Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

89. Xây Nhà Và Nhuộm Áo Quần

Chỉ muốn làm phước mà không trao dồi phẩm hạnh thì chẳng khác nào xây dựng lâu đài trên cát; chẳng bao lâu sau lâu đài sẽ sụp đổ mà thôi.

Cũng giống như muốn nhuộm vải, nhưng không chịu giặt sạch tấm vải trước khi nhuộm. Nhiều người đã làm như vậy, họ chẳng cần chú ý gì đến tấm vải. Khi muốn nhuộm, họ chỉ nhúng tấm vải vào thuốc nhuộm mà chẳng cần để ý đến tấm vải sạch hay dơ. Nếu tấm vải dơ thì nhuộm như thế vải còn tệ hại hơn. Hãy nghĩ đến điều này, nhuộm một tấm vải vừa cũ vừa dơ thì lúc nhuộm xong tấm vải có đẹp chăng? Nhưng người ta thường làm như thế.

Người ta chỉ thích làm điều thiện mà không chịu bỏ làm điều ác. Họ quên một điều quan trọng là chỉ khi nào tâm không dơ bẩn, lúc ấy tâm mới bình an tĩnh lặng mà thôi.

Bạn hãy tự nhìn vào bên trong chính mình, hãy xét xem thân khẩu ý của mình đã có gì sai lầm. Ngoài thân khẩu ý ra, bạn chẳng có gì để sửa chữa nữa.
***********************
Người ta chỉ thích làm điều thiện mà không chịu bỏ làm điều ác. Họ quên một điều quan trọng là chỉ khi nào tâm không dơ bẩn, lúc ấy tâm mới bình an tĩnh lặng mà thôi.
Cũng vậy, muốn dạy người thì mình phải dạy mình trước.
Như vậy, thì người trí mới khỏi bị trách.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

91. Mèo

Khi phiền não dấy lên, bạn phải có biện pháp để đối trị chúng. Phiền não chẳng khác nào một con mèo. Khi bạn cho đồ ăn nó thích, thì nó sẽ quấn quýt bên bạn mãi để được ăn thêm.

Nếu một ngày nào đó nó cào bạn, và bạn quyết định không cho nó ăn nữa thì mèo sẽ không còn lẫn quẩn bên bạn. Thật ra, lúc đầu mèo còn đến với bạn và kêu meo meo nũng nịu, nhưng nếu bạn cương quyết không cho nó ăn, không thèm đếm xỉa gì đến nó, thì nó sẽ xa lánh bạn luôn.


Phiền não trong tâm bạn cũng như vậy, nếu bạn không nuôi dưỡng, không cung cấp thức ăn cho phiền não thì phiền não sẽ không đến quấy rầy bạn, và tâm bạn sẽ bình an tĩnh lặng.

**************

Phiền não về hướng ngoại của ngũ dục thì ta biết nó nguy hiểm có thể chặn được bằng vào trí huệ học kinh điển.

Phiền não về Sắc thanh hương vị xúc pháp thì có thể dùng thiền chỉ và quán.

Phiền não về ngũ uẩn tu tập Tứ Niệm Xứ.

Phiền não về "Nhân duyên" quá khứ ba đời thì đành chịu !

Nhưng chẳng lẽ tới đây thôi sao, thì đâu làm chủ được cái thân mạng ?


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Phiền não về "Nhân duyên" quá khứ ba đời thì đành chịu !
Phiền não nào cũng qua lục căn, do tâm mà có. Tâm vốn là vô thường, ta không để ý đến phiền não, thì chúng tự diệt. Nhưng đôi khi chúng ta không để ý đến chúng nhưng chúng cứ mất rồi lại quay lại. Đó là do thói quen (tập khí) ưa thích phiền não của chúng ta, nên phải tập "lơ" phiền não đi.
Ajahn Brahm có giảng rằng: Ai cũng không ưa sự sợ hãi. Thế mà người ta lại thích coi phim kinh dị. Ai cũng không ưa sự ưu sầu. Thế mà người ta lại thích xem phim lãng mạn, bi kịch.
Vì sao vậy? vì người ta đã nghiện (addicted) sự sợ hãi, sự ưu sầu....
Từ vô thủy đến nay, cái mà tâm chúng ta quen thuộc chính là phiền não.
đâu làm chủ được cái thân mạng ?
Trước giờ đạo Phật đâu phải là làm chủ thân mạng?


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Phiền não về hướng ngoại của ngũ dục thì ta biết nó nguy hiểm có thể chặn được bằng vào trí huệ học kinh điển.

