Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Cái Đinh Vít

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thien Nhan đã viết:58. Cái Đinh Vít

Nếu do việc hành thiền mà bạn thấy rõ chân lý thì sự đau khổ không còn là vết thương đối với bạn, cũng như cái đinh vít đã được tháo mở. Khi bạn vặn cây đinh vít ngược chiều kim đồng hồ thì nó sẽ được tháo mở, tâm rút lui khỏi mọi sự cũng vậy. Tâm xả bỏ tất cả, tâm không còn bị cột chặt vào tốt, xấu, quyền sở hữu, khen, chê, hạnh phúc và đau khổ. Nếu không hiểu chân lý thì chẳng khác nào luôn luôn siết chặt cây đinh vít lại. Bạn vặn chặt nó cho đến khi nó phản ứng lại và bạn sẽ bị đau khổ về mọi chuyện. Khi tháo mở tất cả, bạn sẽ tự do và an lạc.

=============
kinhle Nếu không hiểu chân lý thì chẳng khác nào luôn luôn siết chặt cây đinh vít lại. Bạn vặn chặt nó cho đến khi nó phản ứng lại và bạn sẽ bị đau khổ về mọi chuyện. Khi tháo mở tất cả, bạn sẽ tự do và an lạc? ? ?
=P~ kinhle :-c tangbong cafene
Chào Huynh Khai Nhụy,

Nếu tn có viết sai điều gì!

Cứ thẳng thắn nói, tn rất cảm ơn, vì khi đã viết thì đâu còn ý gì khác nửa,

Nếu Huynh đêm đặt thành nghi vấn thì tn có động não cũng không hiểu?

=====================

Đoạn văn này thì tn chưa hiểu, Các vị Huynh hữu có thể giúp giải đoạn này, rất cảm ơn.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chào Thiện đệ,
nếu không ngại kn hoan hỷ góp một ít ý tangbong
kn nhận thấy Thiện Nhẫn không phải hoàn toàn sai, có những bài viết rất là hay, chính kn cũng kính phục, như có những bài viết của Thiện Nhẫn có phần nào thiếu sót do :
1_ biết trên chữ nghĩa văn tự. (chiều sâu).
2_ do thiếu một vị thầy thiện trí thức hướng dẫn học và hành (kinh văn rất khó hiểu, có thể hiểu một phần nào đó do tư duy, nếu hiểu sâu phải được chính một vị vừa là giảng sư vừa là thiền sư mới có đủ khả năng này).
3_ do thiếu thực nghiệm qua tu tập, nhận được thực tánh của pháp (đây là phần chủ chốt của pháp, pháp nào không ngoài thân và tâm, không ngoài nội và ngoại pháp tức là biết tâm của chính thiền sinh, biết được nội tâm sẽ biết được ngoại tâm tức là tâm của người khác (lậu nhiễm).
4_ lấy kinh nghiệm nơi chính mình (hoàn toàn vô ngã ví như mình là tội phạm bị đưa ra toà kết án hoặc ngay trong đời sống thường nhật).
5_Phải biết Ba La mật của chính mình thuộc loại Ba la mật nào, và phải tự trau dồi, tăng trưởng thêm Ba la mật thiếu xót.
(Theo sự hiểu biết của kn, Thiện Nhẫn và đ/h Bình đều đồng giống Ba La mật với nhau :
1_Từ- Bi, 2_ Xả, 3_ Từ bỏ hay xuất gia, 4_ khoan hồng hay bố thí, 5_ Đạo đức hay Trì giới,
những Ba la mật này đã tạo nhiều trong quá khứ, nên kiếp này rất dể tu tập tứ vô lượng tâm, vậy nên tăng trưởng và tu tập, và các Ba La mật khác còn lại từ từ cũng được, đây chỉ là ý kiến riêng thôi nhé, xin đừng chấp vào nhé )
Bài này kn sẽ lý giải theo sự đau khổ của đời và đối chiếu và phân tách giải theo chân lý sự đau khổ của đạo, Thiện Nhẫn nếu hiểu được thì có thể giúp ích cho sự tu tập của mình, mỗi một sự việc không ngoài nhân và sự tai hại của nó tức là quả.

