Học: Trường Bộ Kinh

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh

1. Kinh Phạm võng.

Kết luận Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng

40. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
011. TÁM LUẬN-CHẤP VỀ PHI-HỮU, PHI-VÔ TƯỞNG.
8 luận-chấp về Phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng luận chủ-trương sau khi chết, bản-ngã chẳng phải có tưởng, cũng chẳng phải chẳng có tưởng:

- bản-ngã có sắc, chẳng bịnh, sau khi chết thì phi-hữu tưởng, phi-vô tưởng;

- bản-ngã chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã có sắc và cũng chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã phi-hữu sắc và cũng phi-vô sắc, ...;

- bản-ngã là hữu-biên, ...;

- bản-ngã là vô-biên, ...;

- bản-ngã là hữu-biên và vô-biên, ...;

- bản là phi-hữu biên và phi-vô biên, chẳng bịnh, sau khi chết thì phi-hữu tưởng, phi-vô tưởng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh

1. Kinh Phạm võng.

Kết luận Ðoạn diệt luận

41. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
012. BẢY LUẬN-CHẤP VỀ ĐOẠN-DIỆT.

7 luận-chấp về Đoạn-diệt-luận do các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương rằng, bản-ngã của loài hữu-tình bị tiêu-hủy hoàn-toàn, chẳng còn gì, sau khi chết.

- vì bản-ngã có sắc, do bốn đại hợp thành, nên sau khi chết, thân hoại, chẳng còn gì nữa;

- vì còn có một bản-ngã khác, có sắc, có thiên-tánh, thuộc Dục-giới, nhưng sau khi chết, thân hoại, bản-ngã nầy cũng bị tiêu-diệt hết.

- vì còn có bản ngã khác nữa, có sắc, có thiên-tánh, thuộc Sắc-giới, nhưng sau khi chết, ...;

- vì còn có bản-ngã khác nữa, chẳng có sắc, thuộc Không vô-biên-xứ, nhưng sau khi chết, ...;

- vì còn có bản-ngã khác nữa, ... , thuộc Thức vô-biên-xứ, nhưng sau khi chết, ...;

- vì còn có bản-ngã khác nữa, ... . thuộc Vô-sở-hữu-xứ, nhưng sau khi chết, ...;

- vì còn có bản-ngã khác nữa, ..., thuộc Phi-tưởng, phi phi-tưởng-xứ, nhưng sau khi chết, thân hoại, bản-ngã cũng bị tiêu-diệt hết.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh

1. Kinh Phạm võng.

Kết luận Niết Bàn luận

42. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
013. NĂM LUẬN-CHẤP VỀ HIỆN-TẠI NIẾT-BÀN.
5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận do các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương rằng, trong hiện-tại bản-ngã của chúng-sanh có thể đạt tới cõi Niết-bàn tối-thượng:

- khi bản-ngã tận hưởng năm món dục-lạc (thú vui vật-chất) do các giác-quan mang đến;

- khi bản-ngã ấy biết lià xa các dục-lạc, đạt đến cõi Sơ-thiền;

- khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Nhị-thiền;

- khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Tam-thiền;

- khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Tứ-thiền.
014. CÁC PHÁP SÂU-KÍN GIÚP VƯỢT THOÁT KHỎI SÁU MƯƠI HAI KIẾN-CHẤP.

62 luận-chấp ( 18 kiến-chấp về quá-khứ và 44 kiến-chấp về tương-lai, vừa được liệt-kệ trên đây) do các Sa-môn, Bà-la-môn dựa theo kinh-nghiệm từ nơi các cảm-thọ gây nên bởi sự tiếp-xúc giữa sáu căn và sáu trần, đưa đến sự tham-ái, rồi từ tham-ái sanh ra chấp-thủ, khiến cho bị nghiệp-lực lôi-kéo vào các nẻo tái-sanh của Luân-hồi. Họ''bị bao trùm bởi màn lưới Phạm-Võng của sáu mươi hai luận-chấp nầy, dầu có nhảy vọt lên, cũng bị hạn-cuộc bao phủ ở đấy''.

Như-Lai nhờ chẳng chấp-trước vào các kiến-chấp đó, nội-tâm tịch-tĩnh, biết rõ như-thật sự tập-khởi, sự diệt-trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy-hiểm và sự xuất-ly của chúng, nên được hoàn-toàn giải-thoát. Đó là những ''pháp sâu-kín, khó thấy, khó chứng, tịch-tĩnh, mỹ-diệu, vượt ngoài tầm của lý-luận suông, tế-nhị, chỉ những người có trí mới có thể phận-biệt. Những pháp ấy, Như-Lai đã tự chứng tri, giác-ngộ và truyền-thuyết. Và chính những pháp ấy, những ai như-thật chân-chánh tán-thán Như-Lai mới nói đến''.
015. HỌC-TẬP KINH PHẠM-VÕNG NHƯ THẾ NÀO?

1. HỌC KINH PHẬT chẳng phải là đọc sơ qua để biết Kinh nói về việc gì như đọc tiểu-thuyết, mà phải đọc-tụng thật nhiều lần, tìm hiểu rõ nghiã cạn, nghiã sâu và nghiã ẩn của bản Kinh. Đọc và hiểu Kinh còn chưa đủ, cần phải biết cách áp-dụng vào đời sống hằng ngày để thực-tập. Kinh Phật chẳng những dạy ta các kiến-thức, Kinh còn dạy ta lối sống giải-thoát nữa, do đó học Kinh mà chẳng thực-hành thì thiếu-sót rất lớn, còn chưa biết hưởng lợi-lạc do Kinh mang đến.
2. Kinh Phạm-Võng nêu hai điểm quan-trọng:

a.- Các giới-luật trong Phật-học: tuy chia ra tiểu, trung và đại-giới, nhưng người học Kinh Phật phải nhớ đó là các điều răn-cấm để tránh phạm các tội-ác, nên ráng giữ cho trọn, được giới nào cũng đều tốt cả.

b.- Các kiến-chấp, tuy gồm 62 luận-chấp sai-lầm, nhưng đều qui vào quá-khứ và tương-lai. Chẳng cần học thuộc để nhớ hết cả, chỉ cần biết chúng đều do sự chấp-thủ mà ra; hễ chẳng bám-níu vào và đeo-đuổi theo các cảm-thọ nơi giác-quan, thì có hi-vọng tránh được hết.

