Học: Trường Bộ Kinh

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Tụng phẩm thứ ba

1. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp?

2. Những vị này chủ trương : "Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng", "Bản ngã không có sắc ...", "Bản ngã có sắc và cũng không có sắc ...", "Bản ngã không có sắc và cũng không không có sắc ...", "Là hữu biên ...", "Là vô biên ...", "Là hữu biên và vô biên ...". Các vị này chấp bản ngã là phi hữu biên và phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.

3. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. - Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

4. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này : "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
008. BỐN MƯƠI BỐN KIẾN-CHẤP VỀ TƯƠNG-LAI.

Các kiến-chấp liên quan đến tương-lai gồm có 44 luận-chấp sai-lầm về tương-lai, được phân ra:

- 16 luận-chấp Hữu-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Vô-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng luận

- 7 luận-chấp về Đoạn-diệt-luận;

- 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận;

Các kiến-chấp nầy là chủ-trương sai-lạc về tương-lai do các Sa-môn, Bà-la-môn dựa vào các cảm-thọ được kinh-nghiệm qua sáu căn khi tiếp-xúc với sáu trần, rồi vì tham-ái mà sanh ra chấp-thủ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Tụng phẩm thứ ba

5. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp?

6. Những vị này chấp: "Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng... ", "Bản ngã là vô sắc... ", "Bản ngã có sắc và cũng không có sắc... ", "Bản ngã là phi hữu sắc và cũng phi vô sắc... ", "Bản ngã là hữu biên... ", "Bản ngã là vô biên... ", "Bản ngã là hữu biên và vô biên... ".

7. Những vị này chấp rằng. Bản ngã là phi hữu biên và cũng phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng, với tám luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, chủ trương phi hữu tưởng phi vô tưởng, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

8. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
008. BỐN MƯƠI BỐN KIẾN-CHẤP VỀ TƯƠNG-LAI.

Các kiến-chấp liên quan đến tương-lai gồm có 44 luận-chấp sai-lầm về tương-lai, được phân ra:

- 16 luận-chấp Hữu-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Vô-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng luận;

- 7 luận-chấp về Đoạn-diệt-luận;

- 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận;

Các kiến-chấp nầy là chủ-trương sai-lạc về tương-lai do các Sa-môn, Bà-la-môn dựa vào các cảm-thọ được kinh-nghiệm qua sáu căn khi tiếp-xúc với sáu trần, rồi vì tham-ái mà sanh ra chấp-thủ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Tụng phẩm thứ ba

9. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp?

10. Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hoặc Bà-la-môn chủ trương lý thuyết và ý kiến: "Vì bản ngã này có sắc, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh ra, khi thân hoại bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã này như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy một số người chủ trương sự đoạn diệt, sự tiêu thất và sự hủy hoại của loài hữu tình.

11. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có, nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, thuộc dục giới, ăn các đồ ăn đoàn thực. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

12. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, do ý tạo thành, mọi chi tiết tay chân lớn nhỏ đều đầy đủ, không khuyết một căn nào. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

13. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả sắc tưởng, diệt trừ các tưởng chống đối, không ức niệm các dị tưởng, nhận hiểu hư không là vô biên. Ðạt đến không vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

14. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả không vô biên xứ, nhận hiểu: Thức là vô biên. Ðạt đến Thức vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

15. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Thức vô biên xứ, nhận hiểu: không có sở hữu. Ðạt đến Vô sở hữu xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

16. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Vô sở hữu xứ, nhận hiểu: Ðây là tịch tịnh, đây là mỹ diệu. Ðạt đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt". Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

17. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình, chúng chấp cả bảy luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

18. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai tuệ tri. Như vậy, Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết: và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
008. BỐN MƯƠI BỐN KIẾN-CHẤP VỀ TƯƠNG-LAI.