Bài Cái Đinh Vít đã quá rõ rồi phải không !
Đời: một người do bị kẻ khác làm tổn thương (vết thương) bằng nhiều cách khác nhau như đánh đập, chửi mắng, xem thường, nói xấu, cướp giựt, uy hiếp, hăm dọa, đâm chém, nói oan, đâm thọc, kết tội, lường gạt, phụ bạc, phỉ báng, ruồng bỏ, chê bai v.v... tổn thương (vết thương) nơi thân hay tâm, hay cả hai, mỗi lần đau hiện tại nơi thân hay nơi tâm, làm duyên cho tâm khởi (nhớ lại quá khứ) phát sanh tâm sân hận, mỗi lần đau là mỗi lần nhớ, mỗi lần nhớ là chẳng khác nào mỗi lần vặn con đinh vít thêm sâu vào thịt vào xương cốt, đã đau càng thêm đau,
mỗi lần nhớ là mỗi lần tâm sân càng sân nhiều, kéo dài lâu hơn lần trước, nếu yếu kém hơn kẻ đó, tâm luôn than oán hay chửi tục, càng thêm phạm giới thứ 4, nếu bằng hay mạnh hơn, tâm tính toán trả thù, bằng nhiều cách khác nhau, tâm sân hận càng sâu dầy với kẻ đó, chẳng khác nào bị cái đinh vít nó đâm xuyên vào da thịt và xương cốt, để lâu ngày con đinh vít làm vết thưởng đổ máu mủ làm độc sanh bệnh (tâm bệnh).

Đạo : cũng bị kẻ khác làm tổn thương (vết thương) như trên, như khác ở chỗ là biết đúng chân lý nhân quả, tức là biết do đâu thân và tâm phải chịu quả của ngày hôm nay, quả đang là (vết thương) đang đau nơi thân hay đang khổ nơi tâm, hay cả hai, trong sát na hiện tại nhất, lúc đầu tâm chưa đủ khả năng vô tham, vô sân, nên tâm còn nhớ người đã làm tổn thương gây khổ, nhưng không hề oán trách hay sân hận người đó, chỉ biết do mình đã làm sai nên sự việc mới xẩy ra như vầy, mỗi lần nhớ là ví như mở ra một vòng con đinh vít, lâu dần tâm càng quên dần người đã làm khổ (mất con đinh vít),
sau đó do tâm biết rõ quả này không tự nhiên mà có, tâm biết rõ quả này do nhân đã gieo trong quá khứ (trong kiếp sống này hay kiếp sống đã qua tức là kiếp sống trong quá khứ), do đã gieo nay phải nhận (trổ) nên không hề có một mãi mai sân hận kẻ khác, ngược lại càng nhận thấy kinh sợ nhân của mình đã tạo, càng nhận quả khổ nhiều chừng nào càng thấy ghê tởm tội nghiệp (nhân) đã làm trong quá khứ của mình (vết thương lành hẳn), đây mới đúng chân lý nhân quả, do tâm biết rõ nhân quả, tâm sanh tâm tàm quý nơi chính tâm mình, tự nhắc nhở và tự hứa với lòng mình không dám tái phạm, tức là không tạo thêm nghiệp xấu mới, chỉ lo tu tập sửa đổi và tự hứa tạo nhiều thiện nghiệp, chỉ gieo nhân tốt. (tứ chánh cần qua nhân quả ).
Bài này nếu đọc và tư duy kỷ sẽ rất lợi ích, lời Đức Phật dạy vắn tắc nhưng nghĩa rất sâu .

Chúc Thiện Nhẫn an lạc. tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong
Con đinh vít ám chỉ tâm tham ái (ÁI là nguồn gốc của KHỔ đau)
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

khai nhụy đã viết:tangbong
Con đinh vít ám chỉ tâm tham ái (ÁI là nguồn gốc của KHỔ đau)
:)
Nếu không hiểu chân lý thì chẳng khác nào luôn luôn siết chặt cây đinh vít lại. Bạn vặn chặt nó cho đến khi nó phản ứng lại và bạn sẽ bị đau khổ về mọi chuyện. Khi tháo mở tất cả, bạn sẽ tự do và an lạc.