3. Tuy Kinh Phạm-Võng chẳng nói đầy-đủ về nghiệp-lực đã dẫn-dắt chúng-sanh vào các nẻo Luân-hồi, người học Kinh Phật nên biết thêm rằng, gây ra nghiệp-lực là do lời nói (khẩu-nghiệp), hành-động (thân-nghiệp) và ý-nghĩ (ý-nghiệp). Sáu mươi hai kiến-chấp nói trong Kinh Phạm-Võng là những tà-kiến tạo thành ý-nghiệp -- quan-trọng nhứt trong ba loại nghiệp -- có lẽ vì thế mà trong Kinh-Tạng, Kinh Phạm-Võng đã được chọn làm bản Kinh đầu-tiên của Trường-Bộ Kinh.

(TN - Mtl, 2006-02-11).


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay này Hiền hữu! thật khéo lành thay khi Hiền hữu đã trùng tuyên lại những điều mà Thế Tôn khó nhọc hoằng truyền 45 năm. Công đức ấy thật là đáng tán thán! kinhle

nhưng ở đây, này Hiền hữu! cđ có khởi lên một số nghi vấn để cùng học tập trong Pháp và Luật vi diệu này; nếu như không có gì là phiền nhiễu, kính mong Hiền hữu tùy hỷ mà trả lời; còn như ngược lại, kính mong Hiền hữu an trú vào Xả tâm.

này Hiền hữu! trong phần giảng giải về việc 2 Thầy Trò mâu thuẫn với nhau(Kinh Phạm Võng), Thế Tôn có nói về vấn đề tán thánhủy báng Tam Bảo; theo sự lóng nghe và học tập của mình, Hiền hữu hiểu các ý nghĩa này như thế nào: phải chăng có những trường hợp hùy báng Tam bảo theo cách của phàm phu (hủy báng sai Pháp), hoặc là hùy báng Tam bảo theo cách của người trí (hủy báng đúng Pháp); và phải chăng có những trường hợp tán thán Tam bảo theo cách của phàm phu (tán thán sai Pháp), hoặc là tán thán Tam bảo theo cách của người trí (tán thán đúng Pháp) ? :)

lại nữa, này Hiền hữu! trong phần "MƯỜI TÁM KIẾN CHẤP VỀ QUÁ KHỨ" có nêu lên các chấp về Thường kiến - Đoạn kiến, và thứ ba là chủ trưởng ngụy biện/Vô ký kiến.
Vậy: "đâu là sự sai khác trong bản chất của các chấp như vậy?" hay câu hỏi có thể được nêu theo cách lập ngôn của Kinh văn:
"do nhân gì do duyên gì, một số Sa-môn Bà-la-môn nêu lên các chủ trương về Thường kiến, chủ trương về Đoạn kiến; và do nhân gì do duyên gì, một số Sa-môn Bà-la-môn chủ trương ngụy biện trườn uốn như con lươn ?". Câu hỏi này với câu hỏi trước có văn sai khác nhưng có nghĩa tương đồng.
(câu hỏi ứng dụng trong thực tế: bằng sự thật trải nghiệm trong cuộc đời mình, Hiền hữu đã từng thấy ai không rơi vào những kiến chấp như vậy khi luận về Thế giới hay chưa? và nếu như gặp phải một người Ngoại đạo hỏi về vấn đề ấy thì cần phải trả lời thế nào là khế Pháp và những người có trí khéo léo tác ý sẽ thật sự có được lợi ích ? :) )

Kính chúc Hiền hữu an lạc và được nhiều tăng thịnh trong Thánh Pháp của Thế Tôn!

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hiền hữu! trong phần giảng giải về việc 2 Thầy Trò mâu thuẫn với nhau(Kinh Phạm Võng), Thế Tôn có nói về vấn đề tán thánhủy báng Tam Bảo; theo sự lóng nghe và học tập của mình, Hiền hữu hiểu các ý nghĩa này như thế nào:

1. phải chăng có những trường hợp hùy báng Tam bảo theo cách của phàm phu (hủy báng sai Pháp),
2. hoặc là hùy báng Tam bảo theo cách của người trí (hủy báng đúng Pháp);
3.và phải chăng có những trường hợp tán thán Tam bảo theo cách của phàm phu (tán thán sai Pháp),
4. hoặc là tán thán Tam bảo theo cách của người trí (tán thán đúng Pháp) ?
:)


Thiên Nhạn sẽ trả lời trong trực tính, và không lập lại đúng nguyên mẩu nghĩa kinh, Nói vắn tắc. Nghĩa kinh rất là thậm thâm. Lời giải cần phải đủ duyên... từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều. Do đó tn chỉ dùng từ hiện tại để hòa hợp cho liểu nghĩa. tn biết là không đủ duyên với đ/h, nhưng thôi kệ trước là nói, sau là ôn bài luôn thể.
1. phải chăng có những trường hợp hùy báng Tam bảo theo cách của phàm phu (hủy báng sai Pháp). - Điều này đã có xẩy ra với nhiều hình thức.

2. hoặc là hùy báng Tam bảo theo cách của người trí (hủy báng đúng Pháp)? - Điều này cũng đã có xẩy ra với nhiều hình thức.

3.và phải chăng có những trường hợp tán thán Tam bảo theo cách của phàm phu (tán thán sai Pháp)? Giống câu 1
4. hoặc là tán thán Tam bảo theo cách của người trí (tán thán đúng Pháp) ?
:)[/quote] ? - Không phải là câu nghi vấn.
lại nữa, này Hiền hữu! trong phần "MƯỜI TÁM KIẾN CHẤP VỀ QUÁ KHỨ" có nêu lên các chấp về Thường kiến - Đoạn kiến, và thứ ba là chủ trưởng ngụy biện/Vô ký kiến.
Vậy: "đâu là sự sai khác trong bản chất của các chấp như vậy?" hay câu hỏi có thể được nêu theo cách lập ngôn của Kinh văn:
"do nhân gì do duyên gì, một số Sa-môn Bà-la-môn nêu lên các chủ trương về Thường kiến, chủ trương về Đoạn kiến; và do nhân gì do duyên gì, một số Sa-môn Bà-la-môn chủ trương ngụy biện trườn uốn như con lươn ?". Câu hỏi này với câu hỏi trước có văn sai khác nhưng có nghĩa tương đồng.
I. 18 kiến chấp về quá khứ thuộc về "Tập khí" của hành giả.
- Khi chưa từng nghe đọc hiểu kinh điển giáo lý.
- Khi hiểu rồi chấp đúng, sai. Phân biệt so sánh.
- Hiểu đúng sự sai biết. Do Thân thọ tâm pháp rồi thì chấp 4 thiền 8 định....
(Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này.)

