Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

69. Khách Lữ Hành

Khách lữ hành đi xa, muốn trở về nhà, chuyện đương nhiên là không thể chỉ ngồi mà tưởng đến việc trở về là được. Họ phải thực sự lên đường ra đi, và đi đúng hướng mới có thể về đến nhà. Nếu đi lầm đường có thể gặp khó khăn, như đầm lầy hoặc các chướng ngại khó khắc phục khác. Cũng có thể sẽ gặp hiểm nguy nếu không đi đúng đường.

Những người đã về đến nhà, có thể nghỉ ngơi và ngủ thoải mái. Nhà là một mái ấm, nhưng nếu người lữ hành chỉ đi tạt ngang nhà, hay chỉ đi quanh nhà thì sẽ không hưởng được các lợi lạc và sự thoải mái của người trở về nhà.


Cũng vậy, nếu muốn tiến đến nơi an lạc, hạnh phúc do giáo pháp đem lại, chúng ta phải lên đường, phải tự đi lấy, không ai có thể đi thay cho chúng ta. Ngoài ra, phải duyên theo giới, định, huệ để đi cho đến khi ta có được tâm thanh tịnh, sáng suốt, an lạc, hạnh phúc. Đó là kết quả của hành trình trên chánh đạo.


Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức sách vở, lý thuyết kinh điển, thì đó mới chỉ là sự hiểu biết qua bản đồ và kế hoạch du hành mà chưa thực sự lên đường.

Nếu chỉ hiểu biết qua lý thuyết mà không thực hành, thì dù có trải qua hàng trăm kiếp sống cũng không thể nào có được tâm thanh tịnh, sáng suốt và an lạc hạnh phúc. Đó chỉ là sự phí phạm thời giờ mà không gặt hái được lợi ích thật sự của pháp hành.

Các bậc thầy là những người chỉ cho ta con đường. Sau khi nghe lời giảng dạy của thầy, chúng ta có chịu tự đi hay không, và do đó có hưởng được lợi ích của sự thực hành hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào nơi ta. http://www.budsas.org/uni/u-chila1coicay/clmcc_1.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

73. Lúa
Người nghiên cứu học hỏi giáo pháp, mà không xuyên suốt được nghĩa lý thật sự của giáo pháp thì chẳng khác nào một con chó ngủ trên đống lúa. Khi nó đói, nó rời khỏi đụn lúa và chạy đi lang thang đây đó kiếm ăn.

Mặc dầu sống ngay trên đống thức ăn, mà chó chẳng hề hay biết. Tại sao vậy? Bởi vì nó không thấy được hạt gạo bên trong. Nó không thể ăn lúa được. Thực phẩm nằm đó, nhưng chó không thể ăn được. Nó không hiểu lúa đây chính là gạo. Có thể lâu ngày chó không tìm được thức ăn và có thể chó sẽ chết trên đống thức ăn.

Con người ta cũng vậy, dầu có nghiên cứu học hỏi giáo pháp nhiều đến đâu đi nữa, chúng ta cũng sẽ không thấy được giáo pháp nếu chúng ta không chịu thực hành. Vì không thấy giáo pháp nên không hiểu giáo pháp.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Con Trâu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

74. Con Trâu

Đức Phật thực sự dạy chân lý. Nếu bạn xem xét nghiên cứu tường tận, bạn sẽ thấy giáo pháp là chân lý, và bạn sẽ không tranh biện với chân lý được. Nhưng chúng ta chẳng khác nào những con trâu. Nếu không cột bốn chân của trâu lại, thì chúng ta chẳng thể nào cho trâu uống thuốc được.

Nhưng khi trâu đã bị buộc chặt bốn chân, trâu không còn làm gì được nữa, và bấy giờ nếu bạn muốn bạn có thể bắt nó uống thuốc, và trâu không thể nào cưỡng lại được.

Chúng ta cũng vậy, chỉ khi nào bị đau khổ trói buộc ta hoàn toàn, bấy giờ chúng ta mới chịu bỏ si mê.

Còn như vẫn có cách để trốn chạy, chúng ta sẽ không chịu dứt bỏ si mê một cách dễ dàng.