Các kiến-chấp liên quan đến tương-lai gồm có 44 luận-chấp sai-lầm về tương-lai, được phân ra:

- 16 luận-chấp Hữu-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Vô-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng luận;

- 7 luận-chấp về Đoạn-diệt-luận;

- 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận;

Các kiến-chấp nầy là chủ-trương sai-lạc về tương-lai do các Sa-môn, Bà-la-môn dựa vào các cảm-thọ được kinh-nghiệm qua sáu căn khi tiếp-xúc với sáu trần, rồi vì tham-ái mà sanh ra chấp-thủ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Tụng phẩm thứ ba

19. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hiện tại Niết bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp?

20. Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương và quan niệm: "Khi nào bản ngã này tận hưởng, sung mãn năm món dục lạc, như thế bản ngã ấy đạt đến tối thượng Niết Bàn của loài hữu tình".

21. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì rằng tính của dục lạc là vô thường, khổ, biến dịch. Vì tánh của chúng là biến dịch, chuyển hóa, nên ưu, bi, khổ, muộn, não phát sanh. Khi nào bản ngã ấy ly các dục lạc, ly các ác pháp, đạt đến và an trú vào đệ nhất thiền; thiền định này có tầm, có tứ, có hỷ và có lạc, do ly dục sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn". Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

22. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây thiền định ấy có tầm, có tứ nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy có tầm và tứ, đạt đến và an trú đệ nhị thiền. Thiền định này nội tâm yên tĩnh, trí chuyên nhất cảnh, không tầm, không tứ, hỷ lạc do định sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn". Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

23. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm trí có hỷ và bị kích động nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy không tham hỷ, trú xả, chánh niệm, chánh trí, thân hưởng lạc mà các bậc thánh gọi là Hỷ niệm lạc trú - đạt đến và an trú đệ tam thiền. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn". Như vậy, có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

24. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm thọ lạc nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy xả lạc và xả khổ, diệt trừ hỷ và ưu về trước, đạt đến và an trú vào đệ tứ thiền. Thiền này không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn". Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

25. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình, những vị này sẽ chấp cả năm luận chấp trên, hay một trong năm luận chấp trên, ngoài ra không còn một luận chấp nào khác nữa.

26. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

27. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, sẽ đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Chúng sẽ chấp bốn mươi bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

28. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sư tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

29. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về quá khứ tối sơ và luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Những vị ấy sẽ chấp sáu mươi hai luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

30. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mệnh như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

31. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết, và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
008. BỐN MƯƠI BỐN KIẾN-CHẤP VỀ TƯƠNG-LAI.

Các kiến-chấp liên quan đến tương-lai gồm có 44 luận-chấp sai-lầm về tương-lai, được phân ra:

- 16 luận-chấp Hữu-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Vô-tưởng-luận;

- 8 luận-chấp về Phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng luận;

- 7 luận-chấp về Đoạn-diệt-luận;

- 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận;

Các kiến-chấp nầy là chủ-trương sai-lạc về tương-lai do các Sa-môn, Bà-la-môn dựa vào các cảm-thọ được kinh-nghiệm qua sáu căn khi tiếp-xúc với sáu trần, rồi vì tham-ái mà sanh ra chấp-thủ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Kết luận

32. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
007. MƯỜI TÁM KIẾN-CHẤP VỀ QUÁ-KHỨ.
Các kiến-chấp liên-quan đến quá-khứ: gồm có 18 luận-chấp về quá-khứ do chủ-trương của các Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhập định mà nhớ lại được đời, kiếp trước (một kiếp có nhiều đời):

* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã chúng-sanh đều thường-còn mãi mãi:

- trường-hợp 1: vì nhớ được nhiều đời trước;

- trường-hợp 2: vì nhớ được nhiều kiếp trước;

- trường-hợp 3: vì nhớ được nhiều thành-kiếp, và hoại-kiếp trước (thành, hoại-kiếp có nhiều kiếp);

- trường-hợp 4: vì dựa theo óc suy-luận.
:) :) :)
Forum:

1. Thường trú luận nghĩa là gì?
- Thường trú nghĩa theo các danh từ như thẽ thường trú (Giấy chứng minh tạm trú). Sổ thường trú ( Sổ gia đình, sổ cư trú.) Nhưng thường ở trong kinh hệ Pali hiện nay chưa có tìm thấy lời giảng tường tận. Nên mạng phép chia sẽ và bổ túc thêm phần này cùng quí vị tham gia diễn đàn.