II. Lý do

- Tích tụ của tập khi từ nhiều đời, nhiều kiếp trong vô minh còn xót lại. (Xem các Phật sử về những vị A La Hán đã đắc đạo, mà nhiều lúc tập khí vẫn còn xót lại...) Ngày nay gọi là tánh tình, bản tánh hiền từ hay hung ác. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của tập khí hiện tại với môi trường sự sống. với thân tứ đại, 8 giác, tạo tác của ngũ uẩn và ngũ dục thế gian. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của Tập khí do tu hành, huệ học. Ngày nay hay nhà thiền gọi là giác ngộ. (Nhưng giác ngộ thì không thể viển tả bằng giấy mực, chỉ thực chứng cá nhân, gọi nôm na là pháp vị.) Nhưng giác ngộ vẩn còn động lại các tập khí. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

III. Thành phần của 18 kiến chấp về quá khứ là:
Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận
* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã chúng-sanh đều thường-còn mãi mãi:

- trường-hợp 1: vì nhớ được nhiều đời trước;

- trường-hợp 2: vì nhớ được nhiều kiếp trước;

- trường-hợp 3: vì nhớ được nhiều thành-kiếp, và hoại-kiếp trước (thành, hoại-kiếp có nhiều kiếp);

- trường-hợp 4: vì dựa theo óc suy-luận.

Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận
* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận và Vô-thường-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã vừa thường-trú với một hạng chúng-sanh, vừa vô-thường với các hạng chúng-sanh khác..

Kết luận chủ trương Hữu biên Vô biên luận
Với bốn luận chấp "hữu-biên = có giới-hạn; vô-biên = chẳng có giới-hạn"

Kết luận chủ trương Ngụy biện luận
* 4 luận-chấp về Ngụy-biện (''trườn uốn như con lươn''): do chẳng biết như-thật, nên dùng lời ngụy-biện lẫn tránh câu trả lời dứt-khoát, như:''Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.'' Bốn trường-hợp ngụy-biện là: vì sợ sai-lầm; vì sợ bị chấp-thủ; vì sợ bị thử-thách; Và trường-hợp 4: vì ngu-si.

Kết luận chủ trương Vô nhân luận
* 2 luận-chấp về Vô-nhân-luận: cho rằng thế-giới nầy và bản-ngã chẳng phải do nhân-duyên mà sanh ra (vô-nhân = chẳng vì nhân-duyên gì, tự-nhiên sanh ra)
Nên xem lại kinh trước khi luận 18 kiến chấp này!

(câu hỏi ứng dụng trong thực tế: bằng sự thật trải nghiệm trong cuộc đời mình, Hiền hữu đã từng thấy ai không rơi vào những kiến chấp như vậy khi luận về Thế giới hay chưa? và nếu như gặp phải một người Ngoại đạo hỏi về vấn đề ấy thì cần phải trả lời thế nào là khế Pháp và những người có trí khéo léo tác ý sẽ thật sự có được lợi ích ? :) )

Kính chúc Hiền hữu an lạc và được nhiều tăng thịnh trong Thánh Pháp của Thế Tôn! :)
Khi đã hiểu 18 kiến chấp trong 5 loại luận học như trên thì không thể nào sợ giáo thuyết của Ngoại đạo và chính đ/h cũng tránh được tình trạng luận sai pháp khi nói một điều đúng hay sai là bởi....

Nguyên nhân này:
II. Lý do

- Tích tụ của tập khi từ nhiều đời, nhiều kiếp trong vô minh còn xót lại. (Xem các Phật sử về những vị A La Hán đã đắc đạo, mà nhiều lúc tập khí vẫn còn xót lại...) Ngày nay gọi là tánh tình, bản tánh hiền từ hay hung ác. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của tập khí hiện tại với môi trường sự sống. với thân tứ đại, 8 giác, tạo tác của ngũ uẩn và ngũ dục thế gian. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của Tập khí do tu hành, huệ học. Ngày nay hay nhà thiền gọi là giác ngộ. (Nhưng giác ngộ thì không thể viển tả bằng giấy mực, chỉ thực chứng cá nhân, gọi nôm na là pháp vị.) Nhưng giác ngộ vẩn còn động lại các tập khí. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

Thân


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết:
Hiền hữu! trong phần giảng giải về việc 2 Thầy Trò mâu thuẫn với nhau(Kinh Phạm Võng), Thế Tôn có nói về vấn đề tán thánhủy báng Tam Bảo; theo sự lóng nghe và học tập của mình, Hiền hữu hiểu các ý nghĩa này như thế nào:

1. phải chăng có những trường hợp hùy báng Tam bảo theo cách của phàm phu (hủy báng sai Pháp),
2. hoặc là hùy báng Tam bảo theo cách của người trí (hủy báng đúng Pháp);
3.và phải chăng có những trường hợp tán thán Tam bảo theo cách của phàm phu (tán thán sai Pháp),
4. hoặc là tán thán Tam bảo theo cách của người trí (tán thán đúng Pháp) ?
:)
Thiên Nhạn sẽ trả lời trong trực tính, và không lập lại đúng nguyên mẩu nghĩa kinh, Nói vắn tắc. Nghĩa kinh rất là thậm thâm. Lời giải cần phải đủ duyên... từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều. Do đó tn chỉ dùng từ hiện tại để hòa hợp cho liểu nghĩa. tn biết là không đủ duyên với đ/h, nhưng thôi kệ trước là nói, sau là ôn bài luôn thể.
1. phải chăng có những trường hợp hùy báng Tam bảo theo cách của phàm phu (hủy báng sai Pháp). - Điều này đã có xẩy ra với nhiều hình thức.

2. hoặc là hùy báng Tam bảo theo cách của người trí (hủy báng đúng Pháp)? - Điều này cũng đã có xẩy ra với nhiều hình thức.

