Học: Trường Bộ Kinh

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 2053 lần
1. Kinh Phạm Võng

Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Bài/đoạn 3.

I. Ghi chú: 3. Và khi đêm vừa mới tàn, một số lớn chư Tăng, sau khi thức dậy, đã ngồi họp tại một gian nhà hình tròn và câu chuyện sau đây được bàn đến giữa chư Tăng.

II. Ngụ ý ở đoạn này, Chúng đệ tử Phật rất ngạc nhiên về sự phỉ báng và tán thán của thầy trò người ngoại đạo.

III. Chúng đệ tử Phật trong thời Chánh Pháp sự chứng thánh quả không thể nào ước lượng hết bao nhiêu người, nhưng vẫn có một số mới gia nhập thì cũng như người mới học Pháp. Do đó lời thị phi của chúng ngoại đạo (chuyện xấu) thì làm sao bỏ qua được. Đó là chuyện thực tế thường tình.
Đại giới đàn Hành trụ, chùa Huệ Nghiêm.jpg
Đại giới đàn Hành trụ, chùa Huệ Nghiêm.jpg (208.24 KiB) Đã xem 2061 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Xem trích dẫn:Xem trích dẫn 4:
Xem từ đầu bài "Tôi đã nghe như vầy..." tối bài số 6 ở đây ...

Và xem lại phần giới thiệu bài 03...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 2020 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trích dẫn 4.

I Trích dẫn 4 Lúc bấy giờ Thế Tôn được biết câu chuyện đang bàn giữa chư Tăng, liền đến tại gian nhà hình tròn và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-Kheo :
- Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì được bàn đến trong khi các ngươi ngồi họp tại chỗ này? Vấn đề gì đã được bỏ dở chưa nói xong?...

II. Trích dẫn đoạn này, Cho chúng ta hiểu là Đức Thế Tôn bắt đầu giảng Pháp.

III. Có phải thời gian này, Đức Thế Tôn có giảng pháp hay không..., thì trong kinh không thấy viết...
Nhưng giả sử không phải là thời gian giảng pháp, mà Đức Thế Tôn từ tốn hỏi chúng đệ tử tỳ kheo như vậy. Bình đẳng như vậy. Thì có lẽ không có tăng đoàn nào được diễm phúc như tăng đoàn của Đức Thế Tôn.
374427_174908449315535_617801329_n.jpg
374427_174908449315535_617801329_n.jpg (20.1 KiB) Đã xem 2025 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Xem trích dẫn:Xem trích dẫn 4:
Xem từ đầu bài "Tôi đã nghe như vầy..." tới bài số 6 ở đây ...

Và xem lại phần giới thiệu bài 03...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 2015 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trích dẫn 5.

I Trích dẫn 5 Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".

II. Phật dạy, nếu có ai khinh chê hoặc hủy báng Tam bảo mà ta sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Thì không thể giải quyết việc.
Mà nên dùng lời khéo léo trình bày đúng sự thật.

III. Thông thường chúng ta có thể nhịn cho cá nhân mình. Nhưng không thể nhịn ai hà hiếp gia đình mình, thầy mình.v.v. Về điểm này Đức Phật đã nói "Không nên giận dữ, không nên gây thù oán, mà nên dùng trí tuệ và lòng từ bi khéo léo giải thích đúng sự thật."
63721_385723814835751_703895774_n.jpg
63721_385723814835751_703895774_n.jpg (47.17 KiB) Đã xem 2010 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Xem trích dẫn:Xem trích dẫn 4:
Xem từ đầu bài "Tôi đã nghe như vầy..." tới bài số 6 ở đây ...

Và xem lại phần giới thiệu bài 03...
(Thiên Nhạn)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 1999 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trích dẫn.6

I Trích dẫn.6 Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú...

II.Ghi chú: Phật dạy, nếu có người tán thán Tam bảo, mà nếu ta hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại. Mà nên nhận xét đúng sự thật của người tán thán đó như thế nào...!?

III. Việc phỉ báng ví như lửa ta liền tránh hay biện bác lời ngai lẽ thật, còn tán thán thì như lời mật ngọt, như âm thanh tiếng đàn ru ngủ của dục vọng. vì thế lời tán thán ta càng phải cẩn thận hơn là lời phỉ báng.
556688_387043588037107_1851338735_n.jpg
556688_387043588037107_1851338735_n.jpg (45.26 KiB) Đã xem 1994 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Xem trích dẫn:Xem trích dẫn 4:
Xem từ đầu bài "Tôi đã nghe như vầy..." tới bài số 6 ở đây ...