Theo sự suy nghĩ của tôi, thường trú là chấp "Có" trong bốn trường hợp: Vì có tu, nên có nhớ được đời trước, kiếp trước, nhiều thành kiếp và hoại kiếp trước, hoặc dựa vào trí tuệ thức tri mà suy luận... (Theo khoa học hay tâm linh giữa đời thường mà nói thì những người nhớ lại kiếp trước.vì, vì đó. Theo nghĩa ngày nay là các tập khí thiện hay ác từ nhiều đời đời, kiếp kiếp nay tái diễn lại...!? :) )

1.1. Sự kết luận: Nội dung kinh tóm tắc là: Chấp ngã có, và thế giới có (thường trú)...!? :)

Kinh chép những cái chấp này là do:

1.1.1 kinh nghiệm cá nhân,
1.1.2 Cái chấp này là sự không biết,
1.1.3 Cái chấp này là sự không thấy,
1.1.4 Cái chấp này là sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn và
1.1.5 Cái chấp này là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối...

1.2. Cho rằng người đời chấp thân là có, tâm là có thật, rồi tới thế giới, vật dụng mình có cũng là thật....Người viết muốn hỏi thế nào mới thấy là không thật, khó lắm à nhe, đừng vội phán như đinh đóng cột, coi chừng ngã cũng đau...!? :D

1.3. Có một số cư sĩ thuần đạo (Quá chính trực) cho rằng "Người nào, đi theo dấu chân Phật" thì sẽ giải thoát, an vui và đem lại lợi ích cho chúng hữu tình... Như vậy, những bác sĩ, tiến sĩ, kỷ sư, nhà kỷ thuật, nhà văn... thì không có sư giải thoát, an vui và đem lại lợi ích cho chúng hữu tình sao...!? :) :-P :"> #-o


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận

33. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp.
Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
007. MƯỜI TÁM KIẾN-CHẤP VỀ QUÁ-KHỨ.
Các kiến-chấp liên-quan đến quá-khứ: gồm có 18 luận-chấp về quá-khứ do chủ-trương của các Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhập định mà nhớ lại được đời, kiếp trước (một kiếp có nhiều đời):

* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận và Vô-thường-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã vừa thường-trú với một hạng chúng-sanh, vừa vô-thường với các hạng chúng-sanh khác:

- trường-hợp 1: từ cõi Quang-âm thiên có vị hữu-tình sanh sang cung Phạm-thiên trước nhứt, tự cho mình là chúa-tể, coi các chúng-sanh khác, sanh sau, là con cháu của mình. Vị Đại-Phạm-Thiên đó có mạng sống lâu dài, sắc-tướng đẹp-đẽ, uy-quyền rộng lớn, nên được xem là thường-hằng; còn các chúng-sanh khác thì vô-thường, phải chịu sự biến-dịch.

- trường-hợp 2: từ cõi Trời Phạm, có hạng chư Thiên vì mê-say dục-lạc, nên bị ô-nhiễm, thác-sanh xuống cõi nhơn-gian. Nhờ biết tu-hành, nhập-định, nhớ lại đời trước, nên chủ trương rằng, chư Thiên nào không say-mê dục-lạc, không bị thác-sanh thì thường-hằng; còn kẻ bị ô-nhiễm thì vô-thường.

- trường-hợp 3: cũng từ cõi Trời Phạm, có hạng chư Thiên tâm-trí bị ô-nhiễm vì đố-kỵ, nên thác-sanh xuống cõi nhơn-gian. Nhờ biết tu-hành, nhập-định, nhớ lại đời trước, nên chủ trương rằng, chư Thiên nào tâm-trí chẳng bị đố-kỵ ô-nhiễm, chẳng thác-sanh, nên thường-hằng; còn ai bị ô-nhiễm tâm-trí thì vô-thường.