Chào Huynh Khai Nhụy,

tn rất hâm mộ Huynh đã giải ra đoạn này trên hai biên: đời và đạo. Và cuối cùng chỉ là chữ "Ái" mà chúng ta trôi lặn trong lục đạo luân hồi. Muốn dứt trừ một chữ "Ái" học theo lý thuyết thì dể, mà đi sâu vào đời sống đạo/đời thì thật giống như người vát một tảng đá đi lên núi cầu đạo.
Do vậy mời Huynh giảng tiếp và làm rõ nghĩa của chữ "ái" này bên 12 nhân duyên. viewtopic.php?f=35&t=6337#p66727
Như vậy 5 điểm yếu mà Huynh đã nêu ra, nó thật sự là trùng hợp ở câu nào nhiều, và ở câu nào ít hơn. Cũng là một môn học...

Tn, kinh


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chào Thiện đệ.

Bài con đinh vít, kn chỉ mới viết một phần về quả xấu bất như ý, còn lại phần về quả thiện vừa lòng, hợp với sở thích như ý, huynh dành lại cho Thiện Nhẫn viết gieo duyên niết-bàn, vậy xin mời Thiện Nhẫn hạ bút viết phần còn lại.

kính, kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

khai nhụy đã viết:Chào Thiện đệ.

Bài con đinh vít, kn chỉ mới viết một phần về quả xấu bất như ý, còn lại phần về quả thiện vừa lòng, hợp với sở thích như ý, huynh dành lại cho Thiện Nhẫn viết gieo duyên niết-bàn, vậy xin mời Thiện Nhẫn hạ bút viết phần còn lại.

kính, kn
Để không làm phụ lòng Huynh, đệ đang soạn bài viết về " Niệm Ân Đức Phật "

Mời Huynh và các đạo hữu thường xem và tu sửa cho hoàn hảo hơn.

Chúc các đạo hữu thành viên diễn đàn an lạc trong Chánh Pháp hữu tình.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

59. Cấy Mạ

Trong việc hành thiền cần có sự tinh tấn chánh niệm liên tục như cấy mạ. Trong khi cấy mạ nếu bạn cấy mạ ở nơi này vài hôm, lại nhổ lên cấy ở nơi khác, rồi chừng vài hôm sau bạn lại nhổ lên cấy ở một nơi khác nữa. Cứ làm như thế mãi, cây mạ sẽ không bao giờ tăng trưởng, ra hoa và kết hạt được.

Trong việc hành thiền cũng vậy, nếu bạn hành thiền độ bảy hôm lại nghỉ bảy tháng đi loanh quanh đây đó làm ô nhiễm tâm, sau đó trở về sống độc cư giữ im lặng trong bảy ngày nữa, rồi lại tiếp tục ra đi, thì việc hành thiền của bạn sẽ không phát triển.

Bởi vậy cần phải hành thiền liên tục. Tuy nhiên, đối với các cư sĩ tại gia vì bận rộn công việc làm ăn nên mỗi năm chỉ đi dự vài khóa thiền, thì họ cần phải mỗi ngày để ra từ một đến hai giờ để hành thiền và cố gắng ghi nhận chánh niệm các tác động hằng ngày, càng nhiều càng tốt. Có như thế, việc hành thiền mới tiến triển tốt đẹp.
====== tangbong Chia sẽ cafene =========
Đối với các cư sĩ tại gia vì bận rộn công việc làm ăn thì chắc chắn không thể tọa thiền hay tham thiền thường xuyên hay thời khóa biểu nhứt định. Dầu có thì chưa chắc đạt định thành công, bởi thời gian cho việc đời nhiều hơn việc đạo.