Và xem lại phần giới thiệu bài 03...
(Thiên Nhạn)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 1983 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trích dẫn.7

I Trích dẫn.7 Này các Tỷ-kheo, thật chỉ thuộc các vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai. Này các Tỷ-kheo, thế nào là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai?

II. Xem lại đoạn trích dẫn 03. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.

III. Phàm-phu khi tán-thán Phật, thường nói đến các ''vấn-đề không quan-trọng, nhỏ-nhặt, chỉ thuộc về giới-luật'', đó là khái niệm bề ngoài như cách ăn mặc đi đứng nằm ngồi. Nhưng thật sự một vị tu sĩ không những bề ngoài thanh tịnh an lạc mà bề trong cần phải thanh tịnh an lạc hơn nữa.
522394_450578601645982_931681016_n.jpg
522394_450578601645982_931681016_n.jpg (49.1 KiB) Đã xem 1980 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Đức Phật lại bảo, phàm-phu khi tán-thán Phật, thường nói đến các ''vấn-đề không quan-trọng, nhỏ-nhặt, chỉ thuộc về giới-luật''. Còn các bực biết tán-thán Như-Lai một cách chân-chánh thì mới nói đến ''các pháp khác, sâu-kín, khó chứng, tịch-tĩnh, mỹ-diệu, vượt ngoài tầm lý-luận suông, chỉ những người trí mới nhận hiểu, chỉ có bực Như-Lai mới tự chứng-tri, giác-ngộ và truyền-thuyết''.

Do đó, Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã lôi kéo con người vào vòng sanh-tử khổ-đau của Luân-hồi. bài 03...
(Thiên Nhạn)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 1931 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Tiểu giới.8

I Trích dẫn.8 8. Sa-môn Gotama từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

Sa-môn Gotama từ bỏ lấy của không cho, tránh xa sự lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh không có trộm cướp.

Sa-môn Gotama từ bỏ tà hạnh, tịnh tu phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

II. Phần mở đầu tiểu giới là người đệ tử Phật từ bỏ "sát sanh'', ''trộm cắp'' và ''tà hạnh'' thì được sự khen ngợi của mọi người.v.v.

III. Người Phật tử từ bỏ được 3 giới này, ta sẽ có cuộc sống an lành, sung túc và hạnh phúc.
Sát Đạo Dâm.jpg
Sát Đạo Dâm.jpg (65.56 KiB) Đã xem 1905 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Đức Phật lại bảo, phàm-phu khi tán-thán Phật, thường nói đến các ''vấn-đề không quan-trọng, nhỏ-nhặt, chỉ thuộc về giới-luật''. Còn các bực biết tán-thán Như-Lai một cách chân-chánh thì mới nói đến ''các pháp khác, sâu-kín, khó chứng, tịch-tĩnh, mỹ-diệu, vượt ngoài tầm lý-luận suông, chỉ những người trí mới nhận hiểu, chỉ có bực Như-Lai mới tự chứng-tri, giác-ngộ và truyền-thuyết''.

Do đó, Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã lôi kéo con người vào vòng sanh-tử khổ-đau của Luân-hồi. bài 03...
(Thiên Nhạn)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 1901 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Tiểu giới.9

I Trích dẫn: 9. 9. Sa-môn Gotama từ bỏ nói láo...từ bỏ nói hai lưỡi...từ bỏ lời nói độc ác...từ bỏ lời nói ỷ ngữ...Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

II. Phần mở đầu tiểu giới là người đệ tử Phật từ bỏ "sát sanh'', ''trộm cắp'' và ''tà hạnh'' thuộc về thân nghiệp. Thì phần này Phật dạy giữ khẩu nghiệp vậy.