- trường-hợp 4: các nhà suy-luận nhờ sự thẩm-sát, cho rằng cái gì thuộc về sắc-thân thì chẳng kiên-cố, nên vô-thường; còn những gì thuộc về tâm-thức , về bản-ngã thì thường-hằng.
:) :) :)
Forum:

Nghĩa chữ:
QUANG ÂM THIÊN; P. Abhassara; S. AbhaisvanraMột cõi Trời trong đó chúng sinh nuôi sống mình bằng tâm hỷ, thân phát hào quang, có thể bay trên không. Kinh Phạm Võng thuộc Trường Bố Kinh I cho biết, trong thời kỳ rất xa xưa, khi thế giới Sa Bà sắp bị hoại (hoại kiếp) thì có một số chúng sinh ở thế giới này, nhờ nghiệp nhân lành tích lũy từ đời trước, được hóa sinh về cõi Trời Quang ÂmThiên. Và khi thế giới này trở lại giai đoạn hình thành (thành kiếp) cũng có một số chúng sinh từ cõi Trời Quan Âm Thiên, hóa sinh trở lại thế giới này (x. Trường Bộ Kinh I).

Sở dĩ có tên Quan Âm Thiên, vì chúng sinh ở đây không nói thành tiếng, mà bằng ánh sáng phát ra từ miệng. Cg, Cực Quang tịnh thiên. Tức là cõi Trời ứng với cấp thiền thứ hai của Sắc giới, có tất cả là ba cõi Trời. Ngoài cõi Trời Quan Âm Thiên ra, còn có cõi Trời Thiểu quang thiên và cõi Trời Vô lượng quang thiên. Thiểu quang thiên là cõi trời có ít ánh sáng, cõi Trời Vô lượng quang thiên là cõi Trời tràn ngập ánh sáng vô lượng.(Từ điển Phật học Online)

PHẠM THIÊN Cũng gọi là Phạm thiên giới, gồm các cõi Trời không còn có lòng dục, chúng sinh ở đây không có giới tính, thường xuyên nhập định và không cần ăn uống như ở cõi Dục giới chúng ta. Dục giới bao gồm các cõi sống còn có lòng dục, còn có nam nữ, như cõi loài người.
Vũ trụ quan Phật giáo chấp nhận có những cõi sống có trình độ cao hơn cõi sống loài người, và được sách Phật gọi chung là các cõi Trời. Chúng sinh sống trên các cõi Trời gọi là loài Trời (Hán: chư Thiên). Phạm thiên giới là cõi Trời cao nhất thuộc sắc giới, là nơi sống của loài Trời Phạm thiên. Loài Trời Phạm thiên mặc dù là loài Trời cao nhất, nhưng cũng vẫn là chúng sinh, có sống có chết, mặc dù thọ mạng của họ rất lâu dài, không thể nào so với thọ mạng 100 tuổi của loài người.

Đạo Phật không chấp nhận có những thần tiên bất tử, như đạo Lão quan niệm. Chỉ có các bậc Thánh trong đạo Phật, đạt tới trình độ thoát khỏi vòng luân hồi, trình độ vô sinh mới được gọi là bất tử. Còn bất kỳ chúng sinh nào, đã có sinh là có diệt, có sống là có chết.(Từ điển Phật học Online)

2. Chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận
Theo kinh Phạm Võng giảng thuyết có một số người tu hành nhớ được trong đời quá khứ và Ngã và thới giới là thường trú. (Kết luận số 32).
2.1. Lạm bàn theo cá nhân và dựa vào đời thường chúng ta gọi nôm na, sau khi tái sanh ở cõi người thì do căn tánh và tập khí mà có những cái chấp...
Kinh chép những cái chấp này là do:
1.1.1 kinh nghiệm cá nhân,
1.1.2 Cái chấp này là sự không biết,
1.1.3 Cái chấp này là sự không thấy,
1.1.4 Cái chấp này là sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn và
1.1.5 Cái chấp này là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối...
2.2. Lạm bàn theo cá nhân về Trường-hợp 1:
Trường-hợp 1: từ cõi Quang-âm thiên có vị hữu-tình sanh sang cung Phạm-thiên trước nhứt, tự cho mình là chúa-tể, coi các chúng-sanh khác, sanh sau, là con cháu của mình. Vị Đại-Phạm-Thiên đó có mạng sống lâu dài, sắc-tướng đẹp-đẽ, uy-quyền rộng lớn, nên được xem là thường-hằng; còn các chúng-sanh khác thì vô-thường, phải chịu sự biến-dịch.
Ví dụ: Chấp cá tánh trong đời thường: Chấp thân và vật của mình là quí, là thật, còn thân và vật của người là không.

