Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

kythuatvien đã viết:
yen-phuong đã viết:
Tối qua và sáng nay, bỗng dưng diễn đàn đổi màu, các bài post gần đây biến mất tiêu . Chị không vào được đó em .

Chị sẽ post tiếp Chứng Đạo Ca há .

Cám ơn em cành hoa và ly cà phê :) .

Mến,
YP :)
Yen-phuong nói rõ hơn chút đi, vì bên kỹ thuật mới nâng cấp diễn đàn (khoảng 4 ngày trước). Nên có thể bị một số lỗi, nếu có lỗi gì xin thông báo để tụi mình sửa nhé. Xin cảm ơn bạn.

Chúc an lạc.

PS: không biết có phải bạn chạy nhầm qua bên trang http://daitangkinhvietnam.org/phpbbgold không ? nó màu vàng đó. :-P cái diễn đàn này tụi mình làm ra để thử nghiệm, phiên bản đó cách đây vài tháng.
Nhân đây nhờ KTV xem dùm luôn là . Đôi khi post 1 bài hơi dài , viết khoản 30 phút . Lúc mà "chấp nhận" thì lại bị rớt nick luôn .

Rồi về size chữ nửa . Diễn đàn không cho size quá 150 thì phải .

TKV giúp dùm


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

kythuatvien đã viết: Yen-phuong nói rõ hơn chút đi, vì bên kỹ thuật mới nâng cấp diễn đàn (khoảng 4 ngày trước). Nên có thể bị một số lỗi, nếu có lỗi gì xin thông báo để tụi mình sửa nhé. Xin cảm ơn bạn.

Chúc an lạc.

PS: không biết có phải bạn chạy nhầm qua bên trang http://daitangkinhvietnam.org/phpbbgold không ? nó màu vàng đó. :-P cái diễn đàn này tụi mình làm ra để thử nghiệm, phiên bản đó cách đây vài tháng.
Có lẽ là YP chạy lộn qua trang thử nghiệm . Đúng là "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng" rồi .

1/ Zelda nói đúng đó bạn KTV . Có lần YP đánh máy quá trời, lúc "chấp nhận", bài bị xóa hoàn toàn vì đã bị logged out hồi nào không hay . Từ đó, mỗi lần đánh máy xong, YP phải Cntl-A, Cntl-C để copy vào mouse, xong mới post (và mong cái mouse của mình nó không có problem copy bài :) ).

2/ Không những thế, khi dùng mouse click vào arrow to go back and forth cũng bị mất bài đã đánh máy nhưng chưa kịp post luôn .

Thực ra, lúc đầu YP còn lọng cọng . Bây giờ đã quen rồi . Nếu sửa được, càng tốt . Còn không, không sao, bạn ạ .

cafene

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Cái gì cột tâm vào vòng quanh?"

"Mánh khoé quỷ quyệt của sannà, tưởng, quay cuồng tâm.
Tâm lạc lối vì tín nhiệm sannà, tưởng,
nên bị vướng trong những gì nó ưa thích,
rời cảnh giới nầy của chúng sanh,
rồi đi đến cõi kia, mãi mãi xoay tròn
cho đến khi choáng váng mặt mày,
tự quên hẳn mình,
tự hãm mình hoàn toàn trong đêm tối.
Dầu tận lực cố gắng cách nào để tìm Giáo Pháp
cũng không thể nhoáng thấy."


"What connects the mind into the cycle?"

"The tricks of sannà make it spin.
The mind goes wrong because it trusts its sannàs,
attached to its likes,
leaving this plane of being,
going to that, wandering till it's dizzy,
forgetting itself,
completely obscure to itself.
No matter how hard it tries to find the Dhamma,
it can't catch a glimpse."


Bác PKK dịch câu hỏi của ông thầy khó hiểu quá :) . YP xin góp ý:

Thầy hỏi:
"Tâm liên hệ với vòng luân hồi ra sao ?"