2. Phiền não về Sắc thanh hương vị xúc pháp thì có thể dùng thiền chỉ và quán.

3. Phiền não về ngũ uẩn tu tập Tứ Niệm Xứ.

4. Phiền não về "Nhân duyên" quá khứ ba đời thì đành chịu !

Nhưng chẳng lẽ tới đây thôi sao, thì đâu làm chủ được cái thân mạng ?
Trước giờ đạo Phật đâu phải là làm chủ thân mạng?
Làm chủ cái thân mạng đây! Có nghĩa là Hàng giả đã thắng pháp, liễu thông ba Pháp Tam vô lậu học. Có thể coi việc sống chết không còn bận tâm, sợ hải. Biết trước ngày giờ mình chết...Đó mới gọi là tự làm chủ thân mạng.
Còn thêm một nghĩa khác như các câu nghi vấn 1,2,3 Nếu hành giả tự mình trừ phiền não vô minh tức là cũng tự mình làm chủ thân mạng cho mình rồi. :)

92. Gà Trong Chuồng

Khi sự bình an tĩnh lặng trong tâm phát triển thì tâm sẽ ổn định như gà được nhốt vào chuồng, không thể chạy nhảy bươi móc bên ngoài. Khi đã bị nhốt vào chuồng, tuy gà không thể lang thang bên ngoài, nhưng gà có thể đi lại trong chuồng.

Dầu có thể đi quanh quẩn trong chuồng, nhưng gà không thể gây ra một tai hại quan trọng nào vì gà đã được giữ trong chuồng. Nhiều người không muốn có một cảm giác hay ý nghĩ nào phát sinh trong khi họ đang hành thiền, nhưng cảm giác và tư tưởng vẫn phát sinh. Khi tâm bình an tĩnh lặng, thì sự chánh niệm tỉnh thức sẽ giữ cho tâm không rung động.


Có nghĩa là khi có cảm giác hay tư tưởng nào dấy động lên trong tâm, thì chúng chỉ quanh quẩn trong "chuồng" của sự tĩnh lặng và không thể quấy rầy hay gây ra tai hại nào cho người hành thiền.
**********************
Có phải đây là giai đoạn đầu của Hành giả hành thiền Tứ Niệm Xứ: Tỉnh giác, chánh niệm, nhất tâm nơi Thân thọ tâm pháp ?

Nhưng một khi xả thiền thì tâm động khó kèm chế, thật là nan giải ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

93. Trẻ Con

Nếu bạn không kiểm soát và chế ngự tâm, mà chỉ chiều thuận theo những tư tưởng tình cảm của nó, thì bạn đã thực hành sai lầm rồi, chẳng khác nào nuông chiều theo ý thích của trẻ con.

Con nít ưa thích thứ gì, cha mẹ chúng cho chúng ngay thứ đó. Phải chăng đó là phương pháp dạy trẻ tốt đẹp? Lúc trẻ con còn bé, ta có thể nuông chiều nó một thời gian, nhưng khi nó bắt đầu biết nói thì phải thỉnh thoảng trách phạt nó, nếu không nó sẽ trở nên hư hỏng sau này.

Tâm cũng phải được huấn luyện như vậy. Đừng chiều theo những đòi hỏi của tâm.

**************************************
Tâm cũng phải được huấn luyện như vậy. Đừng chiều theo những đòi hỏi của tâm.

Tâm viên ý mã,
Tập khí (tánh tình).
Thói quen phóng dật... Là những cái tâm xấu ai ai cũng biết và cũng muốn trở thành một người tốt, đẹp đạo được đời. Nhưng có mấy ai hàng phục tâm, luôn cả người viết ra nghi vấn này.

Vậy, bạn có Phương Tiện Thiện Xảo nào để hàng phục tâm! cafene tangbong Thank you.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

94. Cây Ốm Yếu Cong Queo

Cốt tủy của việc thực hành là chăm chú quán sát theo dõi tâm, nhận biết ý định của tâm. Muốn nhận biết ý định của tâm, bạn phải có trí tuệ. Đừng có tâm phân biệt, đừng bất bình phiền não khi thấy người khác không làm đúng theo ý thích của mình, đừng khó chịu khi chứng kiến những việc, những điều mà mình không ưa thích.

Bạn có cảm thấy buồn khổ khi thấy một thân cây trong rừng ốm yếu cong queo không được to lớn thẳng thắn như những cây khác không? Thật là khờ dại khi buồn khổ như thế.