3.và phải chăng có những trường hợp tán thán Tam bảo theo cách của phàm phu (tán thán sai Pháp)? Giống câu 1
4. hoặc là tán thán Tam bảo theo cách của người trí (tán thán đúng Pháp) ?
:) ? - Không phải là câu nghi vấn.
Lành thay, này Hiền hữu! khi Hiền hữu đã khéo léo tác ý và trả lời các nghĩa thật rõ ràng. kinhle

từ ý nghĩa này, cđ học tập được rằng:

- một lời hủy báng Tam Bảo có thể là phi pháp có thể là đúng Pháp; đối trước những lời nói ấy; vị đệ tử không nên sanh tâm phẫn nộ phiền muộn, vì như vậy thời sẽ có hại, có thể làm sinh khởi các ác Bất thiện pháp khiến phải thọ nhận quả khổ trong tương lai.
- một lời tán thán Tam Bảo có thể là phi pháp có thể là đúng Pháp; đối trước những lời nói ấy; vị đệ tử không nên vui mừng thích thú, vì như vậy thời cũng có hại, đó là trạng thái tâm lăn xăn trạo cử hoặc là háo thắng, chướng ngại cho Thiền định và làm mê mờ trí tuệ.

cả 2 trường hợp đều cần y cứ trên sự thật, đối chiếu với sự thật, cần giữ gìn chánh niệm và trình bày trong từ hòa ái ngữ : "điểm này không đúng sự thật, điểm này không chính xác, việc này không có giữa chúng tôi, việc này không xảy ra giữa chúng tôi"; hoặc là "điểm này đúng sự thật, điểm này là chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".
lại nữa, này Hiền hữu! trong phần "MƯỜI TÁM KIẾN CHẤP VỀ QUÁ KHỨ" có nêu lên các chấp về Thường kiến - Đoạn kiến, và thứ ba là chủ trưởng ngụy biện/Vô ký kiến.
Vậy: "đâu là sự sai khác trong bản chất của các chấp như vậy?" hay câu hỏi có thể được nêu theo cách lập ngôn của Kinh văn:
"do nhân gì do duyên gì, một số Sa-môn Bà-la-môn nêu lên các chủ trương về Thường kiến, chủ trương về Đoạn kiến; và do nhân gì do duyên gì, một số Sa-môn Bà-la-môn chủ trương ngụy biện trườn uốn như con lươn ?". Câu hỏi này với câu hỏi trước có văn sai khác nhưng có nghĩa tương đồng.
I. 18 kiến chấp về quá khứ thuộc về "Tập khí" của hành giả.
- Khi chưa từng nghe đọc hiểu kinh điển giáo lý.
- Khi hiểu rồi chấp đúng, sai. Phân biệt so sánh.
- Hiểu đúng sự sai biết. Do Thân thọ tâm pháp rồi thì chấp 4 thiền 8 định....
(Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này.)

II. Lý do

- Tích tụ của tập khi từ nhiều đời, nhiều kiếp trong vô minh còn xót lại. (Xem các Phật sử về những vị A La Hán đã đắc đạo, mà nhiều lúc tập khí vẫn còn xót lại...) Ngày nay gọi là tánh tình, bản tánh hiền từ hay hung ác. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của tập khí hiện tại với môi trường sự sống. với thân tứ đại, 8 giác, tạo tác của ngũ uẩn và ngũ dục thế gian. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của Tập khí do tu hành, huệ học. Ngày nay hay nhà thiền gọi là giác ngộ. (Nhưng giác ngộ thì không thể viển tả bằng giấy mực, chỉ thực chứng cá nhân, gọi nôm na là pháp vị.) Nhưng giác ngộ vẩn còn động lại các tập khí. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

III. Thành phần của 18 kiến chấp về quá khứ là:
Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận
* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã chúng-sanh đều thường-còn mãi mãi:

- trường-hợp 1: vì nhớ được nhiều đời trước;

- trường-hợp 2: vì nhớ được nhiều kiếp trước;

- trường-hợp 3: vì nhớ được nhiều thành-kiếp, và hoại-kiếp trước (thành, hoại-kiếp có nhiều kiếp);

- trường-hợp 4: vì dựa theo óc suy-luận.

Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận
* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận và Vô-thường-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã vừa thường-trú với một hạng chúng-sanh, vừa vô-thường với các hạng chúng-sanh khác..

Kết luận chủ trương Hữu biên Vô biên luận
Với bốn luận chấp "hữu-biên = có giới-hạn; vô-biên = chẳng có giới-hạn"

Kết luận chủ trương Ngụy biện luận
* 4 luận-chấp về Ngụy-biện (''trườn uốn như con lươn''): do chẳng biết như-thật, nên dùng lời ngụy-biện lẫn tránh câu trả lời dứt-khoát, như:''Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.'' Bốn trường-hợp ngụy-biện là: vì sợ sai-lầm; vì sợ bị chấp-thủ; vì sợ bị thử-thách; Và trường-hợp 4: vì ngu-si.

Kết luận chủ trương Vô nhân luận
* 2 luận-chấp về Vô-nhân-luận: cho rằng thế-giới nầy và bản-ngã chẳng phải do nhân-duyên mà sanh ra (vô-nhân = chẳng vì nhân-duyên gì, tự-nhiên sanh ra)
Nên xem lại kinh trước khi luận 18 kiến chấp này!

(câu hỏi ứng dụng trong thực tế: bằng sự thật trải nghiệm trong cuộc đời mình, Hiền hữu đã từng thấy ai không rơi vào những kiến chấp như vậy khi luận về Thế giới hay chưa? và nếu như gặp phải một người Ngoại đạo hỏi về vấn đề ấy thì cần phải trả lời thế nào là khế Pháp và những người có trí khéo léo tác ý sẽ thật sự có được lợi ích ? :) )

Kính chúc Hiền hữu an lạc và được nhiều tăng thịnh trong Thánh Pháp của Thế Tôn! :)
Khi đã hiểu 18 kiến chấp trong 5 loại luận học như trên thì không thể nào sợ giáo thuyết của Ngoại đạo và chính đ/h cũng tránh được tình trạng luận sai pháp khi nói một điều đúng hay sai là bởi....