Trò trả lời:
"Tưởng đánh lừa tâm, khiến tâm quay chuyển .
Tâm sai lầm vì tâm tin vào tưởng ,
bị dính mắc vào những gì tâm ưa thích,
hết rời bỏ cảnh giới này,
lại đi đến cảnh giới khác, lang thang đến độ chóng mặt,
quên đi chính nó,
tự che lấp lấy chính mình .
Cho dù cố gắng tìm Pháp,
tâm không thể thoáng thấy Pháp ."


Là thiền sinh, chúng ta chỉ cần có sao thấy vậy . Nếu không, tưởng (sanna) đánh lừa chúng ta rất dễ dàng . Ví dụ, khi hành thiền, chúng ta thấy hình ảnh như Đức Phật, ... .

Thực ra, trong đời sống hàng ngày, tưởng (sanna) rất cần thiết . Nhờ có tưởng (sanna), chúng ta mới có thể sinh tồn . Ví dụ: nghe tiếng còi, chúng ta biết đó là tiếng còi xe hơi, và nhận biết có cái xe hơi nào đó đang chạy sát sau lưng :) .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Cái gì khám phá ra Giáo Pháp?"

"Cái tâm khám phá,
cố tìm cho ra tại sao sannà, tưởng, nói 'tốt'
và tâm chụp bắt điều 'xấu'
rồi cưỡng bách tâm tự trói chặt vào thương và ghét."


"What ferrets out the Dhamma?"

"The heart ferrets it out,
trying to find out how sannàs say 'good'
and grasp at 'bad'
and force it to fasten on loving and hating."


ferret (verb): search and discover through persistent investigation .

Tưởng (sanna) của phàm phu nói cái này tốt, cái kia xấu, câu này là lời khen, câu kia là tiếng chê, ... Thế là tâm dính mắc vào thương (Tham), vào ghét (Sân) .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Ăn một lần và không bao giờ tìm ăn thêm nữa ?"

"Chấm dứt tình trạng muốn nhìn, muốn hiểu biết,
và hy vọng muốn biết thêm,
Chấm dứt tình trạng kẹt dính trong rối loạn.
Tâm ngồi yên trên cái bệ của nó,
buông bỏ, không vướng mắc."


"To eat once and never look for more ?"

"The end of wanting to look, to know,
to hope for knowing more,
The end of entanglements.
The mind sits still on its dais,
discarding its attachments."


Bác PKK dịch đoạn này rất dễ hiểu :

Thầy hỏi:
" 'Ăn một lần và không bao giờ tìm ăn thêm nữa .' nghĩa là gì ?"

Trò trả lời:
"Chấm dứt tình trạng muốn nhìn, muốn hiểu biết,
và hy vọng muốn biết thêm,
Chấm dứt tình trạng kẹt dính trong rối loạn.
Tâm ngồi yên trên cái bệ của nó,
buông bỏ, không vướng mắc."


Một khi thực sự nếm được hương vị Pháp Bảo, vị thiền sinh sẽ không còn tìm kiếm, mong muốn chi nữa vì mọi luyến ái đã đoạn tận .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Một cái hồ bốn vách, nước đầy ngập đến miệng ?"

"Chấm dứt ham muốn, loại bỏ hoài nghi,
trong sạch, không vướng bụi trần, và thoát khỏi hiểm họa.
Sannà, tưởng, lắng đọng, sankhàra, hành, không khuấy rầy.
Như thế ấy, tâm tràn đầy tới miệng, không gì thiếu.
Yên tĩnh và vắng lặng, tâm không ý nghĩ buồn phiền:
điều đáng cho ta thích thú ngắm nhìn
ngày nầy qua ngày khác.
Dầu thọ lãnh hàng triệu kho báu ở cảnh trời
cũng không sánh bằng tình trạng hiểu biết thật sự
làm buông xả các hành, sankhàras.
Ðiều chánh yếu nòng cốt: chấm dứt tham vọng.
Nhãn hiệu nằm trong phạm vi của nó
và không xen vào can thiệp.
Cái tâm, không say mê với bất luận gì,
chấm dứt mọi tranh đua.
Cũng như ta lấy mặt gương
và nhìn phản ảnh của mình trong đó:
Không nên bám níu vào sannà, tưởng,
nó cũng giống như hình ảnh của ta trong mặt gương.
Không nên để những vấn đề của hành, sankhàra, nhiễm độc.
"Khi tâm hoạt động, ta có thể nhìn thấy
cái tâm chính thật, không giả mạo.
Ta biết chắc rằng sự di động nằm bên trong mình
vì nó đổi thay, biến chuyển.
Tình trạng thay đổi vô chừng
là tính chất của tâm,
Không cần phải chỉ trích ai khác.
Ta biết những loại uẩn khác nhau
trong sinh hoạt của tâm.