Đừng phán xét những người khác, bởi vì có rất nhiều hạng người trên thế gian này. Tại sao tự mang vào mình gánh nặng muốn thay đổi, muốn sửa đổi tất cả những người khác? Nếu bạn muốn thay đổi, muốn sửa đổi một cái gì đó thì hãy thay đổi, sửa đổi sự vô minh của mình thành trí tuệ.

***************************************

Đừng phán xét những người khác, bởi vì có rất nhiều hạng người trên thế gian này. Tại sao tự mang vào mình gánh nặng muốn thay đổi, muốn sửa đổi tất cả những người khác?

- Bởi vì, có người muốn làm thầy....
- Bởi vì, Tâm hành giả là tâm so sánh, nên có những hàng động...
- Bởi vì, Dục lạc cầu danh hay bố thí Pháp ? - Nếu là bố thí Pháp thì thế nào mới đúng tinh thần bố thí ?

Nếu bạn muốn thay đổi, muốn sửa đổi một cái gì đó thì hãy thay đổi, sửa đổi sự vô minh của mình thành trí tuệ. :D


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Cái Khay Bẩn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

95. Cái Khay Bẩn

Nhiều người cho rằng bản tánh của tâm là thanh tịnh trong sáng, và bởi vì mọi người đều có Phật tánh nên không cần phải hành thiền làm gì.

Điều đó chẳng khác nào lấy một cái gì sạch sẽ, như cái khay này chẳng hạn, nhỏ vài giọt nước dơ lên trên đó.

Có thể nào bạn cho rằng cái khay này vốn sạch sẽ nên chẳng cần phải chùi rửa làm gì không?

kinhle caunguyen caunguyen caunguyen Chúng ta có muốn tâm mình vĩnh diễn là cái khay bẩn, hay không?

-là do ở nơi hành giả! Khoe tài, biện luận cũng chỉ là cái khay không hơn, không kém:)) =)) :))


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

99. Con Giun Đất

Một vài người đến hỏi tôi, phải chăng khi thấy được vô thường, khổ và vô ngã, người ta sẽ vất bỏ tất cả, trở thành lười biếng và không muốn làm gì nữa?

Tôi trả lời với họ rằng, không phải như vậy, mà trái lại, họ càng siêng năng làm việc hơn, nhưng họ làm với tâm không dính mắc, và chỉ làm những việc hữu ích.


Những người ấy lại tiếp tục hỏi, nếu mọi người đều hành thiền, đều thực hành giáo pháp, thì chẳng có việc gì trên thế gian này có thể hoàn thành được và sẽ không có tiến bộ nữa.

Nhưng phải chăng, lo sợ như thế thì chẳng khác nào con giun lo sợ sẽ hết đất để ăn. :)) >:D< >:D<


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

101. Vật Đắt Giá

Giả sử bạn làm chủ một vật thật đắt giá. Ngay lúc có vật trong tay, tâm bạn thay đổi, và bạn sẽ tự nhủ: "Bây giờ ta phải cất ở đâu đây? Nếu để ở đây sẽ có người lấy mất."

Thế rồi bạn băn khoăn suy nghĩ tìm nơi cất dấu. Đó là đau khổ.

Đau khổ khởi sinh vào lúc nào? Đau khổ khởi sinh khi chúng ta biết mình đang làm chủ một vật gì đó. Đó là chỗ ở của đau khổ. Trước khi có được vật này, ta không đau khổ.

Không đau khổ bởi vì không có vật để tâm ta dính mắc vào.

Tự ngã cũng vậy, nếu chúng ta nghĩ đến danh từ: "Tôi, Ta" thì mọi vật quanh ta đều trở thành của ta, và sự rắc rối theo liền sau đó. Nếu không có tôi, ta thì chẳng có gì rắc rối cả.
*************************************
Không đau khổ bởi vì không có vật để tâm ta dính mắc vào.

Người chẳng hề bám-víu vào chi
Trong quá-khứ, vị-lai, hiện-tại,
Chẳng nắm giữ, vì chẳng có gì,
Như-Lai gọi là Bà-la-môn.
(Kệ số 421)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

102. Đau Nhức Bên Trong

Người ta phân vân không biết tại sao khi bắt đầu loại bỏ tham muốn, thì nhiều vấn đề rắc rối phát sinh.

Chuyện đó chẳng có gì lạ cả. Vì trước đây khi nuôi dưỡng phiền não, bạn đã đối xử nhẹ nhàng với chúng, vuốt ve nuông chiều chúng. Như người bị vết thương bên trong mà chỉ đắp thuốc bên ngoài nên không có cảm giác gì.