Nguyên nhân này:
II. Lý do

- Tích tụ của tập khi từ nhiều đời, nhiều kiếp trong vô minh còn xót lại. (Xem các Phật sử về những vị A La Hán đã đắc đạo, mà nhiều lúc tập khí vẫn còn xót lại...) Ngày nay gọi là tánh tình, bản tánh hiền từ hay hung ác. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của tập khi hiện tại với môi trường sự sống. với thân tứ đại, 8 giác, tạo tác của ngũ uẩn và ngũ dục thế gian. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của tập khi do tu hành, huệ học. Ngày nay hay nhà thiền gọi là giác ngộ. (Nhưng giác ngộ thì không thể viển tả bằng giấy mực, chỉ thực chứng cá nhân, gọi nôm na là pháp vị.) Nhưng giác ngộ vẩn còn động lại các tập khí. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

Thân
này Hiền hữu! nghĩa này chưa khế hợp thưa Hiền hữu!

trong bản Kinh dài hơn 30 mặt giấy A4, ước lượng khoảng 24.000 chữ (1mặt A4 có khoảng 40dòng và 1dòng ước khoảng 20chữ), không có danh tự nào là "tập khí" thưa Hiền hữu. Do vậy, Hiền hữu hãy khéo léo tác ý !
Kinh Phạm võng (Brahmajāla) là bản Kinh được kết tập đầu tiên trong toàn bộ tạng Pháp, tất cả đều được ghi chú và dịch thuật kỹ lưỡng không bỏ sót chữ nào (các Kinh về sau có nhiều đoạn được viết tắt = "...." ở những chỗ lặp đi lặp lại nhưng bản Kinh này hầu như ít như vậy; đủ thấy mức độ quan trọng và tâm huyết lưu,truyền của chư vị tôn túc từ xưa đến nay). Hãy tác ý đến sự quan trọng này thưa Hiền hữu!
này Hiền hữu! Pháp do Thế Tôn khéo thuyết là thiết thực hiện tại, được người có trí tự mình giác hiểu; do vì từ bỏ hiện tại, chạy theo quá khứ nên Hiền hữu không thể trả lời những gì liên qua đến hiện tại.

Hiền hữu! cđ không có hỏi lý do Phật thuyết các kiến chấp như vậy, cđ hỏi "sự sai khác trong bản chất của các chấp ấy", tức Đoạn kiến-Thường Kiến / Ngụy biện ?
(hãy tác ý đến nhân duyên hoàn cảnh chư vị ấy nêu lên kiến chấp của mình và có thể dùng một câu khoảng 25 chữ là đủ cho câu trả lời trọn vẹn :) )
này Hiền hữu! cđ không có ý đánh đố Hiền hữu, càng không có ý muốn Hiền hữu trả lời theo đúng ý mình.

này Hiền hữu! Pháp của Phật là thâm sâu vô lượng, nhưng Thế Tôn rõ biết người hữu học có trí có thể tự mình giác hiểu,nên Ngài đã không quản ngại khổ nhọc khó khăn để tuyên truyền giáo Pháp cho đời. Nếu như có thể kham nhẫn, Hiền hữu hãy an trú chánh niệm, tụng đọc lại toàn bộ bản kinh(xem mất bao nhiêu thời gian), thời là Hiền hữu có thể tỏ rõ sự kham nhẫncông lao của Thế Tôn khi truyền Pháp cho đời!
Ấy cũng là Chánh nhân, ấy cũng là Chánh duyên giúp cho Hiền hữu có thể liễu ngộ từng lời Thế Tôn dạy.

Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thiên Nhạn sẽ trả lời trong trực tính, và không lập lại đúng nguyên mẩu nghĩa kinh, Nói vắn tắc. Nghĩa kinh rất là thậm thâm. Lời giải cần phải đủ duyên... từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều. Do đó tn chỉ dùng từ hiện tại để hòa hợp cho liểu nghĩa. tn biết là không đủ duyên với đ/h, nhưng thôi kệ trước là nói, sau là ôn bài luôn thể.
(Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này.)
Đạo hữu định nghĩa 2 đoạn văn tôi đã viết trước đi, thì chúng ta mới phăng được ý. Riêng về Tập khí phải hiểu nhau trước 2 đoạn văn này rồi, mới nói sau.
Từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều.
Tôi sẽ mở đường câu này cho đạo hữu bắc chớn....
Từ ngữ Phật có một là ý chỉ của chữ, câu, kệ, văn, hoặc là phạn chú, mật chú.v.v. (Ái là gì? ) hay Bát Chánh đạo là gì.... Còn hành như thế nào, tu như thế nào để trừ các tập khí của mình thì hỏi lại.

Trong kinh nói tu "Bát Chánh Đạo là vậy, vậy...." Nhưng gặp trần cảnh, duyên phiền não rồi có thắng trí được hay không đó mới gọi là tu. Còn hiểu Bát Chánh Đạo trên lý thuyết để đi giảng nghĩa theo đ/h cũng tốt. Nhưng đó là một phương hướng hoàn toàn khác với các Danh sư ngày nay.

Những vị này, khi thuyết giảng cho Phật tử, có phải dùng thuyết đặt vị 100 % Phật ngữ trong kinh hay là dùng những từ ngữ khuyến tu để Phật tử hiểu...!? - Đ/h hiểu thì đường lối của chúng ta hoàn toàn khác hẳng. Chớ không phải đi đến đoạn diệt "phỉ báng giáo lý đâu nhé".
Nói không đúng từ ngữ trong giáo lý chưa hẳng là "Phỉ báng giáo lý, nếu việc làm đó đem lại lợi ích, dù là trao họ một nụ cười, thì mới xứng đáng là người bố thí Pháp.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết:Thiên Nhạn sẽ trả lời trong trực tính, và không lập lại đúng nguyên mẩu nghĩa kinh, Nói vắn tắc. Nghĩa kinh rất là thậm thâm. Lời giải cần phải đủ duyên... từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều. Do đó tn chỉ dùng từ hiện tại để hòa hợp cho liểu nghĩa. tn biết là không đủ duyên với đ/h, nhưng thôi kệ trước là nói, sau là ôn bài luôn thể.
(Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này.)
Đạo hữu định nghĩa 2 đoạn văn tôi đã viết trước đi, thì chúng ta mới phăng được ý. Riêng về Tập khí phải hiểu nhau trước 2 đoạn văn này rồi, mới nói sau.
Này Hiền hữu! phải chăng ý của Hiền hữu lời dạy của Chư Phật không đủ nghĩa không đủ văn, người đệ tử cần phải suy luận thêm ra để tìm thấy nghĩa bóng? :)
vày này Hiền hữu, Pháp này của Phật, không phải là của tôi. kinhle
Từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều.
Tôi sẽ mở đường câu này cho đạo hữu bắc chớn....
Từ ngữ Phật có một là ý chỉ của chữ, câu, kệ, văn, hoặc là phạn chú, mật chú.v.v. (Ái là gì? ) hay Bát Chánh đạo là gì.... Còn hành như thế nào, tu như thế nào để trừ các tập khí của mình thì hỏi lại.