2.3. Lạm bàn theo cá nhân về Trường-hợp 2:
- trường-hợp 2: từ cõi Trời Phạm, có hạng chư Thiên vì mê-say dục-lạc, nên bị ô-nhiễm, thác-sanh xuống cõi nhơn-gian. Nhờ biết tu-hành, nhập-định, nhớ lại đời trước, nên chủ trương rằng, chư Thiên nào không say-mê dục-lạc, không bị thác-sanh thì thường-hằng; còn kẻ bị ô-nhiễm thì vô-thường.
Ví dụ: Người chấp thiện cho là thường hằng, còn kẻ bị ô nhiễm (làm ác) thì không thường hằng.v.v. Đó là định kiến của sự tánh thì nhân quả không sai chạy. Nhưng về thể tánh thì thiện và ác cũng vẫn còn cái chấp.

2.4. Lạm bàn theo cá nhân về Trường-hợp 3:
- trường-hợp 3: cũng từ cõi Trời Phạm, có hạng chư Thiên tâm-trí bị ô-nhiễm vì đố-kỵ, nên thác-sanh xuống cõi nhơn-gian. Nhờ biết tu-hành, nhập-định, nhớ lại đời trước, nên chủ trương rằng, chư Thiên nào tâm-trí chẳng bị đố-kỵ ô-nhiễm, chẳng thác-sanh, nên thường-hằng; còn ai bị ô-nhiễm tâm-trí thì vô-thường.
Trường hợp 3 nói rõ về tâm hơn là trường 2. Nhưng cã hai ví dụ thì giống như nhau.

2.5. Lạm bàn theo cá nhân về Trường-hợp 4:
- trường-hợp 4: các nhà suy-luận nhờ sự thẩm-sát, cho rằng cái gì thuộc về sắc-thân thì chẳng kiên-cố, nên vô-thường; còn những gì thuộc về tâm-thức , về bản-ngã thì thường-hằng.
Định kiến này con người chết đi nhưng thần thức thì không chết. (Nếu tâm thức thường hằng thì trong tương lai sẽ tái sanh trong lục đạo, chưa ra khỏi tam giới.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Kết luận chủ trương Hữu biên Vô biên luận

34. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
:) :) :)
Forum:

Kết luận chủ trương Hữu biên Vô biên luận
Với bốn luận chấp "hữu-biên = có giới-hạn; vô-biên = chẳng có giới-hạn" thế nào...!? :)

" Hạt gạo nặng như núi Tu Di"

lời hứa nhẹ như gió thổi, là ai...!? :-P :) ".


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Kết luận chủ trương Ngụy biện luận

35. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=41&t=9144&start=36#p76349
007. MƯỜI TÁM KIẾN-CHẤP VỀ QUÁ-KHỨ.
Các kiến-chấp liên-quan đến quá-khứ: gồm có 18 luận-chấp về quá-khứ do chủ-trương của các Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhập định mà nhớ lại được đời, kiếp trước (một kiếp có nhiều đời):

* 4 luận-chấp về Ngụy-biện (''trườn uốn như con lươn''): do chẳng biết như-thật, nên dùng lời ngụy-biện lẫn tránh câu trả lời dứt-khoát, như:''Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.'' Bốn trường-hợp ngụy-biện là:

- trường-hợp 1: vì sợ sai-lầm;

- trường-hợp 2: vì sợ bị chấp-thủ;