"Trước đây tôi ngỡ rằng tưởng, sannà, là tâm,
cái tâm dán nhãn đặt tên 'bên trong' và 'bên ngoài',
vì lẽ ấy tôi bị lừa gạt.
Giờ đây biết rằng tâm đảm trách nhiệm vụ,
không còn phân vân,
không hy vọng nương tựa vào bất luận sannà, tưởng, nào.
Bất cứ gì phát sanh và hoại diệt
không cần phải làm chủ
hoặc cố gắng ngăn ngừa nó."



"A four-sided pool, brimming full?"

"The end of desire, abandoning doubt,
clean, without a mote, and danger-free.
Sannàs settle out, sankhàras don't disturb it.
The heart is thus brimming, with nothing lacking.
Quiet and still, the mind
has no lamenting thoughts:
something worth admiring day after day.
Even if one were to gain
heavenly treasures by the millions,
they'd be no match for the true knowing
that abandons all sankhàras.
The crucial thing: the ending of desire.
Labels stay in their own sphere and don't intrude.
The mind, unenthralled with anything,
stops its struggling.
Like taking a mirror to look at your reflection:
Don't get attached to the sannàs, which are like the image.
Don't get intoxicated with the issues of sankhàras.

"When the heart moves, you can catch sight
of the unadulterated heart.
You know for sure that the movement is in yourself
because it changes.
Inconstancy is a feature of the heart itself,
no need to criticize anyone else.
You know the different sorts of khandhas
in the moving of the mind.
"Before, I used to think that sannàs were the heart,
labeling "outer" and "inner,"
which was why I was fooled.
Now the heart's in charge, with no concerns,
no hopes of relying on any one sannà at all.
Whatever arises or passes away
there's no need to be possessive of
or to try to prevent them."


Vị thầy tiếp tục hỏi người học trò: "Theo ý con, cái hồ bốn cạnh (như khối vuông, hoặc khối chữ nhật) có nước tràn ngập lên đến miệng hồ, có nghĩa là gì ?"

Câu trả lời rất chi tiết của người học trò chứng tỏ người học trò đã biết tâm không phải là tưởng (sanna). Tâm người học trò đã thoát khỏi sự kềm chế của tưởng (sanna). kinhle =D>


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Hai đoạn thơ post ở trên ca ngợi sự an lạc khi tâm giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn . Tưởng (sanna) không thể giật dây, không thể điều khiển tâm được nữa .

Như thế ấy, tâm tràn đầy tới miệng, không gì thiếu.
The heart is thus brimming, with nothing lacking.

diễn tả tâm tràn đầy sự yên tĩnh, vắng lặng, không buồn phiền (ví như cái hồ tràn đầy nước lên đến miệng hồ).

Khi giải thoát khỏi ngũ uẩn, tâm:
- dứt mọi ham muốn, tham vọng (dứt Tham)
- không hoài nghi,
- không buồn phiền (dứt Sân),

và tràn ngập:
- yên tĩnh,
- vắng lặng,
- trong sạch

"Trước đây tôi ngỡ rằng tưởng, sannà, là tâm,

nhưng bây giờ tôi ...

...không nương tựa vào bất luận sannà, tưởng, nào.

vì tôi nhận biết:

Bất cứ gì phát sanh và hoại diệt
không cần phải làm chủ
hoặc cố gắng ngăn ngừa nó."


kinhle


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Cũng dường như leo tận đỉnh cao
của một ngọn núi thật sự khổng lồ và
nhìn trở xuống vùng đồng bằng phía dưới,
thấy mọi chúng sanh."


