chúng ở với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng. Tôi tự thân nghe từ miệng Tăng chúng, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ hai, các Ngươi hãy thọ trì.

10. Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.

11. Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì.

http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
tóm lại, sau khi đức Phật diệt độ thì Pháp và Luật (không tính tạng Luận) chính là thầy, là nơi y chỉ cho tỳ kheo và các hàng hậu học.

và trong Luật tạng Pali có quy định điều Luật như sau:
"[180] Vào lúc bấy giờ, hai tỳ khưu tên Meṭṭhakokuṭṭha[7] là hai anh em xuất thân dòng dõi Bà-la-môn có lời nói nhã nhặn với âm điệu ngọt ngào. Họ đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, các tỳ khưu ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, hiện nay các tỳ khưu có tên gọi khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có giai cấp khác nhau, có gia tộc khác nhau đã xuất gia. Các vị ấy đang làm hỏng lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính họ. Bạch ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của đức Phật sang dạng có niêm luật (chandaso).

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: …(như trên)…

- Này những kẻ rồ dại kia, vì sao các ngươi lại nói như vầy: “Bạch ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của đức Phật sang dạng có niêm luật”? Này những kẻ rồ dại kia, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép học tập lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā).[8]"
(http://budsas.org/uni/u-luat-tieupham/tp-05.htm)
chữ "chandaso" lấy ngữ căn từ chữ "Chanda" trong tiếng Pali:

CHANDA (nhóm của Mano) m., nt. thi phú học, âm luật học, thi học - http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-14-ch.htm

như vậy, theo quy định điều luật này thì bất cứ ai cũng không được phép chuyển đổi thể dạng lời dạy của đức phật, dù là dạng Niêm Luật (thi kệ); nếu vi phạm là phạm tội tác ác. Đọc toàn bộ Kinh Pháp Cú toàn là thơ với thơ, chả thấy đúng với thể dạng kinh văn của hệ thống Nam Truyền. "Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn trú tại..." đây là thể dạng nguyên văn lời của ngài Ananda hay ngài Upali khi trùng tuyên thánh điển trước mặt chư vị A lá hán. Vậy mà người về sau, cắt đầu cắt đuôi, xào nấu búa lua xua; thử hỏi sao Chánh pháp không bị méo mó và biến hoại. Thể dạng truyền thống của kinh tạng Nam Truyền thường nêu rõ bối cảnh và điều kiện ra đời của kinh ở đầu mỗi bài kinh, nó phải nêu lên rõ ràng các yếu tố sau đây: "Địa điểm, Duyên cớ (Hoàn cảnh), Đối tượng, Nội dung".

Bây giờ chúng ta xem xét đến phần nội dung, tôi lấy ví dụ ba câu Kinh Pháp cú 241-242-243 :

241. "Không tụng làm nhớp kinh,
Không đứng dậy, bẩn nhà,
Biếng nhác làm nhơ sắc,
Phóng dật uế người canh"

242. "Tà hạnh nhơ đàn bà,
Xan tham nhớp kẻ thí,
Ác pháp là vết nhơ,
Ðời này và đời sau."

243. "Trong hàng cấu uế ấy,
Vô minh, nhơ tối thượng,
Ðoạn nhơ ấy, tỷ kheo,
Thành bậc không uế nhiễm."


hihi, quá hay phải không bạn. Những ngày đầu đến với Phật pháp tôi rất ấn tượng với kinh Pháp cú, bởi vậy tôi say mê tìm tòi và nghiên cứu về nó kỹ lắm. Đặt dấu hỏi về những câu thơ này ở đâu ra, nó nằm chỗ nào trong kinh tạng? Thì chúng ta có thể tìm thấy nó ở đây:
4. Thầy Tỳ Kheo Kiêu Ngạo

Không tụng làm nhớp kinh ...

Câu chuyện này xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến thầy Udàyi.

Tại Xá-vệ, năm mươi triệu Phật tử thường cúng dường bữa ăn sáng cho chư Tăng, và sau đó họ mang bơ, dầu mè, mật ong, mật mía, hương hoa và những vật cần dùng đến tinh xá nghe pháp. Sau khi nghe xong ra về, họ ca tụng đức hạnh của hai Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Thầy Ưu-đà-di (Udàyi) nghe thấy thế bèn bảo họ:

- Các ông chỉ nghe hai Tôn giả ấy thuyết pháp nên ca tụng như thế, tôi chắc rằng nếu các ông nghe tôi nói pháp, còn khen đến đâu.