- trường-hợp 3: vì sợ bị thử-thách;

- trường-hợp 4: vì ngu-si
:) :) :)
Forum:

Trường-hợp 1: vì sợ sai-lầm thế nào...!? :)

Trường-hợp 2: vì sợ bị chấp-thủ...!? :)

Trường-hợp 3: vì sợ bị thử-thách...!? :">

Trường-hợp 4: vì ngu-si...!? :">


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Kết luận chủ trương Vô nhân luận

36. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
007. MƯỜI TÁM KIẾN-CHẤP VỀ QUÁ-KHỨ.
Các kiến-chấp liên-quan đến quá-khứ: gồm có 18 luận-chấp về quá-khứ do chủ-trương của các Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhập định mà nhớ lại được đời, kiếp trước (một kiếp có nhiều đời):

* 2 luận-chấp về Vô-nhân-luận: cho rằng thế-giới nầy và bản-ngã chẳng phải do nhân-duyên mà sanh ra (vô-nhân = chẳng vì nhân-duyên gì, tự-nhiên sanh ra):

- trường-hợp 1: có vị lấy lý-do là vì trước kia tôi chẳng có; nay tôi lại đang có; từ trạng-thái không có, nay tôi trở thành một loài hữu-tình, nên vô-nhân.

- trường-hợp 2: các nhà biện-luận do sự biện-bác, tuyên-bố, Bản ngã và Thế-giới do vô-nhân sanh.
:) :) :)
Forum:
Vô Nhân Luận là cho rằng đi ngược lại với thuyết nhân duyên. Và cũng đừng hiểu lầm là kẻ vô nhân, tàn ác. Quán xét trường hợp 1. Người không tin có nhân duyên. "Từ trạng thái không có, nay tôi trở thành có"

Ngày nay các nhà khoa học lấy chủ trương thuyết này để thụ tinh nhân tạo cho súc vật. Và một số người mang bệnh không thể thụ tinh. Thuyết nghĩ những đứa trẻ đó, sau khi lớn lên biết mình sinh ra bằng những ống thụ tinh, hoặc là không biết cha mẹ mình là ai. Liệu rồi đây những thuần phong mỹ tục, đạo lý sẽ ra sao! Người viết cũng không thể tưởng được thời đại bây giờ và tương lai sẽ ra sao đối với nhân loại. Xin miển bàn luận ở đây.

Trường hợp 2, từ trường hợp thứ 1 sẽ kéo dài một thời gian, thì sự tin vào trường hợp 2 là Bản ngã và Thế-giới do vô-nhân sanh. Cũng không xa mấy cho những người không biết cha mẹ mình là ai...!???
Cũng xin miển bàn luận ở nơi đây. Thật cảm ơn.
37. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
Luận bàn;
Chấp kiến;
Y cứ;
Đề xướng về quá khứ tối sơ là nghĩa thế nào...!?

Xem lại các bài học một lần nữa, Theo nghĩa đen trong kinh giảng, Phật thuyết cho các vị Tỳ Kheo, Bà la Môn đã tu học, chứng đắc các lục thông và biết rõ quá khứ trong nhiều đời, nhiều kiếp.v.v.
Rồi chấp vào kinh nghiệm, hoặc chấp vào sự không biết, không thấy, sự cảm thọ, sự kích thích, sự dao động và sự xuyên tạc... Nên mới có những thành kiến.
Còn theo nghĩa bóng chúng ta nhận xét chính là "Tập khi" tạo thành mà có các kiến thủ vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

Kết luận Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

Các kiến-chấp liên-quan đến quá-khứ: gồm có 18 luận-chấp về quá-khứ do chủ-trương của các Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhập định mà nhớ lại được đời, kiếp trước (một kiếp có nhiều đời):


Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận
* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã chúng-sanh đều thường-còn mãi mãi:

- trường-hợp 1: vì nhớ được nhiều đời trước;

- trường-hợp 2: vì nhớ được nhiều kiếp trước;

- trường-hợp 3: vì nhớ được nhiều thành-kiếp, và hoại-kiếp trước (thành, hoại-kiếp có nhiều kiếp);

- trường-hợp 4: vì dựa theo óc suy-luận.