Nhưng vì vậy, muốn hành thiền không thể là không có cách ? Ví dụ như Thiền tuệ (Niệm Ân Đức Phật) hay Thiền minh sát tuệ. Tuy rằng không nhanh bằng tọa thiền an tịnh, nhưng có công thì cũng có ngày thành công.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Ví dụ như Thiền tuệ (Niệm Ân Đức Phật) hay Thiền minh sát tuệ. Tuy rằng không nhanh bằng tọa thiền an tịnh, nhưng có công thì cũng có ngày thành công.
Chào Thiện Nhẫn.

kn xin góp ý: Thiền tuệ không phải là (Niệm Ân Đức Phật)
không nhanh bằng tọa thiền an tịnh là loại thiền sắc giới, tâm còn vướng " sắc ái " chưa phải là cảnh giới của
tâm niết bàn.
Thiện đệ nên xem lại kinh văn, sau khi chứng chánh đẳng chánh giác Đức Thế Tôn đã giảng bài kinh đầu tiên là bài
kinh chuyển pháp luân.

kinh,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

kn xin góp ý: Thiền tuệ không phải là (Niệm Ân Đức Phật)
và không nhanh bằng tọa thiền an tịnh là loại thiền sắc giới, tâm còn vướng " sắc ái " chưa phải là cảnh giới của
tâm niết bàn.
Thiện đệ nên xem lại kinh văn, sau khi chứng chánh đẳng chánh giác Đức Thế Tôn đã giảng bài kinh đầu tiên là bài
kinh chuyển pháp luân.
Chào Huynh Khai Nhụy,

tn nói là tùy theo khế cơ là căn tánh của cư sĩ tại gia, khế lý tùy theo bài văn đã soạn thảo.

tn biết "tọa thiền an tịnh là loại thiền sắc giới, tâm còn vướng " sắc ái " chưa phải là cảnh giới của tâm niết bàn." Cũng giống như Huynh vậy chớ không phải là không biết.

Còn Kinh chuyển Pháp luân của Đức Phật giảng dạy cho 5 anh em Kiều Trần Như, cũng là một bài Pháp mà các Phật tử căn cơ cao thấp gì cũng phải dựa theo mà tu trì.
=============
Do đó, ý huynh muốn sửa sao cũng tốt miển cho đồng hữu độc giả tín nguyện hành theo là điều tốt. Quan trọng sao cho người hiểu, chớ không cần phải nói Pháp cho thật cao.

tn, thân,

(Chú thích: Niệm Ân Đức Phật là thiền tuệ đó, nếu Huynh chịu khó đọc hết, và có thể tham gia thẳng vào tiêu đề bên Niệm Ân Đức Phật. Chẳng những là một loại thiền tuệ, mà còn tự mình tạo thêm phước đức Hữu lậu và vô lậu thế gian nửa.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

61. Rắn

Con người luôn luôn tìm cầu hạnh phúc và ghét đau khổ, nhưng hạnh phúc là một hình thức vi tế của khổ đau. Chúng ta có thể so sánh hạnh phúc và khổ đau với một con rắn. Đầu rắn là đau khổ, đuôi rắn là hạnh phúc. Đầu rắn rất nguy hiểm vì có răng độc. Nếu đụng vào đầu rắn, rắn sẽ cắn ngay.

Nhưng nói chi đến đầu, bạn chỉ cần sờ vào đuôi rắn, rắn cũng quay đầu lại cắn bạn liền; bởi vì cả đầu lẫn đuôi đều thuộc về một con rắn. Cũng thế, hạnh phúc và đau khổ, vui và buồn, đều khởi từ một con rắn. Đó là tham muốn. Bởi thế, khi có hạnh phúc thì tâm chưa hẳn đã có an bình thật sự. Chẳng hạn khi ta có được vật ưa thích như giàu sang, uy quyền, lời tán dương thì chúng ta hài lòng vui thích, nhưng tâm vẫn bất an vì lo sợ mất chúng.