"Từ trên cao ngất trời nhìn trở xuống
Ta thấy tất cả mọi sự việc của ta
từ lúc sơ khai,
cấu thành một con đường,
giống như những nấc thang."


"Like climbing to the top of a truly tall mountain
and looking at the lowlands below,
seeing every living being."


"Way up high, looking back
you see all your affairs
from the very beginning,
forming a path, like stairs."


Hai đoạn thơ trên của hai Thầy Trò diễn tả Trí Tuệ thông suốt của một bậc giác ngộ .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

Bí quyết sống an lạc, hạnh phúc

"Thủy triều của một con sông -- nước ròng rồi nước lớn --
có hợp với Chân Lý không?"


"Ta không thể sửa đổi tình trạng biến chuyển đổi thay
của sankhàra, hành.
Do nghiệp uốn nắn,
nó ra đời, không phải để làm cho ai phiền muộn.
Nếu ta nắm giữ lại
để đẩy nó đi đầu nầy đầu kia,
tâm phải trở thành ô nhiễm và lầm lạc.
Chớ nên nghĩ đến việc kháng cự
đường lối thiên nhiên của sự vật.
Hãy để cho cái tốt và cái xấu theo con đường của chính nó.
Ta chỉ giản dị
tự giải phóng.
Không để vướng víu trong hành uẩn:
Ðó là trạng thái thanh bình và mát mẻ.
Khi hiểu biết chân lý,
ta phải buông bỏ, để sankhàra, hành, trôi qua
vừa khi thấy sự biến chuyển của nó.
Khi đã mệt mỏi chán chê
ta sẽ để nó đi dễ dàng, không cần phải cưỡng bách.
Giáo Pháp mát mẻ.
Tâm sẽ dừng lại
vì phải chịu sự vật.


"Does the rise and fall of the river
accord with the Truth?"


"You can't remedy the changing of sankhàras.
Fashioned by kamma,
they're out to spite no one.
If you grasp hold of them
to push them this way and that,
the mind has to become defiled and wrong.
Don't think of resisting
the natural way of all things.
Let good and evil follow their own affairs.
We simply free
ourselves.
Unentangled in sankhàras:
That's what's peaceful and cool.
When you know the truth,
you have to let go of sankhàras
as soon as you see their changing.
When you weary of them,
you let them go easily,
with no need to be forced.
The Dhamma is cooling.
The mind will stop
being subjected to things."


cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Hoàn tất năm nhiệm vụ?"

"Các uẩn phân chia vấn đề
làm năm lãnh vực,
mỗi lãnh vực có những nhiệm vụ và phần việc của nó.
không còn chỗ cho cái nào khác,
bởi vì hai tay nó đã đầy --
không còn chỗ để nắm giữ
tài sản, địa vị, lời khen, hạnh phúc,
mất tài sản, mất địa vị, tiếng chê, đau khổ.
Ðể cho mỗi điều ấy theo bản chất thiên nhiên,
thích hợp với chân lý của nó.
Tâm không vướng mắc rối ren
với bất luận cái nào trong tám điều ấy,
sắc uẩn liên tục tạo cảnh già nua và bệnh hoạn,
không ngừng.
Danh uẩn không bao giờ nghỉ ngơi.
Cả hai làm việc như cái máy
vì phải gánh chịu nghiệp quả
của những gì nó đã làm:
Những điều tốt làm cho nó say mê và hoan hỷ,
Ðiều xấu khuấy động và làm cho tâm tối đen,
luôn luôn phải suy tư
giống như đang bị lửa thiêu đốt.
Tâm bị ô nhiễm và ngu si đần độn.
Thương và ghét của nó
là những gì tự chính nó suy tưởng nghĩ đến,
vậy thì có thể trách móc ai?