Kết luận chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận
* 4 luận-chấp về Thường-trú-luận và Vô-thường-luận: cho rằng thế-giới và bản-ngã vừa thường-trú với một hạng chúng-sanh, vừa vô-thường với các hạng chúng-sanh khác..

Kết luận chủ trương Hữu biên Vô biên luận
Với bốn luận chấp "hữu-biên = có giới-hạn; vô-biên = chẳng có giới-hạn"

Kết luận chủ trương Ngụy biện luận
* 4 luận-chấp về Ngụy-biện (''trườn uốn như con lươn''): do chẳng biết như-thật, nên dùng lời ngụy-biện lẫn tránh câu trả lời dứt-khoát, như:''Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.'' Bốn trường-hợp ngụy-biện là: vì sợ sai-lầm; vì sợ bị chấp-thủ; vì sợ bị thử-thách; Và trường-hợp 4: vì ngu-si.

Kết luận chủ trương Vô nhân luận
* 2 luận-chấp về Vô-nhân-luận: cho rằng thế-giới nầy và bản-ngã chẳng phải do nhân-duyên mà sanh ra (vô-nhân = chẳng vì nhân-duyên gì, tự-nhiên sanh ra)
:) :) :)
Forum:
18 luận chấp có liên quan về quá khứ, nói đúng hơn là có liên quan đến tập khí, trí tuệ của con người. Trong tất cã 10 kiết sử. Nếu chúng ta không dùng giới luật để ngăn chận, không tu tập thiền định, không có được tuệ học thì vĩnh viễn khi ta luận bàn vẫn nằm trong 18 luận chấp này.
Trong 18 luận chấp thì có 2 trường hợp về thuyết Vô Nhân luận là đáng chú ý hơn.

Phần kết luận 18 kiến chấp về quá khứ đến đây là hết.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh

1. Kinh Phạm võng.

Kết luận Hữu tưởng luận

37. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

38. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
009. MƯỜI SÁU LUẬN-CHẤP VỀ HỮU-TƯỞNG.

16 luận-chấp về Hữu-tưởng-luận chủ-trương, sau khi chết, bản-ngã con người còn có tưởng:

- bản-ngã có sắc, chẳng bịnh, sau khi chết còn có tưởng;

- bản-ngã chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã có sắc, cũng chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã cũng chẳng có sắc, cũng chẳng chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã là hữu-biên, ...;

- bản-ngã là vô-biên, ...;

- bản-ngã là hữu-biên và vô-biên, ...;

- bản-ngã cũng chẳng hữu-biên, cũng chẳng vô-biên, ...;

- bản-ngã là nhứt-tưởng, ...;

- bản-ngã là dị-tưởng, ...;

- bản-ngã là thiểu-tưởng, ...;

- bản-ngã là vô-lượng-tưởng, ...;

- bản-ngã là thuần-lạc, ...;

- bản-ngã là thuần-khổ, ...;

- bản-ngã là khổ-lạc, ...;

- bản-ngã chẳng khổ, chẳng lạc, chẳng bịnh, sau khi chết có tưởng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trường Bộ Kinh

1. Kinh Phạm võng.

Kết luận Vô tưởng luận

39. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
010. TÁM LUẬN-CHẤP VỀ VÔ-TƯỞNG.

8 luận-chấp về Vô-tưởng-luận chủ-trương bản-ngã chẳng có tưởng sau khi chết:

- bản-ngã có sắc, chẳng bịnh, sau khi chết chẳng có tưởng;

- bản-ngã chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã có sắc, cũng chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã chẳng có sắc, cũng chẳng chẳng có sắc, ...;

- bản-ngã là hữu-biên, ....;

- bản-ngã là vô-biên, ...;

- bản-ngã là hữu-biên và vô-biên, ....;

- bản-ngã là phi-hữu-biên và phi-vô-biên, chẳng bịnh, sau khi chết chẳng có tưởng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.97 khách