Sự bất an, sợ hãi này không phải là trạng thái hạnh phúc. Sau này, có thể chúng ta sẽ thực sự mất những thứ ấy, rồi sẽ thực sự đau khổ. Bởi vậy, nếu chúng ta không chánh niệm và ý thức sáng suốt ngay cả khi đang hạnh phúc thì đau khổ sẽ sẵn sàng nhảy vào. Đó là trường hợp nắm phải đuôi rắn, nếu ta không buông ra ắt sẽ bị rắn cắn.

Vì tất cả mọi thứ, cho dù đó là đầu rắn hay đuôi rắn, là việc thiện hay việc bất thiện, đều là những đặc tính của luân hồi không ngừng thay đổi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

62. Con Nhện

Theo dõi một con nhện có thể giúp chúng ta phát sanh trí tuệ. Nhện giăng tơ ở một nơi thuận lợi, rồi nằm một nơi chờ đợi. Một lát sau, một con ruồi bay đến sa vào lưới nhện. Khi mồi vừa đụng vào lưới thì nhện tức tốc đến ngay, dùng tơ quấn chặt lấy ruồi rồi cất con ruồi vào một nơi, xong lại trở về trung tâm nằm yên lặng như trước.

Tâm chúng ta cũng vậy. Tâm chúng ta luôn luôn bị các loài côn trùng là các đối tượng giác quan xâm nhập. Lúc căn tiếp với trần thì tâm hay biết ngay, chẳng khác nào khi côn trùng đụng vào lưới, thì nhện tiến đến liền. Khi tâm nhận thức đối tượng, nó sẽ suy đạt và xem xét một cách thận trọng rồi trở về trung tâm.


Trở về trung tâm có nghĩa là sống chánh niệm với sự hiểu biết rõ ràng, luôn luôn có ý thức sáng suốt và làm mọi việc một cách chính xác, đó là trung tâm của chúng ta. Thật ra chẳng phải làm công việc gì nhiều, chúng ta chỉ y chiếu theo lối này mà sống một cách thận trọng là đủ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta để cho tư tưởng phóng túng thiếu tinh cần chánh niệm, và cho rằng ta chẳng cần phải hành thiền hay kinh hành gì cả. Nếu sống không thận trọng, ta sẽ quên hết việc thực hành của mình. Không được cẩu thả, thiếu thận trọng. Phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng như con nhện đợi chờ săn mồi. Đó là phương pháp an trú của chúng ta: luôn luôn duy trì tinh tấn, ý thức sáng suốt và chánh niệm, hành động chính xác với trí tuệ minh sát.
.,., tangbong :-c tangbong =P~

Trở về trung tâm có nghĩa là sống chánh niệm với sự hiểu biết rõ ràng, luôn luôn có ý thức sáng suốt và làm mọi việc một cách chính xác, đó là trung tâm của chúng ta.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Cái gai nhọn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

67. Gai Nhọn

Tất cả sự vật chỉ là sự vật, đơn giản thế thôi, chúng chẳng gây ra đau khổ cho một ai cả, cũng giống như cái gai nhọn.

Cái gai nhọn có làm cho bạn đau khổ không? - Không, nó chỉ là một cái gai nhọn, nó không làm phiền ai cả, nhưng nếu bạn dẫm phải gai, bạn sẽ đau khổ.
Tại sao bạn đau khổ? Vì bạn dẫm phải gai. Gai chỉ làm công việc của gai. Nó không làm hại ai cả.

Chúng ta đau là do lỗi của chúng ta. Vật chất, cảm giác, tri giác, phản ứng của tâm và sự biết của tâm v.v... tất cả sự vật trên thế gian chỉ là sự vật, đơn giản thế thôi. Chúng sao, chúng vậy, chúng chẳng đụng chạm gì đến ta, chỉ do ta tìm đến chúng mà thôi. Nếu đánh chúng, thì chúng đánh trả lại. Nếu cứ để chúng yên thì chúng chẳng làm phiền ai cả. Chỉ có kẻ ngu ngốc mới gây ra phiền lụy với chúng.

kinhle tangbong tangbong tangbong =P~ cafene

Chúng ta đau là do lỗi của chúng ta.Vật chất, cảm giác, tri giác, phản ứng của tâm và sự biết của tâm v.v...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.86 khách