"Ta có muốn thoát ra khỏi cảnh già và chết không?
Ðiều ấy ngoài tầm mức có thể làm được,
cũng giống như muốn
tâm dừng bước thênh thang quanh quẩn và nghĩ suy,
muốn nó ở lại một nơi
và hy vọng tùy thuộc nương nhờ nơi sự đứng yên của nó.
Tâm là cái gì biến chuyển, hoàn toàn bất định.
Sannà, tưởng, chỉ thỉnh thoảng dừng lại một nơi.
Một khi ta trưởng thành trong sự hiểu biết bản chất
của tất cả năm uẩn,
tâm sẽ sáng tỏ và trong sạch,
không ô nhiễm, không còn vấn đề.
Nếu có thể thấu hiểu như vậy,
đó là mức tối thượng,
vì ta đã thấy chân lý,
buông bỏ, rút ra khỏi,
và chứng ngộ giải thoát.
Ðó là mức cuối cùng của con đường.
Ta không kháng cự đường lối thiên nhiên --
chân lý của sự vật.
Nghèo và giàu, tốt và xấu,
nối tiếp hàng dài theo diễn biến bên trong và bên ngoài,
tất cả đều phải trôi qua và tan biến.
Ta không thể nắm giữ lại bất luận gì
mà tâm nhắm đến.
Giờ đây, khi cái tâm, vốn tự nó là vô chừng, bất định
-- di động, nhanh chóng -- và ta chụp bắt được nó,
đó là khi ta đã tìm được thoải mái cùng tột.
Chuyện nhỏ che tối hiểu biết của ta về những chuyện lớn.
Ngũ uẩn che tối Giáo Pháp hoàn toàn,
và vì lẽ ấy ta lạc nẻo.
Ta phung phí thì giờ
mãi ngắm nhìn ngũ uẩn mà không thấy Giáo Pháp.
Mặc dầu to lớn hơn ngũ uẩn,
Giáo Pháp, ta xem hình như cát bụi."



"The five duties complete?"

"Khandhas divide the issues of fashioning
into five realms,
each filled with its duties and affairs,
with no room for any other,
because their hands are full --
no room even for fortune, status, praise, pleasure,
loss of fortune, loss of status, criticism, pain.
They let each of these follow its own nature,
in line with its truth.
The mind's not entangled
with any of these eight,
because physical khandhas keep creating
aging and illness without pause.
The mental khandhas never rest.
They work like motors
because they must take on the kamma
of what they have done:
Good things make them enthralled and happy,
bad things agitate and darken the heart,
making it think without stop.
as if it were aflame.
The mind is defiled and dull.
Its loves and hates
are things it has thought up on its own,
so who else can it blame?

"Do you want to escape aging and death?
It's beyond the range of possibility,
as when we want the mind to stop
wandering around and thinking,
when we want it to stay at one
and hope to depend on its stillness.
The mind is something that changes,
totally uncertain.
Sannàs stay in place only from time to time.
Once we grow wise to the nature
of all five khandhas,
the mind will be clear and clean,
free from stain, with no more issues.
If you can know in this way,
it's superlative,
because you see the truth,
withdraw,
and gain release.
That's the end of the path.
You don't resist the natural way
of the truth of things.
Poverty and wealth, good and bad,
in line with events both within and without,
all have to pass and vanish.
You can't grasp hold of anything
at which the mind takes aim.
Now, when the mind's inconstant on its own
-- aquiver, quick -- and you catch sight of it,
that's when you find the ultimate in ease.
Small things obscure our knowledge of the large.
The khandhas totally obscure the Dhamma,
and that's where we go wrong. We waste our time
in watching khandhas so that we don't see
the Dhamma that, though greater than the khandhas,
seems like dust."



Thầy hỏi: "Thế còn 5 nhiệm vụ (bổn phận, duties) được hoàn tất ra sao ?"

Trò trả lời 5 nhiệm vụ khác nhau là của 5 uẩn . Mỗi uẩn có hoạt động riêng của nó . Thân (sắc uẩn) chịu sự già nua, bệnh hoạn, và tâm (danh uẩn gồm thọ, tưởng, hành, thức uẩn) luôn luôn lăng xăng lộn xộn . Thân và tâm hoạt động một cách máy móc vì bị nghiệp quả điều khiển . Ta không thể khiến thân không già, không chết . Tương tự, ta không thể bắt tâm dừng lại . Khi hiểu biết hoạt động của ngũ uẩn, tâm sẽ sáng tỏ, trong sạch vì thấu hiểu chân lý .