*********
Nghi vấn:
Nhưng khi trâu đã bị buộc chặt bốn chân, trâu không còn làm gì được nữa, và bấy giờ nếu bạn muốn bạn có thể bắt nó uống thuốc, và trâu không thể nào cưỡng lại được, bời vì... Tâm tánh hành giả hàng phục thì thân cũng phục, miệng cũng phục.

Chúng ta cũng vậy, chỉ khi nào bị đau khổ trói buộc ta hoàn toàn, bấy giờ chúng ta mới chịu bỏ si mê ?

Còn như vẫn có cách để trốn chạy, chúng ta sẽ không chịu dứt bỏ si mê một cách dễ dàng?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

76. Sân Đầy Các Loại Thú

Nhiều người nghĩ rằng, những người Tây phương đến học với Ngài Ajahn Chah sẽ gặp trở ngại về vấn đề ngôn ngữ, nhưng thực ra không phải vậy. Có người hỏi Ngài Ajahn Chah làm sao Ngài có thể dạy được những người học trò Tây phương? Ngài có nói được tiếng Anh hay tiếng Pháp không? Ngài có nói được tiếng tiếng Đức không? Ngài Ajahn Chah trả lời: Không. Vậy làm thế nào ngài dạy cho họ? Ngài Ajahn Chah hỏi lại:

- Nhà anh có nuôi trâu không?

- Dạ có

- Nhà anh có nuôi bò, chó hay gà không?

- Dạ có.

- Vậy thì anh có dùng ngôn ngữ riêng của bò, gà, chó để nói với chúng không?

- Dạ dĩ nhiên là không.

- Vậy thì làm sao để lo cho nó?

Chỉ với một chút ít trí tuệ ta có thể thấy rõ ràng các pháp của thế gian. Chúng ta sẽ hiểu rằng mọi sự trên cõi đời đều là thầy dạy của chúng ta. Cây cỏ chẳng hạn, có thể làm hiển lộ bản chất thực sự của vạn hữu. Khi có trí tuệ thì chẳng cần phải đặt câu hỏi với ai, chẳng cần phải học hỏi nghiên cứu gì nữa. Chúng ta có thể học hỏi đầy đủ từ thiên nhiên để giác ngộ.
====================

Cũng vậy, lòng từ bi của con người đâu cần phải đủ phước đức như Ngài Quán Thế Âm hay là phải có vật chất, quyền tước mới thực hành hạnh từ bi.

Thì tất nhiên các thiện Pháp cũng giống như vậy.

Do đó những kẻ không biết tàm quý thì cái gì cũng đổ thừa thế này, thế nọ.
Những kẻ có phúc lợi thì càng tránh né. Nhưng có né được tử thần không! Có né được nghiệp báo chiêu dẩn được thì hãy né.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

76. Hàng Trăm Mọi Thứ

Người ta chỉ nghĩ đến niềm vui khi làm chủ một vật gì mà chẳng hề nghĩ đến những cái rắc rối kèm theo. Khi còn là một sadi tôi thường nói đến hạnh phúc của sự giàu sang, có hàng trăm tôi trai tớ gái, hàng trăm trâu bò và hàng trăm các thứ khác v.v... Người ta thường nghĩ như vậy đó.

Nhưng bạn hãy tưởng tượng xem, phải chăm nom săn sóc cho một trăm con bò, một trăm con trâu, chưa kể đến hai trăm tôi trai tớ gái, sẽ khổ sở dường nào? Người ta chẳng hề nghĩ đến những điều khó khăn này. Họ chỉ nghĩ đến việc có nhiều của cải, trâu bò, tôi trai tớ gái mà thôi. Theo tôi thì năm chục con là quá nhiều rồi, chỉ một việc cột dây xỏ mũi cho chúng, cũng khiến bạn nhức đầu. Nhưng mấy ai nghĩ đến điều này? Họ chỉ muốn có càng nhiều của cải càng tốt.

tangbong tangbong cafene cafene

Dục lạc là vị ngọt của sự nguy hiểm. Càng đeo bám thì càng thêm gánh nặng khổ sở... Nhưng dượt qua được nó thì mới thật là người đại trí.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tái sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

79. Vườn Táo
Nếu bạn hỏi mọi người tại sao họ được sinh ra thì họ bối rối ngay, bởi vì người ta bị đắm chìm trong thế giới cảm quan và hiện hữu hay sự "Có". Chẳng hạn, ta có một vườn táo và rất ưa thích nó.