Trong kinh nói tu "Bát Chánh Đạo là vậy, vậy...." Nhưng gặp trần cảnh, duyên phiền não rồi có thắng trí được hay không đó mới gọi là tu. Còn hiểu Bát Chánh Đạo trên lý thuyết để đi giảng nghĩa theo đ/h cũng tốt. Nhưng đó là một phương hướng hoàn toàn khác với các Danh sư ngày nay.

Những vị này, khi thuyết giảng cho Phật tử, có phải dùng thuyết đặt vị 100 % Phật ngữ trong kinh hay là dùng những từ ngữ khuyến tu để Phật tử hiểu...!? - Đ/h hiểu thì đường lối của chúng ta hoàn toàn khác hẳng. Chớ không phải đi đến đoạn diệt "phỉ báng giáo lý đâu nhé".
Nói không đúng từ ngữ trong giáo lý chưa hẳng là "Phỉ báng giáo lý, nếu việc làm đó đem lại lợi ích, dù là trao họ một nụ cười, thì mới xứng đáng là người bố thí Pháp.
Y Pháp bất y Nhân.
Y Kinh diễn nghĩa Tam Thế Phật oan. Ly Kinh nhất tự (1chữ) đồng ma thuyết.

Kính gởi Hiền hữu một nụ cười buông xả ! :)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

cục đất đã viết:tangbong
Thien Nhan đã viết:Thiên Nhạn sẽ trả lời trong trực tính, và không lập lại đúng nguyên mẩu nghĩa kinh, Nói vắn tắc. Nghĩa kinh rất là thậm thâm. Lời giải cần phải đủ duyên... từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều. Do đó tn chỉ dùng từ hiện tại để hòa hợp cho liểu nghĩa. tn biết là không đủ duyên với đ/h, nhưng thôi kệ trước là nói, sau là ôn bài luôn thể.
(Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này.)
Đạo hữu định nghĩa 2 đoạn văn tôi đã viết trước đi, thì chúng ta mới phăng được ý. Riêng về Tập khí phải hiểu nhau trước 2 đoạn văn này rồi, mới nói sau.
Này Hiền hữu! phải chăng ý của Hiền hữu lời dạy của Chư Phật không đủ nghĩa không đủ văn, người đệ tử cần phải suy luận thêm ra để tìm thấy nghĩa bóng? :)
vày này Hiền hữu, Pháp này của Phật, không phải là của tôi. kinhle
Từ ngữ Phật có một, mà từ ngữ hiện đại có rất nhiều.
Tôi sẽ mở đường câu này cho đạo hữu bắc chớn....
Từ ngữ Phật có một là ý chỉ của chữ, câu, kệ, văn, hoặc là phạn chú, mật chú.v.v. (Ái là gì? ) hay Bát Chánh đạo là gì.... Còn hành như thế nào, tu như thế nào để trừ các tập khí của mình thì hỏi lại.

Trong kinh nói tu "Bát Chánh Đạo là vậy, vậy...." Nhưng gặp trần cảnh, duyên phiền não rồi có thắng trí được hay không đó mới gọi là tu. Còn hiểu Bát Chánh Đạo trên lý thuyết để đi giảng nghĩa theo đ/h cũng tốt. Nhưng đó là một phương hướng hoàn toàn khác với các Danh sư ngày nay.

Những vị này, khi thuyết giảng cho Phật tử, có phải dùng thuyết đặt vị 100 % Phật ngữ trong kinh hay là dùng những từ ngữ khuyến tu để Phật tử hiểu...!? - Đ/h hiểu thì đường lối của chúng ta hoàn toàn khác hẳng. Chớ không phải đi đến đoạn diệt "phỉ báng giáo lý đâu nhé".
Nói không đúng từ ngữ trong giáo lý chưa hẳng là "Phỉ báng giáo lý, nếu việc làm đó đem lại lợi ích, dù là trao họ một nụ cười, thì mới xứng đáng là người bố thí Pháp.
Y Pháp bất y Nhân.
Y Kinh diễn nghĩa Tam Thế Phật oan. Ly Kinh nhất tự (1chữ) đồng ma thuyết.

Kính gởi Hiền hữu một nụ cười buông xả ! :)
Này Hiền hữu! phải chăng ý của Hiền hữu lời dạy của Chư Phật không đủ nghĩa không đủ văn, người đệ tử cần phải suy luận thêm ra để tìm thấy nghĩa bóng? :)
vày này Hiền hữu, Pháp này của Phật, không phải là của tôi. kinhle
Đoạn văn trên này tôi lầm tưởng là người khác mạo nhận nick cục đất...!? :)

Đạo hữu đọc lại bài khuyến tấn của Cư sĩ Thiện Nhựt xem nghĩa đen, trắng như thế nào.

Lời dạy của Chư Phật không đủ nghĩa không đủ văn là đã rớt vào Vô sanh luận rồi. Tôi không cần phiến luận nữa. Tốn phỉ rất nhiều thời gian.

Nếu tôi chấp như vậy, tôi không nhắn gởi đồng đạo, học và suy tư về 18 luận chấp kiến này!

Tôi chỉ yêu cầu, chúng ta tham khảo trực tiếp cá nhân về "2 đoạn văn" với nhau trước, mà đ/h bẻ lại là "Lời dạy của Chư Phật không đủ nghĩa không đủ văn". Hay thay.

Thôi thì xin lỗi vậy, Chúng ta không đủ duyên, đ/h tìm người khác thì có thể thích hợp hơn.