Hôm sau, họ thỉnh thầy Ưu-đà-di:

- Thưa Tôn giả, hôm nay chúng con đến nghe pháp, sau khi cúng dường chư Tăng xong, xin Tôn giả thuyết pháp cho chúng con.

Thầy Ưu-đà-di nhận lời. Và thính chúng kéo đến bên thầy. Thầy ngồi trên một cái ghế, phe phẩy quạt chẳng biết nói một câu gì, chỉ bảo:

- Ta sẽ đọc một bài chú, hãy để người khác thuyết pháp.

Thầy bước xuống. Thính chúng mời vị khác giảng dạy, và một lần nữa mời thầy lên ghế đọc chú. Ưu-đà-di lại hẹn:

- Ta sẽ đọc chú vào đêm nay, hãy mời vị khác đọc chú.

Thính chúng mời vị khác, và đêm đến họ trở lại chỗ thầy. Thầy lại hẹn:

- Sáng mai ta sẽ đọc.

Sáng hôm sau, Thầy cũng chẳng đọc được câu nào. Các thiện tín tức giận ném đất, ném gậy vào thầy, nhiếc rằng:

- Khi chúng ta ca tụng đức hạnh của hai Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, thầy nói những gì? Bây giờ sao thầy làm thinh thế?

Thầy bỏ chạy, họ rượt theo, và thầy té xuống một hầm phân.

Các thiện tín bàn tán về chuyện xảy ra trong ngày, nói rằng:

Khi chúng ta ca tụng phẩm hạnh của Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, Ưu-đà-di sanh tâm đố kỵ, tuyên bố rằng mình cũng là giảng sư. Thế mà khi được cung kính mời nói pháp, thầy ấy bốn lần lên pháp tòa mà chẳng nói được một câu. Bị rượt và với gậy gộc, ngói đá, thầy té xuống hầm phân.

Ðức Thế Tôn nghe được câu chuyện. Ngài bảo các Tỳ-kheo:

- Ðây không phải là lần đầu tiên, Ưu-đà-di rơi xuống hầm phân, đời quá khứ thầy ấy cũng đã làm như thế.

Ngài kể chuyện (Jàtaka 153)

(Chuyện kể rằng, có một con lợn rừng thách đấu với sư tử. Trước ngày ấy nó lăn trong đống phân khiến cả da lông đều hôi hám, rồi đến nơi hẹn. Sư tử không dám đến gần, để cho nó thắng).

Sư tử là Xá-lợi-phất, lợn rùng là Ưu-đà-di.

Phật nói lại câu kệ giữa hai con thú:

Tôi là thú, anh cũng thú,

Hãy đến đây hỡi sư tử.

Vì sao anh lại bỏ chạy.

Này heo kia, mi hôi hám, lông dày, dơ bẩn.

Nếu mày muốn đọ sức, ta nhường cho mi thắng cuộc.

Sau khi dạy như thế, Phật nói:

- Này các Tỳ-kheo, Ưu-đà-di chỉ học được một câu kinh, nhưng không bao giờ đọc tụng là một lỗi lớn.

Ngài nói Pháp Cú:

(241) Không tụng làm nhớp kinh,

Không đứng dậy, bẩn nhà,

Biếng nhác làm nhơ sắc,

Phóng dật uế người canh.

5. Tà Hạnh Của Nữ Nhân

Tà hạnh nhơ đàn bà ...

Câu chuyện này xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Trúc Lâm, liên quan đến một thanh niên quý tộc (Jàtaka 65).

Khi đức Thế Tôn ở tại Trúc Lâm, có một thanh niên dòng quý tộc kết hôn với một thiếu nữ đồng giai cấp. Sau đó không lâu, người vợ ngoại tình. Xấu hổ vì chuyện này, người thanh niên không dám gặp ai. Ðến phiên chàng vào hầu Phật, chàng đến đảnh lễ Thế Tôn, lui ngồi một bên. Phật hỏi:

- Này con, sao lâu nay con vắng mặt?

Chàng kể lại chuyện cho đức Phật nghe. Ngài bảo:

- Ngay trong thời quá khứ, Ta đã bảo con rằng: "Ðàn bà thay đổi như dòng sông, và người trí chớ có hơi đâu mà giận họ". Nhưng vì luân hồi tái sanh che mờ tâm trí con, con đã quên điều này.