Nếu không dùng trí tuệ để quán chiếu thì nó sẽ biến thành Hữu hay là Có. Tại sao vậy?

Giả sử trong vườn có một trăm cây táo và ta xem chúng là những cây táo của chúng ta. Thế là ta sẽ tái sinh thành những con sâu nằm trong mỗi cây táo đó.

Mặc dầu thân thể ta đã đi về nhà, nhưng tâm ta vẫn dính mắc với từng cây táo. Sở dĩ có sự hiện hữu, bởi vì ta dính mắc vào quan kiến, cứ khư khư chấp giữ rằng đó là những cây táo của ta, đó là vườn táo của ta.

Nếu có ai đốn ngã một cây táo của ta, ta sẽ chết theo cây táo đó. Ta sẽ giận dữ và đi tìm cho ra lẽ. Ta sẽ đánh lộn và có thể giết chết người đã cả gan đốn ngã cây táo của ta. Cãi cọ nhau, đó là sinh.

Ta sinh ra ngay lúc ta chấp giữ một vật gì là của ta. Sinh, được sinh ra từ chỗ chấp giữ đó. Mặc dầu có đến cả ngàn cây táo, nhưng nếu ai chặt ngã dầu chỉ một cây là chặt luôn ta đó. Dính mắc chấp giữ vào vật gì là sinh ra ngay từ đó, hiện hữu ngay tại đó.

===============
Do đó dùng quan kiến để chấp pháp là thật sai lầm. Chấp pháp trên nhân ngã bỉ thử thì thật là nguy hiểm, nếu ở đời thì đời ghét, nếu ở cộng đồng, thì cộng đồng phân chia. :D Nụ cười không thể tự nhiên mà có hết. tangbong

Lúc hậu quả đến rồi thì sám hối không còn kịp, chi bằng phân chia rõ rệt. Việc nào là tư việc nào là cộng thì có phải hữu ích hơn không.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

80. Quả Táo

Bạn có thể bắt đầu loại bỏ tính ích kỷ bằng sự bố thí. Người ích kỷ tự cảm thấy không hài lòng với chính mình. Nhưng nhiều người rất ích kỷ mà chẳng biết đến hậu quả của sự không rộng lượng này.

Bạn có thể kinh nghiệm được điều này nhất là khi bạn đang đói. Nếu bạn có hai quả táo và gặp lúc phải chia xẻ với một người khác, một người bạn chẳng hạn, bạn sẽ phân vân. Chắc chắn là bạn có ý muốn cho rồi đó, nhưng bạn chỉ muốn cho trái nhỏ hơn thôi. Nếu cho trái lớn thì tiếc quá. Muốn suy nghĩ đúng thật là khó vậy. Miệng nói hãy lấy trái táo đi, nhưng bụng nói thầm: "Nhưng mà lấy trái nhỏ thôi nhé", hoặc bạn gọi người bạn đến gần, và nói: "Này cầm lấy trái táo", và đưa trái táo nhỏ cho bạn mình.


Đó là một hình thức ích kỷ, mà ít ai để ý đến. Bạn có bao giờ thấy điều này không? Khi cho ra vật gì, bạn phải làm ngược lại bản tính ích kỷ của mình.

Dù trong bụng muốn cho trái nhỏ, nhưng phải tự thắng mình để cho trái lớn. Và dĩ nhiên sau khi đã cho, bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Muốn tập cho tâm thắng bản tính ích kỷ đã tồn tại từ lâu đời theo lối này, cần phải tự chế, tự thắng mình, tự đào luyện tâm mình.

Bạn phải biết cho ra, phải biết xả bỏ và đừng nuôi dưỡng tâm ích kỷ. Đó là cách tốt đẹp và đúng đắn để tự thắng mình.
*************************

Bố thí Ba La Mật bằng sự triết lý như trên, là bạn có thể thắng được mình. Điều này ít xẩy ra, nhưng không phải là không có.

Là nhưng vị thắng được bản ngã nhờ hiểu sâu và thực hành Pháp từ bi, trí tuệ và lòng dũng cảm.