Kính lễ. kinhle


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Này Hiền hữu! do duyên "Học: Trường Bộ Kinh", cđ nhận được chia sẻ nơi Hiền hữu và câu hỏi dành cho Thầy Tuệ Siêu: "Có thứ tà kiến nào không thuộc thường kiến và đoạn kiến chăng?",
câu trả lời thì có lẻ phần nào chúng ta đã lĩnh hội được từ câu trả lời của Thầy, nhưng câu trả lời không có nói về bản chất sai khác của 2 loại kiến chấp tương ưng với 2 loại người sai khác (do câu hỏi không có nêu và vấn đề này thể hiện sự tác ý & giác hiểu lời dạy của Thế Tôn). Do thấy vậy, cđ có nêu lên 2 câu hỏi về 2 vấn đề khác nhau,

vấn đề thứ nhất thì Hiền hữu trả lời hoàn toàn thích ứng (tức là sự hủy báng/tán thán Tam bảo); còn vấn đế thứ 2 Hiền hữu đã trả lời như sau:
I. 18 kiến chấp về quá khứ thuộc về "Tập khí" của hành giả.

- Khi chưa từng nghe đọc hiểu kinh điển giáo lý.
- Khi hiểu rồi chấp đúng, sai. Phân biệt so sánh.
- Hiểu đúng sự sai biết. Do Thân thọ tâm pháp rồi thì chấp 4 thiền 8 định....
(Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này.)

Nguyên nhân này:
II. Lý do


- Tích tụ của tập khi từ nhiều đời, nhiều kiếp trong vô minh còn xót lại. (Xem các Phật sử về những vị A La Hán đã đắc đạo, mà nhiều lúc tập khí vẫn còn xót lại...) Ngày nay gọi là tánh tình, bản tánh hiền từ hay hung ác. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của tập khí hiện tại với môi trường sự sống. với thân tứ đại, 8 giác, tạo tác của ngũ uẩn và ngũ dục thế gian. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.

- Tích tụ của Tập khí do tu hành, huệ học. Ngày nay hay nhà thiền gọi là giác ngộ. (Nhưng giác ngộ thì không thể viển tả bằng giấy mực, chỉ thực chứng cá nhân, gọi nôm na là pháp vị.) Nhưng giác ngộ vẩn còn động lại các tập khí. Vì cái lý do này Phật mới nói đên 18 kiến chấp về quá khứ.
thưa Hiền hữu! với câu trả lời được trình bày như thế, với sự hiển lộ nghĩa văn như thế, thời người đọc có thể nhìn thấy chỗ nào là sự sai khác trong bản chất của 2 loại kiến chấp ấy không ?

ở đây, này Hiền hữu! một thời, cđ có được nghe và học tập như sau:
18. Này Cunda, các Ngươi hãy hội họp với nhau trong tinh thần hòa đồng và tương kính, không có tranh luận nhau. Có vị đồng phạm hạnh nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng "Vị Ðại đức này nắm nghĩa sai lạc hay hành văn sai lạc", các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy:

"Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này hay cách hành văn kia, cách nào thích hợp hơn? Giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này thích hợp hơn cách hành văn kia. Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích cho vị ấy một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn hành văn.

19. Lại nữa này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng: "Vị Ðại đức ấy nắm nghĩa sai lạc nhưng hành văn đúng đắn", các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không thán thán, không bác bỏ, các ngươi nên nói với vị ấy: "Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích một cách cẩn thận ý nghĩa đúng đắn cho vị ấy.

20. Này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng: "Vị Ðại đức này nắm nghĩa đúng đắn, nhưng hành văn sai lạc", các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy: "Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các ngươi phải giải thích một cách cẩn thận cách hành văn cho vị ấy.

21. Này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng, nếu các Ngươi nghĩ rằng: "Vị Ðại đức này nắm nghĩa đúng đắn và hành văn đúng đắn", các Ngươi nên tán đồng và tán thán vị ấy với câu: "Thật là tốt đẹp", các Ngươi phải nói với vị ấy" "Thật là tốt đẹp", các Ngươi phải nói với vị ấy: "Này Hiền giả thật là lợi ích cho chúng tôi, này Hiền giả thật là lợi ích cho chúng tôi; này Hiền giả, thật là may mắn cho chúng tôi; này Hiền giả, thật là may mắn cho chúng tôi, khi chúng tôi thấy một vị đồng phạm hạnh như Hiền giả, tinh thông nghĩa lý như vậy, tinh thông hành văn như vậy"

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... uong29.htm
như vậy, này Hiền hữu!

đối với vị nắm nghĩa sai lạc hay hành văn sai lạc, thời người ấy cần phải được giải thích một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn hành văn;

đối với vị nắm nghĩa sai lạc nhưng hành văn đúng đắn, thời người ấy cần phải được giải thích một cách cẩn thận về ý nghĩa đúng đắn;

đối với vị nắm nghĩa đúng đắn nhưng hành văn sai lạc, thời người ấy cần phải được giải thích một cách cẩn thận cách hành văn;

đối với vị nắm nghĩa đúng đắn và hành văn đúng đắn, thời người ấy cần phải được tán đồng tán thán: "lành thay, lành thay này Hiền giả! thật là lợi ích cho chúng tôi,thật là may mắn cho chúng tôi khi chúng tôi được thấy một vị đồng phạm hạnh tinh thông nghĩa lý, tinh thông hành văn như Hiền giả".

Hiền hữu Thien Nan thân mến!
đối với sự học tập và hành trì trong Pháp & Luật vi diệu này, cđ đã được nghe và học tập như thế.

này Hiền hữu! đối với 2 câu hỏi được nêu, câu hỏi thứ 1 Hiền hữu đã khéo tác ý và trả lời 1 cách thích ứng; sự kiện là như vậy, thời cđ đã nói lời tán thán và chia sẽ sự nghe hiểu của mình. Nhưng này Hiền hữu! đối với câu hỏi thứ 2, thời câu trả lời chưa đầy đủ tác ý, chưa vẹn toàn nghĩa văn; sự tình là như vậy thời này Hiền hữu! cái gì đáng tán thán, cđ thể hiện sự hoan hỷ và nói lên lời tán thán; cái gì còn thừa sót cđ nêu rõ là chỗ này còn thừa sót, chỗ này có thừa sót như thế này...

này Hiền hữu! qua bao lần thảo luận, Hiền hữu có bao giờ nhận thấy cđ khởi lên sân hận hay có ý hơn thua gì với Hiền hữu hay với 1 ai nơi Diễn đàn không?