III. Nói lời thô-lỗ cộc-cằn,
Người nghe mắng lại cũng bằng lời thô.
Giọng phẫn-nộ xí-xô gây đau-khổ,
Lời qua tiếng lại, trở lại hại mình.
(Kệ số 133.) Hay là...
Người nói lời hoà-nhã, êm tai,
Lời xây-dựng, cùng lời chơn-thật,
Chẳng bao giờ nói mích lòng ai,
Như-Lai gọi là Bà-la-môn.
(Kệ số 408.)
Nghiệp khẩu.jpg
Nghiệp khẩu.jpg (26.99 KiB) Đã xem 1900 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Tiểu giới: chẳng sát-sanh, chẳng trộm-cắp, chẳng tà-hạnh, chẳng nói dối, chẳng nói hai lưỡi, chẳng nói độc-ác, chẳng nói điều vô-nghiã, chẳng ăn phi-thời, chẳng xem múa hát, chẳng nằm giường cao, chẳng nhận vàng bạc, chẳng nhận nô-tỳ, chẳng nhận gia-súc, ruộng vườn, chẳng làm môi-giới, chẳng hối-lộ, chẳng lừa đảo. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...
(Thiên Nhạn)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Kinh Trường Bộ.JPG
Kinh Trường Bộ.JPG (2.11 KiB) Đã xem 1881 lần
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Tiểu giới.10

I Trích dẫn: 10. Sa-môn Gotama không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ;
2.Sa-môn Gotama từ bỏ không ăn phi thời...
3.Không đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch.
4.không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang.
5.không dùng giường cao và giường lớn.
6.không nhận vàng và bạc.
7.không nhận các hạt giống.
8.không nhận thịt sống.
9.không nhận đàn bà, con gái.
10.không nhận nô tỳ gái và trai.
11.không nhận cừu và dê.
12.không nhận gia cầm và heo.
13.không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái.
14.không nhận ruộng nương đất đai.
15.không phái người môi giới hoặc tự mình làm môi giới.
16.không buôn bán.
17.Sa-môn Gotama từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường.
18.Sa-môn Gotama từ bỏ các tà hạnh, như hối lộ, gian trá, lừa đảo.
19.Sa-môn Gotama từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. - Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

II. 19 điều từ bỏ và không gìn giữ những thứ mà người đời ưa chuộng thì ta sẽ có ý nghĩ chánh tư duy và tri kiến, cuộc sống thanh bần thế tục. Và không bị dục lạc làm mờ đi lý trí. Thật hay thay cho một Sa-môn đệ tử Phật, sống cuộc đời thiểu dục, tri túc.

III. Ít người giữa nhân loại
Đến được bờ bên kia
Phần đông bên bờ nay
Ngược xuôi không định hướng
Ai thực hành chánh pháp
Khéo quảng diễn tuyên thuyết
Đạt cảnh giới bất diệt
Thoát ma lực tử thần.085-086
Tri túc thường lạc.jpg
Tri túc thường lạc.jpg (7.72 KiB) Đã xem 1882 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Tiểu giới: chẳng sát-sanh, chẳng trộm-cắp, chẳng tà-hạnh, chẳng nói dối, chẳng nói hai lưỡi, chẳng nói độc-ác, chẳng nói điều vô-nghiã, chẳng ăn phi-thời, chẳng xem múa hát, chẳng nằm giường cao, chẳng nhận vàng bạc, chẳng nhận nô-tỳ, chẳng nhận gia-súc, ruộng vườn, chẳng làm môi-giới, chẳng hối-lộ, chẳng lừa đảo. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...
(Thiên Nhạn)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.11

I Trích dẫn: 11. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống và cây cối. Như các hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ ngành cây sanh, hạt giống từ đất sanh, hạt giống từ chiết cây sanh và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. Còn Sa-môn Gotama thì không làm hại hột giống hay cây cối nào. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Sa môn tiếng Phạn gọi là Sramana, âm Hán là Thất La Mạn Noa... cũng còn gọi là Sa Môn Na, Sa Môn Văn, gọi tắt là Sa Môn. Dịch là: Cần Lao, Công Lao... Bần Đạo, Pháp Đạo.
Bà-la-môn: giai-cấp tu-sĩ ở Ấn-độ xưa. Xin lưu-ý, nơi Phẩm Bà-LA-MÔN nầy, chữ Bà-la-môn trong các bài Kệ lại có nghĩa là A-la-hán (Xem phẩm Bà La Môn trong kinh Pháp Cú).
Hình ảnh