Vậy thực hành như thế nào chúng ta mới có và hiểu sâu về Bi Trí Dũng!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

81. Mụt Măng

Dầu bạn có thích vật gì đến đâu đi nữa, cũng phải luôn luôn nhớ rằng: Nó không vững bền lâu dài. Chẳng hạn như mụt măng, thấy có vẻ ngon lành đó, nhưng hãy tự nhủ "Chưa chắc."
Muốn thử xem có chắc không, bạn phải cố gắng ăn mỗi ngày. Đến một ngày nào đó, bạn sẽ than phiền rằng măng chẳng còn ngon nữa.

Rồi bạn sẽ thích ăn món khác, và tin chắc rằng món ăn mới này ngon hơn. Nhưng về sau cũng sẽ thấy chưa chắc nữa. Mọi vật đều không chắc.
***tangbong tangbong tangbong ***
Rồi bạn sẽ thích ăn món khác, và tin chắc rằng món ăn mới này ngon hơn. Nhưng về sau cũng sẽ thấy chưa chắc nữa. Mọi vật đều không chắc....


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

83. Người Mù

Muốn nếm hương vị của giáo pháp, bạn phải tự mình thực hành. Đức Phật không nói nhiều chi tiết về kết quả của sự thực hành, bởi vì khó có thể dùng lời để diễn đạt.

Chẳng khác nào giải thích cho người mù từ trong bụng mẹ biết thế nào là màu xanh, thế nào là màu đỏ. Bạn có thể thử, nhưng chẳng có kết quả gì.

kinhle Tham khảo về...: =P~

Cũng vậy, giới luật không phải chỉ học, hay giữ trên lý thuyết, Nếu bạn chỉ hiểu mà không áp dụng vào đời sống, thì không biết được hương vị ngọt của người giữ giới.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

84. Thân Thể Và Vẻ Đẹp Của Nó

Chúng ta bị mê hoặc bởi thân thể và vẻ đẹp của nó, nhưng thực sự nó bẩn thỉu. Giả sử không tắm trong một tuần, chúng ta có dám đến gần nhau không, hôi lắm! Khi ra mồ hôi, như khi làm việc nặng chẳng hạn, mùi thật khó ngửi.

Lúc tắm rửa, mùi thơm của xà phòng thay chỗ cho mùi hôi của cơ thể. Xà phòng có thể tạm thời làm cho thân thể ta thơm tho, nhưng thật ra mùi hôi của cơ thể vẫn còn đó. Khi mùi thơm của xà phòng bay hết rồi thì mùi hôi của cơ thể sẽ trở lại.

Ta thường nghĩ rằng cơ thể này đẹp đẽ, đáng yêu và khoẻ mạnh. Ta thường nghĩ rằng ta chẳng sẽ bao giờ già, đau và chết. Kỳ thực, ta bị cơ thể mê hoặc mà quên mất tâm.

Tâm mới chính là chỗ nương tựa thực sự.

- Thực tế thì không có thân cũng không có tâm. Nếu hành giả trọng tâm bỏ thân thì sợ chưa tu tới nơi là mạng chung.

- Còn trọng thân mà bỏ tâm sẽ có một ngày vào tòa ra khám.

- Nhưng không bỏ cái nào hết, mới thật là tu. Tại sao?


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Nhưng không bỏ cái nào hết, mới thật là tu. Tại sao?
- Trọng thân bỏ tâm, tức là cho rằng chỉ cần mỗi một thân thôi để giác ngộ, có 2 xu hướng, 1 là buông mình theo dục vọng bản thân, 1 là hành theo kiểu ép xác. Cả hai cách chẳng đi đến đâu. Bởi vì chính bản thân Đức Phật đã tu theo những cách đó, đến mức tột cùng ( lúc ở ngôi thái tử, dục lạc đến tận cùng. lúc tu khổ hạnh, chính Đức Phật cũng tu đến mức tận cùng của khổ hạnh, bất cứ ai ở quá khứ, vị lai cho dù hành đến tận cùng, cũng chỉ như ngài, còn trong hiện tại ( lúc ngài còn đang tu khổ hạnh) thì không ai bằng).