Chàng thanh niên yêu cầu Phật kể lại chuyện trước (Jàtaka 65), Ngài nói kệ:

Như dòng sông, con đường, quán rượu, phòng hội, nhà kho.

Ðàn bà trên thế gian đều như thế, không bao giờ biết được thời tiết của chúng.

Ngài dạy tiếp:

- Như thế, dâm ô là uế trược của đàn bà, bỏn sẻn là uế trược của người bố thí, ác nghiệp là uế trược của chúng sanh ở đời này và đời sau, nhưng trong tất cả uế trược, vô minh là uế trược nhất.

Ngày dạy Pháp Cú:

(242) Tà hạnh nhơ đàn bà,

Xan tham nhớp kẻ trí,

Ác pháp là vết nhơ,

Ðời này và đời sau.

(243) Trong hàng cấu uế ấy,

Vô minh, nhơ tối thượng,

Ðoạn nhơ ấy, Tỳ-kheo,

Thành bậc không uế nhiễm.

(http://www.truclamtaythien.com/kinhsach ... e/p20.html)
Rõ ràng người chế tác vụng đến nỗi không giữ được thể dạng nguyên thủy của kinh văn truyền thừa từ xưa là "Như vầy tôi nghe.." mà lại viết thành "Câu chuyện này xảy ra..." :D
đọc câu tiếp theo thì tôi thấy bật cười, chư Tăng đệ tử Phật hồi đó có bao nhiêu người mà hàng Phật tử lên đến năm mươi triệu, mỗi vị tăng mà được chừng 10 Phật tử cúc cung phục vù thì vị đó cỏ lẻ ăn uống phủ phê cả ngày nhỉ. Giả sử là như vậy thì 50 triệu Phật tử có thể phục cho 5 triệu vị Tăng. Hoho, một con số kinh dị. :D

Kinh Đại Bổn, kinh số 14 - Trường Bộ kinh có liệt kê hội chúng đệ tử của 7 vị Phật quá khứ như sau:

"Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám triệu Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội sáu vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội bốn vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội ba vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội hai vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc A-la-hán.

Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận."


hihi, con số 1250 so với con số "giả thuyết" 50 Triệu ở trên đúng là... :D

rồi câu chuyện "lợn rừng thách đấu với sư tử" thì đúng là tiểu thuyết dành cho thiếu nhi :D nó làm tôi nhớ hổi nhỏ có họ văn về câu chuyền "Rùa và Thỏ" hay chuyện về con hổ từng tuyên bố "Trí khôn của ta đây"... Thú thật, những câu chuyện như thế rất hay, có giá trị về mặt văn học và giáo dục.
Nhưng nhớ tới lời Phật dạy, hễ chuyện tào lao thì không nói, nhưng hễ liên quan đến Chánh pháp thì phải "Mỗi mỗi câu Mỗi mỗi chữ phải học tập cho kỹ lưỡng; sau đó đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật" rồi sau đó muốn kết luận gì kết luận :D
sau khi đối chiếu với tạng Kinh thì tôi thấy những câu kệ này có mặt trong Tăng Chi Bộ Kinh:
(V) (15) Các Cấu Uế

1. - Này các Tỷ-kheo, có tám tâm cấu uế này, thế nào là tám?

2. Này các Tỷ-kheo, không đọc tụng là cấu uế của Thánh điển; này các Tỷ-kheo, không thức dậy là cấu uế của nhà; này các Tỷ-kheo, biếng nhác là cấu uế của dung sắc; này các Tỷ-kheo, phóng dật là cấu uế của phòng hộ; này các Tỷ-kheo, ác hạnh là cấu uế của đàn bà; này các Tỷ-kheo, xan tham là cấu uế của bố thí; các pháp ác, bất thiện, là cấu uế của đời này và đời sau. Nhưng này các Tỷ-kheo, còn có cấu uế lớn hơn các cấu uế. Vô minh là cấu uế lớn nhất.

Này các Tỷ-kheo, đây là tám loại cấu uế.