III. Nghĩa đoạn trích dẫn trung giới 11. Theo cảm nhận người viết, thì các vị Tu sĩ (Khất sĩ) được nhận sự cúng dường của tín thí, mà vẫn còn sing sống hoặc gây hại các hạt giống và cây cối:
Như các hạt giống từ rễ sanh,
hạt giống từ ngành cây sanh,
hạt giống từ đất sanh,
hạt giống từ chiết cây sanh và
thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. (Sẽ mất ít nhiều sự tôn kính của Tín Thí cúng dường).
Còn Sa-môn Gotama thì không làm hại hột giống hay cây cối nào. - Do đó người phàm phu tán thán Như Lai.
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Trung giới: Chẳng làm hại các hột giống, chẳng cất chứa thức ăn và đồ dùng, chẳng dự các trò du-hí, các trò giải-trí, chẳng dùng chăn len, nệm bông, chẳng dùng đồ trang-sức, chẳng bàn phiếm về thời-sự, chẳng biện-luận, tranh-chấp, chẳng đưa tin-tức hoặc nói lời siểm-nịnh để cầu lợi. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 24/12/12 14:28 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.12

I Trích dẫn: 12. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cất chứa và thọ hưởng các đồ vật. Như cất chứa các món ăn, cất chứa các đồ uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa các đồ nằm, cất chứa các hương liệu, cất chứa các mỹ vị. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Cất chứa, dự trữ, lo xa, hay phòng bị của là có thể dẫn đến con đường bất thiện nghiệp.
Hình ảnh

III. Cất chứa tài sản, tiền của để lại cho con cháu là hành động thông thường của người Việt, biết lo xa. Nhưng cũng thường vì tiền của đó mà có thể trở thành người tham của... Do đó, đối với người tu hạnh Sa-môn khất sĩ cũng không nên dự trữ các tài sản thế gian sẽ làm cản trở việc con đường đạo.
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Trung giới: Chẳng làm hại các hột giống, chẳng cất chứa thức ăn và đồ dùng, chẳng dự các trò du-hí, các trò giải-trí, chẳng dùng chăn len, nệm bông, chẳng dùng đồ trang-sức, chẳng bàn phiếm về thời-sự, chẳng biện-luận, tranh-chấp, chẳng đưa tin-tức hoặc nói lời siểm-nịnh để cầu lợi. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.13

I Trích dẫn: 13. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống theo các du hí không chân chánh như múa, hát, nhạc, kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh giặc giả, dàn trận, thao dượt, diễn binh. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ các loại du hí không chân chánh như trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Du hí nghĩa đen là sở thích về tinh thần, như sở thích về mắt là các màu sắc; Sở thích về tai, nghe các âm thanh như thơ ca, nhạc kịch.v.v.
Hình ảnh
III. Trong Bát quan trai giới của Phật tử tại gia. Cho người tu một ngày, một đêm cũng không được phép. Du hí là pháp Bất thiện.
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Trung giới: Chẳng làm hại các hột giống, chẳng cất chứa thức ăn và đồ dùng, chẳng dự các trò du-hí, các trò giải-trí, chẳng dùng chăn len, nệm bông, chẳng dùng đồ trang-sức, chẳng bàn phiếm về thời-sự, chẳng biện-luận, tranh-chấp, chẳng đưa tin-tức hoặc nói lời siểm-nịnh để cầu lợi. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.14

I Trích dẫn: 14. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Ngày nay, trò chơi lớn nhỏ, cảm giác mạnh điều có tất cả và có khi vì ham chơi quá độ dẫn đến chết người hoặc là gia đình đổ vở hạnh phúc.
Hình ảnh
III. Bất cứ trò chơi nào cũng có thể đam mê và còn đem đến việc bê trể nhiệm dụ và bổn phận, người tu sĩ càng nên tránh xa càng tốt.
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Trung giới: Chẳng làm hại các hột giống, chẳng cất chứa thức ăn và đồ dùng, chẳng dự các trò du-hí, các trò giải-trí, chẳng dùng chăn len, nệm bông, chẳng dùng đồ trang-sức, chẳng bàn phiếm về thời-sự, chẳng biện-luận, tranh-chấp, chẳng đưa tin-tức hoặc nói lời siểm-nịnh để cầu lợi. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.105 khách