Ngũ uẩn vốn nhỏ bé so với Pháp, nhưng vì bị ngũ uẩn che án, ta coi thường Pháp giống như một hạt bụi . =D>


Phần Thầy hỏi Trò được chấm dứt tại đây . kinhle


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Hai (Trò Hỏi Thầy)

Thầy tiếp tục hỏi Trò . Trò thành thật nhận mình không biết câu trả lời, và xin Thầy giải thích .

Thầy hỏi:
"Có đó, không đó. Không có, nhưng vẫn có."

Trò thú nhận:
"Ðến đây tôi hoàn toàn gặp khó khăn
và không thể hình dung tưởng tượng.
Xin Ngài vui lòng giải thích ý nghĩa của nó."


"There is, there isn't. There isn't, yet there is."

"Here I'm totally stymied
and can't figure it out.
Please explain what it means."



Câu hỏi của Thầy nghe giống câu trong Bát Nhã Tâm Kinh: "Sắc tức thị không, không tức thị sắc ." :) .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
kythuatvien
Bài viết: 110
Ngày: 08/10/07 12:18
Đã cảm ơn: 3 time
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi kythuatvien »

Zelda1. Nhân đây nhờ KTV xem dùm luôn là . Đôi khi post 1 bài hơi dài , viết khoản 30 phút . Lúc mà "chấp nhận" thì lại bị rớt nick luôn .

2.Zelda. Rồi về size chữ nửa . Diễn đàn không cho size quá 150 thì phải .
=Yen-phuong1/ Zelda nói đúng đó bạn KTV . Có lần YP đánh máy quá trời, lúc "chấp nhận", bài bị xóa hoàn toàn vì đã bị logged out hồi nào không hay . Từ đó, mỗi lần đánh máy xong, YP phải Cntl-A, Cntl-C để copy vào mouse, xong mới post (và mong cái mouse của mình nó không có problem copy bài :) ).

2 Yen-phuong/ Không những thế, khi dùng mouse click vào arrow to go back and forth cũng bị mất bài đã đánh máy nhưng chưa kịp post luôn .
1. Lỗi bị logout=tự động đăng xuất, đã sửa xong hiện tại đã tăng lên 10 tiếng (tha hồ mà nghiên cứu viết bài nhé, vừa nghiên cứu vừa uống cafene cũng còn được).

Nếu soạn thảo bài dài các bạn nên soạn trên MS word cho an toàn. Ngoài ra soạn trong word các bạn có thể lưu trữ lại, lỡ trang web của chúng ta bị hack thì cũng có bài mà post lại. (chất xám của mình bỏ ra thì mình phải cất giữ chứ!)

2.Zelda. về lỗi phông chữ không thể gởi quá lớn vì khi trước có nhiều bạn quá lạm dụng. đã làm nguyên bài viết chữ đậm lại còn 150% khiến người ta viết thư than phiền tụi này phải bỏ gần 2 ngày để sửa lại. dĩ nhiên kết quả là xóa bỏ chức năng phóng chữ luôn. Nay mình đã phục hồi lại nhưng chỉ được 120% thôi. Tuy nhiên mong mọi người đừng lạm dụng.

2 Yen-phuong/ đối với internet explorer đúng là bị lỗi này. Mình đã tìm cách sửa nhưng không được. xin lỗi nhé. Tuy nhiên nếu các bạn dùng firefox thì sẽ không bị lỗi này.

Firefox (open source) nhanh, an toàn, bảo mật hơn internet explorer rất nhiều, các bạn nên sử dụng. Nếu thích các bạn có thể nhấn vào đường dẫn này để hạ tải phiên bản 3.01, sau khi hạ tải các bạn nhấn vào để cài đặc, cài đặc xong nhấn vào hình con cáo lữa để sử dụng. http://www.mozilla.com/en-US/products/d ... lang=en-US

Thân mến
:)


Tâm bất động giải thoát chính là mục đích cuối cùng của đời sống phạm hạnh này. MN. 30

Nếu một ai dụng ý làm thân, khẩu, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ.
Nếu một ai dụng ý làm thân, khẩu, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. MN. 135”
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.128 khách