này Hiền hữu, đã từ lâu ngày cđ đã đoạn tận những lời nói cá nhân, đoạn tận những sở kiến cá nhân, thời làm sao có sự kiện cđ tranh luận trong Pháp & Luật này để xem coi ai kiến thức thâm sâu hơn.
Đối với cđ, Thế Tôn là bậc Đạo sư Vô Thượng, Pháp do Ngài tuyên thuyết là toàn vẹn về nghĩa toàn vẹn về văn, toàn vẹn cả nghĩa và văn; sự kiện là như vậy, thời cđ không có nghi ngờ,không có hy cầu nghĩa bóng nào thêm nữa

do vậy,này Hiền hữu! đối với lời nói: "Xin đặt nghi vấn với đ/h, Nếu chỉ học luận mà không suy ra nghĩa bóng để áp dụng vào thân tâm. Thì đ/h lấy 18 kiến chấp chỉ để luận coi ai hiểu kiến thức thâm sâu hay sao! Xin đ/h quán tưởng sâu vào đoạn này",
cđ không có hoan hỷ và không tác ý đến các Pháp này.

sự tình là như vậy, thời này Hiền hữu! cđ luôn chia sẻ với sự ân cần, với sự kham nhẫn và đầy đủ Từ tâm trong khi thảo luận về Pháp với các vị đồng học. kinhle

Kính chúc Hiền hữu an lạc và được nhiều tăng thịnh trong giáo Pháp Thế Tôn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ.jpg
Kinh Trường Bộ.jpg (2.11 KiB) Đã xem 1956 lần
1. Kinh Phạm Võng

Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Bài/đoạn 1.
1.Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Ràjagaha và Nalandà cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta.
2. Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Tam bảo. Ngược lại thanh niên Brahmadatta thì tán thán bấy nhiêu.
3. Kẻ ngoại đạo đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.

I. Mở đề:
Ông Suppiya và Brahmadatta là những du sĩ ngoại đạo. Người thầy là Suppiya hủy báng Phật Pháp Tăng. Trong khi người đệ tử của Thầy này là Brahmadatte thì lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật Pháp Tăng...(Xem trích dẫn 1)

II. Chánh đề:
1.Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Ràjagaha và Nalandà cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta.
- Ngụ ý kẻ ngoại đạo cũng đi trên con đường tức là cùng chung một việc tu hành, Hoằng pháp lợi sinh. Nhưng kẻ ngoại đạo hoằng pháp ví như ánh sáng của con đom đóm bị mờ nhạt khi mặt trời ló dạng, Khi Tăng đoàn của Đức Phật đến. Từ sự thua xúc kẻ ngoại đạo mới sanh lòng phỉ báng (Xem trích dẫn 2).

2. Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Tam bảo. Ngược lại thanh niên Brahmadatta thì tán thán bấy nhiêu.
- Từ sự thua xúc về giáo pháp đường lối tu hành, ông Suppiya sẽ không còn nơi sinh sống thì ông càng tức giận thêm. Nhưng Brahmadatta thì tán thán bấy nhiêu vì sự hiểu biết bằng trí tuệ sáng suốt. (Xem trích dẫn 3)

3. Kẻ ngoại đạo đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.
- Ngụ ý kẻ ngoại đạo đi sau lưng tức là người đi sau, thua người trước về mọi khía cạnh hay mọi mặt trên phương viện thuyết pháp cũng như thực hành. (Xem trích dẫn 4)

III. Kết luận lại về sự thua xúc của ngoại đạo.
Nguyên nhân sự phỉ báng Đức Phật vì sự thua kém, mới sanh tâm thù hận ganh ghét.
Nếu ta đặt trường hợp này trong đời sống, ta mai mắn được hơn đồng nghiệp thì ta cũng noi gương Đức Phật bằng "bình đẳng, từ bi và trí tuệ" chớ nên sanh tâm ngã mạn.
- Còn ngược lại ta là người thua xúc bạn đồng nghiệp thì ta luôn huân tập "thiểu dục, tri túc" để kèm chế lại bản ngã tham sân và si mê.
Ganh tỵ
Ganh tỵ
imagesCAY4AEBB.jpg (6.79 KiB) Đã xem 1957 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Xem trích dẫn 1
Có hai nguyên nhân khiến du sĩ Suppiya hủy báng Tam Bảo: Khi Đức Phật xuất hiện ở đời, lợi lộc và danh vọng của các ngoại đạo suy giảm trầm trọng.
Thứ hai, khi Upatissa và Kolita (Sāriputta và Moggallāna) xuất gia dưới sự chỉ dạy của Sanjaya thì hội chúng của nhóm này tăng thịnh. Nhưng vào lúc hai nhân vật này từ bỏ Sanjaya (để theo Đức Phật) thì hội chúng đó gần như tan rã.

Xem trích dẫn 2: Tương tự như trích dẫn 1.
Xem trích dẫn 3
Bởi vì Brahmadatta là một người trí thức, không mù quáng như ông thầy. Chàng suy nghĩ "Nếu thầy ta hủy báng Tam bảo đáng ca tụng, chắc chắn thầy sẽ lâm vào thế hư hại và hủy diệt như là nuốt lửa, nằm chặt lưỡi gươm bén.
Xem trích dẫn 4:
Xem từ đầu bài "Tôi đã nghe như vầy..." tối bài số 6 ở đây ...

Và xem lại phần giới thiệu bài 03...
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/11/12 01:17 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ.jpg
Kinh Trường Bộ.jpg (2.11 KiB) Đã xem 1919 lần
1. Kinh Phạm Võng

Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Bài/đoạn 2.

I. Ghi chú: Thế Tôn cùng chúng đệ tử nghỉ một đêm tại Ambalatthikà, nhà nghỉ mát của vua...Trong khi đó ông Suppiya và thanh niên Brahmadatte cũng nghỉ ở đó, và cũng ý đồ thầy hủy báng, còn đệ tử ông thì tán thán.

II. Ngụ ý ở đoạn này, những người ngoại đạo cố tình phỉ báng tăng đoàn.

III. Chúng ta cũng nên biết, kẻ đã có lòng dạ ganh tỵ rồi, bạn làm bất cứ điều gì, họ cũng khởi tâm muốn nói xấu. Bạn cố tình lánh mặt họ, nhưng họ cũng không bỏ qua.
155351_125047904315808_649630547_n.jpg
155351_125047904315808_649630547_n.jpg (45.33 KiB) Đã xem 1923 lần
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
Xem trích dẫn:Xem trích dẫn 4:
Xem từ đầu bài "Tôi đã nghe như vầy..." tối bài số 6 ở đây ...

Và xem lại phần giới thiệu bài 03...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.88 khách