Chính vì thế ngài đưa ra con đường Trung Đạo.

- Còn thế nào là trọng tâm bỏ thân?

Đức Phật nói "Tâm dẫn đầu các Pháp. Tâm làm chủ, tâm tạo". Nếu một người đã "bỏ được thân" tức là đã bỏ được thân kiến, chấp thủ về thân này là của ta. Còn những hành động như tu tập nhịn ăn, hành xác, bệnh không cần chữa,v.v...... tức là họ có tà kiến rằng: hạn chế dục lạc của thân có thể đưa đến giải thoát, đó chỉ là một loại tà kiến, chứ không phải trọng tâm bỏ thân.
Trong truyện tiền kiếp Jataka, ta thấy vô số lần đức bồ tát "trọng tâm bỏ thân": vì hành bố thí, ngài có thể bố thí cả thân xác mình cho cọp đói, số con mắt mà ngài bố thí nhiều hơn cả số sao trên trời, ngài có thể trao đổi thân mạng mình cho Dạ xoa để đổi lấy bốn câu Pháp.
Hoặc trong trưởng lão tăng kệ, ta cũng thấy rất nhiều vị trưởng lão, xả thân thành.....Arahat.
Bên cạnh đó, một số loại khổ hạnh vừa mức ( đối với thời đó) vẫn được Đức Phật cho phép để hạn chế dục lạc, tăng trưởng tinh tấn và quyết định paramis như 13 loại hạnh đầu đà.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

85. Cơm

Những lời dạy của Đức Phật có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề của chính mình, nhưng trước tiên chúng ta phải thực hành để phát triển trí tuệ. Cũng như muốn có cơm ta phải bỏ công ra nấu, phải có củi, có nước và phải chờ đến khi cơm sôi, cơm chín. Không thể chỉ bỏ gạo vào nồi là có cơm ngay được.

tangbong tangbong tangbong
Thuyết pháp, giảng thuyết chưa đủ trí tuệ bằng vào thực hành.
*

86. Lò Gạch

Khi có cảm giác khởi dậy trong tâm thì hãy nhận diện nó, chứ đừng hất hủi nó. Đó là cách nhìn đúng đắn. Bạn có bao giờ thấy người ta nung gạch chưa? Người ta đốt một đống lửa trước lò gạch và để tất cả khói lọt vào bên trong. Tất cả sức nóng đều dồn vào trong lò. Chỉ cần làm như thế, và khi nhận đủ sức nóng, gạch sẽ chín.

Thực hành giáo pháp cũng giống như nung gạch trong lò. Tất cả cảm giác đều dồn vào trong để chúng chuyển thành chánh kiến. Tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... đều đưa vào trong, cảm giác sẽ trở thành kinh nghiệm quí báu giúp trí tuệ phát sinh.
tangbong tangbong tangbong
Tu hành cũng không chỉ nói ở nơi miệng, thì gọi là ngoại tu.

*

87. ChiếC Cầu

Hãy giữ tâm như chiếc cầu kiên cố, chứ đừng như nước thủy triều lên xuống dưới cầu.
tangbong tangbong tangbong
Tâm kiên cố nào bằng tâm nhẫn!
*

88. Tượng Phật

Giác ngộ không có nghĩa là bất động như một pho tượng Phật. Người giác ngộ vẫn suy nghĩ, nhưng họ biết rằng, tiến trình của sự suy nghĩ là vô thường, bất toại nguyện và trống rỗng hay không có tự ngã.

Cứ thực hành đi, rồi chúng ta sẽ thấy những đều này một cách rõ ràng. Chúng ta cần phải tìm hiểu khổ đau, để chấm dứt nguyên nhân của đau khổ. Nếu không thấy được điều đó thì trí tuệ sẽ chẳng bao giờ nảy sinh.

Không nên đoán mò mà phải thấy sự vật một cách rõ ràng và chính xác đúng theo thực tướng của nó - cảm giác chỉ là cảm giác, tư tưởng chỉ là tư tưởng. Đó là cách thức chấm dứt mọi vấn đề rắc rối trên cõi đời này.
tangbong tangbong tangbong
Thấy được các cảm giác của các giác thì việc "đó" đâu còn sợ chi nửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.89 khách