Bây giờ mổ ra để trị tận gốc thì chắc chắn không tránh khỏi đau đớn.
*******************
Vấn đề chê bai và khen thưởng cũng như vậy!

Biết thân mình 3 ngày không tắm là hôi rồi. Vậy đó, khi ai chê mình hôi thì mình giận, có khi còn thù người...!?

Chê bai và khen thưởng rất khó giữ cho bãn ngã tự nhiên! - Nếu không khéo tu tâm, giữ ý thì bị lừa như chơi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

104. Nông Phu Và Người Mẹ

Trong việc tu hành, hễ bạn thấy nơi nào còn khuyết điểm thì hãy gia tâm chú ý vào nơi ấy. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, hãy chú tâm vào đấy, giống như người nông phu chưa cày xong thửa ruộng của mình.

Mỗi năm người nông phu đều phải chuẩn bị đất để sẵn sàng gieo hạt. Nhưng năm nay chưa cày xong thửa ruộng nên lúc nào tâm người nông phu cũng hướng về thửa ruộng.
Tâm người nông phu không thể nào an vui, bởi vì anh ta biết công việc của mình chưa làm xong. Mặc dầu đang vui với bạn bè nhưng anh không cảm thấy thoải mái chút nào, vì tâm trí anh lúc nào cũng ưu tư đến thửa ruộng còn dang dở.

Hoặc như người mẹ đặt đứa con nhỏ trên lầu để đi xuống dưới lầu cho súc vật ăn. Tâm người mẹ lúc ấy luôn luôn hướng về người con, lo lắng không biết có gì xảy ra với đứa trẻ. Mặc dầu đang làm công việc khác, nhưng tâm người mẹ không rời đứa con.


Việc hành thiền của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta không được quên. Dầu đang làm công việc khác, nhưng tâm không thể nào xa việc thực hành. Tâm phải ở trong thực hành ngày và đêm. Muốn cho việc hành thiền thực sự đạt được tiến bộ thì phải làm như thế.
**************
Việc hành thiền trong bài này nói chung là việc "Tam vô lậu học" Giới Định Huệ.
Nếu hành giả chỉ biết Thiền, thiếu giới và huệ thì dể sanh tâm phóng dật, vô minh.
Hoặc ngược lại chỉ thiếu một trong ba thì không thể nào định tâm.

Nói giỏi, nói nhiều, nói đúng, mà không giữ giới thì chẳng khác gì, người có miệng mà thiếu tay chân vậy. :)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

104. Nông Phu Và Người Mẹ

Trong việc tu hành, hễ bạn thấy nơi nào còn khuyết điểm thì hãy gia tâm chú ý vào nơi ấy. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, hãy chú tâm vào đấy, giống như người nông phu chưa cày xong thửa ruộng của mình.

Mỗi năm người nông phu đều phải chuẩn bị đất để sẵn sàng gieo hạt. Nhưng năm nay chưa cày xong thửa ruộng nên lúc nào tâm người nông phu cũng hướng về thửa ruộng.
Tâm người nông phu không thể nào an vui, bởi vì anh ta biết công việc của mình chưa làm xong. Mặc dầu đang vui với bạn bè nhưng anh không cảm thấy thoải mái chút nào, vì tâm trí anh lúc nào cũng ưu tư đến thửa ruộng còn dang dở.

Hoặc như người mẹ đặt đứa con nhỏ trên lầu để đi xuống dưới lầu cho súc vật ăn. Tâm người mẹ lúc ấy luôn luôn hướng về người con, lo lắng không biết có gì xảy ra với đứa trẻ. Mặc dầu đang làm công việc khác, nhưng tâm người mẹ không rời đứa con.


Việc hành thiền của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta không được quên. Dầu đang làm công việc khác, nhưng tâm không thể nào xa việc thực hành. Tâm phải ở trong thực hành ngày và đêm. Muốn cho việc hành thiền thực sự đạt được tiến bộ thì phải làm như thế.
**************
Việc hành thiền trong bài này nói chung là việc "Tam vô lậu học" Giới Định Huệ.
Nếu hành giả chỉ biết Thiền, thiếu giới và huệ thì dể sanh tâm phóng dật, vô minh.
Hoặc ngược lại chỉ thiếu một trong ba thì không thể nào định tâm.

Nói giỏi, nói nhiều, nói đúng, mà không giữ giới thì chẳng khác gì, người có miệng mà thiếu tay chân vậy. :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.107 khách