Không tụng làm nhớp kinh
Không dậy làm nhớp nhà
Biếng nhác làm nhớp dung sắc
Phóng dật làm nhớp phòng hộ
Ác hạnh nhớp mỹ nhân
Xan tham nhớp bố thí
Các pháp ác làm nhớp
Ðời này và đời sau
Nhưng có loại cấu uế
Hơn tất cả cấu uế
Ðấy chính là vô minh
Là cấu uế lớn nhất.


http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 8-0103.htm
như vậy, ngữ cảnh xuất hiện những câu kệ này là sau khi Phật giảng xong về 8 loại cấu uế, Phật đọc bài kệ giống như là tổng kết lại cho các thầy tỳ kheo dễ nhớ và bài kệ được đọc liền mạch từ trên xuống đầy đủ cả 8 Pháp.
Vậy mà qua tới kinh Pháp cú thì đó bị ngắt ra làm 3 đoạn, và được chế tác làm 2 "câu chuyện" khác nhau :D trong đó tôi lại thấy một lỗi lớn nữa là sai đối tượng nghe Pháp; trong Chánh tạng nguyên thủy thi nguyên cả bài kệ được giảng cho Tỷ-kheo, qua bản chế tác trong "Tích truyện Pháp Cú" thì nó được giảng cho "chàng thanh niên" :D
và ở đây tôi lại phải lưu ý chữ "đến phiên chàng vào hầu Phật". Đức Phật khi còn tại thế luôn có người hầu cận bên cạnh được gọi là "Thị giả", có chuyện gì thì Phật đều yêu cầu người thị giả của mình giúp đỡ hoặc làm thay, làm gì có phiên lượt nào dành cho cư sĩ?. Nói chung là những cái lỗi như vậy trong Tiểu Bộ kinh cũng như là trong "Tích truyện Pháp Cú" rất là nhiều, ngu tôi chỉ trích lượt như vậy thôi chứ khui ra thì nó tùm lum hết :D

tóm lại:
- Về NGUỒN GỐC thì kinh Tiểu Bộ (trong đó có Kinh Pháp Cú) xuất hiện sau và manh nha từ thời kỳ Bộ Phái
- Về THỂ DẠNG thì Kinh Pháp cú vi phạm giới luật và không giữ đúng truyền thống truyền thừa kinh điển của giáo lý Nam Truyền.
- Về NỘI DUNG thì bị cắt xén,xào nấu,lồng ghép và bộc lộ nhiều lỗi sai nghiêm trọng so với Chánh tạng (tức là 4 bộ gốc: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi BộLUẬT Tạng)

vậy thì bạn Nhà Bào nói rằng: "Tôi cũng xin nhắc lại rằng, Pháp Cú Sớ Giải là bản Phụ lục của Kinh Pháp Cú. Giá trị của bản Phụ lục này đã được đông đảo cộng đồng Phật giáo Thế giới công nhận, cả Nam tông và Bắc tông, được dịch ra nhiều ngôn ngữ." phỏng có ích gì :D
cái Sai cái bậy lan truyền cho rộng cho nhiều là hay à. Giống như hồi xưa giáo hội công giáo Roma tuyên truyền quan điểm Địa tâm rằng "Mặt Trời quay quanh Trái Đất" và có hạng triệu người thời đó tin sống tin chết đấy :D

tôi đã trích kinh Kalama sờ sờ ra đó mà bạn vẫn "chấp mê bất ngộ", không biết sau bài viết này có khá hơn không nhưng đó cũng là tiếng nói tôi cảnh báo chung đến toàn thể đồng đạo Nam Truyền.
Vậy là bạn nhà báo lời quá rồi hen, vừa được chửi vừa được thêm một đống thông tin tha hồ mà xào nấu và chế biến :D

Thân ái !


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có một lần, hai vị đại đức Yamelu và Tekula xin phép Đức Phật để ghi chép và chuyển dịch những bài giảng của Ngài sang tiếng Vedic, vốn là văn tự của giới quý tộc dùng để phúng tụng kinh Vệ Đà, để bảo đảm tính nhất quán và chính xác của các bài kinh, nhưng Phật không đồng ý. Ngài cho rằng các bài giảng của Ngài phải được phổ biến đến mọi người qua ngôn ngữ địa phương để họ có thể nghe, hiểu và thực hành được [1, t. 43]. Cũng vì vậy mà dù rằng Đức Phật dùng tiếng Magadhi (Ma Kiệt Đà) để giảng pháp, nhưng các bài giảng đã được truyền khẩu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Theo sử Phật giáo thì thời đức Phật chưa có chữ viết.
Tới khi kết tập kinh điển lần thứ ba mới có chữ viết để ghi chép lại lời Phật dạy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.136 khách