Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Này co102,

Tôi nhắc lại cho ông rõ, ÔNG LÀ KẺ VỪA LƯỜNG BIẾNG VỪA NÓI CÀN. Lười biếng là vì ngay ở trang 5 tôi đã nói rõ:
a. Theo tinh thần từ chủ đề "Pháp tu của cư sĩ và tu sĩ" đạo hữu Cục đất đã giảng với đầy đủ sở cứ trích từ kinh tạng thì: "ngay cả những câu cửa miệng, những lời phổ quát như "TỨ DIỆU ĐẾ","BÁT THÁNH ĐẠO", “BỐN NIỆM XỨ”... cũng là những Pháp cao thượng Phật dạy cho "các Tỷ-kheo" chứ không có dạy cho Cư sĩ". Sau khi lọt lòng, cha mẹ của chú bé Silvali tổ chức cúng dường trai tăng thì chú cùng mọi người cũng chỉ được nghe các pháp dành cho hàng cư sĩ mà thôi. Chủ đề mà ngài Xá lợi phất giảng cho đại chúng lúc đó là "Sự khổ sanh", cũng chỉ là một thời pháp dành cho cư sĩ mà thôi. Ngay cả khi về tịnh xá, chú tiểu Silvali cũng chỉ được dạy cho 5 pháp uế trược.
nhưng ông không chịu đọc nên ông mới nói như vậy. CHẲNG CÓ SỞ CỨ NÀO NÓI TRONG 7 NGÀY ĐÓ CHÚ BÉ SILVALI ĐƯỢC HỌC TỨ ĐẾ, BÁT THÁNH ĐẠO HAY TỨ NIỆM XỨ CẢ.... Ông trích kinh tạng ra đây.

Về thấy của tui, tui nói cho ông rõ. Tui chưa quy y theo cái ông sư nào cả ông ạ. Bởi vì đơn giản là tui chưa tìm người khiến tui tâm phục khẩu phục. Xưa Phật trước lúc đi xa có dạy, phải lấy giới làm thầy. Nay tui trả lời cho ông rõ, thầy tui là giới luật, trong Luật tạng, cũng là trong TAM TẠNG đó. Ông có ngon thì cải thắng ông thầy đó giùm tui đi.

XIN THƯA VỚI ÔNG CO102 RẤT RẤT MỘ ĐẠO RẰNG ÔNG CÓC CÓ GÌ ĐỂ BẢO VỆ CÁI TINH THẦN NAM TRUYỀN CỦA ÔNG CẢ. ÔNG HÀNH THÌ CHẲNG RA GÌ, ÔNG HỌC THÌ KINH TẠNG KHÔNG ĐỌC. ÔNG LẤY CÓC KHÔ GÌ ĐỂ BẢO VỆ. LẤY CẢI CÀN ĐỂ BẢO VỆ À?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Về thấy của tui, tui nói cho ông rõ. Tui chưa quy y theo cái ông sư nào cả ông ạ. Bởi vì đơn giản là tui chưa tìm người khiến tui tâm phục khẩu phục.
Vậy DN làm cho ALpha tâm phục khẩu phục liệu có nhận DN làm thầy không nhỉ?
(NHớ trả lời nhé đừng có im nặng)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

dieungo đã viết: Vậy DN làm cho ALpha tâm phục khẩu phục liệu có nhận DN làm thầy không nhỉ?
(NHớ trả lời nhé đừng có im nặng)
Này dieungo,

Chẳng ai trên đời này lại mở miệng nói như ông cả.
Ở ông có 4 điểm không thể nào làm Thầy tôi được. Thế nào là 4:

1. Ông nói những điều mà ông không biết, không tường tận
2. Ông nói không đúng chỗ, không đúng thời
3. Oai nghi không đủ, thể hiện tệ hại
4. Không trả lời được những câu hỏi tôi hỏi với điều kiện tôi đã đặt ra.

Sở dĩ ông cứ bám theo tôi vì ông muốn lấy lại cái danh của mình. Ngay từ đầu vào diễn đàn, ông đã bị tôi vạch cái tội nói láo của ông ra giữa bàn dân thiên hạ. Ông tạc dạ ghi lòng nên giờ tôi mới khổ bị ông bám riết.

@Đạo hữu Minhthoat,
Đạo hữu cũng đã cố gắng rồi đó, nhưng mà biện luận DỠ TỆ, chẳng tập trung vào 5 câu hỏi kia, trích Kinh thì chẳng dính dáng gì. So với đạo hữu cục đất, đạo hữu Minh Thoat chắc phải học thêm 10 năm nữa.

TỆ HẠI THẬT, CẢ BOX NAM TRUYỀN, KHÔNG AI TRẢ LỜI ĐƯỢC 5 CÂU HỎI ĐÓ.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »


Cùng ĐH,
Đức Phật thành đạo, giác ngộ, giải thoát không do nơi Tam Tạng kinh điển, mà do sự thực hành miên mật qua 49 ngày dưới cội cây, quán sát sự thực về vô thường, khổ, vô ngã. Kinh điển là do Đức Phật bởi duyên+nghiệp của chúng sanh mà nói ra, tùy thời, tùy pháp, tùy nhân mà giảng giải thích hợp với chúng sanh đang lắng nghe tương ưng với nhân, quả, và nghiệp của chúng sanh ấy, mà có giảng giải thích hợp, khai ngộ, dẫn tâm vào đạo, để có thể an định thực hành. Ngay cả các thực hành mà Đức Phật chỉ dạy cũng vậy, cũng tùy thuận thích hợp ở dạng chúng sanh ấy.

Với những vị mà các tu tập nhân quả, quá khứ đã tròn đầy, có khi chẳng cần phải giảng giải gì cả, chỉ cần 1 vài động tác, ngôn từ, cũng đủ tái lập pháp hành, khởi lên trí tuệ thực chứng về vô thường, khổ, vô ngã trong vị ấy, dẫn tới trí tuệ giải thoát, giác ngộ.

A La Hán, phải hiểu rõ là từ để chỉ bậc đầy đủ phẩm chất, thấu rõ vô thường nhân quả, là bậc đạt được trí tuệ giải thoát, chứng rõ (mà không phải là trí hiểu biết suông lý thuyết kinh điển), là thấy biết rõ ràng qua trực nghiệm về vô thường, khổ, vô ngã, hoàn toàn buông bỏ các chấp thủ, hoàn toàn trừ diệt các triền cái, lậu hoặc, nhân của vô minh, thoát khỏi các kiếp luân hồi trong 31 cõi. Do vậy, có khi không cần phải giảng giải gì cả cho 1 vị nếu như vị ấy đã từng có đầy đủ các tu tập về vô thường, khổ, vô ngã trong các kiếp quá khứ, cho dù là tu tập với một vị Phật nào trong các kiếp quá khứ, hoặc theo cách thức tu tập nào ở các kiếp đó. Dù cách thức tu tập được chỉ dạy từ các vị Phật trong quá khứ không gọi là Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo đi nữa, nhưng nhất thiết các tu tập ấy vẫn hướng về trí tuệ thực chứng về vô thường, khổ, vô ngã.

Do vậy, sau khi tái sanh, với các vị ấy, trí tuệ thực chứng từ các tu tập quá khứ khởi sanh do nhân duyên thích hợp, không cần phải qua các căn bản tu tập trong kiếp này như là Tứ Niệm Xứ, quán thân, thọ, tâm, pháp, quán vô thường, khổ, vô ngã, thực hành các thiền định và thiền quán, nghe kinh, nghe pháp, vv... là những pháp dành cho đa số chúng sanh còn tham ái, còn bị tham, sân, si, chấp thủ, và các nghiệp lực chi phối, bị vô minh che lấp không thể thấy rõ các sự thực chân đế, sự thực của vũ trụ. Cũng đơn giản như một người đã không còn "bịnh," thì cũng không cần thiết phải theo những liệu pháp trị liệu để chữa bịnh như những người bị bịnh và vẫn đang bị bịnh - nhất là với đa số chúng ta ngày nay.

Do duyên, do nghiệp quả của chúng sanh, mà Đức Phật nói ra, chỉ dạy các pháp tu tập theo lề lối và các căn bản, phù hợp hơn với chúng sanh, thiết lập các giới để hổ trợ cho đời sống phạm hạnh, nhằm để cho sự thực hành có kết quả hơn, tinh tấn hơn. Thiết nghĩ không cần phải giảng nhiều về Bát Chánh Đạo cho 1 vị mà bản chất tự nhiên luôn sống trong đạo đức, sống với tâm từ, bi, hỷ, xả một cách tự nhiên, không chấp thủ, không hành nghiệp từ thân, khẩu, ý - vì lối sống và đạo đức của vị ấy luôn tỏ rõ các khuôn mẫu trong Bát Chánh Đạo.

Đức Phật cũng chỉ từ thực hành riêng của Ngài mà chứng ngộ các trí tuệ này, và còn thành tựu bậc giác ngộ hoàn toàn. Chúng ta chắn chắn không làm được như cách thức của Ngài mà ngồi thiền 49 ngày vì dù có làm được cũng không chắc thành tựu, cũng như không thể như Ngài Sivali là vị đã có vô số phước huệ, vô số công hạnh tu tập từ vô số các kiếp quá khứ, mà chỉ trong giây phút đạt đến trí tuệ giải thoát, giác ngộ.

Mặc dù Đức Phật cũng đã dùng từ A La Hán để gọi cho quả vị cao nhất trong tu tập giải thoát qua các kinh điển, nhưng chúng ta nên biết rằng, từ A La Hán nguyên từ gốc là arhat, có nguồn gốc từ chữ arhattā, từ các giáo phái trước đó và xuất hiện nhiều trong các kinh điển Vệ Đà, có từ trước thời Đức Phật.

Cũng như từ buddha nghĩa là chỉ bậc giác ngộ, toàn giác, từ này cũng có trước thời Đức Phật. A la hán - là danh từ chung, không phải là sở hữu của đạo Phật, nghĩa để chỉ một người không còn tái sanh vào các cõi luân hồi trong 31 cõi, do đạt tới trí tuệ giải thoát, và cũng không nhất thiết phải là các tu tập từ đạo Phật từ Đức Phật Gautama, nếu như sự tu tập đưa vị ấy đạt đến các phẩm chất của 1 vị có trí tuệ giải thoát, không tái sanh - thì từ a la hán được dùng để gọi vị ấy. Do vậy, chúng ta không nên ngộ nhận, hiểu sai lầm khi tu học, đọc kinh điển, mà nên sáng suốt, tư duy để thấu hiểu.

Đức Phật luôn nhắc nhỡ Ngài không dạy gì hết, những gì Ngài dạy trong kinh điển chỉ là 1 nhúm lá nho nhỏ trong rừng, là bởi Ngài biết/thấy rõ rằng chúng sanh với tâm vô minh, sẽ khởi lên các chấp thủ vào ngôn từ, kinh điển, chỉ là các hiệp thế chế định, mà xao lãng tu tập thực hành hướng tới trí tuệ thực chứng giải thoát.

Cũng nên hiểu rằng, tu tập trí tuệ giải thoát, tu tập giác ngộ cũng không phải là sở hữu riêng của đạo Phật hay của Đức Phật Gautama, hoặc của tư tưởng NT - mà bất kể tu tập nào hướng trí tuệ thấy/biết kinh nghiệm về sự bất thường hằng, về sự thực chân đế của vũ trụ, nhân duyên sanh diệt, nhân quả. Cách thức tu tập của các Vị Phật, hoặc của các bậc giác ngộ để đạt tới trí tuệ giải thoát, giác ngộ trong quá khứ có thể khác. Cách thức tu tập của bậc giác ngộ trong tương lai có thể khác, nhưng các trí tuệ thực chứng về vô thường, khổ, vô ngã, phải là kết quả chung cho các tu tập đó.

--
Nhân duyên nơi đây, xin được dẫn lại bài Kinh La Hầu La, để chúng ta tư duy, tỉnh giác quán sát các hành nghiệp nơi thân, khẩu, ý. Vâng, với chúng ta, những chúng sanh còn nặng nghiệp, đầy vô minh, chấp thủ, thì chỉ có tu tập Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo mới có thể mong đạt tới trí tuệ thấy rõ sự thực vô thường, khổ, vô ngã.

Nguyện cho tất cả quý đh luôn gặp duyên lành trong tu tập giải thoát, từ các thiện nghiệp mà quý vị đã làm trong quá khứ, hổ trợ tu tập, đúng thời, đúng lúc, nhiều an lành.

Kính chúc tinh tấn.
mt


Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)


--------------------------------------------------------------------------------
Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rahula:

-- Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng ít vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn, sau khi đổ đi chút ít nước còn lại ấy rồi bảo Rahula:

-- Này Rahula, Ông có thấy chút ít nước còn lại ấy bị đổ đi không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng đổ đi vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật úp chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula.

-- Này Rahula, Ông có thấy chậu nước bị lật úp ấy không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng lật úp vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula:

-- Này Rahula, Ông có thấy chậu nước này trống không không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng trống không vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Này Rahula, ví như một con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận con voi này thường dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Con voi của vua (như vậy) không quăng bỏ mạng sống (của mình)". Này Rahula, nhưng khi con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường, khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, dùng vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường... (như trên)... dùng đuôi, dùng vòi. Con voi của vua (như vậy) đã quăng bỏ mạng sống (của mình), và nay con voi của vua không có việc gì mà không làm". Cũng vậy, này Rahula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy, này Rahula, "Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi", này Rahula, Ông phải học tập như vậy.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

-- Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh.

-- Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

Này Rahula, khi Ông đang làm một thân nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ; đem đến quả báo đau khổ. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một thân nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, khi Ông muốn làm một khẩu nghiệp gì, hãy phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

Này Rahula, khi Ông đang làm một khẩu nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, khi phản tỉnh, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một khẩu nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, như Ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

Này Rahula, khi Ông đang làm một ý nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ". Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, khi phản tỉnh Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một ý nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai. Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời hiện tại, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp. Do vậy, này Rahula: "Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp". Như vậy, này Rahula, Ông cần phải tu học.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn giảng.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... rung61.htm


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

alphatran đã viết:
@Đạo hữu Minhthoat,
Đạo hữu cũng đã cố gắng rồi đó, nhưng mà biện luận DỠ TỆ, chẳng tập trung vào 5 câu hỏi kia, trích Kinh thì chẳng dính dáng gì. So với đạo hữu cục đất, đạo hữu Minh Thoat chắc phải học thêm 10 năm nữa.

TỆ HẠI THẬT, CẢ BOX NAM TRUYỀN, KHÔNG AI TRẢ LỜI ĐƯỢC 5 CÂU HỎI ĐÓ.
Kính đh Alphatran,

Theo vậy, tức đh Alphatran đã biết câu trả lời hay và xác đáng hơn cho các vấn đề câu hỏi mà đh đặt ra, hoặc đã có câu trả lời từ 1 vị sư, thầy nào rồi. Với sự kính trọng chân thành, mt xin đh phát tâm lành, từ bi giảng giải, nói rộng ra, để cho mt và các đh nơi đây có cơ hội học hỏi, tu học.

Nguyện công hạnh này sẽ là thiện nghiệp, và phước báu cho đh và g/đ gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống, gặt hái nhiều quả lành trên con đường đạo.

kinhle

Kính,
mt


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

minhthoat đã viết:
Kính đh Alphatran,

Theo vậy, tức đh Alphatran đã biết câu trả lời hay và xác đáng hơn cho các vấn đề câu hỏi mà đh đặt ra, hoặc đã có câu trả lời từ 1 vị sư, thầy nào rồi. Với sự kính trọng chân thành, mt xin đh phát tâm lành, từ bi giảng giải, nói rộng ra, để cho mt và các đh nơi đây có cơ hội học hỏi, tu học.

Nguyện công hạnh này sẽ là thiện nghiệp, và phước báu cho đh và g/đ gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống, gặt hái nhiều quả lành trên con đường đạo.

kinhle

Kính,
mt
Kính đạo hữu Minh Thoat,

Đạo hữu chớ hiểu lầm mà tội nghiệp cho alpha. Alpha thực sự đang tìm câu trả lời THEO GIÁO LÝ NAM TRUYỀN cho câu hỏi này. Còn về Bắc Truyền thì hiện tượng ngài Silvaly là hoàn toàn bình thường và dễ hiểu.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Kính đh Alphatran,
Nếu như vậy, khi gặp thuận duyên có được câu trả lời, từ đh cđ, bt, hoặc từ bất kể vị nào, mà đh Alphatran cho là xác đáng đúng với kinh điển và tinh thần giáo pháp, xin đh Alphatran phát tâm từ bi đăng lên diễn đàn cho mt và cho đại chúng có cơ hội kham học. Vì các câu hỏi của đh rất hay, câu trả lời xác đáng liên hệ đến kinh điển từ bậc thực hành thực chứng, chắc chắn sẽ đem lại lợi ích chung cho tất cả trên con đường tu học.

Đây cũng là chỗ rất yếu khuyết của mt. Vì cv bận rộn mỗi ngày, nên mt chỉ còn lại chút thời gian mỗi ngày cho thực hành, ít có cơ hội tìm hiểu, kham học về kinh điển. Ngay giờ đây, nếu không phải cuối tuần, thì mt đã phạm giới "nói láo" rồi, vì trong tuần thường là giờ làm việc. Mỗi lần, muốn "ngó" lên diễn đàn thôi, hay nghĩ đến 'online' là tâm lại chộn rộn, rất khó chịu vì thấy/biết rõ ràng nếu mình làm vậy là lấy giờ làm việc của công ty, làm 'phạm giới gian dối,' dù là chỉ lên để học/đọc pháp cũng là không đúng. Họa hoằn là vào giờ nghỉ lunch/break, hoặc chút ít vào dịp cuối tuần, mới đọc thêm, vào dđ mong học hỏi thêm ở các đh.

Chỉ khi lấy ngày phép trong dịp cuối năm trở về thiền viện để tu học, lúc đó mt mới có cơ hội trình pháp, và nghe giảng thêm nhiều về lý thuyết, có thêm cơ hội đối chiếu với thực hành. Tất nhiên, dù có cố gắng, mt tự biết cả pháp học lẫn pháp hành cũng vẫn chưa tới đâu, chắc chắn phải học hỏi nhiều, nhất là từ các đh, cđ, bt, kn, đh alphatran hỏi nhiều câu hỏi/đáp rất hay, mt cũng thường đọc, chỉ là chưa có cơ hội trực tiếp cám ơn.

Nay nhân cơ hội này, cám ơn trước đh và quý đh đã hổ trợ, trao đổi.

Kính chúc tất cả tấn hóa trên con đường đạo. Xin tạm biệt, hẹn gặp lại khi có dịp, đủ duyên.

kinhle

kính,
mt
Sửa lần cuối bởi minhthoat vào ngày 06/10/13 17:57 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Biết ít thì nói ít, biết nhiều thì nói đầy đủ theo sự hiểu biết của mình và đúng chủ đề yêu cầu, thì đâu có phải là phạm tội gian dối!. Nếu khắt khe quá, yêu cầu trích dẫn kinh điển liên quan đến vấn đề này thì ít ai làm vì không phải là pháp học của mình, trừ những vị mô phạm...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu Minh Thoat,

Đạo hữu là người chân tình và tu hành chân thật. Khi có được câu trả lời khế hợp với tinh thần Nam Truyền, alpha sẽ đăng ở đây ai quan tâm có thể tham khảo.

Alpha mới đây có biết một vị đạo hữu tại gia rất trẻ, phát tâm dõng mãnh cả đời hoằng dương Phật Pháp, có lẽ nhờ cái tâm ấy mà cơm ăn có người lo, khổ có người giúp, nhiều năm rồi ngày ngày đạo hữu ấy chỉ có Kinh sách và Phật Pháp thôi. Không những chỉ có vị ấy, alpha cũng được nghe nhiều tấm gương tương tự như vậy gần xa.

Chúc đạo hữu vạn sự như ý và tinh tấn kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Này dieungo,

Chẳng ai trên đời này lại mở miệng nói như ông cả.
Ở ông có 4 điểm không thể nào làm Thầy tôi được. Thế nào là 4:

1. Ông nói những điều mà ông không biết, không tường tận
2. Ông nói không đúng chỗ, không đúng thời
3. Oai nghi không đủ, thể hiện tệ hại
4. Không trả lời được những câu hỏi tôi hỏi với điều kiện tôi đã đặt ra.

Sở dĩ ông cứ bám theo tôi vì ông muốn lấy lại cái danh của mình. Ngay từ đầu vào diễn đàn, ông đã bị tôi vạch cái tội nói láo của ông ra giữa bàn dân thiên hạ. Ông tạc dạ ghi lòng nên giờ tôi mới khổ bị ông bám riết.
Sở dĩ DN biết thừa rằng bản Ngã của Alpha còn lớn lắm
Vậy là phí công DN rồi và các đạo Hữu khác rồi
bởi ông chẳng thể biết nổi chữ "Ngộ". Hãy nhớ lời DN là
Tu pháp môn nào cũng phải ngộ hết. Chúc Alpha một ngày sẽ ngộ


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Diệu Ngộ nói hay nhỉ!?

Bộ mình "ngộ" rồi thì có quyền làm thầy người ta sao! Còn phải tùy nhân duyên, căn cơ của người khác có hạp với ý chỉ của Diệu Ngộ không!? Nếu không hạp thì dù cho có yêu cầu người ta cũng chẳng thèm đến. Còn hạp với ý chỉ của Diệu Ngộ thì không cần "đăng bảng" cũng sẽ có khối người tìm đến thọ giáo!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

dieungo đã viết: Sở dĩ DN biết thừa rằng bản Ngã của Alpha còn lớn lắm
Vậy là phí công DN rồi và các đạo Hữu khác rồi
bởi ông chẳng thể biết nổi chữ "Ngộ". Hãy nhớ lời DN là
Tu pháp môn nào cũng phải ngộ hết. Chúc Alpha một ngày sẽ ngộ
Ông nói như thế chứng tỏ ông CHƯA NGỘ ông Diệu ạ,
Vì sao? Vì ông ngộ rồi thì ông phải biết rõ cái tâm tôi nghĩ gì. Nếu ông ngộ rồi, TRƯỚC KHI ông hỏi, ông phải biết tôi có đồng ý hay là không. Sao lại bị từ chối rồi mới tiếc